Bài viết của Arnaud H.

[MINH HUỆ 09-09-2020] Thời Phục hưng Văn nghệ rực rỡ huy hoàng có thể nói là một thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây, nó có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài, giống như âm điệu nhạc chuông Đại lữ trang nghiêm chính đại trong một chương lịch sử, chấn động thời xưa soi sáng thời nay. Nền mỹ thuật trong nền văn minh nhân loại lần này, vào thời kỳ Phục hưng Văn nghệ đã tiến đến độ chín, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến nền nghệ thuật phương Tây trong 200 năm sau đó. Nhưng nhìn từ góc độ lịch sử thì 200 năm sau thời kỳ Phục hưng Văn nghệ lại là giai đoạn mà các loại nhân tố tương sinh tương khắc xung đột kịch liệt mà lại rất vi diệu, sự cân bằng âm dương từng bước bị phá vỡ, các nhân tố có liên quan đến rất nhiều và phức tạp, phạm vi đằng sau của nó rất sâu xa, nó không phải là điều mà người viết có thể nói được rõ qua một vài bài viết được. Vì vậy, loạt bài viết này chỉ là lý giải nông cạn của cá nhân, đàm luận đơn giản từ vài phương diện về tình hình đại thể của nền mỹ thuật phương Tây, và một chút gợi mở cho mọi người về giai đoạn lịch sử này.

Ý thức và vật chất

Nghệ thuật là một môn có tính tư tưởng rất mạnh mẽ, bản thân nghệ thuật và các nhân tố như ý thức, quan niệm có mối liên hệ chặt chẽ. Các hình thức nghệ thuật như hội họa, điêu khắc luôn luôn trước tiên có quan niệm nghệ thuật, sau đó mới vận dụng hợp lý thông qua kỹ pháp nghệ thuật, dùng những vật liệu vật chất cụ thể để biểu hiện. Quá trình này hoàn toàn trái ngược với luận điểm “vật chất quyết định ý thức” mà chủ nghĩa duy vật tôn sùng. Trên thực tế, một người làm gì đều là dựa vào ý thức khống chế thân thể vật chất để hành động, ý thức tư tưởng của họ mới khởi tác dụng quyết định.

Đương nhiên hiện nay bất kể là giới khoa học hay giới triết học đều đã chứng minh được từ lâu rằng bản thân ý thức chính là một loại vật chất, giữa vật chất và tinh thần thực tế không phải là quan hệ đối lập. Chỉ là do các độc giả Trung Quốc học lý luận chủ nghĩa duy vật ở trường học, do đó để phá trừ quan niệm sai lầm này, trước tiên chúng tôi giả tưởng chia tách hai thứ đó ra để xem xét.

Trong những bài viết dạng sử luận nghệ thuật tiếng Trung, nghiên cứu học thuật thường thấy nhất là đưa nghệ thuật gắn liền với kinh tế học, khiến mọi người nhầm lẫn cho rằng những nhà nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc đều là nhà kinh tế học. Điều này là có cội nguồn từ quan điểm mở rộng của chủ nghĩa duy vật “vật chất quyết định ý thức”, tức “thuyết nền tảng kinh tế quyết định”, dùng lời nói thông tục chính là marketing bộ lý luận rằng: từ xưa đến nay, có tiền là sẽ quyết định tất cả. Nhìn từ góc độ lịch sử, bộ lý luận này có quan hệ mật thiết với những tổ chức bí mật cận đại và trật tự tài chính xã hội, nhưng do không phải là trung tâm thảo luận của bài viết này nên không bình luận nhiều ở đây, chỉ đơn giản nói một chút về đạo lý dễ thấy trên bề mặt.

Vậy có tiền có thể quyết định tất cả không? Hãy tạm không nói trong xã hội ngày nay cũng có không ít người coi thường tiền bạc, thế thì mấy thế kỷ trước thì như thế nào? Rất nhiều quốc gia thời đó có những thương nhân giàu có trong những người bình thường, bất kể là có bao nhiêu tiền, nếu họ không phải là quý tộc hoặc tầng lớp tăng lữ thì đều không có quyền phát ngôn trong xã hội.

Tại sao? Bởi vì khởi tác dụng quyết định ở đây là quan niệm đạo đức chứ không phải loại vật chất là tiền bạc. Ý thức quần thể của người xưa cho rằng đó là sự tình chân lý của trời đất: không thể vì một người có tiền mà có quyền phát ngôn ngang bằng với những tăng lữ – quần thể tu hành tuân theo sự dạy bảo của Thần, Phật, và vương tôn quý tộc – quần thể quân quyền Thần thụ. Truy về nguồn gốc, đó đều là có khởi nguồn từ việc kính ngưỡng đối với Thần.

