Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc
[MINH HUỆ 14-11-2019] Ngày 10 tháng 11 năm 2019, gần 1.100 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham dự Pháp hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc tổ chức tại Nhà thi đấu Jangchung ở thủ đô Seoul. Mười ba học viên đã chia sẻ về việc bản thân đã áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp như thế nào trong cuộc sống thường nhật. Đồng thời, các học viên cũng bày tỏ lòng cảm ân sâu sắc đối với Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, vì những thay đổi tích cực thông qua tu luyện.
Pháp hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Hàn Quốc tổ chức tại Seoul vào ngày 10 tháng 11 năm 2019
Từ phiền muộn tới hân hoan
Trước khi tìm được Pháp Luân Đại Pháp, bà Lưu Nam Thuận đến từ Seoul đã luôn tin vào tâm linh. Tuy vậy, đọc kinh thánh cũng như đến nhà thờ cũng không giúp bà có được sự giác ngộ như bà hy vọng.
Là một doanh nhân thành đạt, bà Lưu có một cuộc sống tốt đẹp và một gia đình hạnh phúc. Nhưng sau đó, bà bị tổn thất nặng nề về tài chính do những sai lầm của đối tác kinh doanh. Điều này đã khiến bà Lưu trở nên phiền muộn và mệt mỏi.
Lần đầu tiên khi bà gặp được Pháp Luân Đại Pháp, bà đã nghĩ rằng môn tu luyện này thật “huyền diệu”. Khi bà tiếp tục đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện, bà đã ấn tượng sâu sắc, bà chia sẻ: “Đây thực sự là pháp môn có thể chân chính đưa con người tu luyện lên những tầng thứ cao.”
Nhờ hành xử chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp, bà Lưu đã trở nên khoan dung và từ bi hơn. Bà chia sẻ: “Nhiều vấn đề khiến tôi lo lắng trước đây đã không còn nữa. Việc tĩnh tâm và đề cao tâm tính đã giúp tôi rất nhiều. Giờ đây, tôi là một người lạc quan.” Khi có thời gian rảnh rỗi, bà thường chia sẻ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp cho những người khác với hy vọng nhiều người hơn nữa cũng được thụ ích từ Đại Pháp giống như bà vậy.
Mười ba học viên trình bày trải nghiệm tu luyện của bản thân tại Pháp hội
Buông bỏ tâm oán hận
Năm 1995, bà Lý Mỹ Tử bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà chia sẻ rằng bà đã trở thành một người tốt hơn và không còn bệnh tật nhờ hành xử theo các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp.
Năm 2008, bà tìm được một công việc quét dọn nhà cửa, nhưng chủ nhà lại không cung cấp bất kỳ dụng cụ lau dọn nào cả. Bà Lý đã phải quỳ trên sàn nhà và dùng giẻ lau từng tí một. Đầu gối của bà sưng lên và đau đớn. Mặc dù công việc vất vả nhưng chủ nhà vẫn chỉ trích bà Lý, nói rằng chỗ này lau chưa được, chỗ kia lau chưa được. Bà Lý chia sẻ: “Nhưng tôi không cảm thấy tệ vì điều đó. Tôi được trả tiền để lau dọn, và tôi đã cố gắng hết sức mình.”
Ba tuần trôi qua và bà quyết định sẽ thôi việc. Ngày hôm đó, chủ nhà chỉ yêu cầu bà rửa chén đĩa, mời bà ăn hoa quả mà không phải lau dọn nhà. Bà Lý đã không nói với chủ nhà về ý định nghỉ việc của mình.
Lần tiếp theo khi bà quay lại, gia đình chủ nhà đã mua những dụng cụ lau dọn tốt khiến công việc của bà trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chủ nhà nói rằng người lau dọn trước đây đã luôn làm việc không tốt, vì vậy bà muốn thử bà Lý một thời gian. Chủ nhà nói: “Bà làm việc rất chăm chỉ và đã làm rất tốt.” Người chủ nhà này còn giới thiệu bà Lý cho một gia đình khác.
