Tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Thu, 22 Feb 2024 15:02:45 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Vài suy ngẫm từ những vụ cháy lớnhttps://vn.minghui.org/news/262090-vai-suy-ngam-tu-nhung-vu-chay-lon.htmlThu, 22 Feb 2024 15:02:45 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262090[MINH HUỆ 24-01-2024] Tôi từng là một nhiếp ảnh gia tin tức, sau này trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên về điện ảnh, chuyên gia ánh sáng, làm việc tại Mỹ mười mấy năm. Bức ảnh dưới đây là một cảnh trong bộ phim tài liệu tôi quay năm […]

The post Vài suy ngẫm từ những vụ cháy lớn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Ngải Văn

[MINH HUỆ 24-01-2024] Tôi từng là một nhiếp ảnh gia tin tức, sau này trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên về điện ảnh, chuyên gia ánh sáng, làm việc tại Mỹ mười mấy năm.

Bức ảnh dưới đây là một cảnh trong bộ phim tài liệu tôi quay năm ngoái. Bộ phim tài liệu này kể câu chuyện về những tòa nhà sau khi bị ngọn lửa thiêu rụi và chủ nhà muốn đòi công ty bảo hiểm bồi thường.

2024-1-23-false-fire-01.jpg

Ảnh 1: Một cảnh trong bộ phim tài liệu mà tác giả đã chụp, cả tòa nhà sau khi bị lửa thiêu rụi chỉ còn lại là phế tích cháy đen (nhiếp ảnh gia: Ngải Văn)

Nhìn phế tích cháy đen khắp cả trong bức ảnh này mà trong lòng cảm thán nước lửa vô tình. Nói đến lửa, trong đầu tôi chợt hiện lên một câu chuyện cũ để lại ấn tượng sâu sắc cũng liên quan đến lửa, tuy đã hơn 20 năm qua đi, nhưng cảnh tượng ngày hôm ấy vẫn rõ ràng trước mắt tôi.

Vào đêm giao thừa năm 2001, khi người dân Trung Quốc đang tất bật chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết sắp tới, không khí tràn ngập sự vui vẻ náo nhiệt. Thế nhưng, mục Tin tức của CCTV đột nhiên phát sóng bản tin có năm người “tự thiêu” trên Quảng trường Thiên An Môn, còn tuyên bố là do học viên Pháp Luân Công làm ra.

Những hình ảnh được thiết kế tỉ mỉ

Từ góc độ của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mà nói, thông qua đoạn video ngắn ngủi chỉ vài phút, và ngôn ngữ ống kinh được vận dụng trong đó, tôi có thể giải thích rất nhiều thủ pháp quay chụp trong điện ảnh mà tôi đã quen thuộc. Sự kiện được nói là đột ngột phát sinh, nhưng lại cho cảm giác được CCTV quay thành một bộ phim điện ảnh

Ngôn ngữ ống kính thực ra là dùng ống kính để kể chuyện. Đạo diễn và người quay thông qua một loạt hình ảnh để kể lại một câu chuyện. Mà thông qua những hình ảnh được thiết kế tỉ mỉ này, người xem có thể cảm nhận được người quay phim muốn biểu đạt nội dung và tâm tư tình cảm gì. Một đạo diễn giàu kinh nghiệm có thể vận dụng khéo léo góc quay, dẫn dắt người xem vào cảnh tượng trong câu chuyện, khiến họ có thể hòa vào mạch tư duy của đạo diễn.

2024-1-23-false-fire-02.jpg

Ảnh 2: Một cảnh trong video “Tự thiêu Thiên An Môn” của CCTV

Đoạn clip này CCTV mở đầu bằng một cảnh quay từ trên cao xuống. Người quay phim này rõ ràng là đã tìm một địa điểm cực cao, đây là một góc quay hoàn hảo, dùng để nói cho người xem địa điểm xảy ra sự kiện này. Thử nghĩ, nếu quay ngang mặt đất, thì sẽ khó mà có được những hình ảnh đập vào mắt là rõ ngay địa điểm như vậy.

Người quay của CCTV sau khi quay cảnh xa, liền từ từ kéo ống kính máy quay gần vào. Với mức độ ổn định này, không khó để nhìn ra được máy quay rõ ràng đã được đặt trên giá đỡ ba chân để quay. Nhưng tại một sự kiện đột nhiên phát sinh như thế này, người quay phim nhất định phải cầm máy quay trong tay, vì đợi đến khi người quay phim lấy ra giá đỡ ba chân, thì mở giá đỡ ra xong, rồi lại đặt máy quay lên trên, có lẽ đã phải bỏ lỡ rất nhiều thời khắc quan trọng; vả lại, quay tay có thể đảm bảo quay được cơ động, linh hoạt.

Tình tiết của kịch bản

Trong bộ phim “Giải cứu binh nhì Ryan” của Hollywood, để có được hiệu ứng chân thực nơi chiến trường, trong quá trình quay cảnh đổ bộ vào Normandy, đạo diễn Steven Spielberg phải cố ý cho máy quay rung lắc, để mô phỏng hiệu ứng hiện trường nơi chiến địa.

Thế nhưng, thao tác của người quay phim khi quay vụ “tự thiêu” ở Thiên An Môn lại thật thong dong, có thể thấy anh ta biết rất rõ vở kịch này sẽ diễn thế nào, vị trí máy quay này có thể quay được những hình ảnh thế nào, hoàn toàn không có chút nào cảm giác khẩn cấp sợ bỏ lỡ những hình ảnh quan trọng của sự kiện bộc phát này

Đổi góc độ đến hình ảnh khác, Vương Tiến Đông đóng vai học viên Pháp Luân Công xếp bằng la lớn khẩu hiệu:

Trong bối cảnh này của CCTV, bắt đầu là hình ảnh toàn cảnh, mục đích là để người xem nhìn thấy ông ta “đả tọa” (nhưng tư thế này lại giống hệt tư thế ngồi khoanh chân của quân nhân bộ đội Trung Quốc, khác hẳn với tư thế xếp bằng của học viên Pháp Luân Công).

Khi ống kính thu gần vào, Vương Tiến Đông bắt đầu hô khẩu hiệu, đồng thời, cảnh sát vũ trang đằng sau cầm chăn cứu hỏa đứng nhàn nhã chờ đợi, chờ cho diễn viên diễn xong, mới cầm chăn cứu hỏa trùm lên đầu ông ta, làm bộ như đang dập lửa. Thời gian diễn của hai diễn viên cũng khớp nhau và cùng phối hợp với chuyển động của ống kính, mục đích hết sức rõ ràng, chính là muốn diễn viên đóng vai tự thiêu này hô lên ông ta là học viên Pháp Luân Công.

Mà tại hiện trường hỏa hoạn thực tế, nhân viên cứu hỏa đều khẩn cấp tranh thủ từng phút từng giây, nào có chuyện chờ người bị lửa thiêu hô xong khẩu hiệu rồi mới dập lửa chứ? Diễn viên Vương Tiến Đông này có chai Sprite đặt giữa hai chân, CCTV nói là chai đựng xăng để tự thiêu, thế nhưng mặt ông ta bị cháy đen thui cả, mà ngược lại, chai Sprite xanh lục lại không mảy may bị gì. Những cảnh quay sơ hở lộ liễu trong đoạn clip này quá nhiều, chúng ta không kể hết ở đây. Độc giả muốn tìm hiểu hết những điểm sở hở ấy, có thể bấm vào đường link ở cuối bài viết này.

2024-1-23-false-fire-04.jpg

Ảnh 3: Diễn viên Vương Tiến Đông, ảnh cắt từ video tuyên bố chai Sprite nhựa giữa hai chân đựng xăng để tự thiêu

2024-1-23-false-fire-05.jpg

Ảnh 5: Chai Sprite màu xanh giữa hai chân “Vương Tiến Đông” trong đoạn clip tự thiêu không hề bị biến dạng, không đổi màu (Ảnh cắt từ video “Lửa giả”)

Cảm thương với những đồng bào bị Trung Cộng lừa bịp

Đối với một bộ phim thông thường, thời gian phát hành sau khi hoàn thành phần chế tác hậu kỳ cũng rất được chú trọng, đây chính là nhân tố quyết định tỷ lệ xem. Tùy vào nhóm người xem thế nào mà quyết định bộ phim sẽ được tung ra vào “kỳ nghỉ hè” hay là “dịp năm mới”.

Người chế tác bộ phim này của CCTV cũng thật là đã “vất vả dụng tâm”, vì đối diện với khán giả là toàn thể dân chúng Trung Quốc, vậy nên màn kịch này đã phải chọn diễn vào ngay đêm giao thừa, để có thể nhận được sự đồng cảm lớn nhất của người dân khi đang hòa mình trong tiết xuân hạnh phúc ấy mà kích động tâm lý đối địch với Pháp Luân Công. “Người tự thiêu” gồm có: bé gái, sinh viên đại học, người già, phụ nữ, khiến trái tim bạn thấy bóp nghẹt, phẫn nộ mà không kìm nén được, khiến câu chuyện này trở thành đề tài chính trong bữa cơm đoàn viên cuối năm 2001 của mọi nhà.

Tuy là một sự kiện qua đã lâu, nhưng năm ấy, sau khi “bản tin” được dàn dựng này được công bố, xác thực đã lừa gạt được rất nhiều người Trung Quốc đơn thuần, lương thiện. Những người phổ thông bên cạnh tôi khi đề cập đến Pháp Luân Công là biểu hiện cảm xúc lệch lạc như vẻ sợ hãi, ghét cay ghét đắng, khiến tôi cứ cảm thương với đồng bào bị Trung Cộng lừa bịp ấy.

Lời kết

Gốc của người Trung Quốc bắt nguồn trong văn minh 5.000 năm, mà cốt lõi của văn hóa 5.000 năm là tinh thần của Phật-Đạo-Nho, là văn hóa tu luyện. Kể từ khi Trung Cộng chiếm đoạt chính quyền, nó đã thông qua Đại Cách mạng Văn hóa, dùng thủ đoạn sửa đổi sách giáo khoa để liên tục diệt trừ các nhân tố văn hóa truyền thống được truyền thừa trong huyết mạch người Trung Quốc. Mà Pháp Luân Công lại là một công pháp tu luyện bác đại tinh thâm từ cổ xưa, dạy con người sống theo Chân-Thiện-Nhẫn, hướng thiện, phản bổn quy chân. Trung Cộng tiêu diệt Pháp Luân Công một cách tàn bạo bởi vì con người khởi lên khát vọng hướng thiện trong tâm thì người truyền người, số người tu Pháp Luân Công nhân lên hàng ngày, thật sự như đã thít chặt cổ họng của Trung Cộng.

Nếu bạn đã trải qua hết thảy những chuyện năm đó, hy vọng bạn có thể dùng trí huệ của mình để tìm ra chân tướng. Cho dù có đang nằm dưới sự khống chế của Trung Cộng hay không, chỉ cần trừ bỏ tuyên truyền dối trá của Trung Cộng, thì chúng ta mới có thể thật sự tự do từ trong tâm.


Nếu bạn muốn biết rõ hơn về các tình tiết, bối cảnh, và bình luận về sự kiện “Tự thiêu” Thiên An Môn, xin giới thiệu bài viết 《Minh Huệ chuyên đề:Chân tướng “Tự Thiêu” Thiên An Môn》, dưới đây là đường link dẫn đến các bài viết trong chuyên đề:

https://vn.minghui.org/news/category/tu-thieu-o-thien-an-mon

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/24/471316.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/25/214441.html

Đăng ngày 22-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Vài suy ngẫm từ những vụ cháy lớn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Đêm giao thừa Tết Cổ truyền 23 năm trướchttps://vn.minghui.org/news/260958-dem-giao-thua-tet-co-truyen-23-nam-truoc.htmlMon, 12 Feb 2024 12:25:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=260958[MINH HUỆ 07-02-2024] Một đêm giao thừa Tết Cổ truyền nữa đang đến gần. Mặc dù đây được coi là khoảng thời gian hạnh phúc khi các gia đình đoàn tụ và ăn mừng, nhưng tôi lại luôn cảm thấy nặng nề khi nghĩ về một sự kiện diễn ra […]

The post Đêm giao thừa Tết Cổ truyền 23 năm trước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Thiện Quả

[MINH HUỆ 07-02-2024] Một đêm giao thừa Tết Cổ truyền nữa đang đến gần. Mặc dù đây được coi là khoảng thời gian hạnh phúc khi các gia đình đoàn tụ và ăn mừng, nhưng tôi lại luôn cảm thấy nặng nề khi nghĩ về một sự kiện diễn ra vào đêm giao thừa cách đây 23 năm.

Đó là ngày 23 tháng 1 năm 2001. Chiều hôm đó, một tin tức chấn động được công bố, đó là việc năm người tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Chỉ hai giờ sau, Tân Hoa Xã đã phát sóng bản tin tiếng Anh về vụ việc này, tuyên bố năm người đó là học viên Pháp Luân Công.

Điều này rất khác so với thái độ thận trọng của các phương tiện truyền thông nhà nước khi đưa tin về những “tin nóng” như vậy tại những địa điểm quan trọng như Quảng trường Thiên An Môn, thường được xử lý bằng nhiều tầng hướng dẫn từ cấp trên, trước khi xác định thông điệp nào được đưa ra trong các bản tin. Trên thực tế, khi phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) gọi điện đến Sở Công an Bắc Kinh để xác minh danh tính của những người tự thiêu, họ rất ngạc nhiên khi được biết cảnh sát không hay biết gì về việc này. Vậy Tân Hoa Xã nhận chỉ đạo từ cơ quan nào để đưa tin về sự kiện nhanh chóng đến vậy, với kết luận những kẻ tự thiêu là học viên Pháp Luân Công, trong khi cảnh sát thực ra còn chưa có thời gian để thực hiện bất kỳ điều tra cụ thể nào?

Đối với tôi, việc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đưa tin trong một khoảng thời gian ngắn như vậy cho thấy đây không phải là “tin nóng”, mà là một kế hoạch đã được lên kế hoạch rất cẩn thận. Ngoài các bài báo, đài CCTV của nhà nước cũng phát sóng một loạt chương trình truyền hình về vụ tự thiêu, với nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Họ không chỉ phát đi phát lại trên ti vi, mà còn buộc nhiều doanh nghiệp, công ty nhà nước phải tổ chức cho nhân viên “học tập và nghiên cứu” nó. Nhưng càng xem, tôi càng có nhiều câu hỏi về tính xác thực của sự kiện này.

Ai đã quay phim? Quay như thế nào?

Ngày 30 tháng 1 năm 2001, một tuần sau vụ việc, chương trình Tiêu điểm của CCTV phát sóng cảnh quay Lưu Tư Ảnh, một bé gái 12 tuổi, được cho là tự thiêu. Mẹ cô bé, cô Lưu Xuân Linh, cũng là một người tự thiêu. Chương trình tuyên bố toàn bộ cảnh quay là nguyên gốc. Nhưng sự thật là, trong khi sự việc chỉ kéo dài chưa đến bảy phút, nhưng các cảnh quay của CCTV có cả cận cảnh và bao quát, ở các góc khác nhau, mà điều này lại không thể thực hiện được trong vòng bảy phút của một “tin nóng”.

Một số phương tiện truyền thông nhà nước tuyên bố những cảnh quay cận cảnh được lấy từ cuốn băng tịch thu từ một phóng viên CNN. Điều này không chỉ mâu thuẫn với tuyên bố của CCTV về đoạn phim gốc của họ, mà còn bị giám đốc tin tức của CNN Eason Jordan phủ nhận. Có một bí mật mà ai cũng biết, đó là không ai có thể tự do chụp ảnh hoặc ghi âm tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi luôn được cảnh sát canh gác nghiêm ngặt, chưa nói đến việc quay phim trong các “tin nóng”.

Dưới đây là hai ví dụ về điểm đáng ngờ của các cảnh quay. Trong một cảnh, một cảnh sát đứng phía sau Vương Tiến Đông, một trong những kẻ tự thiêu, tay cầm một tấm chăn cứu hỏa. Anh ta không cố gắng dập lửa cho đến khi Vương hô xong rằng ông ta tự thiêu vì tu luyện Pháp Luân Công. Vương đang ngồi dưới đất, nên người quay phim phải ngồi xổm hoặc ngồi xuống đất để quay cảnh ngang tầm mắt như vậy.

Trong một cảnh khác, Lưu Tư Ảnh đang nằm dưới đất và gọi mẹ. Đó là cảnh quay cận từ trên cao. Chỉ sau khi cô bé gọi xong, nhân viên y tế mới chạy đến và bế em lên cáng. Các cảnh quay được thực hiện từ nhiều góc độ, với sự phối hợp giữa cảnh sát và nhân viên y tế. Đoạn phim này không thể được bất kỳ phóng viên của một cơ quan truyền thông nước ngoài nào ghi lại, do quy định kiểm duyệt thông tin chặt chẽ ở Trung Quốc.

Bài báo của Thời báo Washington

Hai tuần sau, vào ngày 4 tháng 2 năm 2001, Thời báo Washington đăng một bài báo tiết lộ rằng cô Lưu Xuân Linh, mẹ của Lưu Tư Ảnh, không phải là người gốc ở Thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam như báo cáo của CCTV đã đề cập, và không một người hàng xóm nào từng thấy cô ta tập Pháp Luân Công. Đúng hơn, cô ta làm việc tại một hộp đêm, và thường đánh đập mẹ già và con nhỏ, mà điều này không đúng với những điều được giảng trong Pháp Luân Công.

Chai Sprite vẫn nguyên vẹn

Đầu năm 2002, Lý Ngọc Cường, phóng viên CCTV chuyên đưa tin về vụ tự thiêu, đến thăm một trung tâm tẩy não ở tỉnh Hà Bắc để có cuộc trao đổi với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đó. Các học viên chỉ ra vụ tự thiêu là một trò lừa bịp, và sau khi Vương Tiến Đông tự thiêu, một chai nhựa Sprite chứa xăng đặt trong lòng ông ta vẫn nguyên vẹn. Trước các bằng chứng này, Lý thừa nhận chai Sprite được thêm vào để thuyết phục người xem rằng những kẻ tự thiêu là học viên Pháp Luân Công. Cô ta còn nói thêm, rằng nếu biết những lời nói dối sẽ bị phát hiện thì họ đã không quay.

Hậu quả của sự việc

Chương trình Tiêu điểmcủa CCTV từng bình luận về các đoạn phim của vụ tự thiêu: “Những đoạn phim này có tác dụng quan trọng trong cuộc chiến chống Pháp Luân Công, mở ra cục diện mới trong công tác tuyên truyền vạch trần Pháp Luân Công, cũng như đặt nền tảng cho những nỗ lực vạch trần Pháp Luân Công sau này, và đã nhận được sự tuyên dương của đồng chí lãnh đạo tối cao của Trung ương [ĐCSTQ].” Hiển nhiên, “đồng chí lãnh đạo tối cao của Trung ương” này chính là Giang Trạch Dân.

