Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-11-2019] Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), là kẻ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999. Mệnh lệnh của ông ta là “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” các học viên, một cuộc diệt chủng có hệ thống đã được thực thi trên toàn Trung Quốc. Hơn 100 hình thức tra tấn đã áp dụng lên các học viên nhằm ép họ từ bỏ đức tin của mình.

Dùng thuốc độc đối với các học viên nhằm phá huỷ thần kinh trung ương và nội tạng của họ là một trong những cách cực đoan và độc ác nhất mà các cơ quan thực thi pháp luật của ĐCSTQ sử dụng. Nạn nhân của những loại thuốc này phải chịu đựng đau đớn trong nhiều ngày hay thậm chí nhiều tháng trước khi qua đời.

Theo Minh Huệ Net, tính đến ngày 25 tháng 11 năm 2019, có 128 học viên ở thủ đô Bắc Kinh đã bị tra tấn đến chết. Ít nhất là 11 người được biết là chết do bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc.

Ông Lý Thủ Cường bị thẩm vấn và tra tấn

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, ông Lý Thủ Cường đã đến Văn phòng kháng cáo ở Bắc Kinh nhiều lần nhằm thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện của mình. Khi Đại hội Nhân dân Toàn quốc ĐCSTQ họp vào ngày 8 tháng 3 năm 2000, ông đã đi nói với các đại diện sự thật về Pháp Luân Công và đã bị cảnh sát bắt giữ.

Công an đã xông vào căn hộ của ông và tịch thu các sách Pháp Luân Công, băng nhạc và băng đĩa của ông. Ông bị đưa đến Trại tạm giam Xương Bình ở ngoại ô Bắc Kinh. Nơi đây, ông liên tục bị thẩm vấn, tra tấn và không được uống nước.

Khi những đòn tra tấn không thể làm lung lay đức tin của ông vào Pháp Luân Công, các lính canh đã trộn một lượng lớn thuốc phá huỷ thần kinh vào nước Coca và cho ông uống.

Gia đình ông nhận thông báo đến đón ông 10 ngày sau đó. Mẹ và anh trai thấy ông bị nhốt trong một cái lồng ở trại tạm giam. Ông lẩm bẩm với anh trai trên đường về nhà: “Lính canh đã không cho em uống nước, sau đó họ ép em uống nước Coca sau khi trộn một số thuốc vào trong đó. Họ cảnh báo rằng bây giờ em sẽ chết dần. Họ muốn em chết tại nhà để họ không phải chịu trách nhiệm. Anh không nên đưa em về nhà! Em nên chết ở đó.”

Sau khi về nhà, ông Lý thường bị lú lẫn và mất phương hướng. Ông không ăn uống gì trong hai ngày. Ông đã qua đời vào ngày 20 tháng 3 năm 2000 sau khi bị ngã từ ban công xuống đất. Khi đó ông mới 37 tuổi.

Đau dạ dày dữ dội: Bà Trương Thục Trân bị tiêm thuốc qua đường hậu môn

63fb9b4f7b71630113e7e700af2dfbc4.jpg

Bà Trương Thục Trân

Bà Trương Thục Trân là một giáo viên trung học đã bị bắt vào năm 2001 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Thanh Hà. Bà bị cấm ngủ trong nhiều ngày. Lính canh đã sốc điện bà bằng dùi cui điện và đập đầu bà vào tường để ép bà tiết lộ tên của các học viên khác nhưng bà đã từ chối. Sau đó họ tiêm một liều thuốc không rõ nguồn gốc vào hậu môn của bà, gây đau bụng và sưng phồng dữ dội.

Bà bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà để giam 1,5 năm và vẫn bị đau dữ dội. Để trốn tránh trách nhiệm với tình trạng của bà, trại giam đã thông báo cho gia đình đến đón bà về. Bà đã qua đời vào ngày 9 tháng 10 năm 2002 ở tuổi 51.

