Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New Zealand

[MINH HUỆ 26-09-2019] Con xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các bạn đồng tu!

Tôi đắc Pháp vào khoảng cuối năm 2000 tại Sydney nước Úc. Sau khi tốt nghiệp một trường đại học y ở Trung Quốc năm 1987, tôi được chỉ định vào làm ở một bệnh viện lớn và trở thành một bác sĩ phẫu thuật. Sau khi tiếp nhận công việc này, tôi đã chứng kiến sự hủ bại trong mọi tầng lớp của nền y học Trung Quốc. Tôi cũng bị trôi theo dòng trào lưu ấy và điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất thống khổ. Tôi cảm nhận rằng, trong môi trường bẩn thỉu và phức tạp này đã khiến cho tiêu chuẩn đạo đức của tôi ngày càng xói mòn. Trong cái môi trường đó, nếu bạn cứ khăng khăng sống đúng bản chất thiện lương thì sẽ bị lạc loài và mọi người sẽ tuyệt giao với bạn. Còn nếu bạn vất bỏ bản ngã chân chính của bản thân thì đối với những người còn có đạo đức và lương tâm mà nói thì như một cái xác không hồn. Trải qua nhiều năm bị giày vò, bản tính trong tôi vẫn còn giữ lại được phần nào. Tôi hạ quyết tâm rời khỏi Trung Quốc và từ bỏ công việc mà tôi từng yêu thích.

1. Đắc Pháp

Tôi đến nước Úc vào năm 1997, vì để kiếm tìm một chỗ dựa tinh thần nên tôi đã đi đến một vài nhà thờ và đã được một giáo hội làm cho lễ rửa tội. Nhưng sau cùng tôi phát hiện rằng đây không phải là nơi mà tôi cần. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, thông qua một tờ báo tiếng Trung, tôi đã biết rằng trên thế giới tồn tại một môn pháp tu luyện có tên là Pháp Luân Công. Tôi thấy rằng sức mạnh tinh thần của Pháp Luân Công vô cùng lớn, bởi vì những người tu luyện Pháp Luân Công vì bảo vệ tín ngưỡng của mình mà không sợ hãi trước bạo quyền của cảnh sát Trung Quốc và chính phủ Trung Cộng. Họ thậm chí còn có thể từ bỏ cả sinh mệnh đáng giá của bản thân để bảo vệ tín ngưỡng của mình, ở Trung Quốc mà nói thì đây là điều có một không hai. Tôi mơ hồ nhận ra rằng Pháp Luân Công rất có khả năng là chỗ dựa tinh thần mà tôi đang kiếm tìm.

Tôi quen một người tu luyện Pháp Luân Công, đó là một người phụ nữ họ Trần. Cô Trần cũng mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công và cô ấy rất thân thiện khi giới thiệu tôi đến nhóm học Pháp của cô ấy. Tôi và cô ấy hẹn gặp nhau tại một nhà ga xe lửa. Tôi đến ga xe lửa đúng hẹn nhưng cô Trần đã đến trễ, hơn nữa điện thoại của cô ấy luôn không liên lạc được. Tôi kiên nhẫn chờ đợi và tiếp lục cố gắng gọi cho cô ấy nhưng cuối cùng thì tôi cũng không thể liên lạc được. Sau một giờ chờ đợi, tôi bắt đầu rời đi một cách chậm rãi, trong tâm tôi có một cảm giác rằng: Nếu lần này tôi rời đi thì sẽ không còn chút duyên phận nào với Pháp Luân Công nữa. Khi tôi đi được khoảng hơn 10 mét thì bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ cô Trần, cô ấy nói cô đang tới chỗ hẹn và rất nhanh sẽ đến đó.

Khi gặp được cô Trần, tôi hỏi sao cô không nghe điện thoại thì cô nói điện thoại của cô ấy đột nhiên bị hỏng nên không thể nghe được những cuộc điện thoại tôi gọi đến mà khi gọi lại cho tôi thì cũng không thể gọi được. Bây giờ tôi ngẫm lại mới thấy việc cô Trần đến trễ một tiếng có thể là sự ngăn cản của cựu thế lực khiến tôi không thể đắc Pháp. Một người đắc được Đại Pháp quả là không hề dễ dàng, ngay cả là đang trong quá trình đắc Pháp mà bỏ lỡ thì sẽ mất đi cơ duyên này.

Cô Trần đưa tôi đến một nhóm học Pháp và gặp ông La, một phụ đạo viên. Sự thân thiện của ông làm tôi rất thoải mái và cảm thấy nhóm người này rất khác những người bình thường. Ông La đưa cho tôi một cuốn “Chuyển Pháp Luân”, và tôi bắt đầu đọc đồng thanh cùng mọi người. Tôi cứ đọc, cứ đọc thì đột nhiên cảm thấy cuốn sách này có một sức hút rất lớn và thu hút tôi. Vậy nên, tôi không thể ngừng lại mà cứ tiếp tục đọc cho đến khi hết một bài giảng. Trong tâm tôi ngập tràn niềm hạnh phúc và muốn tiếp tục đọc. Trên đường trở về nhà, tôi cảm thấy mình chưa bao giờ có một tâm thái ôn hoà đến vậy, đó là cảm giác vô cùng thoải mái, yên tĩnh, hoàn toàn không còn sự oán giận cũng như thống khổ hay khổ não nữa. Vào thời khắc ấy, tôi mới hiểu được thế nào mới là cảm giác yên bình thật sự. Hơn nữa, cảm giác ấy còn kéo dài đến tận buổi trưa ngày hôm sau.