Cùng đạo lý như vậy, muốn nghiên cứu nghệ thuật, nhất là nghệ thuật trong thời kỳ lịch sử mà tôn giáo tín ngưỡng chiếm vị trí chủ đạo trong nền văn minh, không làm rõ các quan niệm tư tưởng tương ứng thì khó mà hiểu rõ con đường phát triển của nghệ thuật. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trong lịch sử đều thể hiện quan niệm nghệ thuật, quan niệm và tín ngưỡng ẩn chứa phía sau. Nhìn từ vị trí thấp ở thế gian thì sự phát triển nghệ thuật của nhân loại cũng là sự phát triển của các loại ý thức đấu tranh lẫn nhau, mà bản thân ý thức là sống, có linh tính. Quan niệm tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật và vật liệu vật chất để biểu đạt chúng giống như mối quan hệ 2 mặt của một vật thể. Từ góc độ này mà nói, ý thức và vật chất lại là thống nhất. Dưới đây chúng ta thảo luận cụ thể một số nhân tố trong sự phát triển của lịch sử mỹ thuật.

Lệnh cấm chủ đề

Thời gian kết thúc của thời kỳ Phục hưng Văn nghệ thì giới học thuật không có kết luận thống nhất, nhưng thường cho rằng bắt đầu từ thế kỷ 17 thì đã không thuộc về thời kỳ Phục hưng Văn nghệ nữa. Do đó chúng ta tạm thời coi 200 năm sau thời Phục hưng Văn nghệ là một con số khái quát, tức là phạm vi thế kỷ 17, 18.

Đặc điểm nổi bật nhất trong thời kỳ này chính là sự khác biệt lớn về sự lựa chọn đề tài nghệ thuật giữa các quốc gia và khu vực. Sự khác biệt này có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng của cải cách tôn giáo thế kỷ 16 đối với nghệ thuật. Ngược với Thiên Chúa giáo vốn có, thái độ đối với nghệ thuật của Tân giáo (Tin Lành) do sự chia rẽ về giáo nghĩa nên có sức khác biệt lớn so với truyền thống quá khứ.

Để tránh nhầm lẫn về danh từ, cần đặc biệt chỉ ra là trong dân gian vòng văn hóa Hán ngữ phổ biến dùng “Cơ Đốc giáo” để gọi Tân giáo, cách gọi này thực tế là sai. Cơ Đốc giáo (Christianity) là một khái niệm tôn giáo chỉnh thể, trong đó bao hàm Thiên Chúa giáo, Chính thống giáo phương Đông, Tân giáo và rất nhiều phân nhánh phân phái khác, đã có lịch sử 2000 năm. Còn Tân giáo (Protestantism), cũng chính là “Cơ Đốc giáo” mà nhiều người Trung Quốc gọi, là một chi nhánh Cơ Đốc giáo lập ra sau phong trào cải cách tôn giáo phương Tây thế kỷ 16, thời gian thành lập cho đến nay mới gần 500 năm, hai cái này hoàn toàn không cùng khái niệm.

Tân giáo phản đối mạnh mẽ sùng bái ngẫu tượng và tượng Thánh, kiến giải của họ về “sùng bái ngẫu tượng” khác với Thiên Chúa giáo, khiến rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trực tiếp bị phán tử hình. Đứng đầu chịu trận chính là tượng điêu khắc có thuộc tính không gian 3 chiều. Trong giáo đường, tượng điêu khắc của Giê-su, Thánh Maria và các Thánh đồ rất dễ bị định nghĩa thành sùng bái ngẫu tượng. Điểm này đã kích động không ít các tín đồ Tân giáo điên cuồng xông vào giáo đường hủy hoại tượng, gỡ bỏ phù điêu, sau phát triển đến đập tan cửa sổ kính hoa, đốt tranh vẽ. Bởi vì đối với rất nhiều tín đồ Tân giáo mà nói, Thần tính của Thượng Đế không cần thông qua phù hiệu hoặc đồ hình để hiển thị, tất cả hiển thị phù hoa đều gây tác dụng ngược, do đó không được lưu giữ lại. Vì vậy ngày nay chúng ta đến các giáo đường của Tân giáo (tức Tin Lành), đa phần là quét vôi trắng tinh, bên trong không có tranh hoặc tượng, đồng thời tất cả các nhân tố trang sức đều được giảm đến tối thiểu, hết sức truy cầu đơn giản tinh khiết.

