Bài viết của Lâm Đồng, phóng viên báo Minh Huệ tại Copenhagen

[MINH HUỆ 23-07-2020] Các học viên Pháp Luân Công từ Đan Mạch và Thụy Điển đã tập trung tại Quảng trường Tòa Thị chính ở Copenhagen và tổ chức các hoạt động nhằm gợi nhắc mọi người về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Ngày 20 tháng 7 năm nay ghi dấu 21 năm các học viên ôn hòa phản bức hại.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) khi đó là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công, những người tin theo Chân-Thiện-Nhẫn. Hàng năm, các học viên Pháp Luân Công thường tổ chức các hoạt động khác nhau trên khắp thế giới để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại một cách ôn hòa.

Năm nay, 13 quan chức cao cấp ở Đan Mạch đã ký một Tuyên bố chung do hơn 600 chính trị gia từ 30 quốc gia trên toàn thế giới khởi xướng. 13 quan chức cao cấp này gồm có: bà Margrete Auken, thành viên cao cấp của Liên minh Châu Âu, phó chủ tịch nghị viên Đan Mạch tại Liên minh Châu Âu; ông Uffe Elbæk, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Đan Mạch, nghị viên; các đại diện của các đảng chính trị khác nhau của Liên minh Châu Âu, các nghị sỹ đương nhiệm và cựu nghị sỹ.

e1f42a563c622b78736ec7766e607d7f.jpg

Mười ba quan chức cao cấp Đan Mạch ký Tuyên bố chung. Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, gồm có: bà Margrete Auken (Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu), ông Nikolaj VILLUMSEN (Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu), bà Kira Marie PETER-HANSEN (Nghị sỹ Nghị viện Châu Âu), ông Uffe Elbaek (cựu Bộ trưởng, Nghị sỹ), ông Christian Juhl (Nghị sỹ), ông Jens Rohde(Nghị sỹ), bà Karina Adsboel (Nghị sỹ), ông Per Larsen (Nghị sỹ), bà Susanne Zimmer (Nghị sỹ), bà Liselott_Blixtn (Nghị sỹ), ông Hans Kristian Skibby (Nghị sỹ), ông Morten Messerschmidt (Nghị sỹ), ông Kenneth Kristensen Berth (cựu Nghị sỹ).

Tuyên bố chung chỉ ra rằng Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một phương pháp tu luyện cổ xưa của Trung Quốc dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tuyên bố cũng thể hiện sự quan ngại sâu sắc vì cuộc bức hại đã kéo dài 21 năm.

Tuyên bố chỉ ra: “Cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải gánh chịu hiện nay là cuộc bức hại tàn nhẫn nhất đối với một nhóm tín ngưỡng. Kể từ tháng 7 năm 1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ và bắt giữ phi pháp mà không tuân theo bất kỳ thủ tục pháp lý nào và nhiều học viên đã bị tra tấn hoặc thậm chí còn bị giết hại.”

Tuyên bố chung hối thúc chính quyền Trung Quốc tôn trọng các quy tắc quốc tế mà họ đã ký kết cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, lập tức chấm dứt bức hại các nhóm Pháp Luân Công và thả vô điều kiện tất cả các học viên Pháp Luân Công cũng như các tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ.

Ngoài ra, ông Søren Espersen, nguyên phó chủ tịch nghị viện Đan Mạch và là nghị sỹ cao cấp, cũng đã gửi thư ủng hộ. Trong thư, ông bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn của mình nhằm ngăn chặn cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông chúc các hoạt động phản bức hại của các học viên đạt được thành công.

849e751a93ee05f2bcf3fcecea12584e.jpg

d58556e2958e48f7e0f37c8fe1857596.jpg

f23c3c8c6edfbebfc684e7155cf7b19b.jpg

50ed34f7a2e3931b3eb0f72c9d9ea275.jpg

Vào chiều ngày 18 tháng 7 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công từ Đan Mạch và Thụy Điển đã tổ chức các hoạt động tại Quảng trường Tòa Thị chính tại Copenhaghen để thông tin cho mọi người về cuộc bức hại

Các học viên đã trình diễn năm bài công pháp của Pháp Luân Công. Sau đó, họ đứng tĩnh lặng trong một phút, để trang nghiêm mặc niệm các học viên ở Trung Quốc đã bị mất đi sinh mạng trong suốt cuộc bức hại kéo dài 21 năm qua. Khi học viên Chu Duệ hát bài “Hãy ngồi bên tôi” (Sit by me), các học viên với nến thắp trên tay đau buồn tưởng nhớ những học viên đã qua đời ở Trung Quốc.

