Tù giam & cưỡng bức lao động - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Wed, 24 Apr 2024 05:40:03 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2Người phụ nữ Liêu Ninh bị giam trong trại lao động cưỡng bức và nhà tù ba lần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, bị tra tấn dã man suốt 12 năm bị giam giữhttps://vn.minghui.org/news/263762-nguoi-phu-nu-lieu-ninh-bi-giam-trong-trai-lao-dong-cuong-buc-va-nha-tu-ba-lan-chi-vi-tu-luyen-phap-luan-cong-bi-tra-tan-da-man-suot-12-nam-bi-giam-giu.htmlTue, 23 Apr 2024 14:40:23 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=263762[MINH HUỆ 06-04-2024] Một phụ nữ 68 tuổi ở Thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, đã bị cầm tù gần 12 năm trong hơn hai thập kỷ tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc […]

The post Người phụ nữ Liêu Ninh bị giam trong trại lao động cưỡng bức và nhà tù ba lần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, bị tra tấn dã man suốt 12 năm bị giam giữ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 06-04-2024] Một phụ nữ 68 tuổi ở Thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, đã bị cầm tù gần 12 năm trong hơn hai thập kỷ tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Bà Lưu Khánh Hương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996, và nhanh chóng khỏi bệnh loét dạ dày, viêm khớp, bệnh vẩy nến và viêm khí quản. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu ba năm sau, bà liên tục bị nhắm đến vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp.

Ngay sau khi bị bắt vào tháng 10 năm 1999, bà bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức. Lính canh ở Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, hiện đã bị đóng cửa, tra tấn bà dã man đến mức bà bị suy sụp tinh thần. Bà được thả trước thời hạn.

Ngày 18 tháng 3 năm 2002, bà Lưu lại bị bắt, và bị kết án 5 năm tù tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Cơ quan của bà khấu trừ 5 năm thâm niên để tính lương hưu của bà.

Bà Lưu đã về hưu khi bị bắt vào ngày 1 tháng 11 năm 2014. Bà bị kết án 3 năm tù, và bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Tiền lương hưu của bà bị đình chỉ trong 3 năm đó.

Lần bắt giữ gần đây nhất là ngày 11 tháng 5 năm 2020, và bà bị kết án 3 năm tù. Tiền lương hưu của bà lại bị đình chỉ trong 3 năm đó, và không được hồi phục cho đến sau ngày bà được thả, ngày 11 tháng 5 năm 2023.

Để biết thêm chi tiết về bức hại bà Lưu phải chịu trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia và chi tiết về các vụ bắt giữ, xét xử và kết án, vui lòng xem báo cáo liên quan. Phần còn lại của bài viết này là về những thống khổ bà phải chịu đựng tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, nơi bà phải thụ 3 án tù.

Bị tra tấn trong án tù đầu tiên (3/18/2002-3/18/2007)

Ngày 10 tháng 10 năm 2002, bà Lưu bị đưa vào Khu 9 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, sau khi bị tuyên án 5 năm tù. Trưởng Khu 9 Võ Lý và giáo đạo viên Lý Hồng ép bà làm việc nặng trong nhiều giờ mà không được trả lương. Họ cũng sai lính canh và các tù nhân lăng mạ và tra tấn bà.

Bà Lưu không ký vào bản báo cáo hiệu suất công việc, nên Na Đông Phương lấy một thanh sắt dài 90 cm đánh vào mặt bà, khiến mặt bà bị sưng lên.

Một lần vào mùa đông, bà Lưu ngồi đả tọa, nên bị báo cáo lên Trưởng nhóm Quách. Quách đá vào giẻ sườn trái của bà rất mạnh. Bà cảm thấy đau nhói, và bàn tay trái của bà trở nên yếu đến nỗi không cầm được thứ gì. Quách không những không cho bà điều trị y tế, mà còn cấm bà dùng khăn trải giường vào ban đêm hoặc mua nhu yếu phẩm hàng ngày. Bà cũng bị ép đứng cả ngày và làm việc nặng vào ngày hôm sau.

Bà Lưu không phải là học viên Pháp Luân Công duy nhất bị Quách tra tấn. Bà Tôn Thục Trân, thụ án 5 năm tù, cũng bị ép làm việc nặng và không được phép mua bất cứ nhu yếu phẩm hàng ngày nào trong thời gian dài. Bà phải dùng giấy gói đồ khi đi vệ sinh. Có lần, bà Lưu ngầm đưa cho bà Tôn một ít giấy vệ sinh và những nhu yếu phẩm khác khi các tù nhân không nhìn thấy. Bà Tôn sau đó xuất hiện triệu chứng bị đột quỵ và được bảo lãnh tại ngoại.

Một học viên khác là bà Lưu Hà, cư dân Thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bị kết án 12 năm tù. Bà bị còng tay vào ống sưởi vào ban đêm, bị bịt miệng bằng băng dính và bị sốc bằng dùi cui điện. Lính canh còn cấm bà ngủ.

Bà Lưu Khánh Hương cũng chứng kiến bạn cùng phòng giam của bà bị tra tấn. Đó là cô Vương Kiệt, cư dân Thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh thụ án 7 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi được thả, các vết thương do tra tấn trong tù của cô Vương không lành lại được. Cô qua đời vào ngày 21 tháng 4 năm 2021, ở tuổi 48.

Bị tra tấn trong án tù thứ hai (11/1/2014-11/1/2017)

Bà Lưu lại bị đưa vào Khu 9 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh sau khi bị kết án 3 năm tù sau lần bị bắt vào tháng 11 năm 2014.

Ngay khi vào tù, bà Lưu được biết bà Vương Xuân Hương, một học viên bà đã gặp ở lần thụ án tù đầu tiên, đã bị đánh đến chết. Bà Vương bị kết án 8 năm tù sau khi bị bắt giữ phi pháp vào ngày 31 tháng 10 năm 2006, và bị chuyển đến Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh vào năm 2007. Lính canh ra lệnh cho một tù nhân dùng đế giày đánh vào đầu bà và đá vào phần dưới thân thể bà. Họ cũng nhốt bà trong một nhà xưởng lạnh, không có sưởi. Bà bị bệnh tim, huyết áp cao, suy thận và đột quỵ. Gia đình bà nộp đơn bảo lãnh cho bà, nhưng bị từ chối. Bà qua đời trong tù vào ngày 25 tháng 9 năm 2011 ở tuổi 55. Bà Lưu nhớ lại đã có lần nhìn thấy các vết bầm tím khắp thân thể bà Vương.

Bà Lưu cự tuyệt không viết cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, và bị đe dọa nhốt vào phòng biệt giam.

Bị tra tấn trong án tù thứ ba (5/11/2020-5/11/2023)

Bà Lưu lại thụ án tù thứ ba ở Khu 9 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh. Bà bị chuyển vào đó vài tháng sau khi bị kết án 3 năm tù sau lần bị bắt giữ phi pháp vào ngày 11 tháng 5 năm 2020.

Đội trưởng Đinh Hiểu Mai của Khu 9 ra lệnh bà Lưu may quần áo trong một nhà xưởng hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thỉnh thoảng, bà còn không được ăn trưa. Lao động nặng trong thời gian dài đã ảnh hưởng lên sức khỏe của bà, khiến bà bị đột quỵ và phải nhanh chóng nhập viện.

Ngay khi bà khỏe lại thì lại bị chuyển trở lại nhà tù và lại bị tra tấn và cưỡng bức lao động. Một hôm, sau khi làm việc nhiều giờ, bà đột nhiên co giật và nôn mửa. Bà không thể nói hoặc mở mắt. Sau đó, bà được đưa đến bệnh viện để thở oxy. Hai ngày sau, bà khỏe hơn và lại bị đưa quay về nhà tù để làm việc nặng.

Báo cáo liên quan:

Người phụ nữ 64 tuổi bị kết án bí mật sau ba tháng kể từ vụ bắt giữ mới nhất vì đức tin của bà

Báo cáo liên quan bằng tiếng Anh:

The Persecution of Ms. Liu Qingxiang, Tortured to Mental Collapse

Court Stalls on Verdict after Show Trial

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/6/474945.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/9/216513.html

Đăng ngày 23-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người phụ nữ Liêu Ninh bị giam trong trại lao động cưỡng bức và nhà tù ba lần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, bị tra tấn dã man suốt 12 năm bị giam giữ first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Sau gần 16 năm ngồi tù vì tu luyện Pháp Luân Công, người phụ nữ Tứ Xuyên bị kết án bí mật 7 năm tùhttps://vn.minghui.org/news/262609-sau-gan-16-nam-ngoi-tu-vi-tu-luyen-phap-luan-cong-nguoi-phu-nu-tu-xuyen-bi-ket-an-bi-mat-7-nam-tu.htmlThu, 14 Mar 2024 14:24:18 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262609[MINH HUỆ 04-02-2024] Cuối tháng 1 năm 2024, bà Hồ Ngọc Dung, 54 tuổi, cư dân huyện Cừ, tỉnh Tứ Xuyên, bị kết án bảy năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị Đảng […]

The post Sau gần 16 năm ngồi tù vì tu luyện Pháp Luân Công, người phụ nữ Tứ Xuyên bị kết án bí mật 7 năm tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-02-2024] Cuối tháng 1 năm 2024, bà Hồ Ngọc Dung, 54 tuổi, cư dân huyện Cừ, tỉnh Tứ Xuyên, bị kết án bảy năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ngày 24 tháng 4 năm 2020, bà Hồ bị các cảnh sát của Phòng An ninh Nội địa huyện Cừ và Đồn Công an Bảo Thành bắt giữ. Từ đó đến nay, cảnh sát không cho thân nhân biết về tình trạng vụ án của bà. Gần đây, gia đình bà đã tìm hiểu được thông tin về bản án tù của bà, và biết bà đang bị giam tại Nhà tù Nữ Thành Đô. Họ vẫn không biết bà bị giam ở đâu trước khi bị chuyển đến nhà tù, không biết việc truy tố, xét xử hoặc kết án diễn ra khi nào.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Hồ bị nhắm đến vì đức tin của mình. Trước đó, bà từng bị giam tổng cộng gần 16 năm, bao gồm hai án lao động cưỡng bức và hai án tù.

6 tháng lao động cưỡng bức vào năm 1999

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Nam Sung tại tỉnh Tứ Xuyên vào năm 1996, bà Hồ tìm được việc làm tại một trường trung học cơ sở ở Lhasa, Tây Tạng. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào cuối năm đó, và được đánh giá là một giáo viên tài năng và nhẫn nại.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, hiệu trưởng của trường, ông Hàn Hiểu Ngộ đã dùng nhiều cách khác nhau để cố gắng thuyết phục bà Hồ từ bỏ Pháp Luân Công. Thấy bà kiên định với đức tin của mình, ông Hàn đã báo cáo bà với Phòng 610 Lhasa. Tháng 10 năm 1999, bà bị kết án 6 tháng lao động cưỡng bức.

5 năm tù sau khi thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ở Bắc Kinh

Tháng 9 năm 2000, không lâu sau khi được thả, bà Hồ đến Bắc Kinh cùng với con trai 18 tháng tuổi để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn, và bị giam tại Trại Tạm giam Số 2 Bắc Kinh trong hai tháng. Lính canh đánh bà, và nhét tăm tre vào dưới móng tay của bà. Người bà đầy vết bầm tím, và quần áo dính đầy máu.

Tháng 1 năm 2001, bà Hồ bị áp giải trở lại Lhasa, và bị Tòa án Lhasa kết án 5 năm tù. Bà bị buộc phải lao động khổ sai, không được trả lương, bị tra tấn và lăng mạ trong thời gian thụ án tại Nhà tù Bắc Giao ở Lhasa.

Chính quyền đã kéo dài án tù của bà Hồ, mãi đến tháng 12 năm 2006, sau khi bị giam 6 năm 3 tháng, bà mới được thả.

Trường học của bà Hồ sa thải bà, và chính quyền Lhasa chuyển bà trở về quê nhà ở Tứ Xuyên.

Bị bắt ba lần ở Tứ Xuyên vào năm 2007

Tháng 7 năm 2007, bà Hồ bị bắt ở huyện Khúc, và bị giam tại Nhà tạm giữ huyện Khúc trong 15 ngày.

Ngày 1 tháng 10 năm 2007, hàng chục cảnh sát đột nhập vào nhà bà và cố gắng bắt giữ bà. Sau khi bà trốn thoát, họ lục soát nhà cha mẹ bà. Cha và anh trai bà bị thẩm vấn tại Đồn Công an Bảo Thành. Hơn 100 dân làng được bố trí thay phiên nhau theo dõi nhà cha mẹ bà trong 7 ngày. Cảnh sát cũng lục soát nhà cha mẹ bà nhiều lần, tịch thu điện thoại di động và cấm họ liên lạc với bất kỳ ai.

Bà Hồ bị bắt hai tuần sau đó, khi bà trở về nhà. Cảnh sát Tứ Xuyên chuyển bà trở lại Tây Tạng. Tay và chân của bà bị còng trong suốt chuyến đi kéo dài 48 giờ, khiến bà bị mất cảm giác ở chân tay. Cảnh sát cũng không cho bà ăn uống gì trong suốt chuyến đi.

Không rõ bà Hồ bị giam giữ ở Tây Tạng trong bao lâu, nhưng bà quay về Tứ Xuyên sau khi được thả. Tháng 11 năm 2007, bà lại bị bắt và bị giam tại Trại tạm giam Quận Khúc trong hai tháng.

2 năm lao động cưỡng bức vào năm 2008

Không lâu sau khi được thả ra khỏi trại tạm giam, bà Hồ lại bị bắt vào ngày 10 tháng 2 năm 2008, ba ngày sau Tết Nguyên Đán. Bà bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức, và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Nam Mộc Tự ở Tứ Xuyên.

Lính canh xúi giục các tù nhân đánh đập bà, cấm bà ngủ và sử dụng nhà vệ sinh. Lính canh cũng biệt giam bà, trói tay chân bà và treo cổ tay bà lên. Bà từng bị bỏ đói suốt 6 ngày. Lính canh còn buộc bà mặc quần đùi vào mùa đông và quỳ gối trong 24 giờ.

Án lao động của bà Hồ bị kéo dài thêm hai tháng, và bà được thả vào tháng 4 năm 2010.

7 năm tù vào năm 2011 sau khi bị bắt vào cuối năm 2010

Ngày 26 tháng 11 năm 2010, một vài tháng sau khi được thả, bà Hồ lại bị bắt trong khi đang tìm việc làm. Cảnh sát đánh bà, và kéo bà vào một xe cảnh sát không dán tem cảnh sát.

Bà bị tra tấn tại Trại Tạm giam Quận Khúc, sau đó bị đưa đến Bệnh viện Tâm thần Đạt Châu, nơi bà bị tiêm những loại thuốc không rõ chủng loại và bị bức thực.

Ngày 23 tháng 8 năm 2011, Tòa án huyện Cừ kết án bà Hồ 7 năm tù dựa trên những lời khai bịa đặt từ các cán bộ làng, cáo buộc bà phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Ngày 8 tháng 12 năm 2011, bà bị đưa đến Nhà tù Nữ Kiến Dương.