Lần thứ hai khi tham gia nhóm học Pháp, Sư phụ đã đặt Pháp Luân cho tôi ở vị trí bụng dưới. Trong quá trình đọc sách, tôi bỗng cảm thấy bụng dưới “nảy” lên một cái, giống như có một quả cầu lửa nhảy lên; phía bụng dưới của tôi cảm thấy rất nóng nhưng lại rất thoải mái. Sự việc này đã xảy ra từ mười năm trước, khi hồi tưởng lại tôi mới thật sự minh bạch ra lúc đó là Sư phụ đã cấp Pháp Luân cho tôi.

Trước khi tu luyện, tôi vừa hút thuốc vừa uống rượu, hơn nữa còn hút rất nhiều thuốc. Mỗi ngày tôi hút hết một bao thuốc, nhất là vào buổi tối tôi cứ hút hết điều này sang điếu khác. Khi đã tu luyện thì rất nhanh sau đó tôi đã cai bỏ được rượu nhưng việc cai thuốc lại gặp phải rắc rối vì trong tâm vẫn còn miễn cưỡng; bởi nó giống như một sở thích trong cuộc sống nên tôi không muốn cai nó đi. Mặc dù tần suất hút thuốc lá đã giảm đi nhưng có lúc tôi vẫn lén lút hút trộm.

Có lần tôi đến Canberra – thủ đô của nước Úc để tham gia hoạt động hồng Pháp. Tôi cùng với các đồng tu trong nhóm học Pháp của mình ngồi trên một chiếc xe. Có một đồng tu thường nói chuyện rất hà khắc và không giữ thể diện cho người khác; trong tâm tôi rất sợ cô ấy, hơn nữa còn sợ cô ấy hỏi tôi về vấn đề cai thuốc lá. Khi đang ăn trong quán McDonald, đột nhiên cô ấy hỏi tôi: “Anh đã cai thuốc chưa?” Nghe xong, tôi nghẹn lời vì không có sự chuẩn bị trước, thật đúng là “vạch áo cho người xem lưng”. Bây giờ tôi mới hiểu ra: nhất định là lúc ấy Sư phụ đã mượn miệng của cô ấy để điểm hoá cho tôi.

Tôi biết rằng nếu tôi nói với cô ấy sự thật thì cô ấy chắc chắn sẽ chế nhạo tôi làm tôi xấu hổ. Nhưng nếu tôi không nói sự thật thì những cặp mắt của các vị Thần trên trời lúc nào cũng dõi theo tôi; tôi có thể lừa dối được mọi người chứ không thể dối được Thần. Tôi ngập ngừng trong giây lát rồi khẽ cắn răng trả lời là tôi chưa cai được. Nữ đồng tu ấy nhỏ nhẹ nói: “Không có một chút kiên trì nào cả!”. Câu nói ấy mặc dù rất nhẹ nhàng nhưng lại là điều khích lệ tôi. Tôi lại thấy hận bản thân mình tại sao lại không quyết tâm cai bỏ thuốc lá.

Sau khi trở về nhà, tôi thành tâm đọc đoạn “cai thuốc” của bài giảng thứ bảy trong cuốn Chuyển Pháp Luân một lần nữa. Tôi muốn thử xem có thật giống như lời giảng của Sư phụ khi hút thuốc không còn cảm thấy mùi vị như trước nữa. Nghĩ vậy, tôi lập tức hút một hơi thuốc và thật sự là không có mùi vị, hoàn toàn không có loại cảm giác thích thú khi hút thuốc như ngày trước nữa. Tôi nghĩ liệu có phải là tác dụng của tinh thần dẫn đến hay không? Vì vậy, tôi tiếp tục hút thêm một điếu thuốc nữa, kết quả vẫn là không cảm thấy chút mùi vị nào. Tôi liền hiểu ra đây không phải là yếu tố tinh thần, mặc dù tôi tin những lời mà Sư phụ giảng nhưng tôi vẫn không thể cai bỏ được. Có một lần, đột nhiên tôi nhớ lại

Sư phụ đã từng giảng:

“Làm người tu luyện, từ nay chư vị hãy coi đó là một tâm chấp trước và bỏ nó đi, [rồi] chư vị thử xem có thể cai hẳn được không”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu ra rằng, tôi đã không coi việc hút thuốc lá là một tâm chấp trước để loại bỏ nó đi; vậy nên tôi mới không thể cai được. Vì vậy, bất cứ khi nào tôi cầm điếu thuốc lên thì lại tự nhủ với bản thân: Đây là một loại tâm chấp trước và mình cần xả bỏ nó đi. Với cách nghĩ như vậy, rất nhanh sau đó tôi đã có thể cai bỏ hoàn toàn thuốc lá.

