Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New Zealand

[MINH HUỆ 25-09-2019] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 10 năm 2016. Duyên phận của tôi với Đại Pháp có lẽ bắt đầu từ khoảng năm 1996, là thời gian mà mẹ tôi bắt đầu tu luyện. Lúc đó, mẹ thường bật đĩa ghi âm các bài giảng của Sư phụ cho tôi nghe. Việc đó tiếp tục cho tới năm 1998 khi tôi bước vào trung học và ở nội trú trong trường. Sau đó, tôi không còn có cơ hội được nghe các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí nữa.

Khi tôi đang học trung học, một số bạn cùng lớp của tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cũng gọi là Pháp Luân Công. Mặc dù tôi không tu luyện, tôi thích giao lưu với một bạn cùng lớp vì tôi cảm thấy khá thân thiết với cô ấy. Vào tháng 7 năm 1999, khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi đã bị sốc và không hiểu tại sao Pháp Luân Công lại bị cấm. Mặc dù mẹ tôi không trực tiếp bị bức hại, nhưng bà đã từ bỏ tu luyện dưới áp lực của gia đình.

Cuối năm 2002, tôi di cư tới New Zealand để theo học một trường nội trú. Vào nửa cuối năm, lúc tôi đi ngang qua quảng trường Aotea, một nữ học viên đã đuổi theo tôi để nói với tôi chân tướng về Pháp Luân Công. Tôi nói với cô ấy rằng mẹ tôi đã tu luyện Pháp Luân Công và tôi biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Tôi nói rằng tôi không tin vào những gì mà các chương trình truyền hình đang phát sóng. Tuy nhiên, cô ấy vẫn đi theo tôi để giảng rõ sự thật. Cô ấy còn đưa cho tôi một đĩa VCD trong đó giải thích rằng vụ tự thiêu là một trò lừa đảo.

Đắc được Đại Pháp và rồi từ bỏ Đại Pháp

Duyên phận của tôi với Đại Pháp quay trở lại vào tháng 9 năm 2016. Một người bạn của bố tôi đã đưa con trai của bà tới New Zealand và nhờ tôi đưa họ thăm thú Auckland. Trong quá trình này, tôi đã đắc Pháp. Bạn của bố tôi là một Phật tử thành kính và con trai của bà cũng là một Phật tử.

Tuy nhiên, giống như Sư phụ đã giảng:

“Hễ người thứ nhất đến trước tượng Phật chưa được qua khai quang mà bái [lạy] một cái là hỏng rồi. Hiện nay bái Phật hỏi có mấy người mang trong tâm mong muốn cầu Phật đắc chính quả? Những người như thế quá ít. Mục đích của đại đa số người bái Phật là gì? Tiêu tai, giải nạn, phát tài, [họ] cầu những thứ ấy.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ năm)

Người bạn này của bố tôi cũng vậy. Khi tôi nhìn thấy bà đang bái Phật trên núi Phật Quang, cách mà bà phủ phục cầu khấn hoàn toàn trái ngược với hành xử thường ngày của bà. Người phụ nữ này là một người tốt bụng nhưng bà cũng ích kỷ. Sự tương phản rõ nét giữa kiểu “bái” Phật này với những hành động của bà khiến tôi nghĩ về Pháp Luân Công. Ký ức của tôi dường như được khai mở, và tôi đã tìm kiếm trên Internet thông tin về Pháp Luân Công. Lớp vật chất đã ngăn cách tôi khỏi duyên phận với Đại Pháp ngay lập tức bị rũ bỏ, và tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi nhớ ngày đó tinh thần tôi phấn chấn mỗi khi tôi bước đi trên phố, và một suy nghĩ luôn trong đầu tôi: “À, cuối cùng mình có thể rời khỏi nơi này.” Tuy nhiên, niềm vui đó không kéo dài, vì tôi nhanh chóng nhận ra rằng các học viên Đại Pháp cần học các bài giảng, phát chính niệm và cứu người.

