Bài viết của Thiện Chu

[MINH HUỆ 22-04-2020] Tôi lớn lên ở Trung Quốc, nhưng mãi đến khi gặp một giảng viên người nước ngoài ở trường đại học, tôi mới biết đến một cách sống khác. Ông giúp tôi nhận ra rằng cuộc sống không chỉ đơn thuần là đạt điểm cao, có được bằng cấp, công việc tốt, rồi phấn đấu để kiếm được nhiều tiền hơn.

Động lực từ giảng viên nước ngoài

Hồi tôi còn là sinh viên đại học, một hôm, một giảng viên nước ngoài đã trò chuyện với chúng tôi trong khuôn viên trường. Ông đã nói một điều gì đó khiến tôi ngạc nhiên. Ông bảo chúng tôi rằng ông tin vào Chúa.

Tôi đùa với ông: “Chúa là có thật sao?”

Ông mỉm cười với tôi và nói một cách quả quyết: “Đúng rồi, dĩ nhiên rồi. Chúa thực sự tồn tại.”

Tôi chợt nhận ra ông ở một hướng đi khác với tôi, và ý nghĩ muốn cười nhạo ông mà tôi có trước đó đã đột nhiên biến mất. Tôi không biết nói gì nữa.

Chưa ai từng nhắc đến “Chúa” hay “Thần” theo cách mà giảng viên nước ngoài của chúng tôi đã nói. Người Trung Quốc chúng tôi lý giải rằng người nước ngoài tin vào Chúa là bởi họ có cuộc sống tương đối tốt, nhưng cảm thấy khá thiếu vắng về mặt tâm linh, vậy nên họ phải tìm một điều gì đó để lấp đầy khoảng trống tinh thần. Tuy nhiên, cách người giảng viên nước ngoài đề cập tới “Chúa” lại hoàn toàn không giống như thế.

Nhiều bạn đồng trang lứa với tôi ở trường đại học đã nhiễm những hành vi khá suy đồi, vay tiền để uống thật nhiều rượu bia nhằm khoe khoang “tửu lượng”, trốn học để đánh bài trong ký túc xá, gian lận trong các kỳ thi, v.v.

Tôi bắt đầu cảm thấy hoài nghi: “Liệu chúng ta có phải là thế hệ mới của giới trẻ, tràn đầy lý tưởng và quyết đoán như được tuyên truyền không?”

Duyên phận của tôi với Pháp Luân Công

Vào những năm 1980 và 1990, khí công trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc. Tôi cũng bước vào tập đủ loại khí công để chữa bệnh khỏe người, và đọc rất nhiều sách về Phật giáo và Đạo giáo.

Một hôm, một phó giáo sư đã giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi vì bà rất thích môn tu luyện này.

Tôi đã xem các video Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp tại Tế Nam vào cuối năm 1995, và tôi cảm thấy tôi đang bước trên con đường của đức tin, giống như những gì vị giảng viên đại đọc đã đề cập đến.

Tôi biết một số sinh viên khác cũng đang tu luyện Pháp Luân Công dù chúng tôi không liên hệ với nhau mấy. Chúng tôi đều cố gắng để trở thành người tốt, có sức khỏe và chuẩn mực đạo đức tốt.

Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 giúp tôi thấy ĐCSTQ là thế nào

Tôi hầu như không quan tâm tới chính trị của ĐCSTQ, cũng như việc nó dùng chính trị để đàn áp, công kích những đức tin và tín ngưỡng nằm ngoài hệ tư tưởng của nó cho đến ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Đầu tháng 4 năm 1999, nhà nghiên cứu Hà Tộ Hưu đã đăng bài báo có tiêu đề: “Tôi không đồng tình việc thanh thiếu niên tu luyện khí công” (tên gốc: I Do Not Approve Of Teenagers Practicing Qigong”) trong một ấn phẩm chính thức của Đại học Sư phạm Thiên Tân, trong đó ông dẫn một trường hợp chỉ trích và bôi nhọ Pháp Luân Công. Thực ra, vụ việc này đã được Đài truyền hình Bắc Kinh đưa tin năm 1998 và được chứng minh là sai sự thật.

“Người được gọi là nhà khoa học này bị sao vậy?” Khi đọc tiêu đề của bài báo, tôi tự nhủ: “Làm sao ông ta có thể đưa ra kết luận không có minh chứng vậy?”

Bản thân tôi đã chứng kiến những lợi ích mà nhiều người trẻ thu được nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Một số trẻ em trước đây thường hay nói dối và rất lười biếng, nhưng tất cả chúng đều thay đổi tốt lên sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Một số trẻ em thường giận hờn khi không thể có được thứ chúng muốn đã không còn hành vi đó nữa, sau khi cha mẹ chúng nói với chúng về nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Có một bé trai 4 tuổi bị kẹt ngón tay vào cánh cửa đến bầm tím. Mẹ cậu bảo cậu niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân Thiện Nhẫn hảo”. Cậu bé làm theo, và ngón tay cậu nhanh chóng trở lại bình thường. Thực sự rất thần kỳ!

Còn trường hợp của tôi, tôi từng bị viêm phế quản nặng và bệnh đường ruột. Cả hai chứng bệnh này đều biến mất sau khi tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi thấy bài báo của ông Hà, nhiều học viên Pháp Luân Công ở Thiên Tân đã tới Đại học Sư phạm Thiên Tân để giải thích Pháp Luân Công là như thế nào, với hy vọng họ có thể đính chính lại.