Khi phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân đã thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng. Nhưng sau hơn một năm bị bức hại tàn khốc, hàng nghìn vạn học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định đức tin của mình, và kiên trì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Khi công chúng dần đồng cảm với sự thống khổ của các học viên, Giang và tay chân của y đã dàn dựng vụ tự thiêu giả mạo. Họ cố ý chọn đêm giao thừa – thời điểm nhà nhà sum họp trước màn hình ti vi – để phát sóng sự kiện này, nhằm kích động sự thù hận đối với Pháp Luân Công đến tối đa.

Ngay cả bây giờ, nhiều người Trung Quốc vẫn sợ và căm ghét Pháp Luân Công vì trò lừa bịp này. Nhưng cũng có những người nhìn thẳng vào, và hiểu được sự thật. Ở một khía cạnh nào đó, trò lừa bịp tự thiêu giống như một khảo nghiệm để thử thách tâm tính của mọi người, liệu họ có sẵn sàng gạt bỏ định kiến và nỗi sợ hãi để can đảm đối mặt với sự thật, hay mù quáng đi theo chính quyền độc tài và ôm giữ lòng thù hận đối với nhóm người vô tội này.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/7/470555.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/10/215080.html

Đăng ngày 12-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Đêm giao thừa Tết Cổ truyền 23 năm trước first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn: Tự sát hay bị sát hại?https://vn.minghui.org/news/259101-tu-thieu-tren-quang-truong-thien-an-mon-tu-sat-hay-bi-sat-hai.htmlTue, 30 Jan 2024 14:23:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=259101[MINH HUỆ 01-08-2003] (Bản gốc của bài viết này đã được đăng tải bằng tiếng Trung ngày 1 tháng 8 năm 2003.) Vào lúc 2h41 chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001, một vụ tự thiêu gây chấn động đã xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Thông tấn xã Tân Hoa […]

The post Tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn: Tự sát hay bị sát hại? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 01-08-2003] (Bản gốc của bài viết này đã được đăng tải bằng tiếng Trung ngày 1 tháng 8 năm 2003.)

Vào lúc 2h41 chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001, một vụ tự thiêu gây chấn động đã xảy ra trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Thông tấn xã Tân Hoa và CCTV, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lập tức đưa tin về sự kiện này, tuyên bố rằng năm người tự thiêu và hai người nữa đã tìm cách tự thiêu đều là học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công đã bác bỏ cáo buộc này, bởi hành vi sát sinh và tự sát là vi phạm điều cấm kỵ của Pháp Luân Công.

Một số hãng truyền thông phương Tây và các cơ quan bên thứ ba đã đặt câu hỏi về tính xác thực của sự kiện này. Một phóng viên của Washington Post đã phỏng vấn những người hàng xóm của Lưu Xuân Linh, một trong những người tự thiêu, và được cho biết, cô Lưu làm việc ở một câu lạc bộ đêm, rằng cô đối xử rất tệ với mẹ con cô, và họ chưa bao giờ thấy cô tập Pháp Luân Công.

Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPF) đã thành lập một ban chuyên trách để điều tra vụ việc. Dưới đây là ba trong số những phát hiện của họ.

1. Lưu Xuân Linh ngã xuống sau khi bị vật nặng đập vào

Trong đoạn phim do chương trình Tiêu điểm của CCTV phát sóng, một người đàn ông mặc áo khoác quân đội đã dùng một vật hình dùi cui đập mạnh vào đầu Lưu Xuân Linh, khiến cô ngã xuống đất. Có thể thấy cô Lưu đã giơ tay che bên trái đầu mình. Có khả năng cô đã chết vì cú đập này chứ không phải do tự thiêu. Như vậy, câu hỏi lúc này là: Người đàn ông đó là ai? Tại sao anh ta lại dùng vật đó để đánh cô Lưu?

2. Ai là người gây ra cái chết của bé Lưu Tư Ảnh?

Con gái của cô Lưu Xuân Linh, bé Lưu Tư Ảnh, 12 tuổi, là một trong năm người tự thiêu. Tất cả đều được điều trị tại Bệnh viện Tích Thủy Đàm ở Bắc Kinh, nơi chuyên điều trị bỏng và thương tích do bỏng.

Một nhân viên bệnh viện nói với ban điều tra của WOIPF: “Lưu Tư Ảnh gần như đã hồi phục khỏi vết bỏng. Việc cô bé đột ngột qua đời ngay trước khi chuẩn bị xuất viện rất đáng nghi ngại.”

Theo ban điều tra, phổ enzyme cơ tim của Lưu Tư Ảnh và các xét nghiệm khác vào ngày 16 tháng 3 đều ở mức bình thường. Vì tim thường là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất do bỏng nặng, nên phổ enzyme cơ tim đã được dùng làm chỉ số để chẩn đoán tổn thương cơ tim.

Từ 8 đến 9 giờ sáng ngày 17 tháng 3, giám đốc bệnh viện và giám đốc Sở Y tế Bắc Kinh đã tới thăm bé Lưu Tư Ảnh tại phòng bệnh và nói chuyện với em rất lâu. Sau đó, đến khoảng 11h đến 12h, cô bé đột nhiên rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong ngay sau đó. Vậy đâu mới là nguyên nhân thực sự đằng sau cái chết của cô bé?

3. Hai giờ sau khi xảy ra vụ việc, những người tự thiêu mới được đưa đến bệnh viện

Theo bản tin của Tân Hoa Xã ngày 30 tháng 1 năm 2001, Vương Tiến Đông bắt đầu tự thiêu vào lúc 2h41 chiều ngày 23 tháng 1 năm 2001 ở phía Đông Bắc của Tượng đài Anh hùng Nhân dân trên Quảng trường Thiên An Môn. “Trong vòng chưa đầy một phút, một số cảnh sát đã dùng bốn bình cứu hỏa để dập lửa và nhanh chóng đưa anh này bằng xe cảnh sát tới bệnh viện để điều trị. Vài phút sau, bốn người nữ cách Vương không xa cũng châm lửa vào người. Chỉ sau một phút rưỡi, ngọn lửa đã được dập tắt.”

“Chưa đầy bảy phút sau khi vụ việc xảy ra, ba xe cứu thương từ Trung tâm Cấp cứu Bắc Kinh đã đến nơi và đưa những người bị thương tới Bệnh viện Tích Thủy Đàm, bệnh viện điều trị bỏng tốt nhất ở Bắc Kinh.”

Với thực tế là cảnh sát đã nhanh chóng dập tắt đám cháy và xe cấp cứu đến kịp thời, những người tự thiêu đáng lẽ phải đến bệnh viện vào khoảng 3 giờ chiều, vì bệnh viện chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn chưa đầy 5 dặm (8 km), và với tình trạng giao thông địa phương thì thường chỉ mất khoảng 20 phút là tới nơi.

Nhưng theo thông tin do một số nhân viên bệnh viện cung cấp, những người tự thiêu mãi đến sau 5 giờ chiều mới được đưa đến. Tân Hoa Xã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào về nguyên nhân của sự chậm trễ này hay điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian hai giờ đồng hồ đó.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/8/1/50915.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/29/214493.html

Đăng ngày 30-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn: Tự sát hay bị sát hại? first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Hãng thông tấn Pháp AFP: ĐCSTQ cấm truyền thông tới thăm và phỏng vấn người nhà của những người được cho là tự thiêuhttps://vn.minghui.org/news/259099-hang-thong-tan-phap-afp-dcstq-cam-truyen-thong-toi-tham-va-phong-van-nguoi-nha-cua-nhung-nguoi-duoc-cho-la-tu-thieu.htmlMon, 29 Jan 2024 16:27:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=259099[MINH HUỆ 13-02-2001] (Bài viết này ban đầu được đăng tải bằng tiếng Trung vào ngày 13 tháng 2 năm 2001.) Ghi chú của người dịch: Ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Truyền thông nhà nước tuyên bố những người này là học viên Pháp […]

The post Hãng thông tấn Pháp AFP: ĐCSTQ cấm truyền thông tới thăm và phỏng vấn người nhà của những người được cho là tự thiêu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[MINH HUỆ 13-02-2001] (Bài viết này ban đầu được đăng tải bằng tiếng Trung vào ngày 13 tháng 2 năm 2001.)

Ghi chú của người dịch: Ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Truyền thông nhà nước tuyên bố những người này là học viên Pháp Luân Công. Song các bài giảng của Pháp Luân Công nêu rõ là cấm sát sinh và tự sát, đồng thời các động tác và ngôn từ của những người tự thiêu không khớp với những gì Pháp Luân Công dạy. Các học viên Pháp Luân Công không công nhận những người này là học viên thực sự và đang kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về vụ việc.

Một bài báo của Agence France-Presse (AFP) ngày 9 tháng 2 năm 2001 dẫn lời của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi những người tự thiêu là “học viên Pháp Luân Công”, đồng thời chỉ ra rằng chính quyền cộng sản này đang kiểm soát gắt gao những người có liên quan tới vụ việc này và cản trở việc đưa tin độc lập.

Dưới đây là nội dung dịch của một phần bài báo của AFP.

***

Trung Quốc đã cấm thân nhân của năm người tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn vào thăm họ trong bệnh viện. Trong những người bị thương do tự thiêu này, có một bé gái 12 tuổi. Tất cả đều đang trong tình trạng nguy kịch.

Bà của bé Lưu Tư Ảnh nói với AFP qua điện thoại từ nhà bà ở tỉnh Hà Nam hôm thứ Sáu rằng cả nhà bà đều bị cấm đến Bắc Kinh để thăm cô bé. “Chính quyền bảo chúng tôi rằng ai cũng không được gặp con bé”, bà nói với giọng lo lắng. “Họ cũng ra lệnh cho tôi không được tham gia cuộc phỏng vấn nào. Tôi chỉ có thể nói được đến vậy thôi. Giờ tôi phải cúp máy đây. Tạm biệt.“

Trong khi phóng viên của các hãng truyền thông nhà nước như Tân Hoa Xã được vào bệnh viện để phỏng vấn những người bị thương sau vụ tự thiêu, chính phủ lại từ chối mọi đề nghị phỏng vấn từ các hãng truyền thông trong và ngoài nước khác.

Một cán bộ của Bệnh viện Tích Thủy Đàm ở Bắc Kinh phụ trách điều trị cho những người tự thiêu bị thương cho biết: “Chính Phòng 610, cơ quan phụ trách điều tra các hoạt động Pháp Luân Công, đã cấm người nhà của người bị thương và phóng viên vào thăm và phỏng vấn họ.” Ông xác nhận rằng không có người nhà nào đến thăm, ai muốn vào thăm thì phải được Phòng 610 chấp thuận, còn bệnh viện không có quyền quyết định.

Cùng thời gian đó, cảnh sát đã xông vào nhà của Lưu ba lần và lục soát mọi ngóc ngách trong nhà. Một người họ hàng của bà Lưu nói với AFP rằng cảnh sát đã lấy đi nhiều tài liệu, nhưng họ không biết rõ đó là tài liệu gì. “Bà của Lưu Tư Ảnh năm nay đã ngoài 80 tuổi. Tất cả những điều này đã gây áp lực rất lớn cho bà ấy. Tôi lo bà ấy không chịu đựng nổi”, người họ hàng này cho biết.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2001/2/13/7997.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/29/214496.html

Đăng ngày 29-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Hãng thông tấn Pháp AFP: ĐCSTQ cấm truyền thông tới thăm và phỏng vấn người nhà của những người được cho là tự thiêu first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nhân chứng phơi bày chính sách “giết không bỏ sót” sau vụ chèn sóng truyền hình vạch trần màn tự thiêu giảhttps://vn.minghui.org/news/210257-nhan-chung-phoi-bay-chinh-sach-giet-khong-bo-sot-sau-vu-chen-song-truyen-hinh-vach-tran-man-tu-thieu-gia.htmlThu, 25 Feb 2021 13:38:36 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=210257[MINH HUỆ 10-02-2021] “Vào khoảng 7 giờ tối ngày 13 tháng 3 năm 2002, khi đi qua tầng hai để lên văn phòng của tôi ở trên tầng sáu, tôi nghe thấy tiếng kêu la và âm thanh của ai đó đang bị đánh đập từ một trong mấy […]

The post Nhân chứng phơi bày chính sách “giết không bỏ sót” sau vụ chèn sóng truyền hình vạch trần màn tự thiêu giả first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Lý Chính Khoan

[MINH HUỆ 10-02-2021] “Vào khoảng 7 giờ tối ngày 13 tháng 3 năm 2002, khi đi qua tầng hai để lên văn phòng của tôi ở trên tầng sáu, tôi nghe thấy tiếng kêu la và âm thanh của ai đó đang bị đánh đập từ một trong mấy phòng ở tầng này. Tôi mở cửa thì thấy mấy cảnh sát đang tra tấn ông Lưu Hải Ba. Ông ấy đang trong tình trạng bị lột sạch quần áo và bị cùm trong tư thế quỳ vào chiếc ghế dài. Đầu của ông cũng bị ghì chặt xuống. Hai cảnh sát vừa sốc điện ông ấy, vừa thọc dùi cui điện vào hậu môn của ông. Bên cạnh có mấy thanh gỗ gãy. Một phần rộng trên thân thể ông Lưu đã sưng u lên và thâm tím.”

Đây không phải là kể lại bộ phim hay cuốn truyện nào cả, mà là lời chứng của Hoắc Giới Phu, người mà tại thời điểm đó (năm 2002) là một giám sát viên của Văn phòng Bảo vệ Nội bộ thuộc Sở Cảnh sát Khoan Thành của thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Hoắc sinh năm 1970 và tốt nghiệp Trường Cảnh sát Cát Lâm vào năm 1993. Ông từng là Đồn trưởng Đồn Cảnh sát Nam Quảng Trường trước khi công tác ở Sở Cảnh sát Khoan Thành.

Một tuần trước khi tra tấn ông Lưu, các học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân đã chèn tín hiệu truyền hình vào ngày 5 tháng 3 để phát sóng thông tin về Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Thông tin phát đi trên sóng truyền hình cáp là thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Cụ thể, các chương trình chiếu trên truyền hình tiết lộ rằng màn tự thiêu diễn ra vào hôm Giao thừa, tức ngày 23 tháng 1 năm 2001, là do ĐCSTQ dàn dựng để vu cho Pháp Luân Công và các học viên của pháp môn này là tà.

Ông Hoắc nhớ lại: “Giang Trạch Dân [lãnh đạo của ĐCSTQ bấy giờ là người đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999] rất tức giận và ông ta nạt nộ Bí thư tỉnh Cát Lâm Vương Vân Khôn, và lệnh cho ông ta đàn áp vụ này càng sớm càng tốt. Bởi vậy, vụ việc này đã trực tiếp thuộc sự kiểm soát của Bộ Công an”.

“Giết không bỏ sót”

Vào 7 giờ tối ngày 6 tháng 3 năm 2002, Cảnh sát trưởng Chu Xuân Minh của Sở Cảnh sát Khoan Thành đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt để phổ biến lệnh của sở cảnh sát thành phố, trong đó có lệnh “giết không bỏ sót” của Giang Trạch Dân. Cụ thể, Chu nói: “Phải huy động toàn bộ nhân sự để ‘đảm bảo trung thành với Giang và ĐCSTQ’ và để hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn này với ‘tinh thần trách nhiệm chính trị cao’”. Sở cảnh sát thành phố còn thề sẽ trừng phạt tàn khốc và tiêu diệt Pháp Luân Công mà không cần phải theo bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Hơn 6.000 cảnh sát đã được triển khai để điều tra vụ việc này và để ngăn chặn việc chèn sóng truyền hình tương tự xảy ra lần nữa.”

Chính điều này đã khiến hơn 5.000 học viên ở thành phố Trường Xuân bị bắt giữ. Ngày 12 tháng 3, đặc vụ của Lữ đoàn Điều tra Tội phạm Số 2 thuộc Sở Cảnh sát Khoan Thành đã bắt giữ ông Lưu Hải Ba, một bác sỹ cùng vợ ông là bà Hầu Diễm Kiệt vì đã cung cấp chỗ ẩn náu cho những học viên tham gia vào chèn sóng truyền hình. Mấy đặc vụ của Lữ đoàn Điều tra Tội phạm này đã đánh đập ông Lưu và bà Hầu hồi lâu, đến tận ngày hôm sau (ngày 13 tháng 3).

Ông Hoắc đã chứng kiến cảnh ông Lưu bị tra tấn như đã mô tả ở đầu bài viết này. “Ngụy Quốc Trữ của Phòng Điều tra Kinh tế cũng có mặt trong phòng. Ông Ngụy và tôi hỏi đội trưởng Ngải Lực Dân tại sao ông ta cùng người của ông ta lại tra tấn ông Lưu tàn nhẫn đến như vậy. Ngải nói, họ phải ép ông Lưu khai ra các học viên khác bởi đây là lệnh của cấp trên. Ông ta nói mọi việc sẽ ổn và yêu cầu chúng tôi rời đi”, ông Hoắc cho biết thêm.

Ông Hoắc đang nghĩ đến việc tìm Tôn Lập Đông, một đội trưởng khác, để dừng việc này lại thì ông Ngụy nói đó không phải là việc của họ. Sau khi không tìm được Tôn, ông Hầu quay trở lại văn phòng của mình, nhưng 10 phút sau, ông lại ra ngoài. Ông Hoắc nói: “Tôi lên tầng ba để tìm Tôn một lần nữa. Ở cầu thang, tôi nghe tiếng hét của Tôn ở tầng dưới, ‘Đừng đánh đập!” Một người khác bước ra hỏi có chuyện gì, Tôn nói: “Một người đã chết ở đây rồi!”

“Lúc vào trong phòng, tôi thấy ông Lưu đã được cởi trói khỏi băng ghế, nằm dưới sàn nhà, và đã chết. Một số cảnh sát vội mặc lại quần áo cho ông nhưng không dễ. Ông Ngụy cũng bước vào và trông thấy việc này. Tôn yêu cầu Ngải giữ im lặng về việc này và bảo chúng tôi rời đi, và đi báo cáo sự việc với Cảnh sát trưởng Chu”, ông Hoắc nhớ lại.

Tuyên truyền kích động thù hận

Vậy tại sao Giang và các quan chức ĐCSTQ của ông ta lại sợ hãi đến thế khi sự thật được phát trên truyền hình cho dân chúng xem? Đó là bởi vì những chương trình này phơi bày những dối trá mà bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ biên tạo để vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công.

Sau khi Đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất Pháp Luân Công ra công chúng ở Trường Xuân vào năm 1992, môn tu luyện này đã nhanh chóng thu hút nhiều người học bằng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn uyên thâm cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng. Tới năm 1999, đã có khoảng 100 triệu học viên theo học pháp môn này. Những lợi ích to lớn về sức khỏe và đạo đực thăng hoa là chủ đề phổ biến trong nhiều gia đình, cộng đồng và mọi giai tầng xã hội. Bản tin tối Dương Thành và một số kênh thông tấn khác cũng đưa tin về việc môn tu luyện này đã cải biến cuộc sống của người dân tốt như thế nào.