Năm 2003, một chi nhánh mới của Đài truyền hình Tân Đường Nhân được thành lập tại nước Úc và tôi rất may mắn khi được tham gia vào hạng mục này. Hạng mục truyền thông rất dễ khiến người tu luyện khởi tâm chấp trước và còn đặc biệt gây nghiện. Vì để năng lực của bản thân vượt trội hơn người khác, vì để người khác khen ngợi mình, vì để thoả mãn dục vọng của bản thân. Vì thế, tôi dành rất nhiều thời gian và sức lực để nâng cao kỹ thuật, trong công việc thì làm một cách tỉ mỉ. Bề mặt là để hỗ trợ cho các hạng mục của Tân Đường Nhân nhưng thực chất bên trong là để che đậy tâm tranh đấu, đố kỵ và để thoả mãn sở thích của bản thân; tôi còn có cái tâm coi thường người khác rất mạnh mẽ.

Cứ như vậy, thời gian học Pháp của tôi ngày một ít hơn, rồi dần già tôi cũng không đến học Pháp mỗi tuần một buổi ở nhóm học Pháp nữa. Sau đó, tôi dần tách khỏi chỉnh thể tu luyện. Tôi mải miết đắm chìm trong những nỗ lực và phấn đấu vì công việc, tôi dường như đã lãng quên đi tu luyện là gì và như thế nào mới thật sự là tu luyện. Các đồng tu trong hạng mục cũng rơi vào trạng thái tương tự như tôi. Vì vậy, môi trường tu luyện của cả chỉnh thể trong hạng mục ngày càng tồi tệ. Các đồng tu làm mảng truyền thông rất nôn nóng khi thấy chúng tôi như vậy nên đã đến và chia sẻ cùng chúng tôi. Nhưng rồi cũng không có hiệu quả, thậm chí các đồng tu trong Phật học hội cũng tới chia sẻ mong chúng tôi chú trọng đến môi trường tu luyện tập thể. Chúng tôi trả lời với họ rằng: Hạng mục giảng chân tướng này là của Tân Đường Nhân, vậy nên chúng tôi chỉ sẵn sàng lắng nghe những chỉ thị từ trụ sở chính của Tân Đường Nhân. Mãi đến tháng 7 năm 2011, trong Kinh văn mới công bố của Sư phụ có mục “Đệ tử đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI”.

Khi ấy tôi mới đột nhiên tỉnh mộng, nhận thức ra được tầm quan trọng của việc học Pháp.

Sư phụ giảng:

“Bấy lâu nay, ở một số nơi, có một số người, họ học Pháp không theo được kịp, thường hay dùng cách làm của người thường, khi phối hợp không tốt thì thậm chí tiêu cực, đều ra làm riêng, hoặc lấy loại thái độ giảo hoạt của người thường mà đối đãi”. (Đệ tử đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

“Chư vị dù bận đến đâu cũng cần học Pháp, do đó tôi đề nghị đệ tử Đại Pháp trong các hạng mục, tốt nhất là chư vị dành thời gian tham gia vào học Pháp ở địa phương”. (Đệ tử đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Sư phụ giảng:

“Dù như thế nào, cũng không được lơ là học Pháp, đây là vấn đề lớn nhất, vấn đề căn bản”. (Đệ tử đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI )

Tôi đột nhiên choàng tỉnh, những lời Sư phụ giảng thật đúng như tình huống mà tôi đang mắc phải. Tôi nhận thức ra được trong quá trình tu luyện của bản thân có nhiều vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trạng thái tu luyện của tôi xác thực là giống như Sư phụ giảng ở trên, vì vậy tôi nhanh chóng quay trở lại nhóm học Pháp và tham gia các hoạt động hồng Pháp tại địa phương.

Trên con đường tu luyện của mình, tôi bất đắc dĩ đã tạo ra một khoảng cách quá lớn, để sau đó tôi gặp phải một ma nạn nghiêm trọng đến nỗi tôi gần như đã không vượt qua được. Sau đó, thông qua việc kiên trì học Pháp cùng các đồng tu vào mỗi sáng sớm, thì tôi đã từng bước từng bước vượt qua được ma nạn.

2. Tham gia Thiên Quốc nhạc đoàn

Năm 2012, tôi chuyển đến New Zealand và tham gia vào Thiên quốc nhạc đoàn năm 2013 với vị trí hát nói {một loại khúc nghệ của Trung Quốc}. Khi mới bắt đầu tham gia vào đoàn nhạc, tôi không minh xác nhận thức được tầm quan trọng của hạng mục này. Vậy nên tôi đã ở trong trạng thái “tâm bất tại yên”.