Đó là khi tôi hiểu được tính nghiêm trọng của cuộc bức hại đối với các học viên Đại Pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi đột nhiên nhận ra trọng trách của mình và rằng cuộc sống của tôi sẽ thay đổi. Nỗi sợ hãi cũng bắt đầu phát triển trong tâm tôi. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, mặc dù tôi có lẽ lo sợ, nhưng vì tôi đã có duyện được cứu, Pháp này thực sự có khả năng đưa tôi rời khỏi nơi này. Do đó tôi tìm một điểm luyện công trong thành phố của chúng tôi trên trang mạng của Đại Pháp và gặp gỡ các học viên khác.

Trước hiểu biết mới của mình về trách nhiệm của một học viên, tôi hăng hái tham gia giảng chân tướng, chẳng hạn như phân phát các tài liệu thông tin Đại Pháp và thu thập chữ ký thỉnh nguyện. Tuy nhiên, trước đó rất lâu, tôi đã lười biếng, nghĩ rằng tu luyện thật khó khăn và tự hỏi liệu có nên rời bỏ Đại Pháp hay không. Tôi cũng tự hỏi liệu có thể viên mãn trong tu luyện hay không. Cuộc sống trong quá khứ dường như là tốt hơn.

Tôi đã rời xa Đại Pháp sau tháng 5 năm 2017. Tôi không còn đọc sách Đại Pháp, cũng không luyện công. Tuy nhiên, tôi vẫn truy cập vào trang web của Tân Đường Nhân và Minh Huệ.

Một lần, tôi bấm vào một bài “trắc nghiệm” nhỏ được đăng trên trang web của Tân Đường Nhân. Bài trắc nghiệm nói rằng màu sắc mà một người nhìn thấy sẽ cho biết ý nghĩa cuộc sống của người đó. Tôi thấy màu tím, và nó cho tôi biết rằng mục đích cuộc đời tôi là để tu luyện. Tâm tôi không thoải mái, nhưng tôi tự nhủ rằng đó chỉ là một kiểm tra nho nhỏ, rồi chuyển nó cho những người họ hàng của mình. Họ không thấy màu tím. Tôi tự nhủ: “À, có phải là Sư phụ đang điểm hóa cho mình rằng đã đến lúc mình quay trở lại tu luyện không?” Tuy nhiên, chấp trước của tôi vào cuộc sống đã khiến tôi bỏ qua suy nghĩ này.

Khi tôi đang làm một bài luận ở trường, tôi nghĩ đến việc nghỉ ngơi bằng cách xem một bộ phim. Tôi mua một vé trên mạng và đi tới rạp chiếu phim. Khi đó tôi nhìn thấy các đồng tu trong những chiếc áo phông màu vàng đang đứng ở giao lộ đằng xa. Họ đang tổ chức một sự kiện để quảng bá cho Đại Pháp. Một cách vô thức, tôi muốn tránh họ. Dẫu sao tôi cũng không biết nhiều học viên, do đó tôi đi đường vòng tới rạp chiếu phim, bởi vì tôi không muốn đi ngang qua sự kiện về Đại Pháp. Trên đường đi, tôi cảm thấy tội lỗi. Một giọng nói cứ vang lên trong đầu tôi: “Sao mà ngươi có thể thấy các học viên đang giảng chân tướng trong khi ngươi lại đi xem phim? Làm sao mà ngươi có thể xem bộ phim đó mà không cảm thấy tội lỗi chứ?”

Tôi đấu tranh để đưa ra quyết định. Tôi đã đổi vé sang buổi tối và đi tới chỗ sự kiện về Đại Pháp. Tôi đã hỏi xin một số tài liệu và phát các tài liệu tại một giao lộ khác. Sau khi làm xong, tôi thấy tâm mình nhẹ nhõm.

Từng chút một, tôi bắt đầu dậy sớm và học Pháp một mình. Mặc dù tôi không đọc nhiều (chỉ khoảng nửa giờ tới khoảng 40 phút) và tôi không thể học hết một bài giảng, ít nhất tôi cũng đã bắt đầu học Pháp.