Hàng ngày, trước khi tới làm cho một gia đình khác vào buổi chiều, chủ nhà đều mời bà Lý ăn trưa. Khi bà Lý nói rằng không cần phải làm như vậy thì chủ nhà đáp lại: “Đây là điều duy nhất tôi có thể giúp được bà. Bà đồng ý nhé.” Bà Lý tiếp tục ăn cùng gia đình họ mỗi ngày. Sau đó khi bà xin nghỉ việc, chủ nhà đã nhờ bà giới thiệu cho họ một học viên khác và nói: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp thực sự tốt.”
Nhận ra những chấp trước đã ôm giữ từ lâu
Ông Hàn Cơ Hạo đến từ miền tây thủ đô Seoul từng theo đuổi tiền bạc, rượu và phụ nữ. Điều đó khiến ông liên tục tranh đấu với người khác vì lợi ích cá nhân.
Thất bại trong hôn nhân và sự nghiệp đã khiến ông chìm sâu vào phiền muộn và tuyệt vọng. Ông bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân mà một người bạn đã tặng với hy vọng tìm ra lối thoát. Ông giải thích: “Tôi đã hiểu được tại sao cuộc đời mình lại đầy trắc trở đến như vậy. Sau khi tôi bắt đầu hành xử theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, những oán trách và đau buồn của tôi đã tan biến và tôi đã hạnh phúc trở lại.”
Khi tiếp tục học Pháp, ông Hàn quyết định sẽ trở thành một học viên chân chính. Ông nói: “Thông thường cứ trước khi làm một việc nào đó, tôi thường cân nhắc xem liệu việc đó có phù hợp với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn hay không.” Ông cũng đã có thể chịu được đau đớn ở chân trong khi ngồi thiền.
Trong nhiều năm, ông Han đều đi tập thể hình. Nhưng sau đó ông nhận ra rằng sự tăng trưởng cơ bắp có liên quan tới chấp trước sắc dục và hiển thị. Sau khi ông dừng tập thể hình và toàn tâm toàn ý tập trung vào luyện các bài công pháp, sức khỏe của ông đã được cải thiện và ông không còn bị cúm hay dị ứng nữa.
Ông Lý Khuê Huyễn đến từ Cheongju chia sẻ rằng chỉ luyện công thôi là không đủ. Ông thường xuyên đau ốm từ khi còn nhỏ, nhưng sức khỏe của ông đã cải thiện đáng kể sau khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trong một thời gian dài, vì không chú ý tới việc học Pháp hay hành xử theo nguyên lý của Đại Pháp mà ông đã trải qua nhiều khổ nạn. Ông Lý nói rằng ông đã không nhận ra được đó là những cơ hội để đề cao. Ông đã không tìm vấn đề ở chính bản thân mình và đã tạo thêm nhiều rắc rối.
Đây là một bài học đối với ông. Ông Lý chia sẻ: “Ngay khi tôi nhận ra những điều đã làm là sai, tôi đã bắt đầu tu luyện tâm tính của mình.” Sau khi ông bắt đầu hành xử theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, những khổ nạn của ông đã sớm được giải quyết.
Cần suy nghĩ cho người khác
Bà Trịnh Hiền Trân đến từ Yeongju bắt đầu tu luyện Đại Pháp cùng với cha mẹ của mình. Bởi vì kỹ năng giao tiếp xã hội của con trai bà không được tốt và cháu cũng không thể kiểm soát được sự nóng giận của bản thân nên ngày nào bà Trịnh cũng nhận được những cuộc điện thoại từ cô giáo chủ nhiệm. Bà đổ lỗi cho con trai và tranh luận với các giáo viên khiến mọi người đều căng thẳng mà sự việc không có nhiều tiến triển.
Sau đó, bà Trịnh nhận ra rằng bà đã không tu luyện tinh tấn. Bà hướng nội để xem xét bản thân và cân nhắc vấn đề từ góc độ của các giáo viên. Bà nói: “Các giáo viên rất quan tâm đến con trai tôi. Đó là lý do tại sao họ muốn giúp cháu. Vì họ cũng giúp gì được nên mới liên hệ với tôi để chúng tôi có thể cùng nhau giải quyết.” Bà đã gọi điện thoại xin lỗi giáo viên chủ nhiệm. Vấn đề của con trai bà đã sớm được giải quyết.