Sau đó, đoàn nhạc bắt bầu đến khu trung tâm cộng đồng vào mỗi buổi tối cuối tuần để cùng nhau tập luyện. Vì không quen đường nên khi đến đó tôi đã không tìm thấy lối vào, hơn nữa khi buổi tập kết thúc tôi cũng thường xuyên không tìm được đường về nhà. Trong một lần không tìm được lối vào, khi đó tôi cứ loay hoay đi tới đi lui trên đường lớn trong gần hai giờ đồng hồ. Đến khi tôi tới được hội trường thì buổi tập luyện đã kết thúc. Tôi cảm thấy có sự bất thường trong việc này và đã nhận ra rằng đây là một loại can nhiễu không cho tôi tập luyện. Kể từ đó trở đi, trước mỗi lần tham dự buổi tập tôi đều âm thầm phát chính niệm và sau đó tôi không còn phát sinh chuyện lạc đường nữa.

Trước khi tu luyện, tôi là một người rất nóng nảy. Sau khi tu luyện, mặc dù đã cải thiện được phần nào nhưng có lúc tôi vẫn như xưa. Ngày trước, khi tham gia hạng mục truyền thông tôi thường tranh luận với các đồng tu khác. Tôi tham gia vào Thiên Quốc nhạc đoàn cũng như vậy; khi gặp vấn đề thì tôi vẫn không ngừng nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, có rất nhiều sự việc khiến tôi không thuận mắt. Đội trưởng đội trống, nhạc trưởng cùng đoàn trưởng cũng không chịu được tính cách của tôi. Thực chất, tính cách “nóng nảy” của một người là thể hiện trạng thái tu luyện của người ấy. Ngoài biểu hiện của ma tính ra thì bên trong còn cất giấu tâm tự tư, bản thân mình còn tự thoả mãn với cái tâm đó. Đối với trạng thái “gặp chuyện là nóng giận” đó, tôi nhận ra đây là trở ngại lớn nhất trong quá trình tu luyện của tôi. Nhưng tôi không hề nghĩ đến việc làm thế nào để đột phá nó cho đến một ngày có một sự việc đã xảy ra.

Năm 2016, tôi tham gia cuộc diễu hành vào ngày Lễ Giáng sinh ở Orewa – thành phố phía bắc Auckland. Khi buổi diễu hành kết thúc, tôi không tìm thấy chiếc xe của mình. Vì vậy, tôi phải đeo nhạc cụ rất nặng trên vai và đi tìm xe, nhưng tôi không tìm được con phố lúc trước tôi đã đỗ. Tôi ngồi xuống nghỉ một lát, ngắm nhìn các phương tiện và dòng người đang đi lại trên đường. Đột nhiên tôi nhớ ra mình không thể lãng phí thời gian như vậy, tôi nên hướng nội xem bản thân đang mắc phải vấn đề gì.

Bởi vì Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng:

“Trên con đường tu luyện này của chúng ta, sẽ không có sự việc ngẫu nhiên”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])

Vậy thì chuyện phát sinh ngày hôm nay nhất định là có nguyên nhân. Tôi hồi tưởng lại khi buổi diễu hành vừa kết thúc thì có đồng tu lái xe, có đồng tu đi cạnh nhẹ bước qua tôi, mọi người đều trở về nhà của mình, trở về nơi mà bản thân mình cần đến. Có phải khi Chính Pháp kết thúc thì cũng sẽ như vậy không? Khi Chính Pháp kết thúc thì đệ tử Đại Pháp sẽ hồi vị hồi quy. Vậy nếu tu luyện không tốt, không tu thành thì sao đây? Giống như tôi lúc này, luôn luôn đổ lỗi cho người khác, tức giận với người khác. Phải chăng, sự chỉ trích hay nóng giận của tôi là để tốt cho hạng mục? Tôi có thể sử dụng cách thức làm việc này không? Đợi đến lúc Chính Pháp kết thúc thì mọi thứ đều đã muộn rồi. Sau đó, tôi mới nhận thức ra được tầm nghiêm trọng của vấn đề và tôi hạ quyết tâm sẽ buông bỏ cái tâm “nóng vội”, “chỉ trích”, “oán hận” người khác.

Bây giờ, có rất nhiều đồng tu nói với tôi rằng tôi đã thay đổi rất nhiều, không còn nóng giận trong cách nói chuyện và làm việc nữa; tôi cũng rất ít khi cãi nhau với người khác. Con xin cảm tạ sự giúp đỡ của Sư phụ, và cảm ơn sự quan tâm của các đồng tu dành cho tôi!

Năm nay, Thiên Quốc nhạc đoàn đặt ra tiêu chuẩn mới cho các kỳ thi với các yêu cầu vô cùng nghiêm khắc. Tôi ngày trước luôn nghĩ rằng mình cảm thụ âm nhạc tương đối tốt. Do đó, việc tập luyện thường ngày không chăm chỉ và tôi còn cảm thấy rằng ngay cả khi tôi không tập luyện thì cũng sẽ không bị tụt lại và càng không ảnh hưởng đến chỉnh thể. Trước kỳ thi, khi đội trưởng âm thanh luyện tập cùng tôi đã chỉ ra rằng tôi có rất nhiều khuyết điểm. Khi ấy tôi mới phát hiện ra bản thân mình đang có rất nhiều vấn đề.