Báo cáo liên quan:

Từng thụ án 15 năm, người cựu giáo viên lại bị bắt một lần nữa và bị bắt giữ một năm rưỡi

Sau gần 15 năm bị giam giữ vì kiên định đức tin, cựu giáo viên lại bị bắt một lần nữa

Báo cáo liên quan bằng tiếng Anh:

Ms. Hu Yurong, Previously Persecuted in a Forced Labor Camp, Illegally Sentenced to Seven Years__

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/4/472132.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/6/214604.html

Đăng ngày 14-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Sau gần 16 năm ngồi tù vì tu luyện Pháp Luân Công, người phụ nữ Tứ Xuyên bị kết án bí mật 7 năm tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tám năm sau khi người chồng bị bức hại đến chết, người vợ khuyết tật bị kết án sáu năm tù, đều vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/259259-tam-nam-sau-khi-nguoi-chong-bi-buc-hai-den-chet-nguoi-vo-khuyet-tat-bi-ket-an-sau-nam-tu-deu-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlSun, 04 Feb 2024 10:40:46 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=259259[MINH HUỆ 01-02-2024] Một cư dân ở thành phố Lâm Giang, tỉnh Cát Lâm, đã bị kết án sáu năm tù vào tháng 1 năm 2024 vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị chính quyền cộng sản Trung […]

The post Tám năm sau khi người chồng bị bức hại đến chết, người vợ khuyết tật bị kết án sáu năm tù, đều vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-02-2024] Một cư dân ở thành phố Lâm Giang, tỉnh Cát Lâm, đã bị kết án sáu năm tù vào tháng 1 năm 2024 vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bà Địch Liên Hà, bị tàn tật từ khi còn nhỏ do bệnh bại liệt, không phải là người duy nhất trong gia đình bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Chồng bà, ông Vương Minh Chí, cũng là một học viên, đã thụ án hai lần trong trại lao động từ năm 2000 đến năm 2002. Ông phải chịu đựng sự tra tấn không ngừng nghỉ trong thời gian bị giam giữ. Do sức khỏe suy sụp, ông đã bị trại lao động cưỡng bức từ chối tiếp nhận khi bị kết án lần thứ ba vào năm 2011. Ông đã qua đời vào ngày 20 tháng 5 năm 2016.

7c725a9a6b9a401ba01402bb02083f46.jpg

Ông Vương Minh Chí

Vụ bắt giữ và tuyên án gần đây nhất của bà Địch

Bà Địch bị bắt tại nhà vào tối ngày 6 tháng 7 năm 2023 bởi Thạch Đăng Phong, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát Thành phố Lâm Giang, 5 cảnh sát khác và một cán bộ ủy ban dân cư. Các cuốn sách Pháp Luân Công, chân dung nhà sáng lập Pháp Luân Công, một máy in và một máy tính xách tay của bà đã bị tịch thu. Cùng lúc đó, bốn cảnh sát của Phòng An ninh Nội địa Thành phố Lâm Giang cũng tới nhà của mẹ bà Địch để sách nhiễu và lục soát. Không rõ mẹ của bà Địch có tu luyện Pháp Luân Công hay không.

Cảnh sát đã giữ bà Địch tại Đồn Cảnh sát Tân Thạch trong vài giờ và thả bà vào đêm hôm đó.

Ngày 12 tháng 7, khi cảnh sát triệu tập bà Địch đến đồn cảnh sát, bà đã quyết định rời nhà sống lưu lạc để tránh bị bức hại. Bà trở về nhà vào đầu tháng 8 và bị cảnh sát của Cục An ninh Nội địa Thành phố Lâm Giang bắt giữ. Gia đình bà đã xác nhận bà bị kết án vào cuối tháng 1 năm 2024, nhưng vẫn chưa rõ thông tin chi tiết về cáo trạng, phiên tòa và bản án của bà.

Những lần bị bức hại trước đây của hai vợ chồng

Năm 2000, vài tháng sau khi cuộc bức hại bắt đầu, ông Vương đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Ông bị bắt và đưa về Lâm Giang. Ông đã bị đánh đập nhiều lần trong thời gian bị giam giữ tại Trại giam Thành phố Lâm Giang. Sau đó, ông bị bắt giam tại Trại Lao động Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm, hiện chưa rõ thời hạn là bao lâu. Vì không chịu từ bỏ đức tin của mình, ông bị lính canh giam vào lồng kim loại và sốc điện bằng dùi cui điện.

Ông Vương đã đến Bắc Kinh vào năm 2002 để khiếu nại đòi quyền tu luyện Pháp Luân Công một lần nữa. Ông bị kết án lần thứ hai tại Trại lao động Triều Dương Câu ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Tháng 4 năm 2002, lính canh tiến hành cái gọi là chiến dịch chuyển hóa bằng cách tăng cường tra tấn nhằm ép các học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Họ dùng những hình thức tra tấn như đánh bằng thắt lưng da, đánh bằng cán cuốc hoặc ống kim loại, sốc điện, và đốt da bằng lửa hoặc vật dụng đã nung nóng, khiến nhiều học viên bị thương hoặc bị tàn tật. Ông Vương đã bất tỉnh do bị ngược đãi. Sau đó, ông được tại ngoại để điều trị y tế sau khi mắc bệnh lao.

3665ae71373a8637ecaeea7f8de8e4d9.jpg

Minh họa tra tấn: đánh đập

Ngày 22 tháng 6 năm 2011, hai vợ chồng ông Vương lại bị Thạch Đăng Phong, Lưu Nhữ Mẫn, và các viên chức khác từ Văn phòng An ninh Nội địa Thành phố Lâm Giang bắt giữ. Sau khi bị đánh ngã xuống đất, ông Vương bị một cảnh sát đã giẫm lên đầu và đá vào ngực. Viên cảnh sát cũng túm đầu ông Vương và đập mạnh vào tường. Khuôn mặt của ông bị biến dạng do bị đánh đập. Sau đó, ông Vương bị đưa đến Sở Cảnh sát Thành phố Lâm Giang, nơi ông bị đánh thêm một trận nữa và bị còng tay vào ghế sắt ở tầng hầm. Ông đã tìm cách trốn thoát, nhưng bị bắt lại ngay sau đó.

Bà Địch bị kết án hai năm tại Trại Lao động Nữ Hắc Chủy Tử. Ban đầu, khi bà được đưa đến đó vào ngày 7 tháng 7 năm 2011, lính canh từ chối nhận bà vì bà bị khuyết tật, nhưng cuối cùng họ đã nhận bà do Thạch nhất quyết yêu cầu.

Ngày hôm sau, Lưu Vân Huệ, Trưởng đội 1 trong trại lao động, đã sốc điện bà Địch bằng dùi cui điện. Ngày 9 và 10 tháng 7, bà Địch bị bắt ngồi yên trên ghế nhỏ hoặc đứng trong nhiều giờ. “Tôi nghe nói bà bị tàn tật và không đứng được lâu”, Lưu nói với bà Địch. “Nhưng bây giờ bà phải đứng, trừ khi tôi cho phép bà ngồi.”

Sau ba ngày tra tấn, chính quyền trại lao động đã yêu cầu gia đình bà Địch cung cấp bản sao giấy chứng nhận khuyết tật của bà, cuối cùng bà đã được thả.

Cùng ngày bà Địch bị đưa đến trại lao động, ông Vương cũng bị chuyển đến Trại Lao động Triều Dương Câu, nhưng bị từ chối vì sức khỏe kém. Ông phải vật lộn với tình trạng sức khỏe sa sút trong những năm sau đó và qua đời vào ngày 20 tháng 5 năm 2016 ở tuổi 44.

Những cán bộ chủ chốt tham gia bức hại:

Thạch Đăng Phong (石登峰), Phó Giám đốc Sở Cảnh sát Lâm Giang: +86-13894081777

Trương Quốc Minh (张国明), Giám đốc Sở An ninh Nội địa thành phố Lâm Giang: +86-19843098868

Bài viết liên quan:

Tin muộn: Cha và con trai qua đời trong vòng chín tháng vì bị bức hại do tu luyện Pháp Luân Công

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/1/471768.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/2/214555.html

Đăng ngày 04-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tám năm sau khi người chồng bị bức hại đến chết, người vợ khuyết tật bị kết án sáu năm tù, đều vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Từng bị giam giữ gần 13 năm, người họa sỹ Bắc Kinh lại bị bắt vì đức tin vào Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/254544-tung-bi-giam-giu-gan-13-nam-nguoi-hoa-sy-bac-kinh-lai-bi-bat-vi-duc-tin-vao-phap-luan-cong.htmlFri, 06 Oct 2023 06:43:54 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=254544[MINH HUỆ 12-09-2023] Họa sỹ Tần Úy bị bắt tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 7 tháng 9 năm 2023 vì tu luyện Pháp Luân Công. Cảnh sát đã tịch thu máy tính của ông Tần và đưa ông đến […]

The post Từng bị giam giữ gần 13 năm, người họa sỹ Bắc Kinh lại bị bắt vì đức tin vào Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-09-2023] Họa sỹ Tần Úy bị bắt tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 7 tháng 9 năm 2023 vì tu luyện Pháp Luân Công. Cảnh sát đã tịch thu máy tính của ông Tần và đưa ông đến Trại tạm giam Quận Hải Điến.

Trong 5 tháng trước vụ bắt giữ, cảnh sát đã sách nhiễu ông Tần 3 lần trước ngày kỷ niệm sự kiện “Thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4”, một cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của 10.000 học viên Pháp Luân Công diễn ra vào ngày 25 tháng 4 năm 1999. Công an đã chụp hình ông và gọi điện cho ông vào lúc nửa đêm.

2016-5-25-minghui-beijing-qinwei_kjfcy1u.jpg

Ông Tần Úy

Ông Tần (62 tuổi) tốt nghiệp Khoa Hội họa trang trí Học viện Thủ công mỹ nghệ Trung ương. Ông đã tìm được việc làm tại một nhà xuất bản sau khi tốt nghiệp. Sau đó, để có thể có nhiều thời gian hơn trong kỳ nghỉ đông và hè để tập trung vào tác phẩm nghệ thuật của mình, ông đã nghỉ việc ở nhà xuất bản và giảng dạy mỹ thuật tại Trường Trung học Bát Nhất ở quận Hải Điến. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ông có sự hiểu biết sâu hơn về ý nghĩa nhân sinh và vũ trụ, điều này giúp ông sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thuần tịnh và tích cực.

Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bởi vẫn luôn kiên định với đức tin của mình nên ông Tần đã bị bắt giữ nhiều lần. Ông từng thụ án 2 lần ở trong trại lao động, 2 lần bị cầm tù và còn bị giam giữ nhiều lần, tổng cộng gần 13 năm bị giam cầm.

Ông Tần bị bắt lần đầu vào ngày 27 tháng 10 năm 1999 vì thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và bị giam ở trong Trại tạm giam Quận Hải Điến. Ông đi tới Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện một lần nữa vào ngày 1 tháng 1 năm 2000 và bị cảnh sát đánh đập. Vài tuần sau khi được trả tự do sau 50 ngày giam giữ, ông bị bắt vào tháng 3 năm 2000 và bị giam thêm 1 tháng nữa vì nói với mọi người ở trong một viện bảo tàng về Pháp Luân Công.

Bị kết án lao động cưỡng bức vào năm 2000

Sau đó vào năm 2000, ông Tần bị kết án 18 tháng lao động cưỡng bức. Ông liên tục bị đánh đập, sốc điện bằng dùi cui vào mặt và bị cấm ngủ trong hơn 20 ngày.

Bị kết án 5,5năm tù vào năm 2004

Năm 2004, ông Tần bị đưa vào Trung tâm Đào tạo Giáo dục Pháp luật Bắc Kinh (bản chất là một trại tẩy não) và bị giam ở đó 5 tháng. Đêm nào ông cũng bị tiếng động lớn làm cho tỉnh giấc. Kết quả là, ông sớm bị mắc bệnh tim, bao gồm việc tim ngừng đập và nhịp tim bất thường.

Sau khi bị giam ở trong trại tẩy não này, ông Tần bị kết án 5,5 năm tù ở trong Nhà tù Tiền Tiến ở Bắc Kinh. Ở đó ông liên tục bị đánh đập, tẩy não, cưỡng bức lao động không công và bị biệt giam.

Bị kết án 2,5 nămlao động cưỡng bức vào năm 2012

Ông Tần bị bắt lần thứ 6 vào tháng 10 năm 2012 và bị kết án lao động lần 2 với thời hạn 2,5 năm. Trong thời gian thụ án tại Trại Lao động Cưỡng bức Tân An, họ bắt ông ngồi bất động trên một chiếc ghế nhỏ mỗi ngày trong suốt 6 tháng.

Bị kết án 2,5 năm tù vào năm 2016

Lần tiếp theo ông Tần bị bắt là vào ngày 18 tháng 5 năm 2016 chỉ vì phát tài liệu có thông tin về Pháp Luân Công trong một công viên. Sau khi ông đưa cho cảnh sát mặc thường phục một cuốn sách nhỏ, người này đã bắt ông đến đồn công an và sau đó chuyển ông đến Trại tạm giam Quận Hải Điến. Nhà của ông bị lục soát vào ngày hôm sau.

Viện Kiểm sát Thành phố Bắc Kinh đã phê chuẩn việc bắt giữ ông Tần vào ngày 22 tháng 6 năm 2016 và sau đó đã chuyển hồ sơ của ông sang Viện Kiểm sát Quận Hải Điến. Công tố viên Khổng Hàm đã thông báo cho luật sư của ông vào ngày 22 tháng 9 năm 2016 về việc ông ta đã chuyển hồ sơ của thân chủ của ông sang Tòa án Quận Hải Điến. Ông Tần chính thức bị truy tố vào ngày 28 tháng 9.

Ông Tần bị đưa ra xét xử tại Tòa án Quận Hải Điến vào ngày 2 tháng 12 năm 2016 và bị kết án 2,5 năm tù. Ông đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Số 1 Bắc Kinh và cơ quan này đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu đối với ông vào ngày 11 tháng 7 năm 2017. Ông đã bị đưa đến Nhà tù Thiên Tân vào ngày 19 tháng 8.

Trong thời gian bị cầm tù, ông Tần đã chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau. Trong 6 tuần, ông chỉ được phép ngủ 2-3 tiếng mỗi đêm. Tù nhân được phân công giám sát ông đã dùng ghế đẩu để đánh ông mỗi khi nào ông nhắm mắt. Khi ông kiệt sức đến không thể thức được nữa, thì có hai người kéo ông đi vòng quanh. Những người khác cấu vào lưng và cánh tay ông, khiến người ông đầy vết bầm tím. Một số còn xịt hơi cay vào mặt ông. Ngoài ra, ông chỉ được phép uống một ít nước. Việc sử dụng nhà vệ sinh và tắm rửa của ông cũng bị hạn chế.