Ông Kim Bỉnh Cơ bắt đầu tu luyện vào năm 2007. Ông cho biết đôi khi ông cũng làm việc tốt nhưng động cơ lại không thuần khiết – ông làm mọi việc với truy cầu được khen ngợi và được ghi nhận. Ông đã dần minh bạch được rằng thiện lương cần phải là bản tính vốn có của một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông nói: “Giống như hương thơm của hoa vậy, nó rất thật và tự nhiên. Khi một học viên hoàn toàn đồng hóa với Đại Pháp, mọi người đều có thể dễ dàng nhận thấy sự thiện lương của học viên ấy.”
Một lần khi xin giấy phép tổ chức một sự kiện, ông Kim đã tranh luận với một viên chức chính phủ. Ông đã nghĩ về điều này từ lâu nhưng ông vẫn cho rằng mình đúng. Tuy nhiên sau khi nhận ra chấp trước của mình, ông đã gọi điện cho viên chức đó và nói rằng ông đã sai. Viên chức đó mỉm cười và sau đó còn giúp đỡ ông tích cực hơn.
Áp dụng nguyên lý của Đại Pháp trong công việc
Cô Phác Hương Xuân đến từ miền tây thủ đô Seoul bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi còn nhỏ. Cô là phiên dịch viên tại một công ty sáng chế. Cô liên tục nhắc nhở bản thân rằng cô là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và cần hành xử chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Cả đồng nghiệp và quản lý đều tôn trọng cô.
Một đồng nghiệp không hòa hợp với các quản lý và hầu như ngày nào cũng bị chỉ trích. Sau khi cô Phác giải thích các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, người đồng nghiệp kia tán thành và hàng ngày đều cố gắng hành xử theo các nguyên lý đó. Điều này đã cải thiện đáng kể môi trường làm việc của họ. Nhờ ảnh hưởng từ cô Phác, những đồng nghiệp khác cũng trở nên có trách nhiệm và tận tụy hơn trong công việc và hiện tại cả nhóm của họ đã hợp tác tốt với nhau.
Cô Phác chia sẻ: “Pháp Luân Đại Pháp đã dạy tôi các nguyên lý uyên thâm và giúp tôi nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực. Hiệu quả làm việc của tôi được cải thiện nhờ biết vị tha.”
Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tại các địa điểm du lịch
Bà Kim Xuân Tử đến từ Bucheon bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998 và nhờ đó tất cả bệnh tật của bà đều sớm biến mất. Năm 2010, bà bắt đầu tới cảng Incheon để nói với các du khách Trung Quốc về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Dù mưa hay nắng bà Kim cùng các học viên khác đều kiên trì tới đây. Một hôm, một chuyến tàu bị trễ từ 3 giờ 30 chiều tới 9 giờ 30 phút tối. Mặc dù đã rất muộn nhưng các học viên đã không rời đi cho tới khi họ nói chuyện xong với các hành khách vào lúc 1 giờ sáng. Một học viên nói: “Chúng tôi không thể bỏ qua một nghìn du khách Trung Quốc đó”. Bà Kim về tới nhà thì đã là 2 giờ 30 phút sáng.
Bà Kim chia sẻ rằng thái độ của người Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều: “Trước đây, do chịu ảnh hưởng của những tuyên truyền thù hận của ĐCSTQ, họ luôn tỏ ra thù địch, thậm chí họ còn vứt bỏ các tài liệu của chúng tôi. Nhưng giờ đây họ lại rất ngạc nhiên khi thấy các học viên ở đây và thậm chí còn giơ ngón tay cái lên tỏ ý ủng hộ chúng tôi.”
Các học viên địa phương đã cùng phối hợp dựng các biểu ngữ dọc theo cảng Incheon khoảng hơn 300m. Bà nói: “Cứ tháng 10 hàng năm chúng tôi lại thấy hoa Ưu Đàm Ba La khai nở ở khu vực này. Tôi nghĩ Sư phụ Lý đang khích lệ chúng tôi.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/14/395780.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/17/180753.html
Đăng ngày 22-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.