Khi kỳ thi kết thúc, một đồng tu làm giám thị đã chỉ ra cho tôi thấy những vấn đề tôi đang mắc phải và những điểm tôi cần tu sửa lại. Sau đó cô ấy nhẹ nhàng nói: “Lần tới bạn lại tiếp tục làm bài khảo sát”. Nghe xong tôi không phản đối và hỏi cô ấy: “Lần thi này tôi có qua không?”, và cô ấy trả lời: “Lần này anh không qua”. Lúc đó trong tâm tôi rất “khó chịu”, và đầu óc tôi trống rỗng. Bời vì tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ không vượt qua được kỳ thi này và rồi thực tế thì lại quá tàn khốc.

Ngay sau đó, tôi lập lức nghĩ rằng kỳ kiểm tra của đoàn nhạc nếu không qua được thì còn có cơ hội thi tiếp. Còn nếu Chính Pháp kết thúc, Sư phụ nói với tôi rằng: “Chư vị tu không thành”. Vậy thì lúc ấy tôi sẽ phải làm sao đây? Tôi cảm thấy tu luyện thật sự là nghiêm túc, tôi hiện tại không thể miêu tả rõ ra được thái độ căng thẳng của tôi lúc ấy.

Sau khi hiểu ra vấn đề, tôi đã lên một danh sách liệt kê tất cả những tâm chấp trước tôi cần phải buông bỏ để từng khắc nhắc nhở bản thân mình. Có những tâm chấp trước tôi đã sớm biết là cần phải buông bỏ nhưng vì cái tâm an dật mà tự lừa mình dối người là vẫn còn nhiều thời gian. Lần này chưa vượt qua được thì còn có lần sau. Bây giờ, tôi thấy không còn cái cơ hội lần sau nữa; bất kể là loại chấp trước nào một khi đã nhận thức ra được thì phải ngay lập tức buông bỏ nó đi.

Khi nhận ra bản thân còn rất nhiều thiếu sót, tôi đã tăng cường thời gian tập luyện và nghĩ thêm nhiều phương thức để luyện tập. Hiện tại, tôi đã có thể vượt qua toàn bộ kỳ thi của đoàn nhạc. Qua kỳ thi, tôi mới thấy những quan niệm của bản thân là sai. Ban đầu tôi cứ nghĩ rằng mức độ cảm âm của mình hơn những đồng tu đánh trống khác. Vì vậy, khi phát sinh vấn đề trong lúc tập luyện cùng mọi người tôi sẽ không nghĩ rằng những sai lầm đó là do tôi gây ra, và tôi luôn chắc chắn rằng đó là những sai lầm của người khác tạo thành. Vậy nên trong lúc luyện tập khi tiếng trống đánh ra không được đều hoặc một vài vấn đề khác thì tôi rất hiếm khi tự xét lại bản thân, xem mình có là nguyên nhân dẫn đến sự việc này hay không.

Trong lần thi này, dù là đã có sự chuẩn bị từ trước nhưng tôi vẫn mắc lỗi, và khi được đội trưởng âm thanh và nhạc trưởng chỉ ra vấn đề thì tôi mới nhận ra suy nghĩ ngày trước về bản thân là hoàn toàn sai lầm. Những lỗi sai khi mọi người cùng nhau tập luyện rất có thể có một phần nguyên nhân đến từ tôi và tôi ngộ rằng có những vấn đề là do chính bản thân mình tự tạo thành.

3. Thiết lập quầy thông tin giảng chân tướng ở chợ Otara

Chúng tôi sống ở quận phía nam của Auckland, và chúng tôi luôn muốn thiết lập một quầy thông tin giảng chân tướng tại chợ Otara ở quận phía nam. Do thiếu hiểu biết về tình hình ở đây nên chúng tôi vẫn chưa thể thiết lập được. Sau đó, cùng với sự giúp đỡ của một đồng tu mới đến, chúng tôi đã thiết lập thành công một quầy thông tin.

Thời gian đầu khi thiết lập quầy, có một người Phi-gi gốc Ấn cứ đi tới đi lui qua quầy của chúng tôi. Cứ mỗi lần đi qua, anh ấy lại nhẹ nhàng nhắc nhở chúng tôi rằng: Các bạn cần phải chăm chỉ luyện công bởi vì trên đường có rất nhiều người qua lại, khi nhìn thấy các bạn luyện công thì họ sẽ dừng bước và muốn biết các bạn đang làm gì, nhân cơ hội đó mọi người có thể giảng chân tướng cho họ. Nếu mà các bạn không luyện công mà chỉ phát tài liệu thì người dân sẽ không biết các bạn đang làm gì và sẽ không dừng bước.

Thực tế diễn ra đúng như lời anh ấy nói, tôi phát hiện ra mỗi khi chúng tôi luyện công thì sẽ có người dừng lại xem hoặc là chụp ảnh hoặc chủ động đến lấy tài liệu. Trước sự nhắc nhở nhiều lần từ người Ấn Độ ấy, tôi cùng các đồng tu trong quầy nghĩ là Sư phụ đã mượn lời của anh ấy để điểm hoá cho chúng tôi.