Sau khi được trả tự do, ông Tần đã đệ đơn kiện Lưu Quang Huy (giám thị Nhà tù Tiền Tiến); Liễu Cương (trưởng khu 3) và Diêu Nhất Bình (trung đội trưởng khu 3) vào ngày 15 tháng 6 năm 2021. Không rõ liệu ông có nhận được phản hồi về đơn kiện của mình hay không.

Ngày 21 tháng 12 năm 2021, chỉ 2 tháng trước Thế Vận hội Mùa đông Bắc Kinh, cảnh sát đã đến sách nhiễu ông Tần tại nhà, với cái cớ là để “duy trì ổn định” trước thềm Thế vận hội.

Bài liên quan:

ĐCSTQ tăng cường bức hại Pháp Luân Công trước thềm Thế vận hội Mùa đông

Bắc Kinh: Học viên Pháp Luân Công đệ đơn khiếu nại quan chức nhà tù vì sự ngược đãi tại Nhà tù Tiền Tiến

Một người đàn ông ở Bắc Kinh không được phép gặp gỡ luật sư sau khi bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công

Luật sư bào chữa vô tội cho một học viên Bắc Kinh bị xét xử vì đức tin của mình sau lần bắt giữ thứ tám

Một người đàn ông ở Bắc Kinh bị kết án hai năm rưỡi tù giam sau khi bị bắt giữ lần thứ tám, tòa án giữ đơn kháng cáo của ông

Một họa sỹ ở Bắc Kinh bị bắt lần thứ tám, hiện không rõ tung tích

Tổ chức Ân xá Quốc tế: Hành động khẩn cấp giải cứu học viên Pháp Luân Công Tần Úy

Cựu giáo viên mỹ thuật bị bắt lần thứ bảy vì tu luyện Pháp Luân Công

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/12/465223.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/19/211389.html

Đăng ngày 06-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Từng bị giam giữ gần 13 năm, người họa sỹ Bắc Kinh lại bị bắt vì đức tin vào Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một người phụ nữ 66 tuổi bị bí mật kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Cônghttps://vn.minghui.org/news/252937-mot-nguoi-phu-nu-66-tuoi-bi-bi-mat-ket-an-tu-vi-tu-luyen-phap-luan-cong.htmlThu, 28 Sep 2023 10:04:12 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=252937Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc [MINH HUỆ 14-09-2023] Gần đây gia đình bà Phùng Liên Hà biết rằng bà bị bí mật kết án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công và bà đã bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang. […]

The post Một người phụ nữ 66 tuổi bị bí mật kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-09-2023] Gần đây gia đình bà Phùng Liên Hà biết rằng bà bị bí mật kết án 3,5 năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công và bà đã bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang.

Bà Phùng (66 tuổi) ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bị cảnh sát theo dõi vào ngày 22 tháng 4 năm 2022 khi bà dán tài liệu thông tin về Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Cảnh sát đã bắt giữ bà và đột nhập vào nhà bà. Họ tịch thu các sách Pháp Luân Công, băng tiếng các bài giảng, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và 2.700 nhân dân tệ tiền giấy có in thông tin Pháp Luân Công (một cách mà các học viên ở Trung Quốc sử dụng để nói với mọi người về cuộc bức hại để đối phó với sự kiểm duyệt nghiêm ngặt) đã bị tịch thu.

Tại Đồn Công an Hồng Cương, bà Phùng bị còng tay vào một chiếc ghế kim loại và bị thẩm vấn trong 9 tiếng đồng hồ. Cảnh sát cố gắng tìm ra ai là người đưa cho bà tài liệu Pháp Luân Công, nhưng bà từ chối tiết lộ nguồn gốc. Bà được tại ngoại vào khoảng nửa đêm, nhưng cảnh sát vẫn tiếp tục theo dõi bà và bà thường nhìn thấy cảnh sát mặc thường phục bám theo bà mỗi khi bà đi ra ngoài.

Bà Phùng bị bắt một lần nữa vào ngày 12 tháng 7 năm 2022, trong một lần đợt bắt giữ quy mô lớn hơn 100 học viên Pháp Luân Công. Gia đình chỉ biết rằng bà bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Đại Khánh, nhưng không biết được tình trạng vụ án của bà.

Đến tháng 8 năm 2023, cuối cùng họ cũng biết rằng bà đã bị kết án 3,5 năm tù và đã bị bỏ tù, nhưng họ không hề được thông báo bất kỳ một chi tiết nào về cáo trạng hoặc các phiên tòa xét xử bà.

Sự bức hại trong quá khứ

Bà Phùng, một nhân viên đã nghỉ hưu của Công ty Cung ứng Vật tư Thiế bị Mỏ dầu Đại Khánh, đã phải vật lộn với sức khỏe yếu kém từ khi còn nhỏ, lục phủ ngũ tạng đều có bệnh và bà còn bị mờ mắt. Bà đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau nhưng đều không có tác dụng. Ngay sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào đầu năm 1998, mọi vấn đề sức khỏe của bà đều biến mất.

Ngay khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, quản lý Vương Hỷ Thành của công ty nơi bà Phùng làm việc đã ra lệnh cho bà viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Công. Cảnh sát Lý Văn Trung của Đồn Công an Nhà máy Sản xuất Dầu Số 5 cũng sách nhiễu bà tại nhà và tịch thu các sách Pháp Luân Công, ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công và giấy tờ tùy thân của bà.

Trong 2 thập kỷ sau đó, vì không từ bỏ đức tin của mình nên bà Phùng liên tục bị bắt giam trong suốt 2 thập kỷ sau đó. Chồng bà cũng bị buộc phải ly hôn với bà.

Bị bắt vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công

Bà Phùng đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 13 tháng 6 năm 2000. Bà bị bắt tại Quảng trường Thiên An Môn và bị đưa đến Văn phòng liên lạc của thành phố Đại Khánh đặt ở Bắc Kinh (sau đây gọi tắt là “Văn phòng liên lạc”), trước khi bị đưa trở lại Đại Khánh.

Bà đã bị đơn vị công tác tống tiền 4.000 nhân dân tệ, trong đó có 2.000 nhân dân tệ là để trả cho Văn phòng liên lạc và 10.000 nhân dân tệ là đưa cho cảnh sát (khoản tiền này sau đó đã được trả lại cho bà).

Ba ngày sau khi bà Phùng được thả, bà lại bị Vương Hỷ Thành và Đỗ Quốc Nguyên bắt giữ ở chỗ làm và đưa đến một trại tẩy não do công ty của họ vận hành. Họ thúc bà đi tới trại tẩy não nhanh đến mức khiến bà gần như hụt hơi. Khi gia đình bà đến trại tẩy não để tìm bà thì Vương và Đỗ yêu cầu họ phải đưa cho họ 10.000 nhân dân tệ để đổi lấy việc thả bà. Gia đình đã trả tiền và đưa bà về nhà. Sau này họ đã lấy lại được tiền.

Bà Phùng lại đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện một lần nữa vào ngày 15 tháng 12 năm 2000. Chiếc xe buýt mà bà đang đi đã bị một sỹ quan quân đội có vũ trang chặn lại ở huyện Ngọc Điền, tỉnh Hà Bắc. Vì không có giấy tờ tùy thân nên bà lại bị bắt về Đại Khánh.

Khi được thả sau 45 ngày giam cầm, cảnh sát Vương Hỷ Thành đã tống tiền bà thêm 5.000 nhân dân tệ, trong đó có 2.000 nhân dân tệ trả cho Văn phòng liên lạc, nơi bà bị giam một thời gian ngắn sau khi bị bắt.

3,5 tháng bị giam giữ

Bà Phùng lại bị bắt tại nhà vào ngày 27 tháng 9 năm 2001 bởi các cảnh sát Địch Lực, Phùng Lập Dân và Lưu của Đồn Công an Hồng Cương. Bà bị còng tay vào ống sưởi qua đêm và bị đưa đến Trại tạm giam thành phố Đại Khánh vào ngày hôm sau.

Một tháng sau, bà bị chuyển đến Trại tạm giam Hồng Cương và bị giam ở nơi này 2 tuần trước khi bị đưa đến Trạm thu dung Tát Nhĩ Đồ.

Phó giám đốc trạm thu dung đã dùng dép đánh vào đầu của bà khi nhìn thấy bà đang tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Sau đó, ông ta lấy chổi đánh vào vai và lưng của bà. Bà Phùng bị giam ở đó thêm 2 tháng trước khi được trả tự do.

Liên tục sách nhiễu

Bà Phùng bị báo cảnh sát vì nói với người dân về Pháp Luân Công và bị bắt vào ngày 13 tháng 5 năm 2003. Cảnh sát viên Lâm Thủy của Đồn Công an Hồng Cương đã túm tóc và tát vào mặt bà. Họ đánh đập bà trong 2 tiếng đồng hồ, khiến sau đó bà bị choáng váng xây xẩm mặt mày.

Bà Phùng bắt đầu tuyệt thực sau khi bị đưa vào Trại tạm giữ Hồng Cương. Vào ngày thứ 5 tuyệt thực, một lính canh cố gắng chụp ảnh nhưng bà không hợp tác. Lính canh đã túm tóc và đẩy bà xuống đất làm đầu của bà bị va vào thứ gì đó, gây đau đớn dữ dội.

Cảnh sát đã phạt bà Phùng 2 năm lao động cải tạo trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Do tình trạng thể chất yếu kém của bà, trại lao động đã từ chối tiếp nhận và bà được tạm tha y tế.

Bởi liên tục bị cảnh sát sách nhiễu vào tháng 11 năm 2003, bà đã rời khỏi nhà và ở cùng một học viên khác, là bà Cao Thục Cầm. Lúc đó bà Cao đang bị cảnh sát theo dõi. Khi cảnh sát đến bắt bà Cao vào sáng ngày 27 tháng 11 năm 2003, họ cũng bắt luôn cả bà Phùng. Cả hai bà đều bị đưa tới Trại tạm giam thành phố Đại Khánh vào chiều hôm đó.

Bà Phùng từ chối tiết lộ danh tính với lính canh trại tạm giam và bắt đầu tuyệt thực để phản bức hại. Để trả đũa, lính canh đã yêu cầu các tù nhân đánh đập bà. Họ trói tay bà ra sau lưng, tát vào mặt và giật tóc bà. Họ còn dùng khăn lau quất vào mặt bà. Kết quả là, mặt bà Phùng bị sưng vù và toàn thân đau đớn.

Cảnh sát sau đó đã lần ra được danh tính của bà Phùng. Một tháng sau, Trương Ngọc Minh (người có liên quan với Phòng 610 tại đơn vị công tác của bà Phùng) và Lưu Vạn Dân của Đồn Công an Hồng Cương đã đưa bà đến Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Hắc Long Giang, nhưng trại này vẫn từ chối tiếp nhận bà do sức khỏe của bà không đảm bảo. Cảnh sát đưa bà trở lại trại tạm giam và giam bà thêm 10 ngày trước khi thả bà ra.

Thụ án trong trại lao động

Do áp lực từ cuộc bức hại, chồng bà Phùng đã buộc phải ly hôn với bà vào tháng 2 năm 2004. Vài ngày sau, bà Phùng lại bị bắt đến trại lao động lần thứ 3. Khi đến nơi, bà đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Một số cảnh sát đã bịt miệng bà lại, trói hai tay bà ra sau lưng và tát vào mặt bà bằng một cuộn báo. Lần này trại lao động đã nhận bà.

Trong hơn 1năm bị giam giữ tại trại lao động, bà bị cưỡng chế xem các video phỉ báng Pháp Luân Công và tra tấn ngồi xổm hoặc đứng trong nhiều giờ liên tiếp. Hơn nữa, bà còn bị cấm ngủ và phải lao động nặng nhọc không công. Cơ thể của bà thường run rẩy mất kiểm soát và bà cảm thấy lạnh do bị tra tấn, tuy nhiên, các lính canh đã cố gắng quay video bà và đổ lỗi cho Pháp Luân Công đã gây ra tình trạng này của bà.

Khi bà được thả, cảnh sát Trương của Phòng 610 đã hỏi liệu bà có tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công không. Khi bà Phương nói là có, ông ta liền đe dọa sẽ kết án bà. Với sự giúp đỡ của gia đình, cuối cùng bà đã được trở về nhà.

Vụ bắt giữ khác và bản ánlao động cưỡng bức

Cảnh sát lại bắt đầu sách nhiễu bà Phùng vào tháng 7 năm 2007. Cảnh sát Lưu đã đến nơi làm việc và nhà bà vào tháng 8 và đầu tháng 12 năm 2007, nhưng không gặp bà.

Ngày 19 tháng 12 năm 2007, hơn 12 cảnh sát từ Đồn Công an Hồng Cương, trong đó có Lưu và Lâm Thủy, đã kéo đến nhà bà Phùng để bắt giữ bà. Sau hơn 20 ngày bị giam ở trong Trại tạm giam thành phố Đại Khánh, bà Phùng lại bị kết án 1 năm ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ tỉnh Hắc Long Giang. Trại đã từ chối tiếp nhận bà vì huyết áp cao. Cảnh sát đã giam bà tại Trại tạm giữ Tát Nhĩ Đồ 3 ngày và thả bà ra.

Cảnh sát cũng sách nhiễu bà Phùng vào tháng 8 năm 2008 trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh.

Bài liên quan:

Hơn 100 học viên Pháp Luân Công, gồm một cụ già 98 tuổi, bị bắt trong vòng một ngày ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang

Bà Phùng Liên Hà trải qua mười năm bị bức hại

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/14/屡遭劳教、关押折磨-大庆冯莲霞再被枉判入狱-465295.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/19/211388.html

Đăng ngày 28-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một người phụ nữ 66 tuổi bị bí mật kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một kỹ sư ở tỉnh Hắc Long Giang bị tra tấn trong 3 năm bị giam tù vì tín ngưỡng của mìnhhttps://vn.minghui.org/news/244473-mot-ky-su-o-tinh-hac-long-giang-bi-tra-tan-trong-3-nam-bi-giam-tu-vi-tin-nguong-cua-minh.htmlWed, 29 Mar 2023 12:28:29 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=244473[MINH HUỆ 26-02-2023] Một cư dân ở thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang đã bị tra tấn ở Trại tù nữ tỉnh Hắc Long Giang trong khi phải thi hành án tù 3 năm vì tu luyện […]

The post Một kỹ sư ở tỉnh Hắc Long Giang bị tra tấn trong 3 năm bị giam tù vì tín ngưỡng của mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-02-2023]

Một cư dân ở thành phố Thất Đài Hà, tỉnh Hắc Long Giang đã bị tra tấn ở Trại tù nữ tỉnh Hắc Long Giang trong khi phải thi hành án tù 3 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.

Bà Triệu Xuân Dương, 65 tuổi, từng là một kỹ sư thiết kế ở Đội thăm dò 204 thành phố Thất Đài Hà. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1999 và đã khỏi nhiều bệnh, bao gồm hoại tử chỏm xương đùi. Bà được biết đến như một người đồng nghiệp tốt và là một người con, người vợ và người mẹ tốt.