Ở Trung Quốc, giới chính trị, giới giáo dục dồn dập quan tâm đến Pháp Luân Công, nhiều người trong thượng tầng xã hội còn bước vào tu luyện. Kiều Thạch, nguyên chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đã lãnh đạo một nhóm quan chức tiến hành một cuộc khảo sát chuyên sâu vào năm 1998. Ông đã rút ra một kết luận: “Pháp Luân Công mang tới trăm điều lợi cho xã hội mà không có lấy một điều hại”. Sau khi báo cáo này được trình lên Bộ Chính trị vào cuối năm 1998, Giang trở nên lo sợ về sự phổ biến của Pháp Luân Công và kiên quyết đàn áp môn tu luyện này để củng cố sự thống trị của ông ta cũng như hệ tư tưởng cộng sản.

Ngay từ đầu năm 1996, Giang đã phái đi nhiều đặc vụ bí mật điều tra về Pháp Luân Công, hòng tìm ra sơ hở để đàn áp môn tu luyện này. Nhưng điều tra mấy năm không những không tìm ra được bất kỳ bằng chứng nào chống lại Pháp Luân Công mà còn khiến nhiều cảnh sát mật vụ biết đến Pháp Luân Công và trở thành người tu luyện.

Mặc dù đa số ủy viên Bộ Chính trị không ủng hộ đàn áp nhưng Giang vẫn cưỡng chế và công khai phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Tuy nhiên, mấy tháng sau, nhiều quan chức – cả các ủy viên Bộ Chính trị và các quan chức địa phương – đều không muốn hại những học viên vô tội, vì thế, các chính sách bức hại khó mà duy trì được.

Trước tình thế đó, Giang cùng đồng bọn đã dàn dựng màn tự thiêu đúng vào hôm Giao thừa, tức ngày 23 tháng 1 năm 2001. Tối đó, khi hầu hết các gia đình Trung Quốc đang quây quần trước màn hình ti vi để xem chương trình gala chào năm mới thì những cảnh đáng sợ của năm người đang bốc cháy trên Quảng trường Thiên An Môn đột nhiên xuất hiện trên màn hình ti vi. Những người tự thiêu được tuyên bố là học viên Pháp Luân Công tự thiêu theo lời giảng của môn tu luyện này để được viên mãn. Những hình ảnh đám cháy, cảnh sát cầm bình chữa cháy, và một bé gái bị bỏng tới mức biến dạng đã dấy lên sự thù ghét và nỗi sợ Pháp Luân Công trong dư luận.

Các kênh thông tấn cũng đưa tin ngay sau đó. Trong vòng bốn ngày kể từ ngày 31 tháng 1 năm 2001, Tân Hoa Xã và Thông tấn Xã Trung Quốc lần lượt đăng 107 và 64 bản tin phê phán và vu cho Pháp Luân Công là tà trong khi “quần chúng các giới” ở 14 tỉnh cũng “tình nguyện” dồn dập khiển trách môn tu luyện này. Chỉ trong vòng một tháng, hơn 2.000 tờ báo, trên 1.000 tạp chí, và hàng trăm đài phát thanh, truyền hình đã nhất loạt rầm rộ phỉ báng Pháp Luân Công. Điều này đã khiến toàn bộ xã hội quay lưng lại với Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều người đã hoàn toàn quên mất những câu chuyện trước đây về uy lực chữa bệnh kỳ diệu của Pháp Luân Công và những việc làm tốt của các học viên sau khi tu luyện.

Những người tiên phong vượt qua sự phong tỏa thông tin

Để giúp công chúng nhìn thấu chân tướng màn tự thiêu giả, một số học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân đã chèn tín hiệu truyền hình và phát video vạch trần trò lừa bịp này qua tám kênh truyền hình cáp.

Chương trình bắt đầu phát sóng vào lúc 7 giờ 19 phút tối ngày 5 tháng 3 năm 2002. Toàn thành phố Trường Xuân đã sốc khi xem video dài 50 phút cho thấy màn tự thiêu này là do ĐCSTQ dàn dựng.

Mọi người nhận ra vụ tự thiêu này có quá nhiều sơ hở. Vương Tiến Đông, một trong những người tự thiêu, toàn thân bị cháy mà tóc và chai nhựa Sprite chứa đầy xăng kẹp giữa hai chân vẫn nguyên vẹn. Lưu Xuân Linh, một người được cho là tự thiêu khác, thực tế đã bị một người mặc áo choàng cảnh sát quăng một vật nặng vào đầu, còn con gái bị bỏng nặng của cô ta lại hát được trong một cuộc phỏng vấn chỉ vài ngày sau khi được phẫu thuật mở khí quản.

Ngày 6 tháng 12 năm 2010, tờ The Weekly Standard đã đăng một bài viết về sự việc này với tựa đề: “Chèn sóng ngắn: Một nhóm hiệp sỹ vô danh Trung Quốc đã bồi đắp công cuộc vì tự do trên thế giới như thế nào” (Into Thin Airwaves: How a Handful of Unknown Chinese Martyrs Aided the Cause of Freedom Around the World). “Buổi phát sóng của Pháp Luân Công đã phát trên tám kênh trong vòng 50 phút, thu hút hơn một triệu người xem, hiệu ứng lan truyền, người ta gọi điện cho nhau, bảo bật tivi lên ngay mà xem. Ở một số khu vực lân cận, các quan chức đảng không còn cách nào, phải ra lệnh cắt điện, khiến nhiều khu phố chìm trong bóng tối”, bài báo có viết. Bài báo này cũng nhắc tới những học viên đã chèn sóng truyền hình gồm có: Lương Chấn Hưng, Lưu Thành Quân, Lưu Hải Ba, Chu Nhuận Quân, Hầu Minh Khải và Lôi Minh.

Tác động của vụ chèn sóng truyền hình này đã khiến Giang bị chọc tức và ra lệnh “giết không bỏ sót”. Hàng nghìn học viên đã bị bắt trong mấy ngày, trong đó một số đã bị tra tấn đến chết.

Một lần nữa, ĐCSTQ lại che giấu sự tàn bạo của nó. Ngày 16 tháng 3 năm 2002, ba ngày sau khi ông Lưu bị đánh tới chết, Chu Xuân Minh, cảnh sát trưởng của Khoan Thành, đã tuyên bố trong một cuộc họp rằng ông Lưu qua đời vì đau tim và mỗi phòng phải cử người tới canh nhà xác để ngăn không cho gia đình và bạn bè của ông Lưu tìm thấy thi thể ông. Nhiều nữ cảnh sát cũng được bố trí canh bà Hầu, vợ ông Lưu, đang phải nằm viện tại thời điểm đó.

Ông Hoắc đã từ chối hợp tác từ khi chứng kiến ông Lưu bị tra tấn như thế nào. Vì điều này và vì những nhận định của ông về tính phi pháp của cuộc bức hại này mà ông bị đuổi khỏi cuộc họp. Sau đó, ông đã trốn khỏi Trung Quốc vào tháng 6 năm 2002. Ngày 7 tháng 1 năm 2004, ông đã cung cấp lời chứng như trên cho Minh Huệ Net.

Bị kết án dài hạn vì hành động quả cảm

Vụ việc chèn sóng truyền hình xảy ra vào năm 2002, khoảng một năm sau khi vụ dàn dựng tự thiêu diễn ra, và đến nay đã 19 năm trôi qua.

Nhiều học viên đã phải chịu đựng thống khổ lớn vì chiến công quả cảm khi phơi bày những dối trá của ĐCSTQ về Pháp Luân Công. Tòa Trung cấp Trường Xuân đã kết án tù 15 học viên vào ngày 18 tháng 9 năm 2002: Bà Chu Nhuận Quân (20 năm), ông Lưu Vỹ Minh (20 năm), ông Lưu Thành Quân (19 năm), ông Lương Chấn Hưng (19 năm), ông Trương Văn (18 năm), ông Lôi Minh (17 năm), ông Tôn Trường Quân (17 năm), ông Lý Đức Hải (17 năm), bà Triệu Kiện (15 năm), ông Vân Khánh Bân (14 năm), ông Lưu Đông (14 năm), ông Ngụy Tu Sơn (12 năm), ông Trang Hiển Khôn (11 năm), bà Trần Diễm Mai (11 năm) và bà Lý Hiểu Kiệt (4 năm).

Hơn nữa, một số học viên như ông Lưu Thành Quân, ông Lôi Minh, ông Lương Chấn Hưng và ông Hầu Minh Khải đã bị bức hại tới chết.

Thủ phạm gặp quả báo

Vì những hành động thái quá và tàn ác đối với các học viên Pháp Luân Công, trong những năm qua, một số cảnh sát ở Trường Xuân đã gặp quả báo. Dưới đây là một vài ví dụ.

Tôn Lập Đông, sinh tháng 11 năm 1952, là một đội trưởng ở Sở Cảnh sát Khoan Thành khi sự việc chèn sóng truyền hình xảy ra. Ông ta là một trong những thủ phạm chính gây ra cái chết của ông Lưu, còn cầm đầu những cảnh sát khác bắt giữ tổng cộng 100 học viên. Ông ta bị đột tử tại văn phòng của mình vào đầu năm 2004, và cấp dưới của ông ta nói rằng đó là do quả báo vì bức hại Pháp Luân Công. Vì thế, một số cảnh sát không dám ngược đãi các học viên nữa, cho dù chính quyền đã trao bằng khen cho Tôn là “Top 10 người đáng tin cậy nhất” sau khi ông ta qua đời.

Lưu Nguyên Tuấn, 54 tuổi, là Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Trường Xuân. Ông ta phụ trách việc bức hại ở Trường Xuân sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999. Ông ta cũng chỉ huy việc bắt giữ khoảng 5.000 học viên sau vụ chèn sóng truyền hình. Ông ta đổ bệnh vào giữa tháng 4 năm 2006 và chết vì ung thư gan vào ngày 4 tháng 5 năm 2006.

Trương Huy, 46 tuổi, một thẩm phán của Tòa Trung cấp Trường Xuân, đã chủ trì các phiên tòa xét xử các học viên bị bắt giữ vì tham gia chèn sóng truyền hình. Ông ta chết vì xuất huyết não đột ngột vào ngày 2 tháng 3 năm 2006.

Tôn Vạn Thắng, nguyên chủ tọa của Tòa Trung cấp Trường Xuân, là một thủ phạm chính phụ trách các phiên tòa xét xử các học viên bị bắt giữ vì chèn sóng truyền hình. Ông ta đã phê duyệt tất cả các bản án đối với các học viên ở Trường Xuân. Ông ta sau đó đã bị điều tra về tội hối lộ.

Điền Trung Lâm, 66 tuổi, nguyên phó Thị trưởng kiêm Cảnh sát trưởng Trường Xuân. Ông ta đã trực tiếp ra lệnh tra tấn các học viên bị bắt vì chèn sóng truyền hình. Sau khi bị bắt vào năm 2011, ông ta bị kết án 11 năm tù giam.

Tống Lợi Phi, là phó Bí thư của Tòa Trung cấp Trường Xuân, người đã kết án những học viên thực hiện chặn tín hiệu truyền hình. Ông ta bị điều tra vào tháng 6 năm 2018 vì những hoạt động phi pháp.

Lưu Bồi Trụ, Phó Sở Cảnh sát Trường Xuân tại thời điểm đó, đã chủ động thực thi mệnh lệnh “giết không bỏ sót” của Giang đối với các học viên. Ông ta bị hạ bệ vào tháng 1 năm 2020 và bị mất chức.

Những người làm việc trong các hãng thông tấn cũng chịu chung số phận vì những việc làm xấu của họ. Trần Manh, phó giám đốc của Phòng duyệt tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), được chẩn đoán ung thư dạ dày và ung thư gan vào năm 2008. Ông ta chết ở tuổi 47 khoảng 9 tháng sau đó. La Kinh, người dẫn chương trình tin tức của CCTV, người phát sóng những bản tin giả về vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sau đó là vụ tự thiêu dàn dựng năm 2001, bị chẩn đoán bị ung thư hạch vào năm 2009. Trước khi chết ở tuổi 48, miệng và lưỡi của ông ta bị lở loét, khiến ông ta không nói được. Phương Tĩnh, một nữ dẫn chương trình tại thời điểm đó, đã chết ở tuổi 44 vào năm 2015.

Từ xưa đến nay, luôn có một niềm tin rằng “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Khi một người lựa chọn đi theo ĐCSTQ để làm việc xấu và hãm hại những người vô tội vì đức tin của họ thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

Kết luận

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, 19 năm sau khi diễn ra màn tự thiêu giả, Vũ Hán đã bị phong tỏa để hạn chế sự phát tán của virus corona. Phải chăng là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi lệnh phong tỏa và màn tự thiêu diễn ra cùng một ngày? Các học viên Pháp Luân Công tin rằng, trong công tác xử lý virus, ĐCSTQ đã và đang dùng những thủ đoạn lừa đảo tương tự như trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Một số những người tiên phong, những người đã chèn sóng truyền hình để phơi bày trò lừa bịp tự thiêu của ĐCSTQ, đã qua đời, nhưng rất nhiều học viên khác đang nỗ lực không biết mệt mỏi để phổ biến thông tin cho công chúng về sự lừa dối và bạo lực của ĐCSTQ, gồm cả việc che đậy virus corona. Họ khuyên mọi người cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ để tránh bị truy cứu trách nhiệm khi ĐCSTQ bị đưa ra công lý. Họ cũng chia sẻ những câu chuyện đã khỏi bệnh sau khi nhiễm virus bằng cách niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Nhiều người nghe theo lời khuyên của họ cũng đã trải nghiệm sự bình phục thần kỳ.

Mấy thập kỷ qua, ĐCSTQ còn thúc đẩy sự tàn bạo và dối trá của nó ra toàn cầu, khiến xã hội phương Tây gần như mất đi sự tự do và toàn vẹn. Bài trừ ĐCSTQ sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng và mang lại cho chúng ta phúc báo.

Bài viết liên quan:

Lời chứng của nhân chứng trực tiếp từng là cảnh sát: Hai ngày cuối của ông Lưu Hải Ba


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/7/419617.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/10/190343.html

Đăng ngày 25-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhân chứng phơi bày chính sách “giết không bỏ sót” sau vụ chèn sóng truyền hình vạch trần màn tự thiêu giả first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
“Mọi người đều biết vụ tự thiêu là giả mạo!”https://vn.minghui.org/news/208521-moi-nguoi-deu-biet-vu-tu-thieu-la-gia-mao.htmlThu, 11 Feb 2021 13:18:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=208521[MINH HUỆ 03-02-2021] Cuối năm 2000 – một năm rưỡi sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp – chiến dịch này đã không thu hút được sự ủng hộ của nhiều người thuộc hàng ngũ […]

The post “Mọi người đều biết vụ tự thiêu là giả mạo!” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 03-02-2021] Cuối năm 2000 – một năm rưỡi sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp – chiến dịch này đã không thu hút được sự ủng hộ của nhiều người thuộc hàng ngũ lãnh đạo của ĐCSTQ. Tổng Bí thư ĐCSTQ bấy giờ là Giang Trạch Dân đã thực hiện chuyến thăm các tỉnh phía Nam vào đầu năm 2000 để lôi kéo sự ủng hộ trong các lãnh đạo địa phương. Trong khi đó, sự ủng hộ của công chúng cho cuộc bức hại này đã suy yếu.

Để biện minh cho việc tiếp tục bức hại Pháp Luân Công, Giang và đồng bọn đã chỉ đạo vụ tự thiêu vào đêm trước Tết Nguyên Đán 2001.

Ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người được cho là tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Toàn bộ màn kịch được máy quay ghi lại từ nhiều góc độ. Chỉ vài giờ sau khi bắt đầu vụ việc này, truyền thông nhà nước đã tràn ngập bản tin cho biết những người tự thiêu này là các học viên Pháp Luân Công. Những báo cáo này có những cảnh quay rùng rợn về các nạn nhân, quy chụp cho các pháp lý của Pháp Luân Công đã trực tiếp gây ra thảm kịch này.

Sau 20 năm nỗ lực bền bỉ của các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong việc vạch trần những bịa đặt của ĐCSTQ nhằm bôi nhọ môn tu luyện này, người dân từ mọi tầng lớp xã hội về cơ bản đã hiểu được Pháp Luân Đại Pháp và bản chất tà ác của cuộc bức hại của ĐCSTQ . Dưới đây là hai câu chuyện người Trung Quốc lên án vụ tự thiêu giả mạo. Câu chuyện đầu tiên là của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và câu chuyện thứ hai là của một học viên ở bên ngoài Trung Quốc.

“Mọi người đều biết vụ tự thiêu là giả mạo!”

Một ngày nọ, tôi gặp anh Vương từ tỉnh Liêu Ninh. Anh là chủ của một lớp dạy kỹ thuật. Tôi hướng sự chú ý của anh đến chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Khi tôi đề cập đến “Vụ tự thiêu giả mạo”, anh đột nhiên lên giọng: “Vụ tự thiêu à? Đó là giả mạo! Là giả! Ai cũng biết cả. Rõ là điều phi lý!”

“Làm sao anh biết?”, tôi hỏi anh.

“Làm gì ai đó bị thiêu cháy cả người trong khí mái tóc vẫn còn nguyên vẹn?”, anh trả lời.

“Chà, anh quan sát tốt thật!”, tôi khen anh ấy.

“Ngoài ra, theo các bản tin, hôm đó có mấy nhóm người tự thiêu. Cảnh sát lấy đâu ra lắm bình chữa cháy đến vậy cùng lúc để dập lửa? Cảnh sát có mang theo bình cứu hỏa khi đi tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn không? Ai mà chẳng đến Quảng trường Thiên An Môn rồi… Họ muốn lừa ai vậy?”

Nhận thấy anh ấy đã có nhiều hiểu biết về vụ tự thiêu, tôi hỏi anh xem có ai đã từng nói với anh về nó không.

Anh trả lời: “Chưa có ai nói với tôi gì cả. Tôi chỉ cảm thấy có gì đó không ổn. Càng nghĩ, tôi càng thấy có nhiều sơ hở.”

Anh cũng nói với tôi rằng các quan chức phòng giáo dục đã đòi anh hối lộ như thế nào khi anh xin giấy phép mở các lớp học. “Không có quan chức nào là người tốt cả. Chừng nào ĐCSTQ vẫn còn nắm quyền ở Trung Quốc, đất nước này còn bị nó phá hoại.”

Nhận thấy anh đã minh bạch chân tướng, tôi rất mừng cho anh. Trước khi rời đi, tôi đã khuyên anh đọc niệm chín chữ tốt lành “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo” để anh được ban phước lành vì đã ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Anh gật đầu lia lịa.

Trên đường về, tôi nghĩ, “ĐCSTQ tưởng nó lừa được mọi người bằng cách dàn dựng một vụ tự thiêu giả, nhưng trò lừa bịp này đã có quá nhiều sơ hở và nó thật khập khiễng đến nỗi ngay cả những người bình thường cũng đã nhìn thấu nó.”

ĐCSTQ gần đây đã quảng bá hoạt động kỷ niệm 20 năm “vụ tự thiêu” trên Internet, để rồi cuối cùng bị công chúng lên án.

“Vụ tự thiêu” rõ ràng đã được lên kế hoạch sẵn

Tôi có mấy người bạn ở khu Phương Trang, ở Bắc Kinh, nơi nhiều người giàu có ở Bắc Kinh cư trú. Trước ngày 23 tháng 1 năm 2001, tôi đã gọi cho họ để chúc Tết. Họ nói với tôi rằng cảnh sát đã đến gõ cửa từng nhà để thông báo không được đến Quảng trường Thiên An Môn trước dịp Tết Nguyên Đán. Cảnh sát không cho họ hỏi han gì, chỉ bảo đó là lệnh của cấp trên.

