[MINH HUỆ 10-6-2010] Các viên chức Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của nó. Truyền thông và nhà nghiên cứu Tây phương ít nói về nó. Và các luật sư Trung Quốc so sánh nó với Cơ quan mật vụ Đức quốc xã.

Nó được gọi là Phòng 610, và nó là lực lượng cảnh sát ngoài hệ thống pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công.

Không có luật pháp nào thành lập Phòng 610—được đặt tên sau ngày thành lập nó, ngày 10 tháng 6 năm 1999– cũng không có luật pháp nào ấn định quyền hạn của nó. Thay vào đó, nó được thành lập bởi lãnh đạo Đảng Cộng sản trước đây Giang Trạch Dân và tuyên bố trong bài diễn văn của ông ta đọc trước các cấp lãnh đạo ưu tú hơn một tháng trước khi Pháp Luân Công bị chính thức cấm. Các lệnh của Giang để lập một văn phòng mới? “Tức thời tổ chức lực lượng,” “thành lập chiến lược,” và “được chuẩn bị đầy đủ cho công tác giải thể [Pháp Luân Công].”

Các bản sao bài nói chuyện của Giang về Phòng 610 tức thời được truyền đến mọi cấp của hệ thống hành chính Trung Quốc, kêu gọi các cấp lãnh đạo “phải hợp tác” sát với Phòng 610 và các tổ chức liên hệ của nó. Được giúp đỡ bởi sự thật là tất cả các quan tòa Trung Quốc là đảng viên của Đảng Cộng sản, Giang đặc biệt đặt cơ quan bên trên luật pháp, mà vi phạm Điều lệ 5 của hiến pháp Trung Quốc.

Sự bức hại càng gia tăng, thì càng xác định sự kiên định của các học viên Pháp Luân Công để tiếp tục tập luyện và đòi hỏi sự phục hồi công lý. Câu trả lời của chế độ là càng ban cho Phòng 610 tăng thêm quyền lực trên diện rộng. Giang cho lệnh dùng ‘mọi phương tiện cần thiết’, một sự ủy nhiệm mà khiến cho Phòng 610 không bao lâu trở thành khét tiếng nhất bởi việc dùng những phương thức tra tấn cực độ.

Cùng với sự đánh đập vào mặt và cơ thể bằng những vật nặng, một số phương thức tra tấn thông thường nhất mà nhân viên Phòng 610 thực thi hoặc giám sát gồm có cấm ngủ trong nhiều ngày và tuần, sốc điện các nơi nhạy cảm trên cơ thể với sáu dùi cui điện cao thế cùng một lúc, cạy các móng tay, và bức thực bằng phân người.

Các hành động vô nhân đạo mà làm rúng động tôi nhất là việc dùng thường lệ của Phòng 610 và cảnh sát viên bằng cách tấn công các bộ phận sinh dục phụ nữ,” nhà luật sư nhân quyền Bắc Kinh Cao Trí Thịnh đã viết như vậy sau một cuộc điều tra các ngược đãi chống Pháp Luân Công tại miền đông bắc Trung Quốc vào năm 2005. “Trong số các người bị bức hại, hầu như bộ phận sinh dục và ngực của mỗi phụ nữ và các phần kín của mỗi người đàn ông đều bị tấn công một cách thô bỉ nhất. Gần như tất những người đã bị bức hại, dù đàn ông hay đàn bà, đều bị lột hết áo quần trước khi bị tra tấn.

Mục đích của những phương thức như vậy là để ép lấy những lời tự thú và ‘chuyển hóa’, đánh dấu bằng sự buộc tội Pháp Luân Công. Nhưng đối với hàng ngàn người, kết quả là cái chết.

Ngoài sự tra tấn, các đặc vụ 610 kết án một cách hành chính các học viên Pháp Luân Công thẳng đến các trại lao động, trung tâm giam giữ, và lớp tẩy não — nơi họ có thể bị nhốt trong ba năm mà không một ngày ra tòa.