Tuy nhiên, ngày 23 và 24 tháng 4, khi phòng biên tập chuẩn bị đưa ra lời xin lỗi, các cảnh sát chống bạo động bất ngờ xuất hiện và bắt giữ phi pháp 45 học viên Pháp Luân Công. Các học viên được cho biết chỉ lệnh này đến từ chính quyền trung ương và họ cần kháng nghị lên văn phòng của Quốc Vụ viện để giải quyết.

Cuộc thỉnh nguyện 10.000 người

Tôi đã nghe nói về những gì đã xảy ra ở Thiên Tân từ một đồng tu tại điểm luyện công của chúng tôi, và chúng tôi quyết định đi để kháng nghị lên chính quyền vào ngày 25 tháng 4.

Tôi đã một mình đạp xe đến đó, và khi tôi cách phố Phủ Hữu, nơi đặt Văn phòng Kháng nghị của Quốc vụ viện, khoảng một cây số, tôi đã thấy rất nhiều người.

Ắt hẳn là họ đến từ các khu vực gần Hà Bắc và Thiên Tân. Có người già, trẻ em, đàn ông và phụ nữ, một số phụ nữ bế con trong tay.

Tôi để xe đạp trong một con hẻm và tham gia vào đám đông. Lúc đó vào khoảng 9 giờ sáng.

Mọi người đứng thành hàng dọc theo đường phố một cách rất trật tự, tránh những tuyến đường giao thông chính.

3fa4597a38122d9cbb9e67d648816c5b.jpg

Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đến thỉnh nguyện tại Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 1999

Bầu không khí thỉnh nguyện ôn hòa và yên ắng suốt cả ngày. Nhiều học viên đứng đó và đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công.

Gần đó còn có các cảnh sát nhàn rỗi và trò chuyện với nhau. Họ hết sức ấn tượng trước sức mạnh ôn hòa và khả năng tự quản của các học viên Pháp Luân Công. Một số người cảm động đến nỗi họ đã bắt đầu tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công và sau đó bước vào tu luyện.

Nhiều năm sau, tôi đã gặp một đồng tu trong khi bị giam tại một trại lao động cưỡng bức. Anh là một trong những cảnh sát đã nhận lệnh giám sát các học viên ngày hôm đó.

Vào buổi tối, có tin rằng thủ tướng đương nhiệm đã gặp một số học viên đại diện và đồng ý xem xét các kháng nghị của chúng tôi, và những học viên bị bắt phi pháp ở Thiên Tân sẽ được thả ra.

Khi nghe thấy điều này, chúng tôi bắt đầu rời đi một cách rất ôn hòa và trật tự như cách mà chúng tôi đến đó. Các học viên nhặt từng mẩu rác nhỏ trên mặt đất, bao gồm cả tàn thuốc lá do cảnh sát bỏ lại.

Bản chất cố chấp của ĐCSTQ châm ngòi cho cuộc bức hại

Sau đó, tôi nghe nói rằng cuộc kháng nghị ôn hòa bất hủ này đã gây sốc cho Giang Trạch Dân, khi đó là tổng bí thư và lãnh đạo của ĐCSTQ, cũng như một số đồng phạm của ông ta.

Họ đã xem những lời dạy của Pháp Luân Công và số lượng lớn các học viên là mối đe dọa đối với sức mạnh cá nhân và kiểm soát tâm trí của người dân. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa sớm bị coi là một “cuộc công kích chính quyền trung ương” trên các kênh truyền thông của cơ quan ĐCSTQ và được dùng làm cái cớ để bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Bất chấp thực tế rằng thủ tướng đương nhiệm đã chấp nhận các yêu cầu kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4, và tiếp đó có một tài liệu từ văn phòng của Quốc vụ viện, nêu rằng chính phủ chưa bao giờ cấm bất kỳ một môn tập khỏe người nào, chỉ ba tháng sau, ĐCSTQ đã phát động một cuộc bức hại tàn bạo đối với hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc, và điều này vẫn còn đang tiếp tục diễn ra.

Vô số gia đình đã tan vỡ và một số lượng lớn các học viên đã bị bắt giữ phi pháp, giam giữ, cầm tù, lao động cưỡng bức, tra tấn và thậm chí là thu hoạch nội tạng v.v. Nhiều người đã thiệt mạng vì bị bức hại.

Hiện nay, sự tà ác của ĐCSTQ càng trở nên rõ ràng hơn giữa đại dịch virus corona Vũ Hán.

Hành vi che đậy thâm độc của việc lây nhiễm virus và việc tích trữ thiết bị bảo hộ thiết yếu trên phạm vi toàn cầu trong khi mọi người hết sức cần chúng vào thời điểm quan trọng nhất đã thức tỉnh cộng đồng quốc tế về sự độc ác của ĐCSTQ.

Ngày càng có nhiều chính phủ liên kết với nhau để truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ trước biết bao cái chết và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Và ngày càng có nhiều người đang thấy được tầm quan trọng của việc tránh xa ĐCSTQ.

Đã 21 năm trôi qua, nhưng cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 vẫn in sâu trong ký ức của nhiều học viên. Tinh thần ôn hòa này sẽ không bao giờ bị lãng quên. Sự thiện lương và thuần chính mà sự kiện này tượng trưng sẽ mãi mãi tỏa sáng khắp trời đất.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/22/404136.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/26/184206.html

Đăng ngày 29-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share