Trở về với Đại Pháp

Tôi có một giấc mơ, trong đó tôi thấy một phần của một bức tượng Phật rất lớn. Tôi nhớ rằng nó thật khổng lồ và bầu trời tràn ngập một màu vàng kim. Có các bậc đá cẩm thạch trắng, và một người đàn ông trung niên trong bộ đồ véc đang bước từ trên đó xuống chỗ tôi. Tôi không biết ông ấy. Trong cảnh sau, tôi thấy một hành lang dài, tương tự như cái ở cung điện mùa hè, với nhiều đèn lồng, giống như trong lễ hội đèn lồng Trung Thu của chúng ta. Tôi đang đứng phía trước một cái đèn lồng giấy và thấy các tiên nữ trong tranh vẽ bắt đầu nhảy múa, giống như các điệu múa trong chương trình biểu diễn nghệ thuật Shen Yun. Tôi rất ngạc nhiên và gọi mẹ tôi tới xem.

Khi tôi tỉnh giấc, tôi cảm thấy rất phấn khích và tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ có một giấc mơ như vậy, nhưng tôi vẫn cảm thấy rằng nó chỉ là một giấc mơ. Tuy nhiên, kể từ lúc đó, tôi đã nghiêm túc hơn trong việc học Pháp và luyện công.

Trên đường về nhà, tôi đi ngang qua điểm luyện công và thấy nhiều học viên đang luyện công. Tôi đã rất ngạc nhiên và cùng tham gia luyện công với mọi người. Tôi được biết mọi người luyện công ở đó hằng tối để quảng bá cho chương trình biểu diễn của Shen Yun. Đó là lúc tôi trở về với Đại Pháp – tháng 9 năm 2017.

Một thời gian sau, tôi bắt đầu học Pháp qua mạng với các học viên khác. Sau một thời gian, một học viên đề nghị chúng tôi học Chuyển Pháp Luân phiên bản tiếng Anh. Tôi nghĩ rằng đó là một ý kiến hay và đã mua một cuốn Chuyển Pháp Luân tiếng Anh. Tôi đã không mở gói bọc trong một thời gian. Khi tôi mở ra, tôi nhìn thấy bức hình của Sư phụ. Ấn tượng đầu tiên của tôi là “A, chẳng phải đây là người đàn ông trong bộ vest mà mình đã nhìn thấy trong giấc mơ sao?” Lúc đó, tâm tôi cảm thấy ấm áp. Tuy nhiên, khi tôi cố gắng nhớ lại nội dung giấc mơ, hình ảnh người đàn ông trong bộ vest trong giấc mơ của tôi bắt đầu mờ nhạt dần.

Tôi đã không thực sự biết được cách ngộ Pháp và cách hướng nội. Tôi cảm thấy rằng sự trở lại với Đại Pháp của mình là nhờ sự dẫn dắt từ bi của Sư phụ và những điểm hóa của Ngài. Trong suốt 2 năm vừa qua, lòng kiên định của tôi đã bị khảo nghiệm nhiều lần. Thường thì những suy nghĩ về việc không muốn tu luyện nữa sẽ xuất hiện trong đầu tôi. Tôi sẽ cảm thấy rằng tu luyện là quá vất vả và buông bỏ các chấp trước của con người thì quá khó. Tôi cũng cảm thấy rất buồn, đặc biệt là khi tôi đọc những lời giảng của Sư phụ:

“Có một người nói với tôi: ‘Thưa Sư phụ, làm người tốt nơi người thường là được rồi, ai tu nổi lên trên được chứ?’ (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ tám)

Có phải Ngài đang nói về trạng thái hiện giờ của tôi không? Khi tôi đọc “Tôi nghe thấy thật thương tâm! Và không nói gì với vị ấy cả.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ tám) điều đó khiến tôi thậm chí thấy buồn hơn. Tôi cảm thấy rằng, là một đệ tử, tôi đã làm Sư phụ thất vọng.

Tuy nhiên, tôi đã có một nguyện vọng được trở về nơi tôi đã ra đi.