图例:1566年,加尔文派的新教徒正在毁坏安特卫普圣母主教座堂中的雕像与宗教画,图为弗拉芒版画家霍根贝格(Frans Hogenberg)所绘制。

Năm 1566, tín đồ Tân giáo trường phái Calvin đang hủy hoại tượng và tranh tôn giáo tại Nhà thờ Đức Mẹ đồng trinh. Hình vẽ là tranh của họa sĩ phái Flemish Frans Hogenberg

Do mỹ thuật thời kỳ Phục hưng Văn nghệ và trước đó đều chủ yếu là tranh và tượng tôn giáo, do đó các nghệ sĩ các thời đại đã tích lũy được kinh nghiệm sáng tác và lý luận nghệ thuật phong phú, chủ yếu cũng tập trung ở những phương diện miêu tả Thần và Thánh đồ như thế này. Nhưng từ giữa và cuối thế kỷ 16, sau khi xuất hiện “phong trào phá hoại tượng Thánh”, ở những quốc gia và khu vực mà Tân giáo kiểm soát, những người làm công tác mỹ thuật không thể không vứt bỏ đề tài chủ lưu truyền thống, chuyển sang tìm những đơn hàng với đề tài thế tục hoặc ở biên để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng do những tác phẩm nghệ thuật này đại đa số là thiếu tính tư tưởng, cộng thêm lý luận nghệ thuật vốn có bị “tự phế võ công”, dẫn đến mỹ thuật của rất nhiều quốc gia và khu vực của Tân giáo đã nhanh chóng sa sút. Ví như sau thời đại danh họa Đức Albrecht Dürer (1471 – 1528) và Hans Holbein the Younger (1497 – 1543), tần suất xuất hiện tên tuổi họ cũng nền mỹ thuật của quốc gia họ đã tụt xuống đáy trong lịch sử nghệ thuật.

Địa phương tương đối an toàn vượt qua nguy cơ chuyển đổi loại hình nghệ thuật trong các quốc gia Tân giáo là Hà Lan. Bởi vì trường phái họa Flemish Primitives thời kỳ đầu khi vẽ tranh đàn thờ tôn giáo thì có truyền thống khắc họa chi tiết. Để tình cảnh các câu chuyện biểu hiện trong tác phẩm hiện ra sự chân thực, các họa sĩ không những khắc họa tinh tế trên thân các nhân vật chính trong tranh, mà còn dùng kỹ pháp tinh thông và tâm nhẫn nại phi phàm để miêu tả tất cả những hình tượng xuất hiện trong bức tranh như cỏ cây hoa lá, cảnh quan tĩnh vật, các loài muông thú… Như vậy các nhà nghệ thuật ở mảnh đất đó đều đã nghiên cứu chuyên môn hệ thống về các hình tượng như các loại động thực vật. Vì vậy, khi Tân giáo không cho phép các nhà nghệ thuật biểu hiện đề tài truyền thống của Thiên Chúa giáo thì các đề tài như tĩnh vật, phong cảnh, tranh chân dung, phong tục đã nâng đỡ các nhà nghệ thuật Hà Lan loạng choạng tiến bước.

Nhưng loại kế sinh nhai tạm thời này chỉ có thể duy trì các hoạt động có giới hạn của nghệ thuật địa phương và biểu tượng phồn vinh ngắn ngủi của thị trường trong một thời kỳ nhất định, loại tình huống này được thể hiện ở thế kỷ 17. Do lệnh cấm của Tân giáo, các nhà nghệ thuật buộc phải né tránh chủ đề Thần Thánh, bao gồm cả các đề tài Thần thoại Hy Lạp cũng bị liên lụy, và chỉ có thể nghiên cứu các chủ đề không cần nhiều tính tư tưởng như phong tục dân gian, tĩnh vật, tranh chân dung… Điều này khiến cho nghệ thuật trong lòng rất nhiều người đã bị giảm giá thành hàng hóa thuần túy.

Trong những niên đại mà toàn dân tín Thần, khi mọi người đứng trước những tác phẩm nghệ thuật biểu hiện Thần hoặc Thánh đồ đều thận trọng và tôn sùng, một khi lượng lớn tác phẩm nghệ thuật đã thoát ly với những đề tài thiêng liêng này, thì nghệ thuật trở thành đồ chơi trong tay con người, con người có thể tùy ý “chơi nghệ thuật”, tùy ý cải biến truyền thống mà không có bất kỳ một áp lực tư tưởng nào, khiến khiếu thẩm mỹ nhanh chóng thay đổi. Các nhà nghệ thuật căn cứ vào các trào lưu tư tưởng mới không ngừng biến hóa đã tới tấp thay đổi các kỹ pháp mỹ thuật, dùng các loại đổi mới phong cách biểu hiện để bù đắp chi sự khiếm khuyết tính tư tưởng của tác phẩm, dẫn đến trào lưu nghệ thuật từng bước nông cạn hóa và bề mặt hóa một cách rõ rệt. Các nhà nghệ thuật cũng dần dần mất đi địa vị cao thượng của thời đại Tam Kiệt ( Leonardo da Vinci , Michelangelo và Raphael) thời Phục hưng Văn nghệ, bị đại chúng coi là các nghệ nhân thủ công thuần túy, hoặc là thợ quét màu.