Bà Triệu đang đi trên xe buýt vào ngày 7 tháng 5 năm 2016 thì 5 cảnh sát mặc thường phục lên xe và lôi bà ra. Họ đưa bà đến Đồn cảnh sát Đào Nam và hỏi cung bà. Họ đe dọa sẽ đánh bà nếu bà từ chối trả lời những câu hỏi của họ. Cảnh sát cũng đã lục soát nhà bà và tịch thu các thứ đồ trị giá khoảng 60.000 tệ.

Cảnh sát tiếp tục hỏi cung bà Triệu sau khi bà bị đưa đến một trại tạm giam địa phương. Cảnh sát cũng phối hợp với các lính canh của trại tạm giam để cố gắng mồi bà ký vào các tài liệu. Những đồ dùng cần thiết hàng ngày mà gia đình bà gửi cho bà đã bị đưa cho những người bị giam khác, và họ cũng được các lính canh xúi giục để chửi bới và sỉ nhục bà Triệu.

Bà Triệu đã bị kết án 3 năm tù vào ngày 28 tháng 11 năm 2016 và bị giam ở Trại tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Bà đã kháng án nhưng tòa án cấp cao hơn đã phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm vào tháng 4 năm 2017.

1234d40cf9c63e053516db806c1f07be.jpg

Dựng lại cảnh tra tấn: Ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ

Các lính canh tù đã ra lệnh cho bà Triệu phải xem các video tẩy não và bắt bà ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ hàng ngày từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối. Cái ghế đẩu đã rất nhỏ nhưng các lính canh còn bắt bà ngồi trên một nửa hoặc một phần ba diện tích bề mặt ghế vốn cũng không bằng phẳng. Các tù nhân theo dõi bà đã sỉ nhục và chửi bới bà tùy ý.

Có một lần, khi bà Triệu từ chối ký vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, các lính canh tù đã kích động 4 tù nhân nặng cân để họ ngồi lên người bà và ghì đầu, hai tay và hai chân bà xuống. Sau đó họ dùng sức mạnh để ấn đầu ngón tay cái của bà lên bản tuyên bố.

Bà Triệu cũng bị theo dõi khi bà ăn, ngủ và sử dụng phòng vệ sinh. Bà không được phép giao tiếp với các học viên khác và không thể nhắm mắt khi ngồi trên giường, nếu không các tù nhân sẽ buộc tội bà là tập bài tĩnh công của Pháp Luân Công.

Trại tù nữ tỉnh Hắc Long Giang khét tiếng trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Theo thống kê có được, có ít nhất 31 học viên đã bị chết sau khi bị tra tấn ở đó, và ít nhất 90 phần trăm học viên bị giam ở đó đã bị thương sau khi bị tra tấn.

Báo cáo liên quan:

Tòa án Trung cấp giữ nguyên bản án tù đối với một phụ nữ bị kết án vì đức tin của mình

Những trường hợp học viên Pháp Luân Công bị chết do bức hại mới đây ở Trại tù nữ tỉnh Hắc Long Giang

Mọi nội dung đăng trên website này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ có thể sẽ kết tập nội dung trên website để xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/26/457158.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/19/207726.html

Đăng ngày 29-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một kỹ sư ở tỉnh Hắc Long Giang bị tra tấn trong 3 năm bị giam tù vì tín ngưỡng của mình first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tỉnh Tứ Xuyên: Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong Nhà tù Gia Châu, hai người qua đờihttps://vn.minghui.org/news/238654-tinh-tu-xuyen-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-tra-tan-trong-nha-tu-gia-chau-hai-nguoi-qua-doi.htmlSun, 04 Dec 2022 10:13:50 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=238654[MINH HUỆ 14-10-2022] Nhà tù Gia Châu ở tỉnh Tứ Xuyên được thành lập bằng cách hợp nhất giữa Trại Lao động Cưỡng bức Ngũ Mã Bình và Nhà tù Sa Loan. Nhà tù này khét tiếng trong việc bức hại […]

The post Tỉnh Tứ Xuyên: Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong Nhà tù Gia Châu, hai người qua đời first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-10-2022] Nhà tù Gia Châu ở tỉnh Tứ Xuyên được thành lập bằng cách hợp nhất giữa Trại Lao động Cưỡng bức Ngũ Mã Bình và Nhà tù Sa Loan. Nhà tù này khét tiếng trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công, những người bị cầm tù oan sai chỉ vì kiên định đức tin của họ.

Nhà tù này nằm ở trấn Toàn Phúc, thành phố Nhạc Sơn và có treo một tấm bảng tên “Công ty TNHH Tập đoàn Thần Mã” bên ngoài cổng. Bên trong nhà tù, lính canh sốc điện các học viên bằng dùi cui điện, đánh đập và giới hạn thời gian dùng bữa ăn của họ chỉ trong vài giây. Các học viên bị giám sát chặt chẽ và không được nói chuyện với người khác. Tù nhân ở đây bị cưỡng bức lao động trong nhiều giờ để kiếm tiền cho nhà tù. Tù nhân cũng được giảm án nếu tích cực tham gia tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Hai học viên qua đời vì bị tra tấn

Tháng 12 năm 2019, chỉ đạo viên của Khu 5 uy hiếp 6 học viên, yêu cầu họ sau khi ra tù không được tu luyện Pháp Luân Công nữa và cũng phải nói Pháp Luân Công là tà giáo. Ngày 20 tháng 12, chỉ đạo viên lại đề cập lại yêu cầu của ông ta. Khi ông La Học Phóng nói rằng ông sẽ tiếp tục tu luyện sau khi được thả và Pháp Luân Công không phải là tà giáo, chỉ đạo viên nói rằng ông La có thái độ tồi và bắt ông phải đứng úp mặt vào tường.

Khi ông La từ chối tuân theo, 2 tù nhân đã đẩy ông vào tường và đá vào chân ông. Khi họ thả tay ra, ông La quay người lại, nên họ tiếp tục đẩy ông vào tường. Dù hai chân và đầu gối bị bầm tím nhưng ông vẫn không nhượng bộ. Ông đã chết trong tù vào đầu tháng 4 năm 2020.

Ông Tôn Nhân Trí ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, bị đưa đến Nhà tù Gia Châu vào ngày 9 tháng 8 năm 2018 để thụ án 3 năm. Chỉ đạo viên Thiệu Lăng và lính canh Lưu cố ép ông học thuộc nội quy nhà tù nhiều lần nhưng ông từ chối. Ngày 5 tháng 9 năm 2018, Thiệu đã đưa ông đến một nơi không có camera giám sát và xịt hơi cay vào mặt ông. Thiệu nói: “Đợi xem tôi trừng trị ông ra sao”. Ông Tôn hốc hác và rất yếu khi được thả khỏi nhà tù vào năm 2020. Ông đã qua đời vào ngày 25 tháng 6 năm 2022.

Hoàn cảnh của các học viên khác

Ông Trịnh Thế Nghĩa (84 tuổi) có sức khoẻ tốt sau khi tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị bắt và bị kết án 3,5 năm vì dán áp phích Pháp Luân Công lên một cây cột điện vào năm 2015. Sau khi bị đưa vào Nhà tù Gia Châu, ông bị ép dùng thuốc cao huyết áp mỗi ngày dù ông không hề bị bệnh này.

Tại thời điểm được thả vào năm 2018, ông bị suy giảm trí nhớ và trí lực giảm xuống chỉ còn bằng một đứa trẻ 3 tuổi. Người ông nghiêng về trước và ông không thể ngẩng đầu hay duỗi thẳng lưng, và không thể tự chăm sóc bản thân.

Ông Đặng Duy Dũng và vợ là bà Lý Tú Anh bị bắt vào ngày 5 tháng 5 năm 2018. Ông Đặng bị kết án 4 năm và bà Lý bị kết án 2,5 năm tù vào ngày 26 tháng 12 năm 2019. Ông Đặng thường bị ngất khi bị phạt đứng trong Nhà tù Gia Châu. Sáng ngày 1 tháng 9 năm 2021, ông ngã lăn ra đất sau khi bị bắt đứng nhiều giờ. Sau 1 tháng ở trong bệnh viện, ông bị đưa về nhà tù trong tình trạng mất kiểm soát đại tiểu tiện và tinh thần không còn tỉnh táo.

Ông Vương Hải Can và ông Đường Chi Khai ở huyện Đại Trúc bị đưa vào Nhà tù Gia Châu vào ngày 5 tháng 8 năm 2021. Ông Vương bị ngược đãi trong tù và phát bệnh gan. Ông được đưa đến bệnh viện nhà tù. Lính canh viện cớ dịch bệnh để không cho gia đình vào thăm ông.

Ngày 17 tháng 6 năm 2019, phó giám đốc nhà tù tổ chức một hội nghị để lăng mạ Pháp Luân Công. Toàn bộ sân bóng treo đầy những băng rôn có nội dung lăng mạ Pháp Luân Công. Hàng chục học viên bị đánh đập và thời gian dùng bữa của họ bị giảm xuống chỉ còn vài chục giây.

384480128a7814d0ef2378a864631015.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui điện

Ông Trần Chí, 1 trong 6 học viên bị yêu cầu phải phải lăng mạ Pháp Luân Công, đã bị biệt giam vì từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Bài liên quan:

Tứ Xuyên: Một người đàn ông qua đời trong khi thụ án tù vì đức tin của ông, gia đình nghi ngờ là do bị tra tấn

Một người đàn ông Tứ Xuyên qua đời sau 3 năm bị tra tấn dã man trong nhà tù và liên tục bị sách nhiễu sau khi được thả

Các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn tại Nhà tù Gia Châu, tỉnh Tứ Xuyên

Học viên Pháp Luân Công bị bỏ đói và bóc lột lao động ở trong tù đến thần trí không tỉnh táo

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/14/450753.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/1/204544.html

Đăng ngày 04-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tỉnh Tứ Xuyên: Học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong Nhà tù Gia Châu, hai người qua đời first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Từng 2 lần bị kết án oan sai 10 năm và 7 năm, người đàn ông Cam Túc kể lại những tra tấn mà ông đã phải chịu đựng trong lúc thụ án tù thứ 2https://vn.minghui.org/news/238476-tung-2-lan-bi-ket-an-oan-sai-10-nam-va-7-nam-nguoi-dan-ong-cam-tuc-ke-lai-nhung-tra-tan-ma-ong-da-phai-chiu-dung-trong-luc-thu-an-tu-thu-2.htmlSun, 27 Nov 2022 09:24:24 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=238476[MINH HUỆ 20-09-2022] Sau khi ngồi tù oan sai 7 năm trong Nhà tù Lan Châu vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công, ông Kim Cát Lâm (57 tuổi) đã trở về nhà vào ngày 1 tháng 7 […]

The post Từng 2 lần bị kết án oan sai 10 năm và 7 năm, người đàn ông Cam Túc kể lại những tra tấn mà ông đã phải chịu đựng trong lúc thụ án tù thứ 2 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-09-2022] Sau khi ngồi tù oan sai 7 năm trong Nhà tù Lan Châu vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công, ông Kim Cát Lâm (57 tuổi) đã trở về nhà vào ngày 1 tháng 7 năm 2022. Đây là án tù thứ hai của ông, 10 năm trước ông từng bị kết án tù vào năm 2002.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Trong 10 năm ông Kim bị cầm tù oan sai (2002 đến 2012) lần đầu tiên, bà nội, mẹ và vợ của ông Kim đã lần lượt qua đời vì áp lực tinh thần khủng khiếp từ cuộc bức hại. Đến tháng 8 năm 2012, anh rể của ông, trụ cột chính hỗ trợ kinh tế cho toàn bộ gia đình, đã tử vong trong một vụ tai nạn ô tô. Người cha già gần 80 tuổi của ông cũng qua đời trong khi ông đang bị cầm tù oan sai lần hai.

Án tù đầu tiên

Ông Kim bị bắt vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 khi ghé qua nhà của một học viên mà không biết rằng người này đã bị bắt trước đó. Toà án huyện Du Trung đã kết án ông 10 năm tù vào ngày 28 tháng 10 năm 2002. Ở trong tù, ông bị cấm ngủ, không được dùng nhà vệ sinh, bị đánh đập tàn bạo và phải đứng trong thời gian dài. Lính canh còn dùng ngón tay chọc vào mắt ông, đánh vào đầu ông bằng ván gỗ, đâm kim vào người và bóp cổ ông. Có lúc các tù nhân còn dội nước sôi lên cổ ông vào ban ngày và lột quần áo rồi đổ nước lạnh lên người ông vào ban đêm. Ông được trả tự do vào ngày 25 tháng 8 năm 2012.

Bị bắt và kết án một lần nữa

Ngày 2 tháng 7 năm 2015, cảnh sát của Đội An ninh Nội địa thành phố Lan Châu đã bắt ông Kim tại căn nhà ông thuê trọ. Ban đầu, họ giam ông trong Trại tạm giữ huyện Du Trung, sau đó chuyển ông tới Trại tạm giam huyện Du Trung. Toà án huyện Du Trung đã kết án ông 7 năm tù và thụ án trong Nhà tù Lan Châu vào ngày 22 tháng 6 năm 2016.

Ông bị tra tấn vô nhân đạo ở trong tù. Ban đêm, ông bị treo người lên và cấm ngủ trong suốt 15 ngày. Còn ban ngày, ông phải đứng trong thời gian dài. Lính canh bỏ đói ông và mỗi ngày chỉ cấp cho ông 1 chiếc bánh bao hấp và 1 ly nước. Ông không được tắm trong suốt 2 tháng. Ông rất hốc hác và gần như suy sụp.

Sau đây là hồi tưởng của ông về những gì đã trải qua.

* * * * * * *

Tôi bị cưỡng bức lao động không công trong xưởng sản xuất quần áo ở Khu 7. Trong thời gian đại dịch [COVID-19] bùng phát năm 2020, tôi được giao việc đóng gói quần áo bảo hộ. Khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày khiến tôi kiệt sức. Người tôi rất mỏi và toàn thân tôi đau nhức .

Ngày 30 tháng 11 năm 2020, trưởng khu Nguỵ Chu Đông, chỉ đạo viên Hàn Tương Lăng, các phân đội trưởng Sư Vĩnh Ninh và Lý Quang Thanh đã chuyển tôi đến một buồng giam khác. Bốn tù nhân là Đoàn Văn Tuấn, Nguỵ Tài Siêu, Dương Hiểu Minh và Nhạc Tưởng Điền nhận lệnh tra tấn tôi bằng cách chỉ cho tôi ăn 1 chiếc bánh bao hấp và 1 ly nước mỗi ngày, cấm tôi ngủ và không cho tôi sử dụng nhà vệ sinh. Trong thời gian ít ỏi tôi được sử dụng nhà vệ sinh, lính canh thường xuyên chửi rủa tôi.