Hàng năm, các học viên ở Đan Mạch thường cử hành các hoạt động xoay quanh dịp tưởng niệm cuộc bức hại vào ngày 20 tháng 7 để nâng cao nhận thức về tình hình ở Trung Quốc. Nhiều người mong muốn cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc.

Người chủ trì sự kiện phát biểu: “Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bức hại kinh hoàng đối với Pháp Luân Công. Trong 21 năm qua, các học viên đã phải chịu đựng cuộc bức hại tàn bạo không thể tưởng tượng nổi, từ việc bị sách nhiễu, bị tra tấn và bức hại cho đến cả việc bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.”

ç

Người chủ trì cũng cho hay: “Hiện nay ĐCSTQ đã phạm một tội ác khác đối với toàn thế giới. Ban đầu khi virus corona mới bắt đầu bùng phát, thay vì đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu, chính quyền cộng sản Trung Quốc lại lựa chọn che giấu thông tin, phá hủy hồ sơ và dữ liệu, báo cáo sai số ca nhiễm và tử vong. Chính sự che đậy thông tin và dối trá của nó đã gây ra đại dịch ở hơn 200 quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, đại dịch này cũng khiến mọi người dần nhận ra bản chất thật, tà ác của ĐCSTQ.”

Các nhà hoạt động nhân quyền Đan Mạch kêu gọi chính phủ yêu cầu ĐCSTQ trả lại tự do và nhân quyền cho các học viên

3d84fd0b0e58c7be93ba87b94c0df2e5.jpg

Ông Thomas Rohden, chủ tịch tổ chức nhân quyền Đan Mạch “Kinakritik” đã đến sự kiện để ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Ông Thomas Rohden, chủ tịch tổ chức nhân quyền Đan Mạch Kinakritik đã đến tham dự sự kiện. Ông cho biết: “ĐCSTQ nỗ lực hủy hoại tự do của thế giới. ĐCSTQ không quan tâm đến mạng sống của con người. Họ thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và đưa những người Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta đã không nhận thức được sự thực đẫm máu này!”

Ông nói: “Ngày hôm nay, tôi đề nghị chính phủ Đan Mạch hãy từ trong sương mờ mà thanh tỉnh ra. Chính phủ Đan Mạch và nhiều chính trị gia Đan Mạch không muốn đứng lên phản đối ĐCSTQ bởi vì điều này sẽ khiến họ và Đan Mạch tổn thất tiền bạc. Nhưng tôi tin rằng cái giá của tự do và cái giá của nhân tính luôn là điều quan trọng hơn so với việc bán được nhiều thịt heo hơn cho ĐCSTQ!” Do đó, tôi muốn đề nghị Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Bộ trưởng Ngoại giao Jep Keverde (Jeppe Kofod) không được làm ngơ trước cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số khác ở Trung Quốc. Chính quyền cộng sản Trung Quốc phải trả lại tự do và nhân quyền cho những người này.“

Các học viên khuyên cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ

1b6f5fcd36c45471ea762afce5941f5e.jpg

7307da3694ecdbd03f5bec17dadee6a2.jpg

8aa9f76894ec18f1318f690a33acf14c.jpg

Các học viên Pháp Luân Công Đan Mạch đã đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại và khuyên các nhân viên lãnh sự thoái xuất khỏi ĐCSTQ

Sáng ngày 20 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công Đan Mạch đã đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch. Họ kêu gọi các quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc hãy xét đoán tình hình và đưa ra quyết định của riêng mình tại thời điểm lịch sử này khi mà cả thế giới đều đang chối bỏ chính quyền cộng sản Trung Quốc. Họ khích lệ những cán bộ này thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Bà Trần Mẫn, một học viên Pháp Luân Công bị kết án và cầm tù phi pháp trong bảy năm, cho biết: “Là một người Trung Quốc, cho dù bạn là người hữu thần hay vô thần, tôi chân thành hy vọng rằng bạn hãy giữ vững thiện niệm và không nghe theo Trung Cộng nữa.”

Bà Bảo Học Trân, một học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ kết án phi pháp 3,5 năm tù cho biết: “Tôi là một trong hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị bức hại. Trong thời gian bị giam giữ, tôi đã bị tra tấn. Tôi bị bắt phải ngồi trên một ghế nhỏ trong một thời gian dài. Tôi không được phép đi vệ sinh hay tắm rửa.”

Bà Bảo Học Trân cũng cho biết: “ĐCSTQ đã làm rất nhiều việc xấu xa. Hiện tại người Trung Quốc trên toàn thế giới đang thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Mọi người hãy thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó và đừng để phải bị truy cứu trách nhiệm vì những tội ác mà nó đã gây ra.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/23/409458.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/31/186115.html

Đăng ngày 08-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share