Bù nhìn

Với quyền lực to lớn như vậy, người ta có thể đoán rằng Phòng 610 phải có một bộ phận nhân viên to lớn, nhưng chứng cớ sẵn có cho thấy rằng nhân lực của nó đáng ngạc nhiên thay là rất hữu hạn. Thể theo một mạng lưới chính thức của thành phố tự trị Bồng Lai, một thành phố 490 000 dân của tỉnh Sơn Đông, Phòng 610 nơi đây gồm chỉ có bảy người.

Lực lượng thật sự của Phòng 610 nằm trên khả năng của nó để buộc những bàn tay của các cơ quan khác của đảng và chính phủ. Nhánh trung tâm 610 của Thiên Tân, ví dụ, dùng 50-60 nhân viên mà trực tiếp ra lệnh cho lực lượng cảnh sát mạnh mẽ 30 000 người của thành phố, với chỉ một viên chức 610 thường điều khiển hơn 100 cảnh sát viên thông thường, theo Hác Phượng Quân, một cựu nhân giàn điệp 610 của thành phố này.

Như vậy, nó là Trung tâm Phòng 610 mà chỉ đạo việc bắt giữ hơn 5000 học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân vào tháng 3 năm 2002. “Mỗi ngày cảnh sát ‘tra vấn’ tất cả các học viên trên danh sách đen của Phòng 610,” Vương Ngọc Hoàn nói, người đã bị bắt lúc đó và sau này nói với Cao.

Cũng như vậy, khi Cao và một luật sư khác cố đi thăm khách hàng của họ, một học viên Pháp Luân Công mà bị giữ tại một trại lao động, Cao nhắc lại khi được nói rằng các nhân viên hành chính nơi này có thể chấp thuận yêu cầu được gặp mặt bất cứ người tù nào. Nhưng để gặp mặt một học viên Pháp Luân Công, “chúng tôi cần sự chấp thuận đặc biệt từ Phòng 610,” các viên chức trại nói.

Quách Quốc Đinh, một luật sư nhân quyền Trung Quốc khác, nói về một trải nghiệm tương tự khi ông xin phép để gặp mặt một học viên Pháp Luân Công bị cầm tù tại Thượng Hải. Khi nói về các tù nhân Pháp Luân Công, là Phòng 610 điều khiển, ông nói trong một cuộc phỏng vấn từ Vancouver, Canada, nơi mà ông hiện tại sống lưu vong. “Còn đối với chính các nhà tù, họ không có quyền.”

Điều này cũng mở rộng đến các tòa án, Quách nói. “Tôi biết là các trường hợp Pháp Luân Công không quyết định bởi quan tòa, mà theo lệnh của Phòng 610. Họ giải quyết các trường hợp này.

Vậy cách nào Phòng 610 làm được điều này? Làm sao nó có thể điều động để đạt quyền lực như vậy? Câu trả lời nằm trong cấu trúc của nó và cách mà nó móc nối với bộ máy Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau khi một Đội lãnh đạo và Phòng 610 được thành lập dưới Hội đồng Trung ương của ĐCSTQ, tương ứng với các cơ quan mà đã được thành lập tại mỗi cấp hành chính cũng như tại các tổ chức xã hội chính, các công ty lớn, các đơn vị làm việc, và các đại học. Mỗi nhánh là nối liền sát cánh với các hội đồng Đảng địa phương, các hội đồng chính trị luật pháp, hoặc các Cục an ninh địa phương.

Phòng 610 Bồng Lai đề cập trên, ví dụ, là nằm dưới hội đồng chính trị luật pháp, là thành phần của hệ thống quốc gia của các cơ quan ĐCSTQ mà điều khiển việc bắt giữ, thẩm vấn và truy tố. Những sự liên hệ như vậy là cho Phòng 610 có thể điều động hệ thống công lý hình sự.

