Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-11-2010]

Họ và tên: Lưu Vĩnh Sinh

Giới tính: Nam

Tuổi: 45

Địa chỉ: Thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên

Nghề nghiệp: Kỹ sư

Lần bị bắt gần nhất:2001

Nơi bị giam giữ gần đây nhất: trại cưỡng bức lao động Tân Hoa, tỉnh Tứ Xuyên

Thành phố: Miên Dương

Tỉnh: Tứ Xuyên

Hình thức tra tấn:Bắt giam, đuổi việc, tống tiền, lao động cưỡng bức, đánh đập, sốc điện, khám xét nhà.

Ông Lưu Vĩnh Sinh là kỹ sư máy bay ở Tập đoàn lắp ráp máy bay Thành Đô. Năm 2007, trong cuộc truy bắt học viên Pháp Luân Công với quy mô lớn, ông phải phiêu dạt khắp nơi để tránh cuộc bức hại. Cảnh sát lục soát nhà và tịch thu toàn bộ giấy tờ tùy thân. Hiện giờ Sở cảnh sát Tương Tẩy Nhai ở Thành Đô vẫn đang thu giữ giấy tờ tùy thân của ông, nên ông Lưu không thể tìm việc và trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Ông Lưu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 1999, gần một tháng trước khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu trên phạm vi cả nước.

Ba năm phiêu bạt khắp nơi vì cuộc bức hại

9 giờ 30 sáng ngày 17 tháng 9 năm 2007, bộ phận bảo vệ công ty gọi ông lên gặp mặt. Khoảng năm, sáu nhân viên ở Sở cảnh sát Tương Tẩy Nhai và một vài cán bộ khác có thể là thuộc Đội an ninh nội địa và Phòng 610 Vũ Hầu ở Thành Đô. Họ chụp hình và buộc ông phải giao nộp chìa khóa. Ông tình cờ nghe được cuộc trao đổi qua điện thoại, thì biết họ dự định đưa ông đến Trung tâm tẩy não Tân Tân. Hơn một tháng rưỡi qua, có 20 đến 30 học viên bị bắt giữ phi pháp tại nhà hoặc đơn vị, sau đó chuyển đến các trung tâm tẩy não, đặc biệt là Tân Tân và bị tra tấn tàn bạo.

Sau khi trốn khỏi đơn vị vào ngày hôm đó, ông phải phiêu dạt khắp nơi, nay đây mai đó để tránh cuộc bức hại. Cảnh sát lục soát căn hộ; toàn bộ máy tính, máy in, Pháp tượng của Sư phụ Lý, sách Đại Pháp và tiền mặt cùng tất cả giấy tờ tùy thân, giấy khai sinh, bằng cấp đều bị tịch thu.

Sau khi ông Lưu rời đi, một cảnh sát tên Vạn tìm đến tất cả những nơi lân cận mà cha mẹ ông đã từng sống trước kia lẫn bây giờ, và yêu cầu người dân vùng đó phải báo cáo ngay nếu nhìn thấy ông Lưu. Do đó, ông Lưu phải hạn chế đi thăm bố mẹ và người thân, đến cả những ngày lễ cũng không thể quây quần xum họp bên gia đình.

Vì bằng cấp lẫn giấy tờ tùy thân đều bị thu giữ, nên ông Lưu phải làm công việc giao hàng thời vụ để kiếm sống và không thể tìm việc suốt thời gian dài.

Tháng 9 năm nay, mẹ ông Lưu đã hơn 70 tuổi, hiểu rằng con mình cần chứng minh thư để đi làm. Bà cùng con gái đến phòng bảo vệ công ty nơi con trai từng làm việc và Sở cảnh sát Tương Tẩy Nhai để yêu cầu trả lại chứng minh thư cho ông Lưu thì đều bị từ chối.

Đến bây giờ, ông Lưu vẫn đang phải sống phiêu dạt khắp nơi.

Hai năm rưỡi đầu bị bức hại

Khi cuộc bức hại năm 1999 diễn ra, vì kiên định đức tin của mình vào Pháp Luân Công nên ông Lưu bị bắt giam, khai trừ công chức, phạt tiền và phải trôi dạt khắp nơi. Cuối năm 2001, khi mang theo tài liệu giảng chân tướng đến nhà một đồng tu, ông đã bị cảnh sát bắt giam và chịu án lao động cưỡng bức hai năm rưỡi.

Ngày 13 tháng 2 năm 2004, trong thời gian bị giam ở trại cưỡng bức lao động Tân Hoa tỉnh Tứ Xuyên, ông Lưu bị trói và đánh đập dã man vì cùng với các đồng tu Trịnh Phương Quân, Lý Vĩnh Hồng, Ngụy Lãng, Vương Nhân Vĩ, Hoàng Xương Đông và một vài người khác vì đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Một lần khác, cảnh sát Phó Vệ Đông và Trầm Duệ đánh đập ông Lưu sau khi ông xé một băng rôn tuyên truyền lăng mạ Sư phụ Lý. Họ dùng dùi cùi điện đốt môi, khiến miệng ông sưng to đến nỗi không thể mở ra để ăn cơm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/7/232126.html

Bản tiếng Việt: https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/19/121502.html

Đăng ngày 12-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share