Ở quầy thông tin có một đồng tu rất giỏi tiếng Anh, và đã phối hợp với tôi rất tốt. Một khi có người dừng chân xem chúng tôi luyện công thì anh ấy sẽ tiến đến giảng chân tướng cho họ, còn tôi thì tiếp tục luyện công; cách thức này rất hiệu quả. Sau đó, người Ấn Độ ấy không còn xuất hiện nữa. Trong tâm tôi nghĩ rằng có lẽ sứ mệnh của anh ấy là đến để nhắc nhở chúng tôi.

Trong chợ Otara có rất nhiều chủ gian hàng là người Trung Quốc. Tôi để ý thấy có một số người hay quan sát chúng tôi. Thông qua một vài cuộc nói chuyện, chúng tôi đã để lại một ấn tượng tốt với họ. Có một người Trung Quốc thường xuyên đi qua quầy của chúng tôi. Mỗi lần đi qua anh ấy sẽ dừng lại và nhìn lướt qua những tài liệu mà chúng tôi đặt ở trên bàn. Vì mỗi lần chúng tôi chào hỏi thì anh ấy đều không có chút phản ứng nào; nên ban đầu tôi còn tưởng anh ấy là người câm điếc.

Cho đến một lần, khi chúng tôi nói chuyện với anh ấy thì anh phát ra một tiếng “ồ”. Lúc ấy, tôi mới biết anh ấy là một người bình thường. Sau đó, khi chúng tôi tiếp tục trò chuyện thì anh ấy đã có phản ứng trở lại. Lại có lần, anh ấy còn ngồi lại nói chuyện với chúng tôi một lúc và tôi biết được anh ấy là một chủ gian hàng trong chợ này. Khi còn ở Trung Quốc, anh ấy đã từng là giám đốc một văn phòng nghiên cứu về y học. Mới đầu thái độ của anh với chúng tôi rất lạnh nhạt, từ chối nhận bất cứ tờ tài liệu nào. Sau đó mới đồng ý trò chuyện và nhận cuốn “Cửu bình” từ chúng tôi. Bây giờ, mỗi khi gặp nhau chúng tôi sẽ bắt tay và chào hỏi nhau như những người bạn thân lâu năm.

Có lần, một người phụ nữ phương Tây đi thẳng tới quầy của chúng tôi và ký tên lên bảng hiệu. Theo trực giác, tôi nghĩ rằng cô ấy là chủ đích đến để ký tên. Vì khi đến trông cô ấy rất vội vã, trên tay lại không mang bất cứ thứ gì. Có lẽ trước đó cô ấy đã hiểu được chân tướng nên lần này chủ động đến để ký tên.

Còn có một người phụ nữ người Ấn Độ, là người rất chu đáo. Cô đi đến quầy thông tin của chúng tôi và hỏi tôi: “Mổ cướp nội tạng sống” là chuyện gì vậy? Tôi giải thích với cô ấy rằng điều kinh khủng này vẫn đang được tiếp diễn tại Trung Quốc. Nghe xong, cô ấy vô cùng ngạc nhiên. Sau đó, cô lấy một tờ tài liệu và ký tên thỉnh nguyện chấm dứt cuộc bức hại.

Quá trình thiết lập quầy thông tin trong chợ cũng là một quá trình để bản thân thay đổi quan niệm và là cuộc khảo nghiệm xem tôi có đủ chính niệm khi cứu người hay không. Một lần, có người phụ nữ Trung Quốc đắt theo hai đứa trẻ đi qua quầy của chúng tôi. Vì những quan niệm của tôi về người Trung Quốc nên tôi đã do dự xem liệu có nên tiến tới chào hỏi đồng thời phát tài liệu cho cô ấy hay không. Đến tận khi ba người họ đã đi mất thì tôi cùng một nữ đồng tu lại đuổi theo họ để đưa tài liệu cho họ và còn làm tam thoái giúp họ. Tôi đã rất chấn động sau sự việc này, vì quan niệm và tâm cứu người của tôi không thuần khiết nên thiếu chút nữa đã đánh mất cơ hội được đắc cứu của người phụ nữ cùng hai đứa trẻ.

Quầy thông tin của chúng tôi tuy rằng nhỏ nhưng cũng là một môi trường để khảo nghiệm tâm tính và sự phối hợp giữa các đồng tu với nhau. Có một khoảng thời gian, tinh thần của tôi sa sút và không ngừng tự hỏi bản thân: Quầy thông tin này liệu có mang lại hiệu quả cao hay không? Chúng tôi liệu có nên dừng lại để đi làm việc khác hay không? Một đồng tu làm việc cùng tôi nói: “Chúng ta đã làm việc này trong một thời gian dài, cũng nên dừng lại một thời gian; tôi còn có việc khác cần phải làm”. Đồng tu ấy lại nói thêm: “Đã làm việc này lâu đến vậy rồi, giờ dừng lại thì thấy thật đáng tiếc!” Tôi nói: “Vậy nên làm thế nào đây, một mình bạn liệu có thể kiên trì làm tiếp được không?” Anh ấy trả lời: “Không thành vấn đề, một mình thì một mình có sao đâu”. Kết quả là một mình anh ấy tiếp tục kiên trì làm tiếp trong một khoảng thời gian. Sau đó, khi tâm tôi hồi phục trở lại, công việc của bản thân cũng đã giải quyết xong; tôi trở lại quầy thông tin và tiếp tục giảng chân tướng. Trong tâm tôi rất cảm kích vị đồng tu ấy, nếu lúc đó anh ấy cũng đồng ý dừng lại thì quầy thông tin này sớm đã không tồn tại được nữa.