Mạng lưới của Cục an ninh địa phương chỉ định tại Đại học hải dương Thanh Đảo của Trung Quốc báo cáo rằng nhà trường đã thành lập một văn phòng với mục đích “giải quyết vấn đề Pháp Luân Công, gọi là Phòng 610, bên trong (văn phòng) an ninh địa phươngcủa nhà trường.” Hội phụ nữ tại Tế Nam phô trương trên mạng lưới của nó rằng một cuộc điều tra mà nó chỉ đạo sau khi theo dõi các dân cư địa phương mà tập luyện Pháp Luân Công được đăng trên tờ thông tin của Phòng 610.

Nhưng nó là qua một cấu trúc Đảng ngấm ngầm tỏa khắp mà Phòng 610 mới có thể xuyên suốt thấu đến hạ tầng cơ sở nhất của xã hội Trung quốc. Một thông báo nội bộ ngày 21 tháng 4 năm 2001 được gửi đến tất cả “ủy ba làm việc, ủy ban trấn và thôn, văn phòng ủy ban khu phố,” tại quận Môn Đầu Câu của Bắc Kinh. Nó thông báo các lệnh để gia tăng sự theo dõi Pháp Luân Công địa phương và cho “mỗi đơn vị làm việc” để hợp nhất sự “kiểm tra và theo dõi … với công tác tái giáo dục hiện nay.”

Tờ thông tư cũng chỉ thị thêm các uỷ ban thị xã và khu phố để “hợp tác chặt chẽ với công việc phát động bởi các cơ quan an ninh địa phương,” khi họ đi lục soát từng nhà một các học viên Pháp Luân Công.

Sự theo dõi sát sao cũng như niềm tin vào các mệnh lệnh của đảng xem như bị phai nhạt với thời gian. Một thông báo khác vào tháng 4 năm 2006 cho ra những chỉ thị giống như vậy, gần như từng chữ, cho các ủy ban Đảng tại cấp thị xã và huyện.

Chỉ tiêu và tiền mặt

Trong khi một số các viên chức địa phương đã đi theo các chỉ thị như vậy một cách hăng hái, những người khác ngần ngại khi hành động chống với láng giềng của họ. Quả nhiên, khi Pháp Luân Công mới bị cấm, có những thông báo về sự thờ ơ của công chúng hoặc cả sự chống đối im lặng đối với chiến dịch. Dưới tình trạng như vậy, Phòng 610 khai triển nhiều kỷ thuật thúc đẩy để áp lực các viên chức cấp dưới và dân thường hợp tác.

Năm 2000, Ian Johnson của tờ Wall Street, người đã đoạt giải Pulitzer cho tin tức của ông về Pháp Luân Công, diễn tả một “hệ thống trách nhiệm” mà Phòng 610 đã thành lập. Dưới sự sắp xếp như vậy, các viên chức địa phương bị phạt một số tiền khổng lồ cho mỗi học viên trong địa phận của họ đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện với chính phủ trung ương.

Sự định giá như vậy trở thành luật theo thời gian. Một biểu đồ năm 2002 từ Quảng Châu cho thấy một hệ thống phức tạp để thưởng và giảm điểm dựa trên sự hợp tác với Phòng 610. Biểu đồ được hoàn thành bởi mỗi thị trấn và khu phố trong quận Thiên Hà như thành phần của sự giám định thành quả cuối năm của nó. Trong số các điều được nêu ra có: “Bị trừ 8 điểm khi có một học viên không bị chuyển hóa”; bởi thất bại trong việc “thành lập một hồ sơ cá nhân cho mỗi học viên Pháp Luân Công … trừ 3 điểm trên mỗi người”; và “mỗi lần một nhóm hơn ba người mà tụ họp để tập luyện nơi công cộng, trừ 5 điểm.”

Một kỷ thuật thông thường khác của Phòng 610 là áp đạt chỉ tiêu cho mỗi cấp dưới. Một chỉ tiêu tiêu biểu bao gồm con số các học viên mà cần phải bị bắt trong một giai đoạn thời gian nào đó.