Bà Lưu Liên Phượng bị liệt vì thuốc không rõ nguồn gốc

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bà Lưu Liên Phượng thường nói với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Bà đã nói với các quan chức chính quyền về những lợi ích sức khoẻ và tình thần của Pháp Luân Công. Vì bà từ chối từ bỏ đức tin và tiếp tục sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn bất chấp áp lực từ chính phủ, bà đã bị bắt và bị giam nhiều lần.

Khi bà Lưu lại bị giam ở trại tạm giam Triều Dương vào tháng 7 năm 2000, các lính canh đã xúi giục các tù nhân đánh bà. Bà bị ép phải lao động không công và bị lính canh tra tấn.

Khi bà ngất xỉu trong lúc bị tra tấn, bà bị đưa đến bệnh viện và bị tiêm một loại thuốc khiến bà bại liệt. Trại giam đã thông báo cho gia đình đến đưa bà về nhà và nói rằng bà sẽ được “giáo dục lại bên ngoài trại lao động”. Công an thường xuyên đến nhà để sách nhiễu bà và gia đình. Sau một khoảng thời gian suy sụp về thể chất lẫn tinh thần, bà đã qua đời vào ngày 20 tháng 10 năm 2001 ở tuổi 48.

Bà Hứa Tú Hồng bị các loại thuốc không rõ nguồn gốc phá huỷ tinh thần và thể chất

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, bà Hứa Tú Hồng đã khỏi mọi căn bệnh, nhưng bà lại bị bức hại vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công từ khi cuộc đàn áp bắt đầu.

Không lâu sau Tết Nguyên Đán 2001, công an đã xông vào nhà và bắt bà. Sau khi bị giam ở trại tạm giam Phượng Sơn một tháng, bà bị kết án năm năm tù và bị chuyển đến trại tạm giam Huyện Chánh Định ở tỉnh Hà Bắc và Nhà tù Số 2 Thạch Gia Trang.

Vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên lính canh đã dùng dùi cui cao su đánh vào sau đầu bà gây xuất huyết não và bất tỉnh. Bà được đưa đến một bệnh viện ở thành phố Thạch Gia Trang và bị giữ ở đó một tháng. Trong khi bà bất tỉnh, các bác sỹ đã cho bà dùng những loại thuốc gây chảy máu âm đạo trong bốn tháng.

Sau khi được thả khỏi nhà tù, hai chân bà Hứa sưng phồng rất lớn và hai mắt đờ đẫn. Bà rất yếu và không thể ngủ vào ban đêm.

Hai vợ chồng bà lại bị bắt vào ngày 21 tháng 1 năm 2016 và bị giam ở trại tạm giam Khu Thông Châu. Huyết áp của bà tăng lên 260 mmHg nhưng trại tạm giam vẫn từ chối thả bà. Các bác sỹ ép bà uống những viên thuốc không rõ nguồn gốc và trừng phạt các tù nhân trong xà lim của bà nếu để bà từ chối không uống.

Các bác sỹ của trại tạm giam thường nói với các học viên từ chối “chuyển hoá” rằng: “Nếu các vị từ chối ‘chuyển hoá’, tôi sẽ cho các vị dùng một viên thuốc có thể giết chết các vị.”

Trong khi bị giam, bà Từ bắt đầu phát sinh nhiều triệu chứng như: chóng mặt, mất ngủ, tức ngực, đổ mồ hôi, không tự chủ, rụng tóc, huyết áp cao và các cơn hoảng loạn thường xuyên. Những triệu chứng này giống với các học viên Pháp Luân Công mà đã qua đời do bị thuốc phá huỷ hệ thống thần kinh và/hay nội tạng của họ.

Sau khi được thả, tình trạng sức khỏe của bà trở nên xấu đi. Bà đã qua đời vào ngày 2 tháng 4 năm 2017 ở tuổi 40.

Bà Vu Tuệ Cầm bị tiêm thuốc trước khi được thả

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bà Vu Tuệ Cầm đã khỏi căn bệnh về thận. Chồng bà cũng bước vào tu luyện sau khi chứng kiến sự hồi phục của bà.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã phá huỷ gia đình bà khi cả hai vợ chồng bà bị bắt vào tối ngày 12 tháng 1 năm 2002. Công an đã lục soát nhà và giam họ ở trại tạm giam Diên Khánh.