Lính canh đã dọn trống một phòng trong xưởng sản xuất quần áo để nhốt tôi ở đó vào ban ngày. Bốn tù nhân đưa tôi đến đó vào buổi sáng và còng tay tôi vào ống sưởi ở góc phòng. Sau đó, họ đưa tôi về lại xà lim sau giờ làm và treo tôi vào khung giường tầng phía trên đến 3 hay 4 giờ sáng. Bởi không có thiết bị sưởi ấm vào mùa đông, tôi lạnh đến nỗi toàn thân tê cứng.

Bộ đồ giường duy nhất mà họ đưa tôi là một tấm chăn, vì vậy tôi phải mặc toàn bộ quần áo lên người để nằm ngủ ở giường trên trống trơn với một tay bị còng vào chân giường.

Tôi đã tuyệt thực để phản đối việc không được cung cấp đủ thức ăn. Họ đã lừa tôi và thuyết phục tôi ăn trở lại. Nhưng sau đó tôi vẫn chỉ được cấp một cái bánh hấp và một ly nước mỗi ngày.

Có lần tù nhân Đoàn Văn Tuấn và Nhạc Tưởng Điền nói rằng phó chỉ đạo viên Quách Đống và chỉ đạo viên Hàn Tương Lăng đã bảo họ đánh tôi và nhắm vào những phần thịt mềm để không để lại dấu vết. Họ cảnh cáo tôi rằng nhiều tù nhân đã chết bởi cách tra tấn này và họ sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu tôi chết. Nguỵ nói rằng nhà tù đã xem họ như là cấp trên của tôi và họ có quyền quản lý tôi. Đoàn đã đánh tôi một lần, Nhạc đánh tôi hai lần.

Họ không cho tôi tắm. Hai tháng tôi mới được rửa mặt, đánh răng và cạo râu 1 lần. Đồng thời, họ chửi mắng tôi vì người tôi bốc ra mùi khó ngửi. Tôi phải vật lộn với đói, rét, khát, mệt mỏi và thiếu ngủ.

Ngày 24 tháng 2 năm 2021, Lý Quang Thanh ra lệnh cho 4 tù nhân giám sát tôi treo tôi lên giường tầng suốt cả đêm, đây là vị trí mà camera giám sát không thấy được. Đến sáng hôm sau tôi mới được thả xuống. Còng tay siết chặt khiến hai cổ tay tôi vô cùng đau nhức, và sau đó tôi hoàn toàn mất cảm giác ở hai cánh tay, như thể tôi không còn tay nữa. Tôi vẫn bị đưa đến văn phòng của lính canh vào ban ngày và phải đứng ở đó cả ngày.

Tôi gầy trơ xương, đến mức quần của tôi luôn bị tuột ra. Tù nhân trực ca đêm phải giúp tôi kéo quần lên. Tôi bị cấm ngủ suốt 15 ngày. Trong thời gian này, tôi không được tháo giày ra, keo dính giày chảy ra và dính vào chân tôi, khiến lòng bàn chân của tôi sưng đỏ và bị ăn mòn, nứt nẻ.

Bắt đầu từ ngày 11 tháng 3 năm 2021, họ ngừng áp dụng tra tấn treo người đối với tôi vào lúc 2 giờ sáng và tôi có vài tiếng để ngủ trước khi một đợt tra tấn mới bắt đầu. Nhưng tôi vẫn phải ngủ trên chiếc giường trống trơn với một tay bị còng vào giường. Tôi vẫn không được cung cấp bữa sáng và nước uống, không được đi vệ sinh hay đánh răng rửa mặt vào buổi sáng. Ngoài một cái bánh hấp vào buổi trưa, tôi chỉ được cấp một cái bánh khác vào buổi tối và hoàn toàn không được cung cấp rau.

Ngày 17 tháng 3, một lính canh đến phòng giam của tôi vào buổi tối và ra lệnh cho bốn tù nhân còng tay tôi vào giường tầng bên dưới thay vì bên trên. Sau đó tôi biết rằng công tố viên đóng tại nhà tù thông qua camera giám sát thấy tôi đang bị treo lên và đã lệnh cho họ hạ tôi xuống.

Từ ngày 14 tháng 4, tôi được cấp một ít rau với một chiếc bánh bao vào buổi trưa và buổi tối, nhưng vẫn không đủ no. Tôi cũng không được cấp đủ nước uống. Sau đó, mọi người khó có thể nhận ra hình hài của tôi. Tôi yếu đến nỗi bắt đầu bước đi loạng choạng. Khi thức dậy lúc 6 giờ sáng, hai tay tôi tê bì vì bị còng vào giường và không cài nổi khuy áo.

Ngày 18 tháng 5 năm 2021, họ tháo còng tay cho tôi và 5 ngày sau, tôi được cấp một tấm đệm trải giường. Hoá ra là một tổ thanh tra của Viện Kiểm sát Tối cao đang thị sát ở Nhà tù Lan Châu. Nhưng tôi vẫn phải đứng 20 tiếng mỗi ngày và không được cấp đủ thức ăn.

Chân tôi sưng phồng và bầm tím do phải quỳ trong khi bị tra tấn. Tôi đề nghị được gặp công tố viên của tổ thanh tra nhưng bị từ chối.

Sau khi tổ thanh tra rời đi vào ngày 18 tháng 6, quan chức nhà tù đã trả thù tôi bằng cách tăng cường ngược đãi và tra tấn tôi. Họ bỏ rau ra khỏi bữa ăn của tôi. Cuối tháng 8, tôi lại bị chóng mặt và bước đi không vững. Bắt đầu từ ngày 21 tháng 9 năm 2021, họ cho tôi ngồi trên một cái ghế vào ban ngày nhưng vẫn phải đứng đến tận 2 giờ sáng mỗi đêm.

Tôi được ăn nhiều hơn khi ngày mãn hạn tù đến gần. Tôi được đánh răng rửa mặt và ăn sáng bắt đầu từ ngày 10 tháng 4 năm 2022, và ăn đủ no vào bữa trưa và bữa tối. Việc phạt đứng vào buổi tối của tôi kết thúc sớm hơn 40 phút.

Từ ngày 26 tháng 5, trước khi mãn hạn tù 1 tháng 4 ngày, tôi được ngủ bình thường.

Những thủ phạm bức hại ở trong Nhà tù Lan Châu:

Trương Vĩnh Duy (张永维), giám đốc nhà tù: +86-15193056688
Lữ Dũng (吕勇), phó giám đốc nhà tù: +86-13993152236
Nguỵ Chu Đông (魏周东), trưởng Khu 7: +86-113893110657
Trần Hoà Bình (陈和平), chỉ đạo viên Khu 7: +86-13893399040
Quách Đống (郭栋), phó chỉ đạo viên Khu 7: +86-13993152641
Sư Vĩnh Ninh (师永宁), trưởng lính canh Khu 7: +86-13893467389
Hàn Tương Lăng (韩湘凌), chỉ đạo viên chính trị Khu 7 +86-13919873326
Lý Quang Thanh (李光清), trưởng lính canh Khu 7: +86-13909460952
Lý Lăng (李凌), phó chỉ đạo viên Khu 7
Các tù nhân Đoàn Văn Tuấn (段文俊), Nguỵ Tài Siêu (魏才超), Dương Hiểu Minh (杨晓明) và Nhạc Tưởng Điền (岳想田)

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại khác có trong bản gốc tiếng Hán.)

Bài liên quan:

17 năm ngồi tù oan sai và gia đình lâm vào cảnh khốn cùng

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/20/449857.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/13/204289.html

Đăng ngày 27-11-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Từng 2 lần bị kết án oan sai 10 năm và 7 năm, người đàn ông Cam Túc kể lại những tra tấn mà ông đã phải chịu đựng trong lúc thụ án tù thứ 2 first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Người liên lạc của công ty bên ngoài với các nhà tù Trung Quốc tiết lộ sự bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công bị cầm tùhttps://vn.minghui.org/news/236940-nguoi-lien-lac-cua-cong-ty-ben-ngoai-voi-cac-nha-tu-trung-quoc-tiet-lo-su-buc-hai-tan-bao-cua-dcstq-doi-voi-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-cam-tu.htmlTue, 04 Oct 2022 07:49:51 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=236940[MINH HUỆ 04-06-2022] Trong quá trình các nhà tù Trung Quốc đi theo hướng xí nghiệp hóa (thực chất là hoạt động lao động nô lệ), việc bắt tay với một số doanh nghiệp bên ngoài là điều tất yếu. Khi hợp tác với các doanh nghiệp, […]

The post Người liên lạc của công ty bên ngoài với các nhà tù Trung Quốc tiết lộ sự bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 04-06-2022] Trong quá trình các nhà tù Trung Quốc đi theo hướng xí nghiệp hóa (thực chất là hoạt động lao động nô lệ), việc bắt tay với một số doanh nghiệp bên ngoài là điều tất yếu. Khi hợp tác với các doanh nghiệp, họ thường cần một nhân viên của doanh nghiệp đến nhà tù để hỗ trợ về mặt kỹ thuật hoặc quản lý. Những người hỗ trợ từ bên ngoài này thường được gọi là “người liên lạc ngoài nhà tù”. Người liên lạc có sự tương tác chặt chẽ với nhân viên nhà tù và tù nhân, dù họ không phải là người thuộc biên chế của nhà tù.

Trong số họ có một người liên lạc tên Hoa (bí danh). Bởi là một người am hiểu kỹ thuật và có kinh nghiệm quản lý, nên anh ấy đã làm người liên lạc với nhiều nhà tù khác nhau ở Trung Quốc trong hơn 10 năm qua. Theo thời gian, anh ấy đã chia sẻ về những gì phải làm trong khi làm liên lạc viên ở trong nhà tù. Sau khi đại dịch bắt đầu, anh ấy đã cung cấp nhiều thông tin toàn diện và chấn động hơn về sự bức hại các học viên Pháp Luân Công ở trong tù. Nội tình đen tối về sự bức hại học viên Pháp Luân Công ở trong hệ thống nhà tù mà anh ấy chia sẻ có thể khiến người nghe sởn gai ốc.

Cuộc bức hại tàn khốc và bị che giấu

Phóng viên: Quản lý Hoa, trước kia khi nói tới nhà tù ở Trung Quốc, anh luôn nói tới các tù nhân phổ thông, nhưng chưa từng thấy anh đề cập đến các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm trong nhà tù. Bây giờ tại sao anh lại chủ động muốn nói về Pháp Luân Công?
Hoa: Trước kia tôi không nói gì đến là có nguyên nhân của nó. Tôi phải dùng khả năng phán đoán tốt nhất của mình để quyết định điều gì nên nói và điều gì không nên nói. Tôi nghĩ lý do chủ yếu là đại dịch [COVID-19]. Thành thật mà nói, nếu không nghe theo lời khuyên của một học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù, thì có khả năng năm ngoái tôi đã chết vì đại dịch rồi. Bây giờ chúng ta không có thời gian để nói về việc này, để nói sau vậy. Hôm nay tôi muốn nói vắn tắt những điểm mấu chốt nhất về sự thực thi bức hại của nhà tù đối với các học viên Pháp Luân Công, những điều mà tôi đã tận mắt chứng kiến.

Phóng viên: Tôi biết anh đã công tác với vai trò là người liên lạc cho một số nhà tù hơn 10 năm qua. Anh chắc hẳn đã tận mắt chứng kiến hiện trường bức hại, vậy nên về việc này, anh là người có quyền lên tiếng nhất.

Hoa: Đúng vậy. Theo tôi thấy, quá trình Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công có thể được chia thành hai giai đoạn: Từ năm 2000 đến năm 2010, ĐCSTQ ngược đãi các học viên Pháp Luân Công trong tù một cách trắng trợn; Sau đó là chuyển sang giai đoạn lén lút, nhất là từ năm 2012 trở về đây, sự bức hại vẫn tiếp tục nhưng diễn ra trong bí mật.

Phóng viên: Sau khi được thả khỏi nhà tù, một học viên đã vẽ những bức tranh minh hoạ về việc các học viên bị đối xử tồi tệ như thế nào ở trong nhà tù. Nhưng Phỏng vấn Tiêu điểmcủa CCTV lại tuyên bố những bức tranh đó là giả. Mặc dù vậy, một số người tin các bức tranh đó lột tả sự thật, vì họ biết rằng ĐCSTQ và CCTV luôn dối trá.
Hoa: Mọi người khó lòng nhận ra sự ác độc và xảo quyệt của ĐCSTQ. Trong giai đoạn đầu, nó vừa công khai đàn áp các học viên, vừa hô vang “chế độ độc tài của giai cấp vô sản” và tuyên bố giết một người răn trăm người. Các bức tranh mà Phỏng vấn Tiêu điểm đề cập là sự thật, và ĐCSTQ cố tình báo cáo chúng là hữu ý ám thị răn đe công chúng rằng: ai dám không nghe theo lời Đảng, thì sẽ lãnh hậu quả như vậy. Nếu độc giả nghi ngờ cho rằng các bức tranh là giả, thì chính là ĐCSTQ đã đạt được mục đích của nó là khiến họ hiểu sai; còn nếu độc giả tin rằng các bức tranh là thật, ĐCSTQ cũng không phải là không có thu hoạch, vì nó đã đạt được mục đích trong việc đe dọa dân chúng.

Phóng viên:Tôi đồng ý điều đó. Giai đoạn đó, người ở bên trong và bên ngoài nhà tù đã biết sự bức hại đang diễn ra. Còn tình hình bây giờ thay đổi ra sao?
Hoa: Tính chất tàn khốc của cuộc bức hại vẫn y nguyên, nhưng phương thức bức hại đã trở nên bí mật hơn. Ví dụ như, khoảng 5 năm trước, học viên Lôi (bí danh) bị gần 10 tù nhân tra tấn, họ bắt anh ấy phải ngồi liên tục suốt 15 ngày đêm mà không được chợp mắt. Nó rất khủng khiếp, nhưng Lôi không nhượng bộ. Những tù nhân tra tấn Lôi biết rõ tôi và họ tin tưởng tôi vì tôi đã đem cho họ những vật phẩm cấm mang từ bên ngoài vào, như thuốc lá, rượu, tiền mặt, điện thoại di động, v.v.. Vậy nên họ đã nói với tôi về việc này. Trong 15 ngày, Lôi bị nhốt trong nhà kho của xưởng máy, nên các tù nhân bình thường không biết chuyện gì đang xảy ra ở trong đó, và họ có thể nghĩ rằng nó chỉ đơn giản là một đơn vị giám sát nghiêm ngặt mà thôi. Vào ban đêm, họ đưa anh ấy vào phòng TV. Sau khi họ bảo các tù nhân khác ra ngoài, họ bắt Lôi ngồi thẳng và không được cử động hay nhắm mắt suốt cả đêm.

Phóng viên:Anh ấy không được nhắm mắt trong suốt 15 ngày sao?
Hoa: Không, nếu nhắm mắt thì anh ấy sẽ bị tù nhân tát vào mặt hoặc đánh vào đầu, ngoài ra còn có những cách tra tấn khác mà tôi không thể nói hết. Tôi là người ngoài cuộc, nhưng nhìn cảnh tượng đó tôi cảm thấy rất khó chịu. Có những lúc tôi đi giải sầu xung quanh xưởng máy và quan sát các tù nhân ở đó, nghĩ rằng sau này họ sẽ chính là những nhân chứng. Tôi từng nói chuyện này với tù nhân Bạch, một người bạn tốt của Lôi.