Sư phụ giảng:

“Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không. Chư vị nói rằng chư vị cần phải kiên định không lay động, với tâm như thế, đến lúc ấy chư vị thật sự có thể kiên định không lay động, thì chư vị tự nhiên làm được tốt, bởi vì tâm tính chư vị đã đề cao lên.” (Chuyển Pháp Luân–Bài giảng thứ sáu)

Do đó, tôi đã nhắc nhở bản thân rằng “Mình phải kiên định không lay động.” Vì vậy, dù ý nghĩ về việc không muốn tu luyện nữa có mạnh mẽ tới mức nào, tôi luôn tự nhủ bản thân rằng mình muốn “kiên định không lay động” và chỉ kiên trì học Pháp. Tôi thực sự biết ơn các học viên đã học Pháp cùng tôi vào thời điểm đó. Họ đã gọi để đánh thức tôi dậy đúng giờ. Học Pháp là chìa khóa để vượt qua can nhiễu.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Tinh tấn yếu chỉ-Bài trừ can nhiễu)

Giảng chân tướng bằng cách gọi điện thoại

Dưới sự dẫn dắt từ bi của Sư phụ, tôi đã tham gia hạng mục gọi điện thoại vào tháng 7 năm 2018. Nhiệm vụ của nhóm giải cứu là hỗ trợ chỉnh thể chính của các học viên Đại Pháp tại Trung Quốc để đưa chân tướng tới các ban ngành chính phủ liên quan tới luật pháp, tư pháp và an ninh tại Trung Quốc. Hạng mục đã cho tôi một môi trường tu luyện rất tốt, nơi tôi có thể học Pháp, phát chính niệm, và giảng chân tướng. Sau khi tham gia hạng mục, tâm tính của tôi và thể ngộ về Pháp đã đề cao nhanh chóng. Trong quá trình gọi điện thoại giảng chân tướng, tôi cũng phát hiện ra nhiều chấp trước của mình và đã thanh trừ nhiều chấp trước. Tôi cũng thực sự cảm ơn sự giúp đỡ vô tư và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của các đồng tu trong hạng mục.

Trong một năm gọi điện thoại giảng chân tướng, tôi đã hiểu được sứ mệnh của mình là phải giảng chân tướng, trong khi những người mà chúng tôi gọi tới cần đưa ra lựa chọn của chính họ. Khi chúng tôi giảng chân tướng cho mọi người, chúng tôi hy vọng rằng đối phương có thể hiểu được sự thật và được cứu. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chấp trước vào phản ứng của họ.

Sư phụ đã giảng:

“Vậy thì có người nghĩ rằng, mục đích của tôi là thi đại học. Đương nhiên mục đích của học tập chính là không ngừng phát triển lên trình độ cao hơn, tiểu học, trung học, đại học; chư vị cũng không thể cứ ở mãi tiểu học, khẳng định là như vậy. Đã vậy chúng ta muốn lên đại học thì điều này cũng không sai, nhưng mà, nếu chư vị không chăm chỉ học tập, trong đầu óc chư vị cứ nghĩ lên đại học lên đại học, cứ mãi là lên đại học, thì tôi nói rằng đó chính là chấp trước.” (Chuyển Pháp Luân Pháp giải – Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp tại Quảng Châu)

“Vậy thì chư vị xứng đáng với phụ huynh, xứng đáng với thầy cô nhà trường ấy, bản thân chư vị nỗ lực học tập cho tốt, chẳng phải chư vị sẽ tự nhiên lên đại học sao. Chư vị cứ nghĩ tới lên đại học, lên đại học mãi, chư vị học tập không tốt liệu chư vị có thể lên đại học không? Chư vị không cần cứ mãi nghĩ lên đại học, đại học, chư vị không thể lên nổi chẳng phải vô ích hay sao? Chư vị không nghĩ tới chuyện đại học, chư vị cứ nỗ lực học tập tốt là được rồi. Chư vị học tập cho tốt chẳng phải sẽ có đại học sao? Sẽ có nghiên cứu sinh sao? Chính là đạo lý như vậy.” (Chuyển Pháp Luân Pháp giải – Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp tại Quảng Châu)

Đọc Pháp của Sư phụ về việc thi đỗ đại học, tôi hiểu rằng đỗ đại học chỉ giống như động lực của chúng ta khi giảng chân tướng. Chúng ta muốn chúng sinh hiểu được chân tướng. Khi chúng ta không quá chấp trước vào việc đỗ đại học, mà chỉ tĩnh tâm và nỗ lực hết sức mình học cho tốt, chúng ta tự nhiên sẽ thi đỗ.