Các viên chức bị thất bại trong việc hội đủ các chỉ tiêu hàng năm phải đối diện với sự gián chức hoặc cả có thể mất việc của họ. Hác Phượng Quân, cựu viên chức Phòng 610 Thiên Tân, nói ông đã thay đổi tâm sau khi ông chứng kiến một người phụ nữ tên Tôn Địch, mà tập luyện Pháp Luân Công, bị tra tấn như một phần của “quá trình chuyển hóa”. Khi sự thất vọng của ông với công tác của Phòng 610 gia tăng, thì các phương thức dùng để kềm giữ ông theo đường lối càng thêm nghiêm khắc.

Hác kể về một giai đoạn vào tháng 2 năm 2004 khi ông bị đặt trong nhà giam cô lập, đặc biệt được thiết lập để giam các cảnh sát viên, trong 30 ngày sau khi ông gọi sự tuyên truyền chống Pháp Luân Công của nhà nước là “dối trá”.

Vị cựu cảnh sát viên này nói rằng trong lúc ông bị giam ông không được phép gọi điện thoại gia đình ông. Độ lạnh trong phòng giam khiến cho hai tay ông “sưng lên như bánh bao hấp” và lỗ tai ông ra mủ. Sau khi được thả ra, ông đã dọn đến phòng phát thư cho đến khi ông trốn thoát đến Úc Châu vào năm 2005 với một nhiều tài liệu 610 đánh cắp được.

Dù ông nói có nhiều đồng nghiệp của ông không đồng ý với công việc của họ, nhưng rất nhiều người khác nhanh nhẹn dính cứng vào hệ thống tưởng thưởng của Phòng 610. “Có những người mà làm việc rất nhiều vì càng có nhiều học viên Pháp Luân Công họ bắt được, càng có nhiều tiền thưởng họ sẽ được,” Hác nói.

Thu thập tin mật của các học viên hải ngoại càng được nhiều tiền thưởng hơn là đi bắt các học viên tại Trung Quốc; các tin tức căn bản về đời sống cá nhân của các học viên, nếu được xem là có giá trị, đặc biệt sẽ đem đến cho họ 50 000 nhân dân tệ (hơn 6 000 USD). Qua một hệ thống các kẻ lấy tin nếu không sống một đời sống bình thường ở hải ngoại, 610 xây dựng dựng toàn bộ hồ sơ của cộng đồng ở hải ngoại. Hác nói ông ta “đích thân nhận được các tin tức mật về các học viên Pháp Luân Công tại Úc Châu, Mỹ, và Canada

Nó có hữu hiệu không?

Từ khi Pháp Luân Công phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn chấm dứt dần vào năm 2002, các nhà báo và học giả Tây phương có một suy nghĩ phổ biến rằng Đảng Cộng sản đã thắng, có lẽ tàn bạo, trong việc đàn áp nhóm.

Tuy nhiên các tài liệu Đảng và những người bên trong nội bộ đã kể một câu chuyện khác. Vào năm 2006, các Phòng 610 vẫn còn lo âu rằng các băng tôn Pháp Luân Công vẫn còn quá rõ rệt. Vào năm 2005, các chính quyền Trung Quốc được báo cáo rằng đã tịch thu 4.62 triệu vật dụng tài liệu Pháp Luân Công. Đảng vẫn còn xếp hạng Pháp Luân Công là một trong “năm độc” mà nó sợ nhất (những người tuyên dương dân chủ, những người ủng hộ độc lập của Đài Loan, các người Tây Tạng, và các hoạt động viên Đông Turkistan là những điều khác).

Chúng tôi rất rõ,” Hác nói, “rằng sự liên lạc nội bộ đều nói về sự bức hại đang thất bại như thến nào.

(Sarah Cook là một học giả Marshall hoàn tất một bằng LLM về Luật Quốc tế tại Đại học Luân Đôn, và ông đang hoạt động như một đại diện NGO về các trường hợp tra tấn tại Trung Quốc với Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. )


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/6/10/117762.html
Đăng ngày 27-06-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share