Khi Bạch đang nghỉ giải lao, tôi đến gần anh ấy và nói trong tiếng ồn ào của máy móc: “Anh biết đấy, những gì Lôi đã chịu đựng giống như ở trong địa ngục”. Tôi tưởng rằng Bạch sẽ đồng tình với tôi về việc ĐCSTQ kinh khủng như thế nào. Nhưng ngạc nhiên thay, anh ấy ngây người nhìn tôi và hỏi: “Sao thế, có chuyện gì à?”

Tôi bị sốc và vội vàng nói: “Lôi đã bị cấm ngủ trong 15 ngày qua. Anh không biết gì sao? Lôi bị tra tấn đến sắp phát điên rồi mà anh không biết gì sao?” Bạch lắc đầu và thành thật nói: “Không, tôi không biết gì cả. Không ai nói với tôi việc này. Mỗi tối sau khi xem TV và điểm danh xong thì tôi đi ngủ. Mỗi buổi sáng chúng tôi tập trung ở xưởng máy và vùi đầu làm việc để hoàn thành chỉ tiêu. Tôi thật sự không biết gì về việc này”.

Phóng viên: Thì ra là vậy. Các học viên bị giam trong cùng phòng giam đó có biết việc gì đang xảy ra không?
Hoa:Không ai biết cả. Giai đoạn đầu, các học viên bị giam cùng nhau và một người biết chuyện thì những người khác đều biết. Sau đó, nhân viên nhà tù đã nhận được nhiều bức thư và cuộc gọi giảng chân tướng (bao gồm cả từ các học viên ở hải ngoại), nên nhà tù liền thay đổi đối sách. Họ chia các học viên ra để trị, cố gắng tách nhỏ các học viên ra càng nhiều càng tốt, và mỗi xà lim chỉ giam một học viên, họ cũng bị cấm nói chuyện với người khác.

Phóng viên: Theo cách đó thì không ngạc nhiên gì khi mọi người hầu như không biết về việc các học viên vẫn đang bị ngược đãi.
Hoa: Đúng thế. ĐCSTQ đã cố gắng che đậy nó. Đó là lý do tại sao tôi tán thành các học viên giảng chân tướng để người khác biết về nó. Chân tướng sẽ không tự chạy đến. Nếu các học viên không giảng thì sẽ không ai biết được. Đây không phải là cái gì đó mang tính chính trị. Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng là việc làm hợp tình hợp lý. Người dân ở cả Trung Quốc và hải ngoại có quyền được biết điều gì đang xảy ra. Nhưng chân tướng được truyền đến mọi người không hề dễ dàng, mà nó thấm đẫm máu và nước mắt của các học viên, do đó càng đáng trân quý.

Nhà tù trong nhà tù

Phóng viên: Quản lý Hoa, anh nói các học viên ở trong tù bị chia ra và bị biệt giam nhiều nhất có thể. Thậm chí một phân đội của một khu giam giữ chỉ có một học viên. Điều này chỉ xảy ra ở một nhà tù?
Hoa:Không, tất cả nhà tù mà tôi đến đều làm như vậy.

Phóng viên: Làm như vậy sẽ tốn kém hơn là giam họ chung với nhau.
Hoa:Chính xác là vậy. Nhưng ĐCSTQ quan tâm tới việc đạt được mục đích của nó hơn là tiết kiệm tiền. Chứng kiến điều này suốt gần 20 năm qua, tôi đã phát hiện mục đích của ĐCSTQ không thực sự là huỷ hoại thân thể của các học viên Pháp Luân Công, mà đúng ra ý định của nó là hủy diệt tinh thần của các học viên bằng mọi giá. Về mặt này bạn nghĩ mà xem, ngoài nhà tù thì còn có rất nhiều cơ sở trên khắp Trung Quốc giam giữ các học viên. Không biết bao nhiêu tiền đã bị tiêu tốn vào cuộc bức hại này trong 20 năm qua? Nếu việc này được công khai thì sẽ khiến người ta không khỏi cảm thấy kinh hoàng. Và đến nay nó vẫn đang tiếp diễn!

Phóng viên: Đây há chẳng phải lấy tiền mồ hôi công sức của nhân dân mà bức hại một quần thể nhân dân sao? Khi quản lý không tập trung, các tù nhân có được đối đãi như các tù nhân phổ thông khác không?
Hoa: Đương nhiên là không rồi!

Phóng viên:Tuyên truyền của ĐCSTQ nói rằng các tù nhân được đối xử tốt – họ có thể đọc và làm điều mình yêu thích trong thời gian rảnh. Có đúng như vậy không?
Hoa:Hoàn toàn không có chuyện đó. Nếu là như vậy thật thì đó là viện phúc lợi, chứ đâu phải là nhà tù. Kỳ thực các nhà tù của ĐCSTQ rất lắm chiêu trò. Đối với những tù nhân bình thường, “đọc” có nghĩa là bị ép phải đọc những tuyên truyền của ĐCSTQ, còn “làm điều yêu thích” nghĩa là lao động khổ sai. Còn với các học viên, “đọc” nghĩa là bị tẩy não. Nhưng tẩy não đơn thuần thì chắc chắn thất bại. Các học viên bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Họ tin rằng tu luyện Pháp Luân Công không phạm tội, họ không phục phán quyết của ĐCSTQ nên họ mới bị cầm tù, nên làm sao họ có thể đồng ý với việc học tập tẩy não trong lúc bị giam giữ được? Hơn nữa, các học viên bị giam nói chung có trình độ giáo dục tốt hơn các nhân viên của nhà tù. Thời gian [chuyển hóa] càng lâu thì các nhân viên nhà tù sẽ càng mất niềm tin rằng họ sẽ thành công, ngoài ra, mỗi nhân viên nhà tù còn có những nhiệm vụ giám sát khác, do đó nếu thời gian [chuyển hóa] quá dài, thì nhân viên nhà tù sẽ không kham nổi. Do đó, cách giải quyết nhanh chóng đã trở thành một lựa chọn tất yếu của nhà tù.

Phóng viên: Vậy nhà tù giải quyết vấn đề này thế nào?
Hoa: Có một nơi gọi là “nhà tù trong nhà tù”. Những tù nhân đánh nhau hoặc sử dụng ma tuý bị biệt giam ở đó, có lúc là trong hai tuần hoặc vài tháng. Nhưng với các học viên, họ thường bị đưa đến khu đó ngay vào ngày họ vừa tới nhà tù và thời gian biệt giam kéo dài ít nhất 1 tháng. Họ không nói lý do chính đáng để biệt giam các học viên. Ngoài ra, số lượng học viên bị giam vượt quá không gian dành để biệt giam có sẵn, nên nhà tù đã đưa ra quy tắc bất thành văn về “nhà tù trong nhà tù” này.

Phóng viên: Nó hoạt động như thế nào? Nó là một căn phòng nhỏ giống như phòng biệt giam phải không?
Hoa:Có đủ hình thức. Nó có thể là một phần của buồng giam, ở đó một phần của căn phòng bị cô lập với phần còn lại bằng một tấm rèm. Mọi người sẽ hiểu khu vực này được dùng để ngược đãi các học viên Pháp Luân Công. Vào ban ngày, nó có thể là một góc trong xưởng máy hoặc một phần của nhà kho.

Đôi khi, họ chọn một khoảng đất trống bên ngoài xưởng máy và ra lệnh cho các tù nhân xếp các hộp các tông đựng sản phẩm quây kín bốn xung quanh, tạo một khoảng không gian hẹp chừng 2 mét vuông để nhốt một học viên vào đó. Một hay một vài tù nhân được chỉ định để trông chừng các học viên 24/24 và ghi chép lại nhất cử nhất động của người học viên này. Thời gian học viên bị nhốt kéo dài 1 tháng hoặc có khi là cả 1 năm. Khi kết thúc thì những chiếc hộp bị dỡ bỏ, và chỉ còn lại một khoảnh đất trống, không còn 1 vết tích.

Phóng viên: Tôi nhớ những người trí thức có lúc bị nhốt trong chuồng bò vào thời Đại Cách mạng Văn hoá. Cái này này có vẻ tương tự như thế.
Hoa: Không sai. Một số tù nhân cũng nhận ra điều này. Khi thời điểm đến, họ có thể sẽ bước ra làm chứng.

Một mạng lưới phân cấp

Phóng viên: Có phải những loại tra tấn như kiểu “nhà tù trong nhà tù”, là do các tù nhân bình thường thực hiện?
Hoa: Tù nhân bình thường thực hiện trực tiếp, nhưng là làm theo mệnh lệnh và dưới sự tổ chức của các viên chức nhà tù.

Phóng viên: Nhà tù có “khích lệ” nào cho các tù nhân đó không?
Hoa: Chủ yếu là dụ dỗ bằng cách giảm thời hạn thụ án cho họ. Một tù nhân “quản lý” bị cầm tù vốn bị kết án 10 năm, nhưng vì tham gia bức hại Pháp Luân Công nên được giảm án 4 năm.

Phóng viên: Trước đây tôi đã nghe đến tù nhân “quản lý”. Có phải là họ quản lý những tù nhân khác không?
Hoa: Đúng vậy. Tù nhân cần phải hối lộ để có được những vị trí này. Trước kia việc mua những vị trí này khá lộ liễu, nhưng về sau này họ đã làm một cách lén lút. Ví dụ, khi cán bộ quản lý một khu giam giữ ở trong văn phòng của anh ta một mình, một tù nhân sẽ lén vào và có thể vờ như muốn nhờ anh ta chuyển giúp một bức thư, nhưng thực chất là đưa cho người quản lý đó một chiếc phong bì có đựng tiền ở trong đó. Bởi các chiến dịch chống tham nhũng trong những gần đây, nên hiện việc làm này là có rủi ro. Ngoài ra, một tù nhân có thể hỏi xin số điện thoại của trưởng khu giam giữ để gia đình của anh/cô ấy có thể hối lộ người này ở bên ngoài nhà tù. Nhưng nếu tù nhân không biết rõ người quản lý khu, anh ấy phải thông qua một người trung gian, và hiển nhiên cũng cần hối lộ cho người trung gian này.

Phóng viên:Chỉ những trưởng khu giam giữ mới là đối tượng được hối lộ?
Hoa: Không đâu, tất cả các viên chức và lính canh đều sẵn sàng nhận hối lộ trong cuộc giao dịch giảm án này. Đây là một bí mật mà ai cũng biết. Thật không thể tưởng tượng được là đội ngũ những viên chức tham nhũng hủ bại này có thể “giáo dục” các học viên Pháp Luân Công, những người chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, như lời ĐCSTQ tuyên bố. Thật ra, ĐCSTQ biết rõ điều đó, cho nên nó không nói nhiều đạo lý với những bài lý thuyết trên giấy, thay vào đó, nó dùng những biện pháp tra tấn một cách tinh vi “được tổ chức chặt chẽ”.

Phóng viên: Nó là gì?
Hoa:Sự ngược đãi các học viên Pháp Luân Công trong tù được tổ chức chặt chẽ và xảy ra ở bốn cấp quản lý: cấp đội, cấp khu, cấp ban giáo dục và giám đốc nhà tù. Ngược lại, việc ngược đãi các tù nhân bình thường khác thì bắt nguồn và kết thúc đều ở cấp đội và không bao giờ vượt khỏi cấp khu.

Tại sao lại có sự phân chia bốn tầng quản lý như vậy để đối phó với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ? Mỗi tầng có thẩm quyền và quyền lực khác nhau, nhưng mục tiêu là đồng nhất, đó là gây áp lực khiến các học viên từ bỏ đức tin của họ nhằm đổi lấy thành tựu chính trị và phần thưởng cao hơn. Đặc biệt là với giám đốc và các nhân viên phòng giáo dục, họ dù ngồi ở những văn phòng đàng hoàng và yên tĩnh, nhưng lại chỉ đạo những việc làm xấu xa để đẩy nạn nhân vào địa ngục.

Phóng viên: Có bao nhiêu tù nhân quản lý ở đó?
Hoa: Bình thường mỗi khu có 8 người, gồm người giám sát dây chuyển sản xuất, giám sát vật liệu, kiểm tra chất lượng, tuyên truyền (phụ trách tài liệu “học tập”/tẩy não), cung cấp hoạt động chăm sóc sức khoẻ (các vấn đề về y tế), điều phối viên chống bạo động, quét dọn và canh gác (quan sát những người ra vào ký túc xá nhà tù).

Tất cả những tù nhân quản lý cũng tích cực tham gia bức hại học viên Pháp Luân Công. Cùng với các tù nhân, lính canh và viên chức ở các cấp độ hình thành nên một mạng lưới yêu ma quỷ quái, phô ra những điều tồi tệ nhất của nhân loại trong khi bức hại các học viên vô tội ở Trung Quốc ngày nay.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/5/444508.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/12/202216.html

Đăng ngày 04-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Người liên lạc của công ty bên ngoài với các nhà tù Trung Quốc tiết lộ sự bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên Pháp Luân Công bị cầm tù trong Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc bị bức hại vì kiên định đức tinhttps://vn.minghui.org/news/236764-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-cam-tu-trong-nha-tu-nu-tinh-cam-tuc-bi-buc-hai-vi-kien-dinh-duc-tin.htmlTue, 27 Sep 2022 07:09:48 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=236764[MINH HUỆ 21-06-2022] Ngày 24 tháng 7 năm 2017, khi bà Vương Ngọc Hà (57 tuổi) bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc (nằm ở thành phố Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc), ba lính canh đã sốc […]

The post Học viên Pháp Luân Công bị cầm tù trong Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc bị bức hại vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-06-2022] Ngày 24 tháng 7 năm 2017, khi bà Vương Ngọc Hà (57 tuổi) bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc (nằm ở thành phố Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc), ba lính canh đã sốc điện vào mắt, mũi và miệng của bà bằng dùi cui điện sau khi bà từ chối nhận mình là tội phạm. Một tù nhân cũng ngồi lên người bà để ngăn bà cử động trong khi bị tra tấn. Khoé mắt, mũi và hai chân của bà bắt đầu bị chảy máu và bị bỏng. Mủ tiếp tục chảy ra từ các vết thương này trong 40 ngày tiếp đó.

8eaff012bb3d15ba3f0e25056581c4b1.jpg

Minh hoạ tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui điện

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, vô số học viên đã bị kết án và tra tấn vì đức tin của họ, trong đó có những người bị giam trong Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc.

Lính canh tra tấn bà Vương gồm Tôn Lập Vĩ (người này hiện đã chuyển đến Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Lan Châu), Tiêu Yến và Tào Nhất Vy (đã chuyển đến đội giáo dục). Tù nhân tham gia hỗ trợ lính canh là Trương Tiểu Hiên. Sau khi Tôn chuyển đi, bà ta tiếp tục cấu kết với một viên chức khác ở Uỷ ban Chính trị và Pháp luật để đe doạ các học viên bị giam giữ nhằm cưỡng chế họ từ bỏ đức tin.