Mấy hôm sau, vào ngày 23 tháng 1, đã diễn ra vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Khi tôi liên lạc lại với họ sau đó, họ nói, khi họ xem tin tức trên TV, họ đột nhiên hiểu tại sao mấy hôm trước, họ được yêu cầu không đến Quảng trường Thiên An Môn. Thì ra chính quyền đang quay phim vụ việc vào thời điểm đó và sợ người dân sẽ nhìn thấy nếu họ đến đó.

Là một chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tôi lập tức nhận ra chỗ sơ hở khi tôi nhìn thấy phóng viên phỏng vấn bé gái 12 tuổi được xác nhận đã bị bỏng trong vụ tự thiêu.

Do mắc bệnh hiểm nghèo, một người hàng xóm của tôi đã phải làm phẫu thuật mở khí quản và không thể nói suốt sáu tháng sau đó. Sau ba năm, ông ấy vẫn chưa thể nói như bình thường. Còn cô bé này không chỉ nói được, mà còn hát được chỉ bốn ngày sau khi làm phẫu thuật mở khí quản!

Vì nghi ngờ vụ việc này, tôi đã gọi điện đến Bệnh viện Tích Thủy Đàm, nơi cô bé được điều trị để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Một bác sỹ đã trả lời cuộc gọi. Tôi nói tôi đang theo học ngành y và muốn tham khảo ý kiến ​​về một vấn đề. Ông trả lời: “Anh nói tiếp đi!”

“Bệnh viện Tích Thủy Đàm có phải là bệnh viện điều trị viết thương bỏng tốt nhất ở Trung Quốc không?”

“Đúng vậy.”

“Tại sao cách điều trị bỏng của các ông cho nạn nhân của vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn lại không phù hợp với kiến ​​thức y học phổ thông? Tại sao phóng viên không mặc quần áo cách ly vô trùng khi phỏng vấn? Tại sao cô bé mới được phẫu thuật mở khí quản và đặt nội khí quản bốn ngày mà đã nói chuyện và hát được…?”

Vị bác sỹ này lắp bắp nói: “À… à… à ……” rồi cúp điện thoại. Tôi gọi lại thì không có ai nhấc máy.

Tôi gọi cho trạm điều dưỡng và yêu cầu gặp vị bác sỹ trực ca. Một y tá trả lời rồi hét lớn: “Bác sỹ ơi, ông có điện thoại!”

“Bảo anh ấy là tôi không có ở đây”, ông ta nói với cô y tá.

“Ông ấy không có ở đây.” Cô y tá nói với tôi.

“Đừng nói dối tôi. Tôi vừa nói chuyện điện thoại với ông ấy xong, và ông ấy ở ngay cạnh điện thoại. Tôi đã nghe những gì ông ấy vừa nói với cô rồi. Tôi gọi để được tư vấn y tế, và các vị không thể đối xử với tôi như vậy được.“

Cô y tá nói với tôi: “Bệnh viện có quy định rằng nếu muốn biết thông tin liên quan đến ‘vụ tự thiêu’ thì phải có sự đồng ý của Đảng ủy của bệnh viện.” Rồi cô ta cúp máy.

Một cuộc tư vấn y tế thông thường có cần thiết phải thông qua Đảng ủy của bệnh viện không? Điều đó chẳng phải càng đáng ngờ sao? Nếu không có gì bí mật ở hậu trường, tại sao họ phải làm như thế?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/3/419470.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/2/4/190257.html

Đăng ngày 11-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post “Mọi người đều biết vụ tự thiêu là giả mạo!” first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tưởng niệm 20 năm Vụ tự thiêu giả mạo: Những anh hùng phơi bày sự thật qua chèn sóng truyền hìnhhttps://vn.minghui.org/news/208063-tuong-niem-20-nam-vu-tu-thieu-gia-mao-nhung-anh-hung-phoi-bay-su-that-qua-chen-song-truyen-hinh.htmlWed, 10 Feb 2021 12:16:22 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=208063[MINH HUỆ 29-01-2021] Minh Huệ là trang web đa ngữ đăng tải thông tin trực tiếp về Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và bị bức hại ở Trung Quốc từ tháng 7 năm 1999. Trong tuần vừa qua, Minh Huệ đã […]

The post Tưởng niệm 20 năm Vụ tự thiêu giả mạo: Những anh hùng phơi bày sự thật qua chèn sóng truyền hình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Thiện Quốc

[MINH HUỆ 29-01-2021] Minh Huệ là trang web đa ngữ đăng tải thông tin trực tiếp về Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và bị bức hại ở Trung Quốc từ tháng 7 năm 1999.

Trong tuần vừa qua, Minh Huệ đã đăng nhiều bài viết để điểm lại vụ tự thiêu được dàn dựng bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 23 tháng 1 năm 2001. Kể từ đó, sự việc này trở thành lời dối trá mang tính phá hoại nhất mà ĐCSTQ sử dụng để bôi nhọ và phỉ báng Pháp Luân Công, và cũng là để biện minh cho cuộc bức hại của nó đối với một môn tu luyện ôn hòa như vậy.

Tại đây, chúng tôi muốn điểm lại bối cảnh của vụ tự thiêu giả mạo, những chân tướng chính, đồng thời khích lệ những nỗ lực của các học viên nhằm lật tẩy những dối trá đối với Pháp Luân Công, cũng như những trả thù khắc nghiệt đối với các học viên vì họ đã nói ra chân tướng.

* * *

Chúng ta luôn muốn học từ lịch sử. Nhưng khi tự thân lịch sự ấy bày ra trước mắt, chúng ta lại thường phớt lờ. Lấy ví dụ, hai trong số những chế độ khét tiếng nhất trong thế kỷ qua là Đức Quốc xã và Liên minh Xô viết. Cả hai chế độ này đều sử dụng các chiến dịch tuyên truyền rầm rộ để kiểm duyệt thông tin, tẩy não và lừa gạt người dân nhằm đạt được mục tiêu của mình.

Trong một bài viết do tờ The Guardian đưa tin vào tháng 3 năm 2017 với tiêu đề: “Sự thật bị bóp nghẹt: khi tuyên truyền và ‘sự việc thay thế’ lần đầu tiên được thế giới biết đến”, ông Josef Goebbels, người được Hitler giao nhiệm vụ thống nhất hệ tư tưởng lên nước Đức, cho biết chủ nghĩa quốc xã “là một tín điều bao trùm và ‘nhà tuyên truyền phải là người am hiểu nhất về con người.’ Mỗi một lĩnh vực trong cuộc sống của người Đức cần phải được cày xới và nhào nặn”.

Chính vì thế, Goebbels đã công kích âm mưu “suy đồi” và giám sát việc thiêu hủy những cuốn sách được lấy trộm từ các thư viện công cộng, “các nhà chứa tri thức”. Bài viết tiếp tục: “Báo chí bị chỉnh đốn. Nhà thờ bị đe dọa. Trường đại học không chịu nổi kỷ luật.”

Tình cảnh tương tự đã xảy ra ở Liên Xô cũ. Bài viết cho hay: “Cuộc tấn công của Stalin vào sự thật cũng kỳ cục không kém, mặc dù nó dường như không hề giống với chính sách xuất khẩu ngũ cốc của ông khi hàng triệu nông dân Nga đang bị chết đói. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự thật đúng như những gì ông nói, đó là tán thành khoa học không có thật của nhà nông học Trofim Lysenko, tố cáo nhà toán học Nikolai Luzin là kẻ phá hoại và giết các nhà thiên văn học vì chấp nhận phương pháp phi Macxit về vết đen”, “kết hợp với phép biện chứng, Stalin khẳng định rằng những kẻ phá hoại lớn nhất lại là những kẻ không cố ý phá hoại và bộ máy đàn áp tàn ác của Xô Viết đã góp phần vào sự tàn lụi của nhà nước.”

Thật không may, ĐCSTQ kiểm soát một lượng dân số lớn hơn nhiều với một nền kinh tế hùng mạnh hơn nhiều, vượt qua cả Hilter và Stalin, đặc biệt trong việc khai thác đủ loại công cụ giám sát hiện đại nhất, công cụ kiểm duyệt và đưa thông tin gây nhầm lẫn, cả ở nội bộ Trung Quốc cũng như toàn thế giới.

Ở nội bộ Trung Quốc, những gì mà 1,4 triệu người đọc, xem và nghe đều là những thông tin bị bóp méo với “sự việc thay thế”. Nếu có một hình thức nào đó để thông tin cho họ về sự thật, thì điều đó không nên xem xét sao?

Ngọn lửa hận thù được tiếp thêm sức mạnh

Vụ tự thiêu được dàn dựng tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, thời khắc giao thừa của Tết Nguyên đán cổ truyền Trung Quốc. Vài giờ sau, sự việc được phát sóng vào khung giờ vàng khi vô số gia đình đang vui vẻ đoàn tụ trước màn hình ti vi chờ đợi xem Chương trình Dạ tiệc Năm mới do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) tổ chức. Không cần điều tra hay giải thích, ĐCSTQ tuyên bố thẳng thừng rằng năm người tự thiêu trong vụ việc là các học viên Pháp Luân Công.

Thảm kịch này làm chấn động cả nước. Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đã bắt đầu từ tháng 7 năm 1999 nhưng đến ngày hôm đó, mọi người mới biết về cuộc bức hại này. Thế nhưng nhiều người đã đồng cảm với các học viên Pháp Luân Công trước tình cảnh của họ. Rốt cuộc, với gần 7% dân số Trung Quốc đang tu luyện Pháp Luân Công, thì nhiều người đã tiếp xúc với môn tu luyện này dù là trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, khi những cảnh tượng sống động về vụ tự thiêu và những câu chuyện được thêu dệt khéo léo tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, thì sự đồng cảm của công chúng đối với Pháp Luân Công đã nhanh chóng chuyển thành căm ghét và sợ hãi.

Vậy là, những người bác bỏ cuộc bức hại trước đó đã trở nên im lặng, những người đã ủng hộ Pháp Luân Công trở nên thù địch và những người thân trước đây ủng hộ các học viên Pháp Luân Công thì bắt đầu phản đối môn tu luyện. Trong những chiến dịch lớn và những cuộc vận động thu thập chữ ký do ĐCSTQ phát động nhằm phỉ báng Pháp Luân Công, nhiều người đã quên rằng trong vài thập kỷ qua, chính quyền này đã phát động những chiến dịch tương tự làm sai lệch thông tin như thế nào nhằm tấn công những công dân vô tội, từ địa chủ, tư bản cho đến giới trí thức.

Trong khi người lớn bị tẩy não bởi những dối trá về vụ tự thiêu, ĐCSTQ còn nhắm vào trẻ em. Vào thời điểm xảy ra vụ tự thiêu giả mạo, các em còn quá nhỏ để hiểu mọi người bị đối xử bất công như thế nào trong các phong trào chính trị trước đây. Cha mẹ hay ông bà các em cũng không giải thích cho các em về các vấn đề chính trị “nhạy cảm” đó. Trong khi các bậc cha mẹ còn bận chăm lo cho sức khỏe, chế độ ăn uống và việc học tập của con cái mình, họ đã không ngờ rằng ĐCSTQ lại đưa vụ tự thiêu giả mạo này vào sách giáo khoa. Trong 20 năm qua, kể từ khi xảy ra vụ tự thiêu giả mạo này, những cuốn sách giao khoa như vậy đã đầu độc tâm trí của vô số em nhỏ và khiến các em nghĩ rằng Pháp Luân Công đã khiến mọi người tự thiêu.

Những em nhỏ hồi đó giờ đã trưởng thành và một số người đã có con, nhưng sự thù hận đối với Pháp Luân Công đã ăn sâu vào tâm trí họ, khiến họ tê liệt trước cuộc bức hại và không sẵn lòng chấp nhận sự thật rằng sự dối trá, bạo lực và tàn bạo của ĐCSTQ đang làm hại người dân vô tội.

Đây không phải là một vấn đề tầm thường. Từ xa xưa, nền văn minh của Trung Quốc đã được truyền cảm hứng bởi văn hóa thần truyền. Do đó, nhìn chung con người coi trọng đạo đức và tin vào việc làm điều tốt. Sau khi ĐCSTQ cầm quyền nhiều thập kỷ qua, nó đã phá hủy thành công các giá trị truyền thống và đưa đất nước đến sự tham lam, hỗn loạn và băng hoại đạo đức. Là nhóm lớn nhất bị ĐCSTQ bức hại, Pháp Luân Công đề cao nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn giúp khôi phục các giá trị đạo đức của xã hội.

Bằng cách đàn áp Pháp Luân Công và khiến công chúng phản đối môn tu luyện, ĐCSTQ về cơ bản đã đốt cháy cây cầu để Trung Quốc có thể quay trở về nền văn minh lâu đời hàng ngàn năm và lợi ích chung.

Các học viên Pháp Luân Công đã nhận ra mối nguy hiểm mà con người phải đối mặt khi họ bị lừa gạt bởi những dối trá trong vụ tự thiêu mà ĐCSTQ dàn dựng và quay lưng lại với Pháp Luân Công. Rốt cuộc, những kẻ bức hại người vô tội cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm. Để ngăn mọi người trợ giúp cho ĐCSTQ trong việc bức hại Pháp Luân Công, nhiều học viên Pháp Luân Công đã mạo hiểm mạng sống của mình để phơi bày những dối trá của ĐCSTQ.

Phân tích lỗ hổng của đoạn video

Những phân tích đoạn video quay chậm do CCTV phát sóng đã phát hiện nhiều điểm đáng ngờ và cho thấy vụ tự thiêu là một trò lừa bịp nhằm phỉ báng Pháp Luân Công.

Ví dụ, cô Lưu Xuân Linh được tuyên bố là đã bị thiêu chết trong vụ tự thiêu. Cô là nhân vật chính bởi vì con gái cô cũng liên quan đến sự việc này. Phân tích đoạn video cho thấy thực tế, cô Lưu bị chết do bị đánh bằng một vật nặng bởi một người đàn ông mặc áo khoác quân đội.

Cảnh sát Trung Quốc vốn biết đến là không quan tâm đến mạng sống của những công dân thông thường, như đã thấy trong Vụ Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Thế nhưng trong vụ việc tự thiêu này, cảnh sát đã đưa ra hơn 20 bình chữa cháy và chăn thay vì hơi cay và súng – chỉ một lúc sau khi sự việc xảy ra. Trên thực tế, cảnh sát thường không mang theo bình chữa cháy hay chăn khi tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn rộng lớn.

Lưu Tư Ảnh, 12 tuổi, là con gái của Lưu Xuân Linh. Tin đưa rằng cháu bị bỏng diện rộng và phải nhập viện. Tuy nhiên, bốn ngày sau khi cắt mở khí quản, cháu đã được một phóng viên của CCTV phỏng vấn và thậm chí còn hát được một bài hát. Điều này trái với y học thường thức.

Một số người sống sót trong đó có Lưu Tư Ảnh được cho là bị bỏng nghiêm trọng ở những vùng lớn trên cơ thể. Trong trường hợp như vậy, thông thường cần phải để thoáng khí kết hợp với kiểm soát nhiễm trùng nghiêm ngặt để giúp phục hồi. Nhưng từ thông tin của CCTV và các phương tiện truyền thông khác, tất cả các nạn nhận đều bị quấn chặt bằng nhiều lớp gạc trong bệnh viện Tích Thủy Đàm ở Bắc Kinh. Không có biện pháp phòng ngừa nào được áp dụng, thậm chí cả khi các phóng viên tiếp cận họ ở một khoảng cách gần.

Một trong những nạn nhân được cho là Vương Tiến Đông. Mặc dù quầy áo anh ta bị cháy nghiêm trọng nhưng tóc không bị cháy và chai Sprite được cho là chứa xăng kẹp giữa hai chân anh này cũng còn nguyên.

Ông Philip Pan từ Tờ Washington Post đã đăng một tin vào ngày 4 tháng 2 năm 2001 với tiêu đề “Ngọn lửa thổi bùng lên bí ẩn Trung Hoa”. Khi ông Pan đến nhà của Lưu Xuân Linh ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, hàng xóm của cô nói với ông rằng chưa có ai từng thấy cô Lưu luyện tập Pháp Luân Công.

Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã nêu vấn đề này tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc vào ngày 14 tháng 8 năm 2001. Tổ chức này lên án chủ nghĩa khủng bố nhà nước của ĐCSTQ và chỉ ra rằng vụ tự thiêu giả mạo này là được dàn dựng nhằm vu khống Pháp Luân Công. Tổ chức ngày còn chỉ ra rằng sự việc này liên quan đến lừa bịp và giết người. Dựa trên phân tích về đoạn video, IED cho rằng sự việc này là do chính quyền Trung Quốc dàn dựng.

Đầu năm 2002, khi Lý Ngọc Cường, một phóng viên từ CCTV theo dõi vụ tự thiêu, đến “nói chuyện” với các học viên bị giam giữ tại Trung tâm Giáo dục Pháp Luật tỉnh Hà Bắc (một cở sở tẩy não), các học viên đã nêu ra những điểm đáng ngờ về vụ tự thiêu. Lý thừa nhận một số cảnh quay là được quay lại. Cô cho biết các quan chức sẽ không làm như vậy nếu họ biết những sơ hở (như chai Sprite của Vương không cháy) đó sẽ bị phát hiện.

Trả thù vì phơi bày sự thật

Trong khi ĐCSTQ sử dụng bộ máy nhà nước để tuyên truyền dối trá về Pháp Luân Công, chính quyền này còn chặn tất cả các kênh hợp pháp để các học viên Pháp Luân Công có thể nói lên những quan ngại của mình và bảo vệ bản thân. Để phơi bày sự dối trá của ĐCSTQ và để ngăn chặn nhiều người hơn nữa bị đầu độc bởi những lời dối trá, các học viên Pháp Luân Công đã sử dụng những phương thức sáng tạo, trong đó có việc chèn tín hiệu truyền hình để nói rõ sự thật với công chúng. Trong khi các học viên không được học hay đào tạo chính quy để thực hiện việc chèn sóng truyền hình, nhưng họ có chân tướng, dũng khí và thiện tâm ủng hộ họ trong toàn bộ quá trình.

Thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

Việc chèn sóng truyền hình tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm vào ngày 5 tháng 3 năm 2002 kéo dài khoảng 50 phút. Có tới một triệu người dân đã biết Pháp Luân Công được đón nhận trên toàn thế giới ra sao và ĐCSTQ đã dàn dựng vụ tự thiêu như thế nào nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công.

Sau đó, ngay lập tức ĐCSTQ bắt đầu trả thù các học viên. Hơn 5.000 học viên ở Trường Xuân bị bắt giữ. Tiến sỹ Lưu Hải Ba, một bác sỹ ở Bệnh viện Quận Lục Nguyên đã bị đánh đập đến chết. Khi đó anh mới 34 tuổi.

Tương tự, những học viên thực hiện chèn sóng truyền hình ở các khu vực khác của Trung Quốc cũng gặp phải sự trả thù tàn khốc.

Thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang

Một số học viên ở thành phố Hạc Cương, tỉnh Hắc Long Giang đã thực hiện chèn sóng truyền hình trong khoảng 20 phút vào ngày 20 tháng 4 năm 2002. Các học viên này gồm có: anh Trương Diệu Minh, ông Vương Thụ Sâm, ông Quách Trung Quyền, ông Quách Hưng Vượng và anh Dương Vĩnh Anh.

Ông Trương Hưng Phúc, Bí thư Đảng ủy thành phố Hạc Cương, rất tức giận và đã ra lệnh bắt giữ càng nhiều học viên càng tốt. Ông tuyên bố: “Chúng ta thà bắt giữ 1.000 người vô tội còn hơn bỏ sót một học viên”. Trong một thời gian ngắn, hơn 500 học viên đã bị bắt giữ ở thành phố.

Ông Vương Thụ Sâm, khoảng 50 tuổi, bị kết án 18 năm vào tháng 10 năm 2002. Trước khi bị cầm tù, ông là một người đàn ông trung niên đầy sinh lực nhưng khi được thả, ông đã trở thành một ông lão lưng còng và đã bị mất hết răng.

Ông Quách Hưng Vượng lĩnh án 15 năm. Ông bị tra tấn đến gần chết và được thả tại ngoại để điều trị y tế vào năm 2009. Ông qua đời một tháng sau đó, vào ngày 3 tháng 6 cùng năm.

Ông Quách Trung Quyền lĩnh án 13 năm

Quận Song Dương, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

Ngày 19 tháng 5 năm 2002, ông Lưu Hải Khiếu cùng một số học viên ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đã thực hiện chèn sóng truyền hình tại quận Song Dương. Ông Lưu và ông Lý Hải Khiếu cùng bị kết án 16 năm tù, trong khi ông Vũ Tự Long lĩnh án 13 năm.

Thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu

Học viên ở Quý Dương, thủ phủ của tỉnh Quý Châu, đã hai lần chèn sóng truyền hình thành công vào năm 2002, một lần vào ngày 9 tháng 7 và một lần khác vào ngày 19 tháng 10. Thời gian chèn sóng khoảng hai giờ mỗi lần và giúp gần 100.000 người trong khu vực hiểu câu chuyện chân thực về Pháp Luân Công.

Bắc Kinh

Một số lần chèn sóng truyền hình được thực hiện ở Bắc Kinh. Vào ngày 23 tháng 6 năm 2002, một số kênh của CCTV đã có những chương trình phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2003, Kênh 3, kênh truyền hình Giáo dục Bắc Kinh đã phát sóng một chương trình liệt kê tội ác bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2004 và ngày 1 tháng 5 năm 2007, các đoạn video và những lời lẽ ủng hộ Pháp Luân Công đã xuất hiện trên các chương trình của truyền hình Bắc Kinh (BTV).

Việc trả đũa rất ác liệt. Sau khi học viên Mộng Lan bị giam giữ vào năm 2002, bà bị tra tấn tàn bạo và bị cưỡng ép phải lấy mẫu máu hai lần một tuần. Giám đốc Sở Cảnh sát Phong Đài họ Vương còn đe dọa sẽ lấy nội tạng của bà để bán cho các bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép.

Tòa án Phong Đài ở Bắc Kinh đã kết án rất nhiều học viên vào tháng 8 năm 2003 vì phát tờ rơi và “nỗ lực” chèn sóng truyền hình. Trong số đó, bà Hoàng Kiến bị kết án 12 năm tù trong khi ông Ngụy Thế Quân, ông Mã Tuấn và ông Lý Khải mỗi người lĩnh án 11,5 năm tù. Tất cả các học viên này đã bị đưa đến Nhà tù Tiền Tiến.

Cô Vương Quế Thanh và cô Tôn Kính Bình (ngoài 30 tuổi và bị bại liệt) lần lượt nhận mức án 8 năm và 7 năm. Cả hai bị đưa đến Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Do bà Hoàng Kiện từ chối từ bỏ đức tin của mình nên bà bị nhốt trong một lồng kim loại có điện xung quanh. Nếu bà cử động dù chỉ một chút, bà sẽ bị điện sốc.

Tỉnh Hà Bắc

Mười bảy học viên ở tỉnh Hà Bắc đã thực hiện chèn sóng truyền hình vào ngày 27 tháng 8 năm 2002. Họ bắt đầu ở thành phố Bảo Định và sau đó mở rộng sang Hành Thủy, Thương Châu, Lại Thủy, Dịch Huyện, Trác Châu và Cao Bi Điếm trong cùng tỉnh. Họ đã phát sóng thành công ba video về Pháp Luân Công ở những thành phố trên.

17 học viên gồm có ông Lý Phong từ thành phố An Quốc, ông Hàn Vệ Tân từ thành phố An Tân, ông Trương Diễm Thanh từ Cao Bi Điếm, bà Trần Thục Phân từ Bác Dã, ông Vương Hướng Huy từ huyện Lễ, ông Lý Ái Các từ huyện Hùng, ông Mã Tăng Quân, bà Phó Thục Linh từ huyện Dịch, ông Trương Lập Quần từ Thâm Châu, ông Tạ Thụ Hoàn, ông Trương Phú Minh, bà Tạ Tú Cải từ huyện An Bình, bà Tạ Chiêm Phân từ thành phố Nhậm Khâu, bà Ngưu Mẫn Tiệp từ thành phố Thạch Gia Trang, ông Triệu Vệ Dân, ông Phạm Khánh Quân và ông Quách Tường Vũ từ thành phố Hình Đài.

Sau sự việc chèn sóng này, trong thời gian từ cuối tháng 8 đến tháng 12 tại thành phố Bảo Định, gần 100 học viên đã bị bắt .

Thanh Hải và Cam Túc

Các học viên ở tỉnh Thanh Hải đã thực hiện chèn sóng truyền hình trong cả hai ngày vào 17 tháng 8 và 19 tháng 8 năm 2002, mỗi lần kéo dài nửa giờ đồng hồ và bao phủ 80% người xem. Một lần chèn sóng cũng được thực hiện tại thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc vào ngày 6 tháng 9 năm 2002 kéo dài trong 15 phút và tiếp cận được hơn 100.000 người xem.

Nhiều người đã bị kết án sau sự việc này. Ông Lý Ngọc Hải, giáo viên ở thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc đã bị kết án 14 năm và bị giam giữ tại Nhà tù Tửu Tuyền. Ông từng bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương nghiêm trọng. Trong một thời gian, ông trở nên mất trí.

Ngày 27 tháng 12 năm 2002, Tòa án Thành Quan ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc, đã kết án tù 7 học viên. Trong đó, Lý Văn Minh, Vương Bằng Vân và Ngụy Tuấn Nhân mỗi người 20 năm, và Tôn Chiếu Hải, Cường Hiểu Nghi, Lưu Chí Vinh và Tô An Châu bị kết án từ 10 đến 19 năm.

Tòa án quận Bạch Ngân ở thành phố Lan Châu đã kết án Trong Quảng Lợi 12 năm và kết án Thường Cụ Bân 11 năm.

Ngày 30 tháng 12 năm 2002, Trương Vinh Quyên bị kết án 20 năm, Hạ Vạn Cát bị kết án 17 năm, Lý Sùng Phong 15 năm và Đoạn Tiểu Yến 7 năm. Tất cả các học viên này ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải. Đặc biệt, ông Hà trước khi bị bắt là một cảnh sát. Ông đã bị tra tấn đến chết tại Nhà tù Hạo Môn vào ngày 28 tháng 5 năm 2003. Khi đó, ông 53 tuổi.

Thành phố Duy Vân, tỉnh Quý Châu

Ở tỉnh Quý Châu, ông Đỗ Quý Lâm ở thành phố Đô Vân bị kết án 8 năm vào tháng 9 năm 2002 vì chèn sóng truyền hình.

Vào khoảng 8 giờ tối ngày 19 tháng 10 năm 2002, một kênh truyền hình cáp địa phương đã phát sóng một số chương trình về Pháp Luân Công trong khoảng hai giờ. Ông Hồ Đại Lễ đã thực hiện việc chèn sóng này và bị kết án 10 năm. Ông bị tra tấn tại Nhà tù Đô Vân và cuối cùng bị liệt và đầy thương tích. Ông qua đời vào tháng 1 năm 2011.

Ngày 22 tháng 8 năm 2003, Tòa Án Ô Đương đã kết án 12 học viên tham gia chèn sóng truyền hình. Mức án đối với các học viên lên tới 16 năm tù.

Tỉnh An Huy

Ngày 28 tháng 12 năm 2002, kênh CNN đã đưa tin rằng do tham gia chèn sóng truyền hình và đài phát thanh mà 8 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh An Huy đã bị kết án lên đến 13 năm.

Nội Mông

Một số học viên ở Morin Dawa Daur Banner, Nội Mông đã thực hiện chèn sóng vào ngày 23 tháng 10 năm 2003 và phát sóng video phơi bày trò lừa bịp trong vụ tự thiêu trong hơn 40 phút. Các học viên tham gia gồm có ông Vi Xương Phong, bà Hạ Tú Văn và bà Thôi Quế Phượng.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ khi đó, người đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, đã bị sốc trước tình hình này và đã chỉ đạo La Cán, bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương mở một cuộc điều tra.

Phòng 610 Trung ương đã cử một đội đặc nhiệm để giám sát Phòng 610 địa phương. Cảnh sát đã lục soát nhà của các học viên địa phương và bắt giữ hơn 200 học viên. Ông Vi bị kết án 13 năm vào ngày 29 tháng 10 năm 2003. Sau khi bị sốc điện bằng dùi cui điện và bị tra tấn trên ghế cọp, bà Thôi bị kết án 4 năm tù. Bà Hạ cũng bị kết án 4 năm.

Tỉnh Tứ Xuyên và Trùng Khánh

Sau sự việc chèn sóng truyền hình ở Trùng Khánh (một thành phố trực thuộc trung ương) vào năm 2002, một số học viên đã bị kết án tù, cụ thể: bà Cận Vệ (16 năm), ông Lý Hướng Đông (15 năm), bà Tô Kiếm Thu (9 năm) và ông Lý Vĩ (7 năm).

Bà Cận tốt nghiệp Đại học Tây Nam, bị giam giữ tại Nhà tù Nữ Trùng Khánh.

Bà Lưu Xuân Thư, giáo viên 45 tuổi, qua đời trong trại lao động cưỡng bức vào ngày 9 tháng 1 năm 2002. Tòa án địa phương kết án bà 13 năm sau khi bà qua đời vì tham gia vào việc chèn sóng truyền hình.

Ông Từ Vệ Đông bị kết án 10 năm vào tháng 5 năm 2002.

Huyện Hoắc Khâu, tỉnh An Huy

Ông Trương Gia Lâm từ huyện Huoqiu, tỉnh An Huy cùng 8 học viên khác đã dự định sẽ thực hiện chèn sóng truyền hình vào ngày 31 tháng 5 năm 2020 nhưng không thành công. Nhân viên mạng cáp đã phát hiện ra thiết bị và báo với cảnh sát. Ông Trương bị kết án 12 năm vào năm 2002.

Anh Tôn Phương Hy, kỹ sư tại Đài Truyền hình An Huy, bị kết án 13 năm vì chèn sóng truyền hình và bị giam giữ tại Nhà tù Túc Châu.

Các vụ việc chèn sóng truyền hình khác

Còn nhiều vụ việc tương tự như vậy. Ví như ông Trương Minh Học ở Bắc Kinh, bị kết án tù 11 năm và bị đưa đến Nhà từ Bảo An Chiểu ở Nội Mông.

Ngày 20 tháng 4 năm 2002, các học viên đã phát sóng thành công các chương trình thông tin về Pháp Luân Công đồng thời ở Cáp Nhĩ Tân, Đại Khánh, Song Thành, Tề Tề Cáp Nhĩ, Mẫu Đan Giang, Giai Mộc Tư, Hạc Cương, Song Áp Sơn và Kê Tây, đều là các thành phố thuộc tỉnh Hắc Long Giang.

Ông Lưu Hạo Minh từ thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang bị kết án 11 năm.

Ông Hoàng Mẫn, giảng viên trường Đại học Giai Mộc Tư tỉnh Hắc Long Giang, cho biết Pháp Luân Công đã giúp ông lấy lại sức khỏe và giảng dạy trở lại. Ông bị kết án 20 năm vào năm 2002 vì chèn sóng truyền hình. Trong thời gian thụ án tại Nhà tù tỉnh Sơn Đông, ông đã bị tẩy não. Bắt đầu từ tháng 5 năm 2004, ba tù nhân phạm tội hình sự đã theo dõi ông cả ngày lẫn đêm và nỗ lực ép ông phải từ bỏ đức tin. Tháng 7 năm 2017, con trai ông Hoàng đã đi một chặng đường xa từ Hắc Long Giang đến Sơn Đông để gặp bố, khi đó ông Hoàng không thể đi lại. Ông phải ngồi xe lăn ra phòng tiếp đón. Giọng ông khi đó đã bị ngọng. Con trai đã yêu cầu lập tức thả ông nhưng nhà tù đã từ chối.

Các hình thức chèn sóng khác

Ngoài truyền hình, các học viên Pháp Luân Công còn thông tin cho công chúng về cuộc bức hại của ĐCSTQ qua đài phát thanh, máy MP4 hay MP5 và qua loa phóng thannh. Các học viên đã thực hiện chèn sóng đài phát thanh thành công ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh cũng như thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang.

Nội dung chèn sóng cũng rất đa dạng. Hầu hết các lần chèn sóng trên là để phơi bày trò lừa bịp trong vụ tự thiêu và đưa ra câu chuyện chân thực về Pháp Luân Công. Sau khi cuốn Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản được xuất bản vào năm 2004, một số nội dung của cuốn sách cũng được thêm vào trong chương trình chèn sóng.

Video cuốn Cửu bình đã được chiếu qua mạng lưới truyền hình tại thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông vào tháng 3 năm 2005. Chương trình kéo dài hơn 10 phút.

Ngày 9 tháng 8 năm 2005, một đoạn video ngắn về việc thoái ĐCSTQ đã được phát sóng ở huyện Quan, tỉnh Sơn Đông. Việc tương tự cũng được thực hiện tại huyện Lâm Tây, tỉnh Hà Bắc.

Ngày 18 tháng 9 năm 2005, các học viên đã phát sóng các chương trình về Pháp Luân Công trong khoảng nửa giờ tại tỉnh Vân Nam, tiếp cận khoảng 20.000 người dân.

Ngày 23 tháng 9 năm 2006, các video về Pháp Luân Công và cuốn Cửu bình đã được phát sóng qua mạng lưới truyền hình tại thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô kéo dài vài giờ đồng hồ.

Điều đáng giá nhất

Trên đây là một vài trường hợp do Minh Huệ thu thập. Có thể còn nhiều trường hợp khác chưa được đưa tin. Ở một quốc gia với 1,4 tỷ dân đang bị lừa gạt bởi những dối trá của ĐCSTQ, ngày này qua ngày khác và năm này qua năm khác, cần một luồng sinh khí mới để giúp nhìn thấu sự tàn bạo, thù hận và dối trá của hệ tư tưởng cộng sản.

Dưới đây là một câu chuyện mà Minh Huệ nhận được.

Tháng 9 năm 2002, hai người đang tranh luận với nhau trên đường từ Quảng trường Thiên An Môn tới đường Vạn Thọ ở Bắc Kinh. Họ chuẩn bị đánh nhau.

Một hành khách nói: “Thôi nào, các cậu.” “Hôm nay trời nóng và mọi người đều gặp khó khăn. Tại sao các cậu không bình tĩnh lại và để bản thân nghỉ ngơi một chút?”

Hai người đang xung đột đã ngừng cãi vã và ngồi xuống.

Một số người đã hỏi vị khách: “Thật mừng vì ông đã nói vậy. Hãy nói cho chúng tôi biết tại sao ông lại can thiệp vào?”

Vị khách nói rằng bởi vì ông tin vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn nên ông muốn giúp đỡ mọi người. “Chân-Thiện-Nhẫn, điều đó thật tuyệt vời! Tất cả chúng tôi đều thích những chữ này!”, mọi người vui vẻ nói.

Được biết câu chuyện này đã đến tai Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ và được đưa ra làm bằng chứng cho thấy La Cán đã không thực hiện tốt việc ngăn chặn Pháp Luân Công. Các cảnh sát mặc thường phục sau đó đã được điều động dọc theo tuyến tàu điện ngầm để ngăn chặn “các hoạt động Pháp Luân Công.” Nhưng hành khách trên tàu đã phát hiện ra các đặc vụ và nói những câu như: “Trời nóng quá. Tại sao các anh phải lãng phí sức lực ở đây chứ? Nếu các anh có năng lực, thì hãy đi mà bắt những quan chức tham nhũng đi!”

Nhiều người vẫn có lương tri và thiện tâm, điều mà ĐCSTQ không thể lấy đi được.

Hiện một làn sóng virus corona mới đang tàn phá thế giới và có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn làn sóng ban đầu. Làm thế nào để được an toàn đây?

Trong văn hóa Trung Quốc cổ đại, con người luôn tin rằng bệnh dịch hay những điều xui xẻo khác là do hậu quả của sự xuống dốc về đạo đức và những việc làm xấu của con người. Lời khuyên luôn là quay về với các giá trị truyền thống và hãy tôn kính Thần.

Có vô số vấn đề trong xã hội, từ các vấn đề đạo đức đến đại dịch. Miễn là chúng ta có đức tin chân chính và trừ bỏ chính quyền toàn trị đã đàn áp những người vô tội, thì chúng ta sẽ được phúc báo.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/29/419226.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/31/190175.html

Đăng ngày 10-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share

The post Tưởng niệm 20 năm Vụ tự thiêu giả mạo: Những anh hùng phơi bày sự thật qua chèn sóng truyền hình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Câu chuyện của một công tố viên: Liên hệ giữa lời đồn với vụ tự thiêu nhằm phỉ báng Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/207255-cau-chuyen-cua-mot-cong-to-vien-lien-he-giua-loi-don-voi-vu-tu-thieu-nham-phi-bang-phap-luan-cong.htmlFri, 05 Feb 2021 09:38:44 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=207255[MINH HUỆ 31-01-2021] Nửa đêm, tôi đang ngủ thì có ai đó đập cửa đánh thức tôi. Đập mạnh tới mức tôi tưởng như cả tòa nhà đang rung chuyển. Tôi tự hỏi: “Đang có động đất sao?” Cha tôi bị khó ngủ một dạo rồi, đêm hôm đó cha […]

The post Câu chuyện của một công tố viên: Liên hệ giữa lời đồn với vụ tự thiêu nhằm phỉ báng Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Mỹ Hinh

[MINH HUỆ 31-01-2021] Nửa đêm, tôi đang ngủ thì có ai đó đập cửa đánh thức tôi. Đập mạnh tới mức tôi tưởng như cả tòa nhà đang rung chuyển. Tôi tự hỏi: “Đang có động đất sao?”