Tôi đã cố gắng hết sức mình để học Pháp, luyện công và phát chính niệm cho tốt, và tu luyện cho tốt. Bằng cách như vậy, kết quả giảng chân tướng của tôi sẽ tự nhiên được tốt. Sư phụ đã nói khi tôi tu luyện bản thân cho tốt và đề cao tâm tính của mình thì: “tâm tính cao đến đâu, công cao đến đó.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ ba)

Sư phụ đã giảng:

“Chư vị muốn cứu họ, lời chư vị giảng ra không tiêu nghiệp được, không trừ đi chấp trước của họ, thì chư vị làm sao có thể cứu họ?! Chư vị muốn cứu họ, thì chư vị phải tự mình là người tu luyện, lời chư vị giảng ra mới có năng lượng, có thể tiêu trừ thiên kiến và chấp trước của họ, có thể khởi tác dụng như thế, có thể ức chế những thứ gây rối loạn bất hảo trong tư tưởng của họ lúc bấy giờ, chư vị mới có thể cứu họ, kể cả các loại hoàn cảnh giảng chân tướng, chẳng phải cũng là như thế?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2016)

Do đó, khi chúng ta quá chấp trước vào phản ứng của đối phương và giảng chân tướng cho họ trên cơ sở muốn thay đổi tư tưởng của họ, kết quả sẽ không tốt.

Sư phụ đã giảng:

“Trước kia tôi từng giảng, người nào mang theo mục đích của bản thân mà giảng nói với người khác muốn cải biến người khác, hoặc muốn thuyết phục người khác, thì dù lời của chư vị có lý đến đâu, người khác cũng vẫn rất khó mà tiếp thu hoàn toàn, cũng không đả động được tâm người ta. Vì sao vậy? Kỳ thực tôi cho mọi người hay, là vì lời chư vị nói ra mang theo tất cả tư duy của chư vị. Các chủng thất tình lục dục nơi người thường của chư vị, thậm chí những thứ chư vị chấp trước thật nhiều, trong lời mà chư vị nói ra đều mang theo các tư tưởng phức tạp, nên làm cho lời của chư vị không có lực lượng lớn như thế, rất phân tán. Thêm nữa khi nói gì đó với người khác, thường thường là đứng trên quan điểm của mình, và nó không nhất định là phù hợp với Pháp của vũ trụ, do vậy từ điểm này mà giảng thì lại không có lực lượng của chân lý. Như vậy khi nói gì đó với người khác lại thêm vào những thứ để bảo hộ bản thân, [để] bản thân không bị tổn hại, cũng tức là mục đích lời chư vị nói cũng lại bất thuần, cứ như vậy khiến lời nói ra hết sức hời hợt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội tại Thụy Sỹ)

Cuối cùng, tôi sẽ chia sẻ đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Tâm bất tại yên Dữ thế vô tranh

Thị nhi bất kiến Bất mê bất hoặc

Thính nhi bất văn Nan loạn kỳ tâm

Thực nhi bất vị Khẩu đoạn chấp trước

Tố nhi bất cầu Thường cư đạo trung

Tĩnh nhi bất tư Huyền diệu khả kiến

(Ở trong Đạo-Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

Tâm chẳng để đây Không tranh với đời

Nhìn mà chẳng thấy Không mê không hoặc

Nghe mà chẳng theo Tâm đâu rối loạn

Ăn chẳng theo vị Miệng dứt chấp trước

Làm mà chẳng cầu Luôn ở trong Đạo

Tĩnh mà chẳng nghĩ Thấy được huyền diệu”

(Bài chia sẻ đọc tại Pháp hội New Zealand năm 2019)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/25/393750.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/28/180093.html

Đăng ngày 21-11-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share