Bà Vu lại bị bắt tại nhà vào sáng ngày 14 tháng 8 năm 2003. Bà bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Tân An Huyện Đại Hưng ở Bắc Kinh.

Sau khi được thả vào ngày 4 tháng 11 năm 2004, cơ thể bà sưng phồng và bà thường xuyên bị ngất và nôn ra máu. Bà kể với gia đình rằng bà đã bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc ngay trước khi được thả. Bà đã qua đời vào ngày 16 tháng 4 năm 2005 ở tuổi 44.

Ông Kỷ Thư Hiền bị lú lẫn và mất phương hướng

Ông Kỷ Thư Hiền đã đi thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công ba lần sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Kết quả là ông bị giam hai lần và bị phạt một số tiền lớn.

Ngày 17 tháng 5 năm 2001, công an và các cơ quan chính quyền đã xông vào nhà ông nhưng ông không có nhà. Để tránh bị bức hại phi pháp, ông đã phải rời nhà để tránh bị bức hại và trở nên nghèo khổ và vô gia cư. Sau khi lệnh bắt giữ ông được ban hành, gia đình và thậm chí họ hàng xa của ông cũng liên tục bị sách nhiễu.

Ngày 13 tháng 12 năm 2001, ông bị bắt và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà 1,5 năm. Để ép ông từ bỏ Pháp Luân Công, các lính canh đã cấm ông ngủ, sốc điện, tát vào mặt và tiêm vào ông những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, ông không được cho đủ ăn. Huyết áp của ông tăng vọt, chân sưng phồng và mất khả năng đi lại.

Khi được thả vào ngày 13 tháng 6 năm 2003, ông thường xuyên lú lẫn và có triệu chứng rối loạn tâm thần. Một tháng sau, ông bị đột quỵ và bị liệt nửa bên trái. Sau khi chịu đựng hơn hai năm, ông đã qua đời vào ngày 22 tháng 9 năm 2005 ở tuổi 66.

Bà Tề Sỹ Lan bị bức thực

Bà Tề Sỹ Lan đã đến Quảng trường Thiên An Môn chín lần để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và đã bị bắt và bị giam nhiều lần.

Khi được thả vào ngày 24 tháng 2 năm 2006, nhà bà bị lục soát. Bà bị nhốt trong một toà nhà trắng nhỏ (gần Trung tâm Điều phối Tái giáo dục Bắc Kinh). Hơn 20 học viên Pháp Luân Công khác cũng bị giam ở đó.

Bà lại bị bắt vào tháng 2 năm 2007 và bị giam ở trại tạm giam Tái giáo dục Công nhân Đoàn Hà Bắc Kinh. Bà đã tuyệt thực hơn tám tháng để phản đối việc giam giữ phi pháp. Bà bị trói vào giường chết để bức thực liên tục. Bà đã bị tiêm một chất gây ung thư.

Khi được thả vào cuối tháng 9 năm 2007, bà rất yếu và chân bị liệt. Gia đình đã đưa bà đến bệnh viện vào tháng 5 năm 2008 và biết rằng bà bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Bà đã qua đời vào tháng 2 năm 2012.

Bà Diêm Ngọc Hoa bị tra tấn

Bà Diêm Ngọc Hoa bị bắt vào tháng 8 năm 2012 vì tu luyện Pháp Luân Công. Một nữ công an đã lôi bà trên nền đất và làm gãy xương sườn của bà. Bà được đưa đến Bệnh viện Công an và bị tiêm thuốc. Y tá đã từ chối không cho bà biết tên loại thuốc.

Tại thời điểm được thả vào cuối tháng 11 năm 2012, bà mất khả năng tự chăm sóc bản thân và phải chuyển đến sống cùng mẹ. Dù bị thuốc phá huỷ sức khoẻ, công an của đồn công an địa phương vẫn tiếp tục sách nhiễu bà và gia đình. Bà đã qua đời vào ngày 18 tháng 3 năm 2013 ở tuổi 65.