Sư phụ giảng:

“Còn nữa, mọi người trong các nhóm giảng chân tướng, trong những hoạt động do đệ tử Đại Pháp tổ chức tự phát, [thì] khi giảng chân tướng, cứu chúng sinh là có tác dụng to lớn phi thường, hết sức tốt đẹp! Không phải ở chỗ là chư vị làm được oanh liệt hoành tráng thế nào, [mà là] nhìn xem chư vị làm được có hữu hiệu không, coi cái tâm chư vị xếp đặt ra sao, có phải người tu luyện chăng”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Kể từ ngày chúng tôi thành lập quầy thông tin thì luôn gặp phải vấn đề thiếu nguồn nhân lực. Mặc dù có khá nhiều đồng tu ở các quận phía nam nhưng lại có rất ít người có điều kiện tham gia vào hạng mục này. Có đồng tu không ngừng kiến nghị tôi đến các nhóm lớn để kêu gọi và tranh thủ mời các đồng tu đến hỗ trợ. Nhưng bản thân tôi lại cứ mãi mắc kẹt trong một suy nghĩ sai lầm rằng: Đây là chuyện riêng của khu vực phía nam; các đồng tu đi giảng chân tướng đều rất bận rộn, không nên làm phiền đến họ.

Sau đó thông qua học Pháp, tôi nhận ra rằng: Tôi không đến các nhóm học Pháp lớn để nhờ hỗ trợ, bề ngoài là vì sợ làm phiền các đồng tu nhưng lý do sâu xa trong đó là tâm thái chậm trễ, không gấp rút trong việc cứu người và tâm không chính tạo thành.

Lễ Giáng sinh năm ngoái, tôi phát tâm gửi một email đến nhóm học Pháp lớn với hy vọng có thêm đồng tu đến hỗ trợ, và rất nhanh sau đó có hai đồng tu đến và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều Cách đây một khoảng thời gian, thông qua kiến nghị của một đồng tu trong nhóm; chúng tôi đã thay đổi cách sắp xếp nên quầy thông tin có không gian rộng hơn trước. Bây giờ, quầy của chúng tôi giống như một điểm luyện công nhỏ vậy, có thể cho phép 7-8 đồng tu luyện công.

4. Tham gia nhóm học Pháp vào buổi sáng sớm

Tôi tham gia nhóm học Pháp vào sáng sớm đã được 5-6 năm. Trên con đường tu luyện của mình, tôi đã từng có lúc trượt ngã nhưng nhờ vào việc kiên trì học Pháp mỗi ngày, tôi đã vượt qua được. Khi tôi học Pháp tốt, tôi cảm thấy toàn thân mình được bao quanh bởi một trường năng lượng của Pháp. Còn những lúc không tham gia vào nhóm học Pháp thì cảm thấy bản thân không có chút sức lực nào, mất đi tự tin, thậm chí cảm thấy trạng thái cơ thể rất trống rỗng. Khi học Pháp được tốt thì lại thấy trong tâm tràn ngập lòng từ bi.

Có lần tôi học Pháp rất nhập tâm và cảm thấy toàn bộ cơ thể được bao quanh bởi năng lượng, trong tâm tràn đầy sự từ bi. Sau đó, tôi đến công ty thì gặp giám đốc; anh ấy thấy tôi liền nhiệt tình tiến đến bắt tay tôi; vị giám đốc này trước đây chưa từng chủ động bắt tay nhân viên. Tôi nghĩ rằng, anh ấy có hành động như vậy là do tác dụng của trường năng lượng từ bi của tôi tạo thành.

Trong quá trình học Pháp, tôi đã gặp rất nhiều vấn đề và những vấn đề ấy đều được thiện giải trong Pháp. Trong bài “Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp”, Sư phụ giảng:

“Cuối cùng thiên thể vũ trụ chúng ta to lớn nhường nào, một tỷ tỷ tầng các vũ trụ cự đại được gọi là phạm vi này, lấy hàng loạt những tỷ tỷ nối tiếp những tỷ tỷ ấy, lấy những tỷ tỷ các tỷ tỷ ấy hình dung thành một phân tử không khí, đầy khắp hội trường đều là những lạp tử như thế cả, rất nhiều vũ trụ như thế, cũng chỉ là một lạp tử rất bé không [đáng] để mắt“. (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)

Sau khi tôi đọc xong đoạn Pháp này thì bất chợt tôi khởi xuất một niệm đầu: “Điều này có thật không?”. Nghĩ vậy, tôi lập tức nhận ra đây là biểu hiện của không tín Sư tín Pháp, và đây là một dạng can nhiễu. Tôi lập tức thanh lý ngay tư tưởng bất hảo này, và tiếp tục đọc Pháp.