Cha tôi bị khó ngủ một dạo rồi, đêm hôm đó cha cũng phải uống thuốc ngủ mà vẫn bị giật mình tỉnh giấc bởi tiếng đập cửa sầm sầm. Cha khoác áo vào rồi chạy bổ xuống nhà. Mẹ tôi cũng chạy theo.

Đó là buổi tối ngày 30 tháng 4 năm 1999, một ngày trước kỳ nghỉ lễ dài vừa là “Quốc khánh” vừa là cuối tuần.

Cha tôi hoảng hốt mở cửa và thấy cảnh sát địa phương Tiểu Trì. Người này có quen với gia đình tôi, nhưng anh ta vẫn xuất trình giấy tờ tùy thân của cảnh sát, bảo đây là vấn đề công việc. Vừa vào nhà, anh ấy liền muốn gặp tôi.

Hồi đó, tôi còn là một thiếu nữ. Khi một nam cảnh sát đến tìm tôi vào lúc nửa đêm, cha mẹ tôi thấy rất không phù hợp. Tôi ra khỏi phòng riêng, cảnh sát Tiểu Trì hỏi: “Ngày mai, cô có đến công viên Hương Sơn để tự thiêu không?“

“Anh nói sao?” Tôi cực kỳ chấn động khi nghe điều đó. Tôi thậm chí chưa bao giờ nghe nói tới một điều như vậy, thậm chí không sao hiểu nổi.

Khi đó, tôi là một công tố viên, gia đình tử tế, khá giả mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Chuyện kỳ quái kia làm sao lại xảy ra với tôi như tiếng sét giữa đêm khuya thế được?

Pháp Luân Công mang lại sự thay đổi đáng kinh ngạc cho người học

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Sau đó, tôi trở thành một hướng dẫn viên tình nguyện ở địa phương. Vì Pháp Luân Công có năng lực trị bệnh và nâng cao đạo đức cho người học, nhiều người đã bước vào tu luyện sau khi người khác nghe nói về môn tu luyện này. Chúng tôi đã lập một điểm luyện công để hồng truyền môn tu luyện ở khu vực của chúng tôi.

Đến năm 1999, chỉ trong ba năm, mọi ngôi làng và thị trấn ở khu vực ngoại ô Bắc Kinh này đều đã có điểm luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Khả năng chữa bệnh của Pháp Luân Công đã được nhiều học viên chứng nghiệm.

Điển hình như cô Lưu bị đau lưng dữ dội hơn mười năm. Sau mấy ngày tu luyện Pháp Luân Công, cô đã hết đau lưng! Cô mù chữ vì chưa bao giờ được đi học. Nhưng sau một năm tu luyện, cô đã có thể tự đọc được Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công!

Cô Tôn bị liệt và nằm liệt giường nhiều năm. Cô đã có thể ra khỏi giường sau khi đọc Chuyển Pháp Luân và cô đã hồi phục hoàn toàn ngay sau khi bắt đầu tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Cô thậm chí còn quay trở lại nơi làm việc và tiếp tục công việc của mình!

Một bà cụ đã xuất viện về nhà vào những ngày cuối cùng. Gia đình bà đã chuẩn bị hậu sự cho bà. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, bà đã hồi phục một cách thần kỳ. Bà lại có thể giúp các việc trong nhà và gia đình bà hết sức ngạc nhiên.

Các học viên Pháp Luân Công cố gắng tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và đạo đức của họ được đề cao. Một số người từng lấy đồ ở nơi làm việc đã không còn lấy nữa, họ còn mang trả lại những thứ đã lấy về.

Trong làng có một nhà vệ sinh công cộng trước đây rất bẩn, nhưng nhiều năm nay đã được các học viên Pháp Luân Công dọn sạch sẽ. Các học viên Pháp Luân Công cũng đã tình nguyện dọn dẹp những con đường phủ đầy tuyết vào mùa đông, đặc biệt là con đường phía trước trường mẫu giáo của khu vực.

Khi trận lụt lớn năm 1998 xảy ra, nhiều tổ chức đã kêu gọi quyên góp, và các học viên Pháp Luân Công là những người quyên góp nhiều nhất. Khi mọi người tặng quần áo cho công nhân mất việc vào đêm Giao thừa, thì cũng chính các học viên Pháp Luân Công đã tặng quần áo mới mua cho năm mới, thay vì tặng quần áo cũ như hầu hết những người khác.

Với tất cả những việc làm tốt này của các học viên, mọi người từ nơi làm việc đến khu phố đều có ấn tượng rất tốt về Pháp Luân Công.

Đối với bản thân các học viên Pháp Luân Công, họ cũng cảm thấy bình an và vui vẻ trong cuộc sống. Mấy năm ấy, mọi người đều vui vẻ đến các điểm luyện công và những thay đổi về thể chất cũng như tinh thần của họ không ngừng thu hút người thân và bạn bè đến học.

Ấp ủ một âm mưu nham hiểm

Với sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công, năm 1997, chính quyền đã bắt đầu thay đổi thái độ với Pháp Luân Công một cách tinh vi. Khoảng cuối tháng 4 năm 1999, một số học viên ở Thiên Tân đã bị bắt vì yêu cầu một tòa soạn địa phương cải chính một bài báo phỉ báng Pháp Luân Công. Khi có nhiều học viên đến để tìm công lý cho Pháp Luân Công, các nhà chức trách ở Thiên Tân bảo họ rằng vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bởi chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.

Khi nghe tin về vụ việc, 10.000 học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, nhưng rồi lại bị cáo buộc là âm mưu bao vây chính quyền. Kể từ đó, chúng tôi bắt đầu nghe tin đồn rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Nhưng các phương tiện truyền thông chính thức đã công khai bác bỏ những tin đồn rằng quốc gia này không phản đối việc thực hành của quần chúng. Nhiều người dân địa phương cũng lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công, nói rằng môn tu luyện này là có lợi nhất cho xã hội. Không ai tin ĐCSTQ lại đàn áp một nhóm người tốt chỉ muốn tu tâm và cải thiện sức khỏe như thế.

Vì vậy, khi tôi bị đánh thức và hỏi một câu hỏi ngớ ngẩn vào đêm hôm đó, tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Cha mẹ tôi nghĩ rằng viên cảnh sát đang cố tình chơi khăm chúng tôi. Người cảnh sát nhận ra rằng có gì đó không ổn, vì vậy anh ấy lúng túng giải thích: “Đừng hiểu lầm tôi. Chính bí thư Vương đã ra lệnh cho chúng tôi hỏi câu hỏi này. Bây giờ, ông ấy còn đang ngồi trong văn phòng để chờ câu trả lời kìa.” Bản thân ông ấy cũng không dám ngủ, vì cấp trên bảo phải báo lại ngay.”

Sau khi chúng tôi tiễn anh ấy đi, không ai ngủ lại được. Sống dưới chế độ cộng sản, mọi người biết rằng chính quyền này có thể ngụy tạo bằng chứng và bôi nhọ người dân tùy ý và không ai được an toàn. Trong tiềm thức, tôi cảm nhận một mối nguy hiểm mơ hồ đang đến gần, và nỗi sợ hãi đêm hôm đó thật khó tả.

Ngày hôm sau, cha tôi đến đồn cảnh sát để yêu cầu một câu trả lời về vụ việc. Khi ông về nhà, ông nói với tôi rằng trưởng đồn đã xin lỗi ông và nói rằng họ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Cấp trên của họ bảo họ rằng các học viên Pháp Luân Công dự định đến công viên Hương Sơn vào ngày 1 tháng 5 để “tự thiêu” tập thể. Ngay cả trưởng công an cũng không ngủ được, nửa đêm phải ghé vào mấy nhà dân hỏi chuyện như thế.

Mấy hôm sau, tôi thấy một bản tin trực tuyến rằng Giang Trạch Dân (bấy giờ là người đứng đầu ĐCSTQ) và La Cán (người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật) đã bịa đặt lời nói dối rằng các học viên Pháp Luân Công sẽ tự thiêu tại công viên Hương Sơn.

Để khiến mọi người tin tưởng, họ đã ban hành văn bản tới tất cả các văn phòng địa phương, đồng thời bố trí cảnh sát vũ trang đến canh gác công viên Hương Sơn. Ngày xảy ra cái gọi là “tự thiêu” đã được thay đổi ba lần, nhưng không một học viên Pháp Luân Công nào đến đó.

Cảnh sát địa phương được lệnh đến đập cửa nhà các học viên Pháp Luân Công vào nửa đêm. Không ai biết ý định thực sự đằng sau việc này vào thời điểm đó, và cũng không biết mục đích của những tin đồn thất thiệt. Ngược lại, nhiều cảnh sát đã biết được sự thật rằng Pháp Luân Công dạy mọi người trở thành người tốt theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và môn tu luyện này cấm giết người và tự sát.

Hai năm sau, vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, khi năm người tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, và ĐCSTQ vội vã tuyên bố họ là học viên Pháp Luân Công, tôi chợt nhớ đến tin đồn về “vụ tự thiêu ở Hương Sơn” đã khiến anh cảnh sát đập cửa nhà tôi vào nửa đêm ngày 30 tháng 4 năm 1999. Tôi nghĩ Giang Trạch Dân và La Cán có lẽ đã dành hơn một năm tìm cách dàn dựng vụ việc để công kích Pháp Luân Công. Vì họ không thể tìm ra bất kỳ học viên Pháp Luân Công chân chính nào làm việc này, nên họ phải trả tiền cho những người giả danh Pháp Luân Công làm.

Thật là một điều phi lý trong thời đại này đối với những kẻ lạm dụng quyền lực nhà nước và huy động toàn bộ bộ máy nhà nước để tấn công một nhóm người tu luyện tay không tấc sắt, chỉ muốn trau dồi đức tính và tuân theo các nguyên lý phổ quát?

Trong 70 năm lịch sử của ĐCSTQ, chính quyền này luôn dùng dối trá để tấn công và đánh đổ bất kỳ nhóm nào mà nó coi là mối đe dọa sự cai trị độc tài của nó. Từ cuộc bức hại chính trị trong Cách mạng Văn hóa đến Thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6, và bây giờ là cuộc bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã hết lần này đến lần khác sử dụng những thủ đoạn tương tự để phát động đấu tranh giai cấp và kích động thù hận giữa các nhóm người. Mục đích của họ không chỉ là để kiểm soát Trung Quốc mà còn để hủy diệt nhân loại.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/31/190182.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/30/419270.html

Đăng ngày 05-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Câu chuyện của một công tố viên: Liên hệ giữa lời đồn với vụ tự thiêu nhằm phỉ báng Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Kỹ sư cao cấp bị tra tấn tâm lý, bị ép xem video vụ tự thiêu Thiên An Môn giả hơn mười tiếng đồng hồhttps://vn.minghui.org/news/207171-ky-su-cao-cap-bi-tra-tan-tam-ly-bi-ep-xem-video-vu-tu-thieu-thien-an-mon-gia-hon-muoi-tieng-dong-ho.htmlThu, 04 Feb 2021 04:12:39 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=207171[MINH HUỆ 30-01-2021] Ông Hà Lập Chí, cựu kỹ sư cao cấp của Bộ Xây dựng Trung Quốc, cho biết: “Khi vụ tự thiêu được dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn xảy ra [vào tháng 1 năm 2001] thì tôi đang bị giam giữ trong […]

The post Kỹ sư cao cấp bị tra tấn tâm lý, bị ép xem video vụ tự thiêu Thiên An Môn giả hơn mười tiếng đồng hồ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 30-01-2021] Ông Hà Lập Chí, cựu kỹ sư cao cấp của Bộ Xây dựng Trung Quốc, cho biết: “Khi vụ tự thiêu được dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn xảy ra [vào tháng 1 năm 2001] thì tôi đang bị giam giữ trong một trại tạm giam.”

Ông Lập Chí bị giam giữ ở Trại tạm giam Hải Điến, Bắc Kinh, vì đã gửi email thông tin về Pháp Luân Công cho đồng nghiệp vào tháng 7 năm 2000. Ông cho biết: “Sau mấy tháng bị tra tấn, tôi rất yếu. Tôi bị nhốt trong phòng giam cùng hơn 30 người khác và chúng tôi bị ép xem video về ‘Vụ tự thiêu Thiên An Môn’.

63a37f9a08b9dc8256f07ea12bbc5f89.jpg

Ông Hà Lập Chí, một học viên Pháp Luân Công

“Vụ tự thiêu giả thật kỳ quái”

Ông Lập Chí nói: “Vụ việc được dàn dựng hết sức phi lý và kỳ quái, nhưng tác động của nó là rất tệ hại. Những người không hiểu về Pháp Luân Công sửng sốt khi xem video. Tôi không biết phản ứng của công chúng thế nào vì lúc đó, tôi bị giam giữ. Xung quanh tôi là một nhóm xã hội đen và kẻ cướp. Họ cứ nhìn tôi một cách vô hồn.”

Ông bị giam trong trại tạm giam mất bảy tháng mặc dù tu luyện Pháp Luân Công không trái pháp luật. Ông cho biết: “Những người bị giam giữ cảm thấy hiếu kỳ khi tôi bước vào phòng giam. Họ chỉ biết tôi là một học viên Pháp Luân Công. Họ tự hỏi tại sao tôi lại ở đó vì họ nghĩ rằng chỉ có tội phạm mới bị giam giữ.”

“Tôi nói với họ rằng tôi là một học viên Pháp Luân Công và muốn trở thành một người tốt hơn. Tôi bị bắt vì nói với mọi người các nguyên lý tu luyện bản thân và gửi một số tài liệu thông tin. Họ đã bất ngờ. Họ dần bắt đầu trò chuyện với tôi.”

“Một số người trong họ vô cùng sợ hãi vì sợ bị cầm tù. Có người thì nhớ nhà. Có người thì sử dụng ma túy. Họ đều đau khổ và thường hay than vãn với tôi. Tôi an ủi họ và nói với họ về các nguyên lý của Pháp Luân Công. Họ dần dần biết Pháp Luân Công là tốt và tôn trọng tôi.”

Ông tiếp tục: “Nhưng sau khi chúng tôi xem đoạn video tự thiêu được dàn dựng, một cảnh sát nói với họ: ‘Một học viên Pháp Luân Công đang bị giam trong phòng giam của các ông. Các ông sẽ biết họ như thế nào sau khi xem video.”

Cảnh sát nói: “Pháp Luân Công dạy Chân-Thiện-Nhẫn. Các ông thấy họ giết người, đốt phá và tự thiêu. Tự tử có tuân theo những nguyên lý này không?”

Ông Lập Chí nói: “Đoạn video đã đánh lừa và lừa dối những tù nhân. Thái độ của họ đột nhiên thay đổi và họ nghĩ tôi là người xấu.”

Bị ép xem đoạn video tự thiêu được dàn dựng hơn mười tiếng đồng hồ

Ông Hà Lập Chí bị áp giải đến nhà tù một tháng sau khi vụ tự thiêu được dàn dựng. Lính canh đã sử dụng đoạn video của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) làm công cụ tra tấn tâm lý.

“Trong tù, họ phát đi phát lại video giết người và tự sát được bịa đặt để bôi nhọ Pháp Luân Công này. Đoạn video bao gồm cảnh bé gái trong vụ tự thiêu được dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn và những cảnh kinh hoàng khác. Chúng tôi bị ép xem video hơn mười tiếng mỗi ngày mà không được phép nhắm mắt.”

“Mục đích là gì? Các cai ngục muốn đánh lừa chúng tôi. Họ bảo chúng tôi: ‘Các anh có cảm thấy Pháp Luân Công tốt không? Các anh thực hành Chân-Thiện-Nhẫn sao? Hãy nhìn những gì xảy ra khi các anh thực hành Chân-Thiện-Nhẫn đi.“

“Họ đã phát đi phát lại các đoạn video về những cảnh tượng kinh hoàng để khiến chúng tôi liên tưởng với Pháp Luân Công. Sau đó, họ tra tấn chúng tôi bằng dùi cui điện. Họ lợi dụng sự đau khổ về thể xác và tinh thần để khiến chúng tôi hình thành phản xạ có điều kiện bất cứ khi nào chúng tôi nghĩ đến Pháp Luân Công. Họ quá tà ác.”

“Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tà ác ngoài sức tưởng tượng”

Vừa xem, ông Lập Chí đã nhận ra video dàn dựng cảnh tự thiêu là thủ đoạn mới của ĐCSTQ nhằm leo thang cuộc bức hại.

Ông nói: “Ngay từ đầu cuộc bức hại, CCTV đã chụp mũ Pháp Luân Công bằng nhiều trò lừa bịp, bao gồm cáo buộc 1.400 trường hợp tử vong, giết người và tự sát. Các chương trình phỉ báng đã được phát sóng khắp Trung Quốc. Nhưng chúng không đạt được hiệu quả mà ĐCSTQ mong muốn.”

“Vì có rất nhiều học viên Pháp Luân Công nên mọi người biết Pháp Luân Công là gì. Nhiều người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vì vấn đề sức khỏe. Họ mắc nhiều bệnh mà bệnh viện không thể chữa khỏi, rồi thử khí công nhưng không thuyên giảm. Cuối cùng, họ đã thử Pháp Luân Công và mau chóng bình phục.”

Ông nói: “Nhiều người bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vì nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Công thu hút tôi vì ba từ đó. Toàn thân tôi hòa tan với những chữ này ngay lần đầu tiên tôi nhìn thấy. Tôi có một cảm giác thân quen như được trở về nhà—cảm thấy đây là điều tôi vẫn hằng tìm kiếm.”

“Tôi nghĩ hầu hết các học viên bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vì nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ sâu thẳm trong tâm, chúng tôi biết tính trang nghiêm và thiêng liêng của việc tu luyện và mong muốn trở thành người tốt hơn. Ngay khi chúng tôi nhìn thấy những dối trá của ĐCSTQ, chúng tôi đã hiểu đó là giả—cho dù chúng được dàn dựng tinh vi thế nào.”

Ông nói: “Nhưng người Trung Quốc chúng tôi biết ĐCSTQ tà ác ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Vì vậy, khi tôi xem đoạn video về vụ tự thiêu trong trại tạm giam, phản ứng đầu tiên của tôi là thống khổ: ĐCSTQ lại tuyên truyền dối trá để bôi nhọ Pháp Luân Công.”

“Tôi biết các học viên Pháp Luân Công sẽ không làm những việc như thế. Vừa xem, tôi đã biết nó là thứ chụp mũ và phỉ báng. ĐCSTQ muốn thêu dệt những dối trá đó—thậm chí còn giết người trên Quảng trường Thiên An Môn.”

“Các bài giảng của Pháp Luân Công nghiêm cấm giết người. Làm sao lại có học viên nào có thể giết người hay tự sát được? Tôi cảm thấy những đoạn phim thật vô lý. Làm sao nó có thể liên quan gì đến Pháp Luân Công chứ? Nhưng ĐCSTQ cứ làm như thế.”

Một bộ phim do ĐCSTQ dàn dựng

Tại sao ĐCSTQ lại dàn dựng vụ tự thiêu để tăng cường cuộc bức hại Pháp Luân Công? Ông Lập Chí giải thích: “Khi tôi xem đoạn video lần đầu, tôi và các tù nhân nghĩ rằng chúng tôi đang xem một bộ phim. Lúc đó, tôi không nghĩ gì đến lý do vì sao tôi lại cho rằng tôi đang xem một bộ phim.”