Bà Vương Ngọc Hà

Bà Vương ở thành phố Khánh Dương, tỉnh Cam Túc bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 1996 và đã khỏi nhiều chứng bệnh, bao gồm sa tử cung, viêm túi mật và loét dạ dày. Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, bà đã bị giam 5 lần trong một trại tạm giam và 2 lần trong một trại cưỡng bức lao động và phải lao động chân tay nặng nhọc. Người của Phòng 610 và phòng tư pháp thường xuyên sách nhiễu bà.

Ngày 17 tháng 2 năm 2016, bà bị bắt vì nộp đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc) vì đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công và cảnh sát đã tát vào mặt bà trong vụ bắt giữ. Khi từ chối điểm chỉ ở trong Trại tạm giam huyện Ninh, bà bị 7 người đánh đập và còn từng bị biệt giam vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Ngày 29 tháng 12 năm 2016, Toà án huyện Khánh Dương kết án bà 5 năm tù và phạt 5.000 nhân dân tệ. Bà đã kháng cáo nhưng Toà án Trung cấp thành phố Khánh Dương đã ra quyết định giữ nguyên bản án ban đầu của bà vào ngày 23 tháng 7 năm 2017. Bà bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc vào ngày 24 tháng 7 năm 2017.

Trong 6 tháng đầu tiên ở trong nhà tù này, bà bị yêu cầu viết các tuyên bố cam kết từ bỏ đức tin. Bà cũng bị ép phải ngồi xổm (squat) bằng chân trái với chân phải gập lại, và bà không được phép đổi chân trong khi ngồi. Sự tra tấn ngồi xổm này kéo dài cả ngày và bà phải thực hiện hàng ngày trong suốt 6 tháng.

Trong 6 tháng đầu, bà chỉ được cung cấp một cái bánh hấp rất nhỏ vào buổi sáng và không có gì để ăn vào buổi trưa. Bà phải dậy từ lúc 6 giờ sáng và không được tắm, ăn uống hay sử dụng nhà vệ sinh, khiến bà phải tiểu tiện ra quần. Vào mùa đông, sau khi giặt quần áo, bà bị ép phải mặc lại quần áo còn đang ướt. Chân bà bị biến dạng, tàn tật và đầu gối trái của bà có một vết sưng tụ máu.

Sau 6 tháng, bà vẫn bị bắt ngồi xổm trong trong tư thế nói trên nhưng giờ đây đã có thể được ăn uống.

Lính canh đã chuyển người em gái Vương Cải Hà của bà (cũng bị cầm tù vì tu luyện Pháp Luân Công) đến ở cùng buồng giam với bà. Hai chị em bị cưỡng chế xem lính canh đánh đập người kia. Em bà cũng bị ép phải chửi rủa bà. Vì bà Vương từ chối “chuyển hoá”, lính canh không cho các tù nhân khác ngủ và bắt họ phải tham gia đánh đập bà.

Hai chị em bà Vương đều bị gãy xương tay. Người em bị ép phải lăng mạ Nhà sáng lập Pháp Luân Công và viết “báo cáo tư tưởng”. Khi bà Vương từ chối trả lời mọi câu hỏi của lính canh, bà bị lôi vào nhà vệ sinh và bị hơn 10 tù nhân đánh đập, hơn nữa họ còn nhét chổi chà bồn cầu vào miệng bà.

aef8000ab11ee48f9bde3d5253e68330.jpg

Minh hoạ tra tấn: Đánh đập

Tù nhân cũng lăng mạ bà Vương mỗi ngày và ép bà viết “báo cáo tư tưởng”. Bà từ chối và bị lôi vào nhà vệ sinh để dội nước lạnh. Đợt tra tấn kéo dài từ ngày 24 tháng 10 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018. Khi bà từ chối viết các tuyên bố từ bỏ đức tin, một tù nhân đã cắn ngón tay cái của bà và dùng ngón cái chảy máu đó để viết tuyên bố.

2442c70aca155fc588690368c7313dac.jpg

Minh hoạ tra tấn: Dội nước lạnh

Bà Vương đã được thả vào ngày 16 tháng 2 năm 2021.

Những trường hợp bị cầm tù và tra tấn khác

Bà Lưu Uyển Thu ở thành phố Lan Châu bị sốc điện bằng dùi cui hai lần một ngày vì từ chối từ bỏ đức tin. Hai tay bà bị còng vào giường và bà phải tiểu tiện trong quần bởi không được dùng nhà vệ sinh. Lính canh lệnh cho con gái bà đến nhà tù để giặt quần áo cho bà và ép bà phải mặc lại quần áo ướt ngay khi vừa giặt xong. Lính canh cũng ép con gái bà phải tham gia “chuyển hoá” bà.

Bà Vương Thuỵ Lâm bị kết án 5 năm tù khi đã ở tuổi 66. Bà không được dùng nhà vệ sinh vào buổi tối và phải tiểu tiện vào chậu rửa mặt của mình. Một tù nhân họ Trương còn nhấn đầu của bà vào bồn cầu và bóp cổ bà cho đến khi bà sùi bọt mép. Trương cũng đá vào thân dưới của bà cho đến khi nó sưng lên nghiêm trọng.

Bà Vương Ngọc Cầm bị kết án 5 năm tù khi đã 68 tuổi. Vào năm 2019, khi bà đang bị giam ở trong Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc, một tù nhân đã đấm đá bà mỗi ngày và dội nước sôi làm bỏng phần cổ của bà.

Bà Miêu Thuý Hoa ở huyện Cảnh Thái bị kết án 5 năm tù. Một tù nhân đã bắt bà Miêu mát-xa cho cô ta dù lúc ấy bà đã ngoài 70 tuổi. Người này cũng bắt bà Vương Ngọc Cầm mua nhu yếu phẩm hàng ngày cho cô ta.

Bà Lưu Dũng 71 tuổi, một cựu giáo viên ở huyện Qua Châu, đã bị kết án 5 năm tù. Trong năm cuối cùng thụ án, bà đã chứng kiến lính canh tra tấn những học viên khác và đã chỉ trích họ. Lính canh Tôn đã lệnh cho tù nhân Trương tra tấn bà Lưu và cấm bà ngủ. Bà bị bắt đứng hàng đêm và bị đánh vào đầu ở trong một căn phòng không có camera giám sát. Bà bị mù và được cung cấp một chiếc xe đẩy nhỏ để đi lại. Phần hông của bà bị thương và bà phải chi 20.000 nhân dân tệ để phẫu thuật và điều trị.

Bà Diêm Bình ở thành phố Gia Dục Loan bị kết án 4 năm tù. Đây là án tù thứ hai của bà vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong năm cuối cùng bà thụ án, lính canh đã ra lệnh cho bà lăng mạ Pháp Luân Công. Bởi từ chối nên bà đã bị cấm sử dụng nhà vệ sinh hoặc mua giấy vệ sinh. Bà cũng không được nằm nghỉ ở trên giường. Một tù nhân đã thay bà viết các tuyên bố từ bỏ tu luyện, nhưng lính canh đã phát hiện và ngăn cô ta lại.

Khi bà Cường Duy Tú ở thành phố Khánh Dương từ chối bị “chuyển hoá”, tù nhân đã ép bà ngồi xổm và không cho bà ngồi xuống ghế. Khi bà từ chối hợp tác, bà đã bị đè xuống và đánh đập. Bà cũng bị còng tay, sách nhiễu, không được sử dụng nhà vệ sinh và không được tắm rửa.

Bà Trương Quế Lan và bà Hứa Quế Phương thường xuyên bị tù nhan đánh đập. Trong những ngày lễ tết, lính canh cung cấp cho tù nhân thêm thức ăn nhưng hai bà thì không được.

Bà Lưu Lệ Hà ở thành phố Gia Dục Loan bị kết án 7 năm tù. Khi bà đang thụ án hai năm cuối cùng thì lính canh không cho bà ăn. Mỗi ngày bà bị ép phải đứng từ sáng đến nửa đêm, cuối cùng, bà trở nên vô cùng tiều tụy và phải nhập viện. Bà phải nằm viện hơn 5 tháng và đồ đạc cá nhân của bà bị ném vào phòng chứa đồ.

Bà Trương Kiến Hoa ở thành phố Lan Châu bị kết án bốn năm khi đã 78 tuổi. Bà bị cấm dùng nhà vệ sinh và buổi tối và phải đi tiểu vào bô. Sáng hôm sau, bà bị cưỡng ép phải uống nước tiểu của mình.

Bà Lý Tú Lan, ngoài 70 tuổi, ở huyện Trấn Nguyên, bị kết án 3 năm tù vì không từ bỏ đức tin của mình. Bà đã bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc để bức hại.

Bà Phàn Ái Linh, 58 tuổi, ở huyện Khánh Thành, bị kết án 3 năm tù vào tháng 1 năm 2021. Bà bị đưa đến Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc vào ngày 19 tháng 6 năm 2021.

Bà Trương Tuyết Liên ở thành phố Tửu Tuyền bị bắt và bị kết án 3,5 năm tù. Vào tháng 4 năm 2011, bà bị đưa vào Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc. Đây là án tù thứ hai của bà.

Ngoài ra còn có các học viên sau đây cũng bị cầm tù, gồm:

Bà Hà Nữu Đối (70 tuổi và bị cầm tù lần thứ ba)
Bà Lữ Quế Cầm
Bà Tiêu Lệ Lệ
Bà Lý Mao Oa (71 tuổi)
Bà Lý Minh Ngọc
Bà Dương My (mắc bệnh Kashin-Beck do bị tra tấn)
Bà Bạch Hương Lan (84 tuổi và bị kết án 4 năm tù)
Bà Đoạn Tiểu Yến (răng cửa bị gãy và lưng bị thương do tra tấn)

Thông tin liên lạc của thủ phạm:

Trương Chấn (张震), Giám đốc Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc
Chu Hồng (朱鸿), Phó giám đốc Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc: +86-13919121959
Niệm Học Phong (念学峰), Phó giám đốc Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc: +86-13609350303

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại khác có trong bản gốc tiếng Hán.)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/21/445215.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/11/202193.html

Đăng ngày 27-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học viên Pháp Luân Công bị cầm tù trong Nhà tù Nữ tỉnh Cam Túc bị bức hại vì kiên định đức tin first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại không ngớt tại Trại tù Lan Châu ở tỉnh Cam Túchttps://vn.minghui.org/news/236661-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-bi-buc-hai-khong-ngot-tai-trai-tu-lan-chau-o-tinh-cam-tuc.htmlSat, 24 Sep 2022 07:55:53 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=236661[MINH HUỆ 25-07-2022] Trại tù Lan Châu đã và đang được sử dụng như trại tù chính ở tỉnh Cam Túc để bỏ tù các nam học viên Pháp Luân Công từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn […]

The post Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại không ngớt tại Trại tù Lan Châu ở tỉnh Cam Túc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-07-2022]

Trại tù Lan Châu đã và đang được sử dụng như trại tù chính ở tỉnh Cam Túc để bỏ tù các nam học viên Pháp Luân Công từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ truyền của Trung Quốc, bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Các học viên ở đó bị tra tấn tàn bạo vì kiên định với tín ngưỡng của mình trong khi phải sống trong điều kiện hà khắc và bị bắt phải lao động nặng nhọc.

Ban quản lý trại tù đã viện đến tất cả mọi phương cách có thể để gây hại cho các học viên quyết không từ bỏ tín ngưỡng của mình, bao gồm việc bắt họ đứng trong những khoảng thời gian dài, làm việc hai ca đêm, cấp cho họ khẩu phần đồ ăn ít hơn, không cho họ mua hàng ở cửa hàng của trại tù, và không cho gia đình họ vào thăm hay gọi điện.

Những học viên bị tra tấn đến chết

Ở Trại tù Lan Châu, nhiều tù nhân đã chứng kiến việc bức hại tàn nhẫn đối với các học viên Pháp Luân Công.

Một số tù nhân nhớ lại việc ông Vương Hữu Giang, một thiếu tá quân đội ở Quân khu Lan Châu, bị các tù nhân khác đánh gãy răng như thế nào. Ông Vương đã phải thi hành hai án tù ở Trại tù Lan Châu, trong 10 và 6 năm, và bị tra tấn tàn bạo trong cả hai lần chịu án. Ông đã bị bức hại đến chết vào năm 2017 trong lần bị bỏ tù thứ 2. Thông tin chi tiết về khổ nạn của ông có trong bài “Army Major Dies of Abuse While Serving Second Prison Term for His Faith.”

Ông Giả Xuân Trân, ở huyện Lâm Hạ, đã bị bỏ tù ở Trại tù Lan Châu để thi hành án bốn năm. Vì ông quyết không từ bỏ tín ngưỡng của mình nên ông đã bị công khai sỉ nhục và lên án nhiều lần trong những cuộc họp lớn. Ông đã bị bức hại đến chết ở trong trại tù này vào tháng 3 năm 2022 ở tuổi 76. Gia đình ông đã nhìn thấy những vết thương ở trên cổ và hai cánh tay của ông.

Những trường hợp bức hại khác

Ông Trương Thiên Vân, ngoài 60 tuổi, đến từ thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, đã được phóng thích vào cuối tháng 7 năm 2022. Trong thời gian bị cầm tù, tù nhân Lý Hải và các tù nhân khác thường đánh ông, khiến cho ông bị đột quỵ. Đầu ông bị nghiêng và bước đi cà nhắc. Ngay cả khi ông không thể tự chăm sóc bản thân do di chuyển khó khăn, các lính canh vẫn bắt ông phải lao động không công.

Ông Tống Quốc Lập, 66 tuổi, ở huyện Cảnh Viễn, tỉnh Cam Túc, được phóng thích khỏi Trại tù Lan Châu vào tháng 7 năm 2022 sau khi phải thi hành án 4 năm 2 tháng. Trong thời gian bị cầm tù, ông bị tù nhân Lưu Tiểu Bình theo dõi và tra tấn, không cho ông ăn, uống và ngủ.

Ông Hàn Húc, một cư dân ở thành phố Lan Châu, đã phải thi hành án 3 năm ở Trại tù Lan Châu. Ông khẳng định rằng ông không phạm bất cứ tội nào và quyết không lao động hay điểm danh. Các lính canh đã trả thù bằng cách bắt ông đứng trong hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong hơn 30 ngày. Ông chỉ được cấp bánh bao cho các bữa ăn trong hơn một nửa tháng, mà không có cơm hay rau.

Ông Hồng Lượng, ngoài 50 tuổi, ở huyện Trương Gia Xuyên, tỉnh Cam Túc, đang bị giam ở Trại tù Lan Châu với án tù 4 năm rưỡi, sau khi ông bị bắt vào tháng 8 năm 2020. Ông thường bị đưa đến một phòng tại công xưởng trong giờ làm việc để đọc những tư liệu phỉ báng Pháp Luân Công và sau đó bị nhốt trong một xà-lim nhỏ để tiếp tục đọc sau khi làm việc một vài tiếng đồng hồ, cho đến giờ đi ngủ.