Đương nhiên, tất cả cũng không phải tuyệt đối. Ở Hà Lan đương thời cũng có thế thấy một số ít tác phẩm mỹ thuật biểu hiện Thần và Thánh đồ – Rốt cuộc vẫn có người thích loại chủ đề này, ví như Rembrandt đã vẽ một số bức tranh đề tài tôn giáo. Vào thời đại thương mại thịnh hành, lệnh cấm của Tân giáo cũng không nghiêm khắc và tuyệt đối đến thế, bởi vì Hà Lan vẫn có một bộ phận dân cư lặng lẽ tín phụng Thiên Chúa giáo, đề tài loại này được tư nhân sưu tầm cũng không gây ra nguy hiểm gì lớn, nhưng đại bộ phận các nhà nghệ thuật vẫn lựa chọn né tránh lĩnh vực này.

Trong một số thư tịch lịch sử nghệ thuật xuất bản ở Trung Quốc, rất nhiều sách có viết các họa sĩ Hà Lan đương thời không vẽ đề tài tôn giáo hoặc Thần thoại là kết quả họ dũng cảm thoát khỏi sự kìm hãm chủ đề tôn giáo truyền thống, truy cần tự do. Cách nói này xem ra thì sai một ly nhưng thực tế còn vượt hơn đi ngàn dặm. Thế kỷ 16, 17, tín ngưỡng tôn giáo vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong tư tưởng người châu Âu, các họa sĩ đều vì thuận theo các yêu cầu của các giáo phái của họ mới làm như vậy. Do sách giáo khoa mỹ thuật của Trung Quốc là lấy thế giới quan lịch sử của chủ nghĩa duy vật làm cơ điểm, đã hữu ý bỏ qua những nhân tố tín ngưỡng, Thần học chủ đạo tư tưởng nhân loại trong lịch sử lâu dài, do đó mới đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược với thực tế như vậy.

“Thời đại hoàng kim Hà Lan” (Dutch Golden Age) ở thế kỷ 17, kinh tế phát triển, thị trường nghệ thuật hưng thịnh, số lượng các tác phẩm nghệ thuật tạo ra lên tới hàng triệu, nhưng lại không tạo ra được bao nhiêu đại sư nghệ thuật hàng đầu. Các nhà nghệ thuật mà mọi người hiện nay biết rõ như Rembrandt và Johannes Vermeer vào những năm đó lại không được ưa chuộng, thậm chí từng phải sống trong cảnh nghèo khó. Thời kỳ phồn vinh ngắn ngủi mấy chục năm qua đi, nền mỹ thuật của Hà Lan liền đi đến suy thoái.

Người có thói quen nhìn lịch sử từ góc độ kinh tế sẽ cho rằng, sự sụp đổ của nền mỹ thuật Hà Lan là do quốc lực suy thoái gây ra. Đúng, sự phát triển của nghệ thuật thực sự cần sự trợ giúp kinh tế ở trình độ nhất định, nhưng kinh tế lại không phải nhân tố có tính quyết định. Trong lịch sử những quốc gia chủ yếu là Tân giáo xưa nay không thiếu những cường quốc, ví như Đế quốc Anh từng xưng “Mặt trời không bao giờ lặn”, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trở thành siêu cường quốc, nhưng về tổng thể mà nói đều không để lại được bao nhiêu chương đặc sắc trong lịch sử mỹ thuật.

Bất kể con người nghĩ thế nào, trên thực tế, cấm nghệ thuật biểu hiện Thần, thực tế chính là đang phá hoại bản chất của nghệ thuật, do đó tình thế ắt sẽ khiến nghệ thuật đi đến suy thoái. Nhìn từ góc độ văn hóa, nếu như tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều không biểu hiện Thần, mọi người sẽ khó biết hình tượng Thần, cho dù có miêu tả ở ngôn ngữ văn tự, nhưng so với nhìn thấy hình tượng cụ thể thì còn có sự cách biệt lớn, bộ phận văn hóa này sẽ xuất hiện những khiếm khuyết, thiếu sót về khái niệm thị giác. Lịch sử nhân loại là có Thần cai quản, Thần cũng không để nền nghệ thuật ở những khu vực cẩm vẽ Thần được hưng thịnh lâu dài mà không suy thoái.

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/9/解读文艺复兴之后两百年间的美术(1)-411512.html

Đăng ngày 26-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share