“Sau này, tôi đã nghĩ lại. Nếu chuyện như thế này xảy ra trong đời thực, khung cảnh sẽ hoàn toàn hỗn loạn. Sẽ không thể có video phóng to và thu nhỏ, còn có cận cảnh, như trong một bộ phim. Vì vậy, sự thật đơn giản là nó được dàn dựng bởi ĐCSTQ.”

“Một cảnh quay cho thấy có một chai nhựa giữa hai chân của người đàn ông. Thi thể của anh ta đã bốc cháy, nhưng chai nhựa vẫn còn nguyên vẹn. Có nhiều điều mâu thuẫn như vậy. Nhìn sơ qua thì ai cũng biết là giả.”

“Như vậy, nếu bạn suy xét kỹ lưỡng, thì nó không thể lừa được mọi người. Vì vậy, sau khi biết được sự thật, nhiều người thực sự hối hận vì đã hiểu sai về Pháp Luân Công bao năm qua.”

“Sau khi biết được sự thật về vụ tự thiêu được dàn dựng, nhiều người đã thay đổi quan điểm và đã có ấn tượng tốt về Pháp Luân Công.”

Tù nhân lương tâm bị tra tấn và đối xử như kẻ thù của nhân dân

Ông Lập Chí nói: “Tôi đã bị cầm tù ba năm rưỡi vì gửi thông tin Pháp Luân Công cho đồng nghiệp. Ngày đầu tiên tôi bị áp giải đến Nhà tù Tiền Vệ, một cảnh sát nói với tôi rằng những người bị bỏ tù là tội phạm và tội phạm là kẻ thù của nhân dân. Nhà tù là bộ máy nhà nước để khuất phục kẻ thù một cách thô bạo.”

“Sau đó, cảnh sát dùng roi điện để trừng phạt tôi. Lúc đó là mùa đông lạnh giá. Tôi đã bị tra tấn tới mức không còn hơi sức nữa. Tôi không nhúc nhích được và lên cơn sốt cao, ho ra máu, chân và bàn chân bị sưng và đau.”

“Một lần, quản lý cấp trên đã phái người đến kiểm tra tiến độ của nhà tù trong việc ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của mình. Một số học viên khác trong cùng khu và tôi đã nói Pháp Luân Công là một môn tu luyện chân chính và cuộc bức hại là vô căn cứ.”

“Các lính canh trả thù chúng tôi vì đã nói sự thật. Họ sốc điện chúng tôi bằng ba, bốn chiếc dùi cui điện phát ra hàng chục nghìn vôn. Cảnh sát đưa tôi về phòng, còng tay sau lưng, ra lệnh cho tôi ngồi dưới chân tường, và bắt đầu sốc điện tôi.”

“Dòng điện cao thế làm tôi bị ngã ngay khi dùi cui điện vừa chạm vào da, nên cảnh sát đã giật điện cùng lúc cả hai bên người tôi: cổ, thái dương trái và phải, lưng, tay, chân, và những bộ phận khác.”

“Cảnh sát hét lên trong khi sốc điện: “Này thì chống đối này! Này thì không nghe lời này! Này thì gây rối này!”

“Sau khi bị sốc điện, rất lâu sau mà tim và thận của tôi vẫn bị đau. Tôi bị quản thúc nghiêm ngặt mấy tháng ròng và thường xuyên bị cấm ngủ.”

“Trong tâm các học viên chúng tôi biết Chân-Thiện-Nhẫn là gì và tu luyện là gì. Do đó, cuộc bức hại của ĐCSTQ đã cho chúng tôi thấy rằng ĐCSTQ tà ác đến thế nào. Chúng tôi thực sự là những người tốt và họ là những người xấu”.

Ông Lập Chí nói: “Cho dù cuộc bức hại có tà ác đến đâu, ĐCSTQ cũng không thể thay đổi được đức tin của chúng tôi. Họ càng đối xử tồi tệ, chúng tôi càng thấy rõ rằng các học viên thực sự là những người tốt và vô tội. Họ không thể đạt được mục tiêu tà ác của mình.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/30/419251.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/31/190191.html

Đăng ngày 04-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Kỹ sư cao cấp bị tra tấn tâm lý, bị ép xem video vụ tự thiêu Thiên An Môn giả hơn mười tiếng đồng hồ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Doanh nhân kể lại việc bị ép xem video tự thiêu trong trại lao độnghttps://vn.minghui.org/news/207107-doanh-nhan-ke-lai-viec-bi-ep-xem-video-tu-thieu-trong-trai-lao-dong.htmlTue, 02 Feb 2021 12:04:06 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=207107[MINH HUỆ 29-01-2021] “Đó là tối ngày 30 tháng 1 năm 2001, một tuần sau Tết Nguyên Đán năm đó, trong trại lao động lạnh lẽo, tăm tối và tĩnh mịch. Tôi chợt nghe thấy tiếng giày da nện xuống nền xi măng. Khi những […]

The post Doanh nhân kể lại việc bị ép xem video tự thiêu trong trại lao động first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-01-2021] “Đó là tối ngày 30 tháng 1 năm 2001, một tuần sau Tết Nguyên Đán năm đó, trong trại lao động lạnh lẽo, tăm tối và tĩnh mịch. Tôi chợt nghe thấy tiếng giày da nện xuống nền xi măng. Khi những bước chân tiến đến gần hơn, tôi nghe thấy tiếng những chiếc chìa khóa. Rồi cánh cửa kim loại [nơi phòng giam của tôi] bật mở kèm theo một tiếng nổ sầm, sau đó, một lính canh hét lớn: ‘Lâm Thận Lập, ra khỏi đây!’”

Đó là lời kể của ông Lâm Thận Lập, 66 tuổi. Ông cho biết: “Đó không phải là cảnh trong một bộ phim kinh dị, mà là một thực tế mà chúng tôi phải đối mặt hàng ngày trong trại lao động. Tôi biết họ đang cố tẩy não để tôi từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.“

Ông Lâm là người gốc Thượng Hải. Vào đầu những năm 1990, ông đến Nhật Bản để quản lý các doanh nghiệp do mình làm chủ, bao gồm một nhà hàng và một phòng khám. Sau khi trở về Trung Quốc, ông làm việc cho một công ty thương mại đa quốc gia lớn với vị trí là giám đốc điều hành tại Thượng Hải. Ông cũng điều hành công việc kinh doanh của riêng mình.

Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Ông trở nên có trách nhiệm hơn trong công việc và chu toàn hơn với gia đình, nhờ Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi đáng kể vào tháng 7 năm 1999 khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Tháng 1 năm 2000, vì kiên định với đức tin của mình, ông Lâm đã bị các viên chức từ Phòng Cảnh sát Quận Dương Phố bắt giữ. Ông bị giam giữ hình sự và sau đó bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Số 1 Thượng Hải để thụ án 18 tháng, và sau đó bị gia hạn thêm 6 tháng nữa.

Tháng 2 năm 2002, nhờ sự giúp đỡ của các học viên bên ngoài Trung Quốc, ông Lâm đã trốn thoát khỏi Trung Quốc và đến Canada. Mặc dù hiện tại ông đang được sống ở một vùng đất tự do, nhưng việc bị tẩy não cao độ tại trại lao động vẫn là một cơn ác mộng đối với ông.

Lừa đảo và dối trá

Khi sự việc kể trên diễn ra, ông Lâm đang bị giam giữ tại Khu 3 của trại lao động. Đêm đó, ngày 30 tháng 1 năm 2001, ông đi theo người lính canh đến một văn phòng.

“Ông đã xem tin tức trên TV hôm nay chưa?” Hồng, một trong những trưởng nhóm hỏi ông.

Vài giờ trước đó, ông Lâm đã bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ và xem TV, xung quanh là ba tù nhân được chỉ định theo dõi ông. Xem các video phỉ báng Pháp Luân Công là một điều bình thường trong các phiên tẩy não. Nhưng chương trình hôm đó khá đặc biệt. Những gì được chiếu trên TV là một vụ tự thiêu diễn ra trên Quảng trường Thiên An Môn một tuần trước, vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, và nó thật đáng sợ.

Ông Lâm nhớ lại một cảnh quay đặc biệt khi các nhân viên cảnh sát dập lửa trên người cô Lưu Xuân Linh, một trong những người tự thiêu và được cho là một học viên Pháp Luân Công. Ông Lâm nhìn thấy trong video một vật thể giống như một cái ống bị uốn cong đập vào đầu cô Lưu và dội trở lại bình cứu hỏa ở tốc độ cao. Người đưa tin nói rằng những “học viên Pháp Luân Công” này tự thiêu để đạt “viên mãn”.

Ông Lâm đã bị sốc. Những người tự thiêu trong bản tin này dường như không phải là những người có lý trí, huống chi là các học viên Pháp Luân Công luôn quan tâm đến người khác và luôn cố gắng trở thành những công dân tốt.

“Ông nghĩ gì về điều này? Các học viên Pháp Luân Công thật quẫn trí. Đúng không?” Giọng nói của Hồng đưa ông Lâm trở về với thực tại.

“Đây là một sự dối trá nghiêm trọng”, ông Lâm trả lời. “Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Pháp Luân Công) đã giải thích rõ rằng Pháp Luân Công không cho phép sát sinh hay tự sát. Những người đó không phải là học viên Pháp Luân Công, và anh không thể đổ lỗi cho Pháp Luân Công sau những gì họ đã làm.”

Ông Lâm kể rằng ông đã phải xem nhiều hơn những gì trên bản tin, giống như những video tẩy não khác mà ông bị ép phải xem trong trại giam. “Tôi hy vọng rằng sẽ có một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vụ việc này, thay vì mọi người vội vã kết luận. Tôi hy vọng các anh có thể giúp tôi nói lên mối bận tâm của mình vì tôi không có quyền tự do cá nhân khi bị giam giữ. Tôi muốn biết liệu chúng ta có bằng chứng rằng họ là học viên Pháp Luân Công hay không. Tôi tự hỏi những người đã tự thiêu đó thực sự là ai. Tại sao họ lại làm điều đó?“

Hồng không trả lời. Một lúc sau, anh ta nói: “Tôi không biết. Ông có thể hỏi đội trưởng của mình về điều này.” Sau đó, anh ta bỏ đi.

Khủng bố toàn dân

Trong thời gian bị giam giữ, ông Lâm đã bị đánh đập tàn bạo và chịu các hình thức tra tấn khác. Ông cũng bị buộc phải lao động khổ sai không công và tham gia các đợt tẩy não. Mãi cho đến khi đến Canada vào năm 2002, ông mới biết vụ tự thiêu đã được ĐCSTQ lợi dụng để kích động lòng hận thù của công chúng đối với Pháp Luân Công, và để tẩy não các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trên khắp Trung Quốc. Không có gì ngạc nhiên khi ông bị buộc phải xem các đoạn video tự thiêu khi đang ở trong trại lao động.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Lâm kể lại rằng vụ tự thiêu được dàn dựng 18 tháng sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Vào thời điểm đó, cuộc đàn áp đã mất đi động lực và nhiều người dân bắt đầu đồng cảm với các học viên Pháp Luân Công đang chịu sự tra tấn tàn bạo và vô cớ. Đây là lý do tại sao Giang Trạch Dân và ĐCSTQ quyết định dùng vụ tự thiêu này để phỉ báng Pháp Luân Công và lấy cớ leo thang bức hại.

Ông Lâm còn nhớ mỗi học viên bị giam giữ trong Trại Lao động Số 1 Thượng Hải đều bị ép phải xem các đoạn video tự thiêu và ký vào các tuyên bố từ bỏ đức tin của họ. Ông nói: “ĐCSTQ đã sử dụng bộ máy nhà nước để phỉ báng Pháp Luân Công và giết hại những người tự thiêu. Liệu ĐCSTQ còn dám bịa đặt ra những lời dối trá nào nữa đây?”

Ông nhận xét rằng vụ tự thiêu đã cho thấy rõ rằng việc đàn áp Pháp Luân Công là vô căn cứ và dựa trên những dối trá.

c628d4cce67a39279256a1f5a9c75cc5.jpg

Ông Lâm Thận Lập, 66 tuổi cho biết vụ tự thiêu được dàn dựng đã làm rõ rằng sự tàn ác, bạo lực và dối trá của ĐCSTQ

Ông Lâm giải thích: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công là một hình thức khủng bố của nhà nước. Cũng giống như Đại hỏa hoạn Thành Rome do Nero khởi xướng nhắm vào những người theo đạo Cơ đốc trong thời Đế chế La Mã, đó là một trong nhiều ví dụ về cách ĐCSTQ chụp mũ các nhóm người khác nhau. Trước khi xảy ra vụ tự thiêu này, sự hiểu biết của công chúng về ĐCSTQ có thể chỉ ở mức độ lý thuyết. Nhưng sự việc này đã giúp mọi người nhận ra rằng ĐCSTQ có khả năng bịa đặt những lời dối trá và hãm hại người vô tội, đồng thời khẳng định rằng ĐCSTQ là tàn ác, bạo lực và dối trá.”

20 năm đã trôi qua kể từ khi xảy ra vụ tự thiêu, và cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp tục dù có giảm bớt. Ông Lâm cho biết ông rất may mắn khi được sống ở Canada và có thể tu luyện Pháp Luân Công một cách công khai. Nhưng ở Trung Quốc, vô số học viên Pháp Luân Công vẫn đang phải đối mặt với sự bức hại vì hành xử chiểu theo Nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và cố gắng trở thành người tốt. Ông hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ từ vụ tự thiêu và ly khai khỏi chính quyền này. Ông kêu gọi những người hảo tâm hãy hợp lực để chấm dứt cuộc bức hại này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/29/419212.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/30/190171.html

Đăng ngày 02-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Doanh nhân kể lại việc bị ép xem video tự thiêu trong trại lao động first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Vụ tự thiêu dàn dựng: Lời dối trá của thế kỷhttps://vn.minghui.org/news/206993-vu-tu-thieu-dan-dung-loi-doi-tra-cua-the-ky.htmlMon, 01 Feb 2021 15:10:43 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=206993[MINH HUỆ 22-01-2021] Trong tất cả các nhóm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp kể từ khi nó lên nắm quyền vào năm 1949 thì Pháp Luân Công – một nhóm tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn – là nhóm lớn nhất. Vào tháng […]

The post Vụ tự thiêu dàn dựng: Lời dối trá của thế kỷ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Trung Sinh

[MINH HUỆ 22-01-2021] Trong tất cả các nhóm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp kể từ khi nó lên nắm quyền vào năm 1949 thì Pháp Luân Công – một nhóm tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn – là nhóm lớn nhất. Vào tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch trên toàn quốc chống lại Pháp Luân Công, và cuộc bức hại này vẫn không giảm xuống cho tới ngày hôm nay.

Thậm chí, sau khi huy động toàn bộ bộ máy chính quyền để bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội thì Giang cùng thuộc hạ cũng không thể tìm được bất cứ lý do hợp lý nào để biện minh cho cuộc bức hại. Bạo lực đối với các học viên vô tội cũng dần mất đi sự ủng hộ của công chúng.

Mặc dù vậy, chính quyền của Giang vẫn dàn dựng màn tự thiêu vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, vào đêm Giao thừa, năm người bốc cháy trên Quảng trường Thiên An Môn. Những người tự thiêu này liền bị Giang và thuộc hạ dán nhãn là các học viên Pháp Luân Công. Sự việc này nhằm mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi và căm ghét Pháp Luân Công trong các các quan chức chính phủ lẫn dân thường .

20 năm đã trôi qua và vô số các chứng cứ đã xác nhận rằng sự việc này do ĐCSTQ dàn dựng để chụp mũ Pháp Luân Công, khiến một số người tin vào cáo buộc rằng Pháp Luân Công đã làm người ta lạc lối và tự thiêu.

Lời nói dối của thế kỷ

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Tân Hoa Xã đều là cơ quan phát ngôn của ĐCSTQ, đã cáo buộc rằng một số học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, nhưng trong toàn bộ sự việc này có rất nhiều sơ hở.

8ed1fcce7d7787645f688e9aec8499ca.jpg

Một phóng viên phỏng vấn Lưu Tư Ảnh mà báo chí đưa tin là đã bị bỏng nặng

Lưu Tư Ảnh, 12 tuổi, được đưa tin là đã bị bỏng nặng ở nhiều bộ phận thân thể. Nếu đó là sự thực thì phải có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, như bức ảnh phía bên trên cho thấy, Lưu đã được một phóng viên của CCTV phỏng vấn bốn ngày sau khi cháu được phẫu thuật mở khí quản.

Không chỉ có vậy, phóng viên CCTV còn không mặc trang phục cách ly, không đeo khẩu trang, hay trùm đầu, lại còn phỏng vấn Lưu bằng micro. Điều này mâu thuẫn với những kiến thức y tế thông thường.

Vẫn bình tĩnh khi xăng bốc cháy?

f56cdb8bbaaee9c70b9fb31e2756ef63.jpg

Vương Tiến Đông, một người nữa được tuyên bố là nạn nhân của vụ tự thiêu. Toàn thân ông ta đã cháy đen nhưng chai Spite chứa xăng của ông ta vẫn còn nguyên vẹn.

Các nhà khoa học cho biết, khi xăng cháy, nhiệt độ có thể đạt tới 500º C. Cho dù trong tay ông ta là chai nước nóng 100º C thì ông ta cũng phải lập tức thả ra bởi nhiệt độ không thể chịu nổi như vậy. Tuy nhiên, trong video do CCTV phát đi, Vương tỏ ra hết sức bình tĩnh và dường như không để ý gì đến chai Sprite chứa xăng nằm giữa hai chân ông ta.

Có người nói rằng ngay cả khi bị bắn chút dầu lên tay khi nấu nướng cũng bị đau khiến người ta phải giật nảy lên. Nếu màn tự thiêu này là thật thì Vương sẽ phản ứng mạnh theo bản năng bởi nhiệt độ cao, chứ không phải ngồi yên tại chỗ như vậy.

Một mâu thuẫn nữa là quần áo của Vương dường như bị rách tơi tả bởi “vụ cháy” nhưng chai Sprite giữa hai chân ông ta (ảnh bên trên) dường như vẫn nguyên vẹn, tóc ông ta cũng vậy, trong khi tóc vốn là thứ rất dễ bắt cháy.

Theo dữ liệu này thì khi một chai xăng cháy, nó sẽ mềm đi trong 5 giây, biến dạng trong 7 giây và co lại thành một quả bóng trong 10 giây. Xin nhắc lại lần nữa rằng thực tế chai Sprite của Vương vẫn còn nguyên vẹn là mâu thuẫn với khoa học.

Đoạn phim được dàn dựng

Chi tiết lỗi của Vương Tiến Đông rõ ràng đến mức mà phóng viên CCTV Lý Ngọc Cường đã phải thừa nhận là nó không phải là thật.

Vào đầu năm 2002, Lý tới Trung tâm Giáo dục Pháp luật Tỉnh Hà Bắc, một cơ sở tẩy não, để “trò chuyện” với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Khi một học viên đặt câu hỏi tại sao chai nhựa Sprite của Vương lại không cháy dưới điều kiện nhiệt độ cao như vậy, Lý không biết phải trả lời thế nào. Cô ta nói: “Chai nhựa đó được thêm vào sau đó một thời gian để quay phim. Nếu chúng tôi biết chúng tôi bị phát hiện làm giả vụ tự thiêu thì chúng tôi đã không để chai nhựa ở đó.”