Ông Vương Sùng Tuấn bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Ngày 14 tháng 4 năm 2008, ông Vương Sùng Tuấn bị bắt và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà Bắc Kinh. Vài tháng sau ông đã qua đời vào ngày 23 tháng 8 năm 2008.

Khoảng 7 giờ tối ngày 14 tháng 4 năm 2008, người của Phòng 610 đã xông vào nhà ông và bắt vợ chồng ông. Họ bị giam trong trại tạm giam Khu Triều Dương và cấm được gia đình thăm viếng.

Ngày 20 tháng 6 năm 2008, Trại Lao động Cưỡng bức Đoàn Hà Bắc Kinh đã thông báo cho gia đình ông rằng ông bị kết án hai năm lao động cưỡng bức vào ngày 22 tháng 5 và vợ ông bị kết án 2,5 năm lao động cưỡng bức vào ngày 20 tháng 5.

Trại lao động đã tiêm cho ông những loại thuốc không rõ nguồn gốc và ông bị sụt cân nhanh chóng. Trại đã thả ông khi ông đã gần chết. Gia đình đã đưa ông đến bệnh viện khi thấy toàn thân ông vàng vọt. Ông đã qua đời ở tuổi 65.

Bà Vương Á Thanh bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Bà Vương Á Thanh là một nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng và nhiều khách hàng của bà đã đi một quãng đường xa đến nhờ bà cắt tóc.

Tháng 8 năm 2006 bà đã bị bắt khi đang làm tóc.

Hai tháng sau, Phòng Điều hành Cải tạo Lao động Bắc Kinh thông báo với gia đình bà rằng bà sẽ ở hai năm trong một trại lao động cưỡng bức. Nhưng ngày hôm sau, một nhân viên của phòng điều hành bảo chồng bà đến đón bà. Họ nói rằng bà bị bệnh và có thể được bảo lãnh điều trị.

Theo lời của bà Vương, bà đã bị đưa đến bệnh viện trại lao động, nơi đây bác sỹ hút một ống chất lỏng từ lưng bà và tiêm vào bà thứ gì đó. Bà cảm thấy chao đảo ngay lập tức. Lính canh để bà nằm xuống và được bảo: “Hãy trông chừng bà ấy.”

Vài ngày sau bà được thả nhưng tình trạng sức khoẻ suy giảm nhanh chóng. Mắt bị mờ, trí nhớ giảm sút, bà trở nên chậm chạp và uể oải. Bà cũng có triệu chứng hen suyễn và sưng tấy. Bảy tháng sau, bà qua đời ở tuổi 46.

Ngay sau khi bà qua đời, một phụ nữ tự xưng là người của Hội chữ thập đỏ đã gọi đến và hỏi về bà. Cô ta đã cúp máy khi nghe chồng bà cho biết rằng bà vừa mới qua đời.

Sau khi bà chết, có người của Phòng điều hành đến để làm giấy chứng tử cho bà. Anh ta vội vã rời đi sau khi đưa cho chồng bà 70 tệ.

Cô Trương Phượng Mai bị chấn thương cả thể chất lẫn tinh thần

53efcc5b8576fafed918c7376268560e.jpg

Cô Trương Phượng Mai

Cô Trương Phượng Mai bị bắt vì treo những băng rôn có thông tin Pháp Luân Công. Ban đầu cô bị giam ở trại tạm giam Huyện Mật Vân và sau đó bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Tân An ở Thiên Đường Hà, huyện Đại Khánh, Bắc Kinh. Cô bị tra tấn tàn bạo và chấn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Lính canh đã tiêm các loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến cô bị liệt. Cô được bảo lãnh chữa trị vào tháng 4 năm 2002 và qua đời ba tháng sau đó ở tuổi 31.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/30/396362.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/7/182065.html

Đăng ngày 16-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share