Sư phụ giảng:

“Nơi thế gian này chính là ở trong ‘mê’, trạng thái của người tu luyện cũng là tu trong cái tin và không tin”. (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)

Tôi ngộ ra rằng, sức mạnh của Đại Pháp có thể phá vỡ được tất cả các loại tâm chấp trước. Mỗi khi tôi có những tư tưởng bất hảo, tôi liền thanh lý chúng đi miễn là khi ấy chúng ta đủ quyết tâm thì có thể trong Pháp mà loại bỏ chúng. Con xin cảm tạ Sư phụ!

Sư phụ nhắc nhở chúng ta rằng:

“Đệ tử Đại Pháp đảm bảo được tu luyện hàng ngày là điều tất yếu”. (Lời nhắc nhở [2016])

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]”, một học viên đã gửi lên câu hỏi với nội dung: Một đồng tu đã chia sẻ với anh ấy rằng, điều đáng khâm phục nhất đối với anh ấy là có thể bảo trì được tâm thái hoà ái khi đối diện áp lực, cho dù là nó lớn đến đâu. Câu hỏi này đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc vì khi nghe xong thì suy nghĩ đầu tiên của tôi là: “Mình chắc chắn sẽ không thể làm được”.

Trong một tuần tăng ca gần đây nhất, giám đốc sắp xếp cho tôi một lượng công việc lớn, và tôi phải hoàn thành chúng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đối với một người mà nói thì đó là nhiệm vụ bất khả thi. Trong quá trình thực hiện, tôi cảm thấy áp lực ngày càng lớn nên không tránh khỏi việc khởi tâm oán trách giám đốc không thiện khi phân công công việc không rõ ràng. Nhưng rất nhanh sau đó, tôi nhận ra đối với một người luyện công thì đây cũng là cơ hội để tu luyện bản thân. Vì vậy, tôi không ngừng tự nhắc nhở bản thân: Đây đều là để tu luyện. Đúng như những gì Sư phụ giảng:

“Đảm bảo được tu luyện hàng ngày”. (Lời nhắc nhở [2016])

Đồng thời câu nói trên của vị đồng tu ấy đã không ngừng khích lệ tôi: Nhất định phải bảo trì tâm hoà ái, nhất định phải làm được; tôi không tin rằng mình không thể mỉm cười trước những áp lực đang đè nặng lên vai. Tôi tiếp tục nhắc nhở bản thân, cổ vũ bản thân cho đến khi hoàn thành lượng công việc được giao phó. Trong quá trình làm việc tôi không biết là mọi người nhìn nhận tôi thế nào, sau khi hoàn thành xong thì một đồng nghiệp ngồi kế bên tôi không ngừng dơ ngón tay phải lên biểu thị sự khâm phục. Mặc dù, tôi đã có khoảng thời gian rất khó khăn khi thực hiện nhưng nhờ vào sự kiên trì tôi đã có thể mỉm cười mà đối diện. Đó là điều mà hai năm trước đây tôi không thể làm được.

Là một đệ tử Đại Pháp, tuy rằng chúng ta có gia đình có công việc nhưng nhất định phải học Pháp luyện công, tu luyện tốt và phải giảng chân tướng cứu người. Trong quá trình đó, có những lúc người thường không thể lý giải được chúng ta, có lúc bị người khác châm biếm, chế nhạo. Dù đó là những điều không dễ gì mà vượt qua được nhưng là một sinh mệnh trong vũ trụ, có thể làm đệ tử của Sư phụ trong thời kỳ Chính Pháp, được Sư phụ phó thác cho sứ mệnh thần thánh trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, đó quả là một vinh diệu to lớn!

Sư phụ giảng:

“Hỡi các đệ tử Đại Pháp, hôm rồi tôi còn giảng cho chư vị, tôi nói ai có thể đảm đương làm đệ tử Đại Pháp? Duyên phận to lớn nhường ấy”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Là một đệ tử Đại Pháp, tôi phải không ngừng tinh tấn mới có thể báo đáp được hồng ân vĩ đại của Sư tôn!

Sư phụ nhắc nhở chúng ta rằng:

“…đã đến cuối cùng, [thì] chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa những gì chúng ta cần làm, bởi vì càng đến cuối thì càng then chốt hơn”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Trên đoạn đường Chính Pháp cuối cùng này, mong rằng các đồng tu hãy tranh thủ thời gian thực tu, làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu để có thể cứu được nhiều chúng sinh hơn nữa.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

Cảm ơn các bạn đồng tu!

(Bài viết được đọc tại Pháp hội New Zealand năm 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/26/393837.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/29/180115.html

Đăng ngày 22-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share