Một lỗi nữa là chất lượng của video này. Mặc dù vụ việc đang lúc khẩn cấp, nhưng máy quay dường như đang lướt ngang qua và khẩu hiệu của Vương Tiến Đông có dòng chữ to, rõ ràng tự nhận ông ta là học viên Pháp Luân Công. Mặc dù chính quyền Trung Quốc tuyên bố cảnh quay này được lấy từ camera giám sát nhưng chúng ta biết camera giám sát hồi năm 2001 không có chức năng ghi âm, không có khả năng truy tìm mục tiêu. Rõ ràng phải có một nhóm quay phim chuyên nghiệp đã ở hiện trường để quay được đoạn phim ổn định, rõ ràng, và theo sát sự việc với cảnh quay từ xa, trung, và cận cảnh như thế.

Hé lộ sự thật

Tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc vào ngày 14 tháng 8 năm 2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã chỉ trích ĐCSTQ về vụ dàn dựng tự thiêu này, coi nó như một chính quyền khủng bố. Dựa trên những phân tích video, IED tin rằng sự việc này đã được chính quyền Trung Quốc lên kế hoạch để ám hại Pháp Luân Công. Những người đại diện Trung Quốc đã không thể bắt bẻ được chứng cứ mạnh mẽ này, và tuyên bố này đã được đưa vào hồ sơ lưu trữ của Liên Hợp Quốc.

Ngày 4 tháng 2 năm 2001, tờ Washington Post đã đăng một bài viết của Philip Pan trên trang nhất với tựa đề “Lửa tự thiêu soi tỏ bí mật đen tối của Trung Quốc – Động cơ của vụ tự thiêu ở nơi công cộng là để tăng cường đấu tranh chống Pháp Luân Công” (Human Fire Ignites Chinese Mystery – Motive for Public Burning Intensifies Fight Over Falun Gong). Ông Pan đã đến quê của Lưu Xuân Linh, một trong những người được tuyên bố là nạn nhân của vụ tự thiêu này, và hàng xóm của cô ta cho biết họ chưa từng thấy cô ta tập Pháp Luân Công.

Lửa giả: Mức độ mới thảm hại của Trung Quốc về lừa dối của nhà nước (False Fire: China’s Tragic New Standard in State Deception), một bộ phim tài liệu do NTDTV sản xuất, đã phân tích chi tiết những sơ hở của vụ việc này. Vào tháng 11 năm 2003, bộ phim này đã giành giải thưởng danh dự tại Liên hoan Phim và Video Quốc tế Columbus lần thứ 51. Lễ trao giải đã được tổ chức tại Trung tâm Kansas của Đại học Nghệ thuật Columbus, Columbus, Ohio.

Tuy nhiên, chính quyền của Giang và ĐCSTQ đã tiếp tục đầu độc nhân dân bằng những dối trá về sự việc này, những điều đã được viết vào sách giáo khoa để đầu độc học sinh và thường được các hãng truyền thông và thông tấn lớn sử dụng để đánh lừa công chúng. Hơn nữa, những nỗ lực giảng chân tướng cho công chúng của các học viên Pháp Luân Công đã bị đàn áp tàn bạo. Sau khi các học viên ở Thành phố Trường Xuân, Tỉnh Cát Lâm đã chặn mạng truyền hình cáp để phát hình những video nói lên sự thật của vụ dàn dựng tự thiêu này, khoảng 5.000 học viên đã bị bắt giữ ở thành phố này. Một số trong những học viên này, gồm cả ông Lưu Thành Quân, đã chết vì bị tra tấn trong thời gian giam giữ.

Truy cứu trách nhiệm của thủ phạm

Sau màn dàn dựng tự thiêu và phát tán những tuyên truyền phỉ báng khác, ĐCSTQ đã leo thang cuộc bức hại Pháp Luân Công, khiến hàng trăm ngàn học viên bị cầm tù hoặc đưa vào các trại lao động trong 21 năm vừa qua. Hơn 4.000 học viên đã mất mạng bởi cuộc bức hại này, và hơn 800 học viên đã bị ngược đãi trong các bệnh viên tâm thần. Sự ngược đãi này gồm có lạm dụng tình dục và cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Cuộc bức hại này vẫn tiếp diễn cho tới ngày hôm nay. Vào năm 2019, cảnh sát thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm đã tùy tiện bắt giữ các học viên, mỗi học viên Pháp Luân Công bị bắt, họ sẽ kiếm được 10 điểm, trong khi đó, mỗi cảnh sát chỉ kiếm được 1 điểm cho mỗi vụ bắt giữ tội phạm thực sự. Chính sách khích lệ kiểu như vậy đã xúi giục nhiều cảnh sát hơn nữa tham gia vào việc bắt giữ các học viên vô tội.

Cùng với việc các học viên ở trong và ngoài Trung Quốc đang tiếp tục phơi bày cuộc bức hại đức tin của ĐCSTQ, hơn 370 triệu người Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức cơ sở của nó. Bản thân Giang cũng trở thành mục tiêu của hơn 200.000 đơn khiếu nại hình sự đã được gửi tới Tòa án Tối cao và Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc. Giang cũng bị tòa án Tây Ban Nha truy tố vì các cáo buộc về tội diệt chủng ở Tây Tạng.

Theo dữ liệu do trang Minh Huệ (Minghui.org) đã tổng hợp, Giang không phải là thủ phạm duy nhất phải chịu hậu quả vì những tội ác đối với Pháp Luân Công. Trong hai thập kỷ qua, có ít nhất 10.000 tòng phạm tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công đã gặp quả báo dưới nhiều hình thức, giống như câu ngạn ngữ của Trung Quốc: thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Chúng tôi khẩn thiết khuyên những thủ phạm này hãy dừng bức hại Pháp Luân Công.

Cộng đồng quốc tế cũng đã bắt đầu hành động. Vào tháng 5 năm 2019, trang Minh Huệ đã xuất bản một thông tri giải thích rằng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã khuyến khích các học viên Pháp Luân Công cũng như nhiều nhóm tín ngưỡng khác đệ trình danh sách thủ phạm phải bị trừng phạt dưới hình thức như từ chối cấp thị thực. Nhiều nước trên thế giới đã thông qua hoặc có kế hoạch thực thi Đạo luật Magnitsky đối với các thủ phạm nhân quyền.

Ở ngã rẽ của lịch sử, chúng tôi hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ minh bạch về ĐCSTQ và nói không với chế độ này, để thế giới này vẫn sẽ là nơi an toàn cho chúng ta và các thế hệ tương lai.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/22/399645.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/23/190054.html

Đăng ngày 01-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Vụ tự thiêu dàn dựng: Lời dối trá của thế kỷ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Ngọn lửa giả do ĐCSTQ tạo ra 20 năm trước vẫn lưu lại làn khói độc hại cho đến nayhttps://vn.minghui.org/news/206989-ngon-lua-gia-do-dcstq-tao-ra-20-nam-truoc-van-luu-lai-lan-khoi-doc-hai-cho-den-nay.htmlMon, 01 Feb 2021 15:10:18 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=206989[MINH HUỆ 21-01-2021] Trong đại dịch năm 2020, nhiều người dân phương Tây đã chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy sự bùng phát coronavirus và lừa dối thế giới như thế nào. ĐCSTQ, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đã thao túng cuộc tổng tuyển cử […]

The post Ngọn lửa giả do ĐCSTQ tạo ra 20 năm trước vẫn lưu lại làn khói độc hại cho đến nay first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Hồng Đạt

[MINH HUỆ 21-01-2021] Trong đại dịch năm 2020, nhiều người dân phương Tây đã chứng kiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che đậy sự bùng phát coronavirus và lừa dối thế giới như thế nào. ĐCSTQ, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đã thao túng cuộc tổng tuyển cử của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cộng sản của nó ở thế giới tự do. Tất cả những điều này có lẽ đã khiến người ta phải bàng hoàng, nhưng đã thực sự phản ánh bản chất giả-ác-đấu của ĐCSTQ.

Ở Trung Quốc, nơi ĐCSTQ đã có nhiều thập kỷ nắm quyền, đã có vô số trường hợp bộc lộ bản chất tà ác của nó. Một trong những trường hợp tệ hại nhất là vụ tự thiêu giả dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Công, một môn tu luyện ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Vụ việc này xảy ra cách đây 20 năm, vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, đúng đêm Giao thừa của Trung Quốc. Năm người đã tiến hành tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn, và chính quyền liền tuyên bố rằng họ là học viên Pháp Luân Công.

Mặc dù ĐCSTQ khét tiếng về kiểm duyệt thông tin, nhưng vụ việc này lại được cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã đưa tin bằng tiếng Anh chỉ hai tiếng sau khi xảy ra. Ngay tối hôm đó, đoạn video đã được phát sóng vào giờ cao điểm trên chương trình thời sự Tin tức Liên Bá của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc vào lúc nhiều gia đình Trung Quốc quây quần trước ti vi để xem chương trình Gala mừng năm mới của CCTV.

Chưa đầy hai trước khi xảy ra vụ việc này, vào tháng 7 năm 1999, lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Giang thề sẽ nhổ tận gốc Pháp Luân Công trong vòng ba tháng bằng chính sách bức hại “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

Khi không thể khiến các học viên Pháp Luân Công dao động đức tin, Giang và tòng phạm đã âm mưu dàn dựng vụ tự thiêu này nhằm làm dấy lên nỗi sợ và thù ghét Pháp Luân Công trong dư luận.

Không chỉ liên tục đưa tin về vụ việc này, Giang còn ra lệnh cho các chương trình truyền hình, phát thanh, và báo chí khác liên tục vu khống Pháp Luân Công bằng vụ tự thiêu này. Hơn nữa, vụ việc này còn được viết vào các tài liệu giảng dạy như sách giáo khoa và các phương tiện khác để dạy thanh thiếu niên, nhi đồng rằng Pháp Luân Công khiến người ta lầm lạc.

Vụ tự thiêu giả này có lẽ là chiến dịch tuyên truyền độc hại nhất, khiến nhiều người Trung Quốc đang đồng cảm với Pháp Luân Công đã quay ra thù ghét.

Lửa giả

Các phân tích chi tiết về cảnh quay, lời khai của các nhân chứng, và các báo cáo liên quan trong mục Tiêu điểm về Vụ tự thiêu giả mạo trên trang Minh Huệ. Sau đây, chúng tôi xin lược qua một số sơ hở chính từ video CCTV cho thấy tuyên truyền này là một vụ dàn dựng.

Chết do bị vật thể quăng vào. Cô Lưu Xuân Linh, một phụ nữ được cho là chết vì bỏng trong vụ tự thiêu này, là một nhân vật chính vì con gái cô ta cũng tham gia vụ việc này. Phân tích video chỉ ra rằng cô Lưu chết vì bị một người đàn ông mặc áo khoác quân đội quăng một vật nặng vào đầu.

d569a14c8bada29fed7c8030eae8e066.jpg

Hơn 20 bình và chăn chữa cháy được mang đến chỉ trong vài phút. Người ta thường nói cảnh sát không màng gì đến cuộc sống của người dân như đã thấy qua vụ Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Nhưng trong trường hợp này, cảnh sát lại đưa đến hơn 20 bình chữa cháy và chăn – thay vì hơi cay và súng – trong chốc lát sau khi xảy ra sự việc. Điều đáng chú ý là cảnh sát thường không mang theo bình chữa cháy hay chăn.

Vẫn hát được sau khi phẫu thuật mở khí quản bốn ngày. Bé Lưu Tư Ảnh, 12 tuổi, là con gái của Lưu Xuân Linh. Cô bé được đưa tin là bị bỏng nặng và phải nhập viện. Tuy nhiên, bốn ngày sau khi được phẫu thuật mở khí quản, cô bé đã được CCTV phỏng vấn, thậm chí còn hát được. Điều này mâu thuẫn với kiến thức y học thông thường.

0692a8be87478c72164eea4d7fa92967.jpg

Bé Lưu Tư Ảnh, 12 tuổi, được CCTV phỏng vấn và hát một bài hát chỉ bốn ngày sau khi phẫu thuật mở khí quản

Xử lý ca bỏng nặng không theo quy trình. Một số người sống sót bao gồm bé Lưu Tư Ảnh được cho là bị bỏng nặng và rộng trên nhiều bộ phận thân thể. Trong trường hợp này, thông thường yêu cầu phải đảm bảo thông thoáng và kiểm soát nhiễm trùng nghiêm ngặt để hỗ trợ quá trình phục hồi cho bệnh nhân. Nhưng theo báo cáo của CCTV và các kênh truyền thông khác, tất cả những nạn nhân này đều bị quấn chặt bằng nhiều lớp băng gạc trong bệnh viện Tích Thủy Đàm, Bắc Kinh, lại không có biện pháp bảo vệ nào, ngay cả khi các phóng viên tiếp cận họ.

Quần áo bị cháy, nhưng chất dễ cháy vẫn còn nguyên. Một trong những nạn nhân là Vương Tiến Đông. Mặc dù quần áo của ông ta bị cháy nhiều, nhưng tóc của anh ta, vốn là chất dễ bắt lửa, vẫn không bị cháy, cũng như chai Sprite chứa xăng kẹp giữa hai chân anh ta. Hơn nữa, viên cảnh sát cầm chăn cứu hỏa cũng ung dung đứng cạnh Vương một lúc mà không trùm chăn lên người Vương cho đến khi Vương hô xong khẩu hiệu thể hiện có liên quan đến Pháp Luân Công.

985a17afc9a697115df68c824df1e8cc.jpg

Tóc của Vương và chai Sprite không bị cháy

Ba phiên bản của Vương. Trong các báo cáo từ CCTV và Tân Hoa xã, có ba phiên bản của Vương Tiến Đông.

60a66fcf7936242b8573e4a9edcac9ee.jpg

Ba phiên bản của Vương Tiến Đông: Phiên bản 1 (bên trái): do Tân Hoa xã công bố ngày 23/1/2001, vài giờ sau khi vụ việc xảy ra. Phiên bản 2 (ở giữa): hình ảnh trong chương trình Phỏng vấn Tiêu điểm của CCTV ngày 30/1/2001. Phiên bản 3 (bên phải): hình ảnh trong chương trình Phỏng vấn Tiêu điểm của CCTV ngày 10/4/2001.

Các chuyên gia nhận dạng khuôn mặt xác định ba phiên bản này khác hẳn nhau. Hơn nữa, theo đề nghị của Tổ chức Thế giới Điều tra cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), phòng thí nghiệm nhận dạng giọng nói tại Đại học Quốc gia Đài Loan đã phân tích và kết luận rằng giọng nói trong phiên bản 2 và 3 không phải là của cùng một người.

Nỗ lực giải thích sự thật

Ngày 4 tháng 2 năm 2001, ông Philip Pan của Washington Post đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Ngọn lửa tự thiêu soi tỏ tấm màn đen tối của Trung Quốc” (Human Fire Ignites Chinese Mystery). Khi ông Pan tìm đến nhà của Lưu Xuân Linh ở thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, những người hàng xóm của cô ta nói cho biết không ai từng thấy Lưu tập Pháp Luân Công.

Ngoài tất cả những sơ hở trong các bản tin của ĐCSTQ về vụ tự thiêu này, điều đáng ngờ là trong trường hợp khẩn cấp như vậy, nhóm phóng viên CCTV đã chuẩn bị một cách chuyên nghiệp để có thể đồng thời quay lại từ các góc độ khác nhau bằng nhiều loại ống kính khác nhau.

Ngoài các cuộc phỏng vấn để làm tư liệu cho chiến dịch tuyên truyền chính thức, tất cả những người tự thiêu luôn bị cô lập với bên ngoài. Các quan chức ĐCSTQ đã không giải đáp những câu hỏi này. Lưu Tư Ảnh, cô bé 12 tuổi, lại bị “chết” ngay sau khi được thông báo là đã qua cơn nguy kịch, nên người ngoài không có cơ hội xác minh câu chuyện của cô bé.

Vào ngày 14 tháng 8 năm 2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã nêu ra vấn đề này tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc. Tổ chức này đã lên án chủ nghĩa khủng bố của chính quyền ĐCSTQ và chỉ ra rằng vụ tự thiêu giả này được dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Công. Họ cũng chỉ ra vụ việc này có sự lừa dối và giết người diệt khẩu. Dựa trên phân tích video, IED tin rằng vụ việc đã được chính quyền Trung Quốc dàn dựng.

Những người đã xem hoặc đọc phân tích video sẽ biết rằng vụ tự thiêu giả này là một vụ dàn dựng nhằm vu khống Pháp Luân Công. Tuy nhiên, một lượng lớn người dân Trung Quốc đã bị đánh lừa. Để giúp công chúng hiểu những gì đã diễn ra, các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã chèn tín hiệu truyền hình cáp lúc 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002, và phát video phân tích cùng một video khác về Pháp Luân Công đồng thời trên tám kênh. Vụ chèn tín hiệu này kéo dài hơn 40 phút, và hàng trăm nghìn người đã biết được câu chuyện thật theo cách này.

Để trừng phạt những học viên đã tiết lộ sự thật và răn đe những người khác, lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân – kẻ phát động cuộc bức hại vào năm 1999 – đã ra lệnh “giết không thương tiếc”. Do đó, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 5.000 học viên ở Trường Xuân. Ít nhất bảy người trong số họ đã bị cảnh sát giết chết và 15 người khác bị kết án lên đến 20 năm. Trong đó, ông Lương Chấn Hưng và ông Lưu Thành Quân bị kết án 19 năm, còn bà Chu Nhuận Quân bị kết án 20 năm.

Đây là một trong nhiều tội ác tàn bạo mà ĐCSTQ đã gây ra đối với những người dân vô tội ở Trung Quốc. Sau khi đàn áp người dân về mặt kinh tế (nông dân, chủ doanh nghiệp, trí thức, v.v.) vào những năm 1950, phá hủy văn hóa vào những năm 1960, và xóa sổ phong trào dân chủ vào năm 1989, ĐCSTQ đã mở rộng khủng bố đối với đức tin của các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999.

Cũng như Nero trong Đế chế La Mã cổ đại đã bôi nhọ các tín đồ Cơ Đốc giáo bằng vụ Đại hỏa Thành Rome, ĐCSTQ đã phát động vô số cuộc tấn công nhằm vào các học viên Pháp Luân Công, những người tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành những công dân tốt hơn. Trong những năm gần đây, khi quyền lực của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế tăng cao, ngày càng có nhiều người gặp nguy hiểm khi đứng cùng phía và đặt cược tương lai của họ vào tay chính quyền này.

Hiện đã có hơn 370 triệu người đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, là Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người trên khắp thế giới tránh xa ĐCSTQ vì một tương lai tốt đẹp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/21/418799.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/23/190059.html

Đăng ngày 01-02-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Ngọn lửa giả do ĐCSTQ tạo ra 20 năm trước vẫn lưu lại làn khói độc hại cho đến nay first appeared on Minh Huệ Net.

]]>