Ngoài ông Hồng ra, những học viên sau đây hiện cũng vẫn đang bị cầm tù ở Trại tù Lan Châu:

– Ông Ngụy Tuấn Nhân, ngoài 40 tuổi, ở huyện Cảnh Xuyên, tỉnh Cam Túc, bị bắt vào ngày 13 tháng 8 năm 2002 và bị kết án 20 năm tù vào ngày 27 tháng 10 năm 2002 bởi Tòa án Thành Quan.

– Ông Kim Cát Lâm, ngoài 50 tuổi, ở huyện Du Trung, tỉnh Cam Túc, bị bắt vào năm 2015 và bị kết án 7 năm tù bởi Tòa án huyện Du Trung vào tháng 6 năm 2016.

– Ông Lý Phúc Bân, 71 tuổi, một cư dân ở thành phố Lan Châu, bị bắt vào tháng 9 năm 2016 và bị kết án 6 năm tù.

– Ông Lý Kiến Khuê, 72 tuổi, ở huyện Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc, bị bắt vào ngày 25 tháng 11 năm 2020. Hiện chưa rõ mức án.

– Ông Tống Tông Hiếu, 71 tuổi, ở thành phố Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc, bị bắt vào tháng 4 năm 2020 và bị kết án 3 năm rưỡi tù vào cuối tháng 12 năm 2020.

– Ông Triệu Ngọc Khiết, khoảng 45 tuổi, ở thành phố Lâm Hạ, bị bắt vào tháng 2 năm 2020 và bị kết án 9 năm rưỡi tù vào tháng 11 năm 2020.

– Ông Trần Vĩnh Sâm, khoảng 65 tuổi, bị tàn phế và mờ mắt. Ông bị bắt vào tháng 2 năm 2020 và bị kết án 9 năm tù vào tháng 11 năm 2020.

– Ông Lưu Thi Ngọc, 58 tuổi, ở huyện Thanh Thành, tỉnh Cam Túc, bị bắt vào ngày 25 tháng 3 năm 2020 và bị kết án 3 năm tù bởi Tòa án huyện Thanh Thành vào tháng 1 năm 2021.

Điều kiện tồi tệ và lao động cưỡng bức

Trại tù được chia thành 2 khu, khu lao động và khu ăn ở. Điều kiện ở khu ăn ở rất tồi tệ với hơn 3000 tù nhân ở trong 5 tòa nhà. Mỗi tầng chứa khoảng 150 người, chỉ có 6 vòi nước và 6 nhà vệ sinh ngồi bệt. Sáng nào cũng rất đông người xếp hàng dài.

Các tù nhân thức dậy lúc 6 giờ sáng và chỉ có 45 phút để rửa mặt, ăn sáng và dọn phòng. Trước khi đi làm, họ phải hát các bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước khi đi qua cổng để vào khu làm việc, họ phải hô to “Đảng Cộng sản là tốt, chủ nghĩa xã hội là tốt” để được phép đi qua.

Các tù nhân bị bắt phải làm việc từ 7 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều và được nghỉ ăn trưa 1 tiếng, tổng cộng là 10 tiếng rưỡi mỗi ngày. Họ thường phải làm việc thêm giờ, thường là đến 9 giờ tối. Trại tù quy định rằng các tù nhân có thể làm việc tối đa là 5 ngày một tuần. Tuy nhiên, Trại tù Lan Châu đã bắt các tù nhân phải làm việc 6 ngày một tuần và thường cắt ngắn hoặc hủy bỏ các ngày nghỉ lễ.

Trại tù Lan Châu yêu cầu tất cả các tù nhân phải tham gia lao động, bao gồm cả những người bị tàn phế nghiêm trọng và những người già và bị ốm. Các loại lao động bao gồm lao động nặng nhọc hoặc may quần áo, như quần soóc được xuất khẩu sang Nhật Bản, quần ka-ki cho công ty New Yorker Fashion Logistics GmbH & KG được xuất khẩu sang Kiel, Đức và áo khoác cho Royal Mail của Anh quốc.

Lương của các tù nhân rất thấp. Ngay cả một người có kỹ năng tốt làm việc thêm giờ cũng chỉ được trả khoảng 50 tệ (7,4 đô-la Mỹ) mỗi tháng.

Việc lao động nặng nhọc đã khiến cho nhiều tù nhân bị đau thắt lưng, đau cổ, hoặc bệnh trĩ, nhưng họ được chăm sóc ý tế rất hữu hạn. Một số bác sĩ của trại tù là bác sĩ thú y và họ không nghe các tù nhân mô tả triệu chứng rồi kê đơn thuốc sai. Các tù nhân phải tiếp tục làm việc khi họ đau yếu để được giảm án tù.

Môi trường khu xưởng cũng đầy ô nhiễm hóa chất và các tù nhân không được bảo vệ gì, còn không có cả khẩu trang. Ở một khu vực, các tù nhân chỉ được phép uống một cốc nước và sử dụng nhà vệ sinh một lần vào buổi sáng vào lúc 9 giờ 30, và một lần vào buổi chiều vào lúc 3 giờ 30. Các tù nhân phải ngồi im ở chỗ của mình ngay cả khi họ không có việc để làm.

Các tù nhân phải tự tuyên bố to lên rằng họ là “phạm nhân gì gì đó” khi họ gặp các lính canh, trước khi ngồi xuống để nói chuyện. Bất cứ đơn từ nào cũng cần phải viết rõ là “phạm nhân” trước tên họ. Một số tù nhân đã cố gắng tố cáo những sự lạm dụng này nhưng các lính canh không cho họ bất cứ kênh nào để làm vậy.

Trại tù này cũng giam giữ hơn 100 tù nhân nước ngoài, hầu hết là từ Pakistan và Afghanistan. Họ bị chuyển đến từ các trại tù ở tỉnh Tân Cương, vì chính quyền cố gắng che đậy việc lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ ở đó.

Gia đình của những tù nhân nước ngoài này không được phép gửi tiền cho họ. Điều kiện sống của họ thậm chí còn khổ sở hơn cả những tù nhân là người Trung Quốc, bởi vì họ chỉ có mức lương rất tối thiểu không đủ để mua bất cứ thứ gì. Nhiều người trong số họ bị nhiều bệnh nặng mà không được điều trị y tế và một số yếu đến mức không thể tự đi lại hoặc đi rất chậm.

Các tù nhân mặc áo khoác màu vàng là những trợ thủ của các lính canh. Họ được phép tham gia vào việc quản lý khu. Một số người đứng đầu đã lạm dụng quyền lực và bắt nạt các tù nhân khác. Ví dụ như, Lý Tiểu Bằng, trưởng trợ thủ ở khu 14, phụ trách việc đào tạo các tù nhân mới. Anh ta phạt các tù nhân mới tùy ý, bắt họ đứng cả ngày, làm 2 ca vào ban đêm, và không cho họ ngồi xuống trừ thời gian ngủ. Khi đội kiểm tra đến, họ cởi áo khoác vàng của họ và xen lẫn vào các tù nhân còn lại.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/25/446597.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/7/202677.html

Đăng ngày 24-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại không ngớt tại Trại tù Lan Châu ở tỉnh Cam Túc first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công tại khu 11 của Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đônghttps://vn.minghui.org/news/236465-toi-ac-doi-voi-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-tai-khu-11-cua-nha-tu-nu-tinh-son-dong.htmlSat, 17 Sep 2022 09:31:23 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=236465[MINH HUỆ 09-08-2022] Khu 11 của Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông là nơi dành riêng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn […]

The post Tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công tại khu 11 của Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-08-2022] Khu 11 của Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông là nơi dành riêng để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại kể từ tháng 7 năm 1999.

Không giống như những tòa nhà có thể được nhìn thấy rõ ràng ở các khu khác, khu 11 được bao quanh bởi một hàng rào kim loại cao hơn 5m và nó chính là một nhà tù bên trong nhà tù.

Những hình thức tra tấn được sử dụng khu 11 đặc biệt man rợ. Tù nhân không hợp tác với lính canh ở các khu khác sẽ trở nên dễ bảo hơn sau thời gian ở trong khu này. Tù nhân ở các khu khác gọi khu số 11 là “khu điên rồ”, ngụ ý rằng các lính canh và tù nhân phụ tá cho lính canh đã mất hết nhân tính và tích cực tiếp tay cho chính quyền cộng sản Trung Quốc tra tấn những người thiện lương chỉ vì đức tin của họ.

Sự cưỡng chế ban đầu đối với người mới

Hầu hết các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở đây là phụ nữ cao tuổi từ 50 đến 70, một số ngoài 80 tuổi. Ngay sau khi họ bị đưa vào nhà tù, lính canh sẽ kéo họ vào một căn phòng nhỏ và cố gắng gây áp lực buộc họ phải viết bản tuyên bố từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Nếu một học viên từ chối viết bản cam kết, lính canh sẽ không cho họ tắm rửa. Sau đó, lính canh cố gắng tẩy não họ bằng cách bắt họ xem các video phỉ báng Pháp Luân Công.

Người học viên đó sẽ phải ngồi yên trên một chiếc ghế đẩu nhỏ từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối với sự giám sát chặt chẽ của hai tù nhân. Những tù nhân này sẽ quát tháo và chửi rủa các học viên nếu họ khẽ động đậy.

Cuối cùng, một số học viên bị đau mắt khiến thị lực của họ bị mờ. Mông của họ bị chảy máu hoặc xương cụt của họ bị thương do ngồi trong nhiều giờ. Lính canh cấm họ nói chuyện, nhìn nhau hoặc viết những nội dung liên quan tới Pháp Luân Công. Những người vi phạm các quy định này sẽ không được xem xét giảm án.

Tẩy não

Một trong những chiến thuật chủ yếu được sử dụng để tẩy não các học viên là ép họ xem các video do các cộng tác viên làm ra. Những cộng tác viên này trước kia từng là học viên, nhưng đã từ bỏ đức tin sau khi bị tra tấn và quay sang hỗ trợ lính canh tẩy não các học viên khác.

Những người cộng tác này thường xuyên bóp méo ý nghĩa của các bài giảng của Pháp Luân Công hoặc bịa ra gì đó để lừa các học viên vừa mới đến nhà tù từ bỏ đức tin của họ.

Nếu một học viên chỉ ra bất kỳ sơ hở trong video tẩy não, lính canh sẽ bắt và ngăn học viên đó nói. Nhà tù còn cưỡng chế các học viên xem những video và thừa nhận thuyết tiến hóa, thuyết vô thần và thuyết duy vật,… hoặc đọc các báo cáo tư tưởng đã được biên soạn thành sách của những cộng tác viên. Lính canh còn ra lệnh cho các học viên viết báo cáo tư tưởng, tuyên thệ dưới cờ đảng là trung thành với chính quyền cộng sản Trung Quốc và hát quốc ca và các bài hát ca ngợi chế độ này.

Xúi giục tù nhân tra tấn học viên

Lính canh cũng yêu cầu một số tù nhân phải xem các video vu khống Pháp Luân Công để họ hiểu sai và có thái độ tiêu cực về pháp môn tu luyện, cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là chính đáng. Sau đó họ bị lính canh lợi dụng để tham gia vào cuộc bức hại.

Trưởng nhóm tù nhân được lính canh lựa chọn để bức hại các học viên đang thụ án 19 năm. Cô ta giám sát và báo cáo nhất cử nhất động hàng ngày của các học viên với lính canh. Một tù nhân khác trong nhóm này bị kết án chung thân vì tội giết người. Cô ta thường quát tháo các học viên: “Chính quyền cộng sản Trung Quốc nên kết án tử hình đối với các bà và tất cả người thân của các bà”.

Mọi thứ mà một học viên làm đều phải được báo cáo với lính canh. Lính canh theo dõi các học viên 24/24 qua camera giám sát và tù nhân thì trực tiếp theo dõi các học viên. Cho rằng các học viên thực sự phạm tội, tù nhân đã nghĩ rằng họ có quyền hành đối với các học viên. Bởi vậy những tù nhân này tùy tiện lăng mạ và chửi bới các học viên và thường xuyên tra tấn, hạn chế họ uống nước hoặc sử dụng nhà vệ sinh.

Các phương thức tra tấn hạn chế khác

Nếu các học viên từ chối thừa nhận rằng họ “có tội” vì tu luyện Pháp Luân Công, lính canh sẽ không cho phép họ mua các nhu yếu phẩm hàng ngày như kem đánh răng và giấy vệ sinh. Các học viên phải điền vào đơn đăng ký những thứ họ muốn mua, và trong đơn này họ phải viết rằng bản thân là tội phạm. Nếu các học viên không từ bỏ đức tin, lính canh sẽ đe dọa và lăng mạ họ. Lính canh còn xúi giục tù nhân chửi bới, đánh đập các học viên, và họ thường xuyên bị biệt giam và tra tấn.

Nhà tù khuyến khích tù nhân tố cáo những người khác. Những người chỉ điểm này sẽ được ghi điểm, và đây là cơ sở để tính giảm án cho họ. Những người bị tố cáo sẽ bị mất điểm.

Tại khu 11, lính canh đã ra lệnh cho các học viên tố cáo các học viên khác, đặc biệt là về mức độ tham gia của họ trong quá trình tu luyện (là người điều phối hay là người tu luyện phổ thông) và họ có in các tài liệu thông tin Pháp Luân Công ở nhà hay không. Lính canh tuyên bố rằng đây là quy định và các học viên phải làm thực hiện theo. Tuy nhiên, không ai trong số các học viên hợp tác với lính canh.

Nhà tù không cho phép các học viên làm việc và không để họ mua thêm thức ăn hoặc đồ ăn nhẹ, ngay cả khi nhà tù không cung cấp cho họ đủ thức ăn. Áp lực tinh thần và việc thiếu dinh dưỡng đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều học viên.

Ngoài ra nhà tù còn tống tiền các học viên. Chức trách nhà tù đã ép gia đình của các học viên phải nộp cái gọi là tiền phạt (lên đến 50.000 nhân dân tệ), bằng không các học viên sẽ không đủ điều kiện để được giảm án. Họ thậm chí có thể truy cập được vào tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản lương của các học viên và rút số tiền phạt nếu gia đình họ không đồng ý chi trả.

Bài liên quan:

Thông tin bổ sung về các tù nhân tham gia tra tấn các học viên tại Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông

Tỉnh Sơn Đông: Lính canh tù xúi phạm nhân tra tấn học viên Pháp Luân Công

Sự bức hại tinh thần nhắm vào các học viên Pháp Luân Công ở trong Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông

Các học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù Nữ Sơn Đông bị ép uống thuốc vì thực hành đức tin của họ

Những phương thức tra tấn được sử dụng để bức hại học viên Pháp Luân Công trong Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông

Nhà tù Nữ Sơn Đông xúi giục tù nhân tra tấn học viên Pháp Luân Công

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/9/447453.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/26/202968.html

Đăng ngày 17-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tội ác đối với các học viên Pháp Luân Công tại khu 11 của Nhà tù Nữ tỉnh Sơn Đông first appeared on Minh Huệ Net.

]]>