Học viên người Việt - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Mon, 30 May 2022 08:57:36 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2Thanh lý hoàn cảnh tu luyện, tống khứ chấp trước tình cảm cứu chúng sinhhttps://vn.minghui.org/news/232088-thanh-ly-hoan-canh-tu-luyen-tong-khu-chap-truoc-tinh-cam-cuu-chung-sinh.htmlMon, 30 May 2022 03:52:49 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=232088Bài viết của đệ tử Đại Pháp Việt Nam [MINH HUỆ 28-05-2022] Gần đây tại Việt Nam có một người tên là Nguyễn Văn Kiệm, tự xưng là tu luyện Pháp Luân Công, dẫn dắt một nhóm người đi đến một số nơi ở Việt Nam để làm “tam thoái cho người dân Việt Nam”. […]

The post Thanh lý hoàn cảnh tu luyện, tống khứ chấp trước tình cảm cứu chúng sinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Đại Pháp Việt Nam

[MINH HUỆ 28-05-2022] Gần đây tại Việt Nam có một người tên là Nguyễn Văn Kiệm, tự xưng là tu luyện Pháp Luân Công, dẫn dắt một nhóm người đi đến một số nơi ở Việt Nam để làm “tam thoái cho người dân Việt Nam”. Cử chỉ ngôn hành cực đoan của họ đã tạo nên mâu thuẫn giữa chính quyền địa phương và học viên Pháp Luân Công, làm ảnh hưởng đến hoàn cảnh tu luyện của đệ tử Đại Pháp ở địa phương; đồng thời khiến cho những người trong xã hội sinh ra hiểu lầm về Pháp Luân Công.

Pháp Luân Đại Pháp mở rộng cửa đối với mọi người, nhưng mỗi cá nhân có thể trở thành học viên Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp chân chính hay không, thì cần phải xem ngôn hành của người đó có phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn mà Pháp Luân Đại Pháp chỉ dạy hay không? Cần phải xem ngôn hành của người đó là đang gây tổn thất cho Đại Pháp, hay đang chứng thực Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn?

Một số học viên Việt Nam đi theo đến một số điểm học Pháp tại các khu vực ở miền Nam Việt Nam, nào là huấn luyện học viên địa phương, yêu cầu mọi người làm theo yêu cầu của họ đi “tam thoái cho người dân Việt Nam”. Những người này nói là phải giảng chân tướng và làm tam thoái trên diện rộng cho người dân cũng như quan chức chính phủ Việt Nam. Học viên tham dự vào đó cần phải nghiêm túc suy xét xem cách làm này có thật sự chiểu theo yêu cầu của Sư phụ hay không?

Về mục đích “tam thoái”, phạm vi “tam thoái” và đối tượng tam thoái, Sư phụ đã có khai thị minh xác trong bài giảng Pháp có liên quan.

Sư phụ giảng:

”[Khuyến khích] “tam thoái” là chư vị đang cứu người, đang cứu chúng sinh, đang cứu nhân dân Trung Quốc; bên ngoài Trung Quốc không tồn tại vấn đề này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Học viên đã từng nêu câu hỏi “Người Việt Nam có cần phải thoái Đảng không?”, Sư phụ trả lời như sau:

“Cái gốc là ở Trung Quốc, nhân tố Trung Cộng hễ giải thể rồi thì những thứ khác cũng đều giải thể, không cần thực thi một cách chuyên biệt. Tuy nhiên mấy thứ đó chúng đều là xã hội của ác đảng, ở đó còn chưa phát sinh bức hại các đệ tử Đại Pháp, do vậy cũng không đem đó làm trọng điểm để thực thi; trong tương lai sẽ thuận theo sự sụp đổ của Trung Cộng, [chúng] sẽ đều đổ, đều kết thúc; hiện nay không động chạm đến chúng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles [2006])

Sư phụ giảng:

”Làm người học viên, cần trợ Sư Chính Pháp, chỉ có thể làm sao viên dung cho tốt với [những gì] Sư phụ cần, thì mới là [điều] chư vị nên làm, đâu thể nào kêu Sư Phụ trợ giúp [ý kiến]chư vị? Lẽ nào có thể trong Chính Pháp mà dùng Đại Pháp để viên dung ý kiến con người của chư vị?” (Thế nào gọi là ‘trợ Sư Chính Pháp’, Tinh Tấn Yếu Chỉ 3)

Làm đệ tử Đại Pháp, chúng ta đều biết rất rõ khuyên tam thoái là đang cứu độ chúng sinh, người Trung Quốc là bị lời nói dối của Trung Cộng đầu độc; người của các dân tộc khác ngoài Trung Quốc Đại lục hiện nay không cần thiết làm giống như vậy. Giảng chân tướng ở các điểm du lịch bên ngoài Trung Quốc cũng là để cho người dân Trung Quốc ra nước ngoài liễu giải chân tướng Pháp Luân Công và chân tướng Trung Cộng bức hại đệ tử Đại Pháp, từ đó được đắc cứu.

Những người có chấp trước mạnh mẽ vào nhận thức cá nhân kia đã bị ngôn hành cực đoan của người khác dẫn động, hoàn toàn bẻ cong lý giải về Pháp của Sư phụ, hơn nữa họ còn tìm cớ cho hành vi cực đoan của bản thân, nói ra nào là hình thế đã thay đổi, cần phải thoái Đảng mới có thể được cứu v.v. Họ còn viện cớ “thời kỳ phi thường này” để làm ra đủ loại hành vi cực đoan.

Ví dụ như, ở nhiều nơi đã lập ra các nhóm chuyên đi phát tán truyền đơn, kêu gọi dân chúng Việt Nam làm tam thoái, ngoài ra họ còn giao lưu chia sẻ với các học viên khác ở điểm học Pháp để họ làm tam thoái cho. Khi có đồng tu thiện ý khuyên ngăn, liền bị chụp mũ là đặc vụ của tà đảng, và bị ép đứng trước Pháp tượng của Sư phụ làm “tam thoái”. Nghe nói có một đồng tu bị hai người trong nhóm này yêu cầu ghi tên họ và số điện thoại vào danh sách “tam thoái”, với lý do là: càng là người tu luyện, thì càng phải thoái; chỉ cần đã từng ghi tên và kí tên vào văn bản của nhà nước là coi như bị “vấy bẩn” rồi.

Tệ hơn nữa là, những hành vi khiêu khích làm ra dưới sự dẫn động của chấp trước và nhân tâm mạnh mẽ này, đã phá hoại hoàn cảnh tu luyện của học viên Việt Nam, tạo thành một số gián cách giữa các học viên.

Rất nhiều đồng tu đã nhìn thấy tính nghiêm trọng của vấn đề, nhưng vẫn có một bộ phận học viên học Pháp chưa sâu nghe theo người khác đang cấp thị trường cho họ, dung túng hành vi của họ. Do đó, mỗi đệ tử Đại Pháp chúng ta đều cần tĩnh tâm lại, học Pháp cho tốt và suy xét kỹ càng.

Chúng ta đều biết, mỗi cá nhân bước trên con đường tu luyện sẽ gặp rất nhiều thăng trầm và phạm một số lỗi lầm, thậm chí là lỗi lầm lớn. Sư phụ từ bi hết lần này đến lần khác ban cho chúng ta cơ hội tu luyện đề cao và bù đắp tổn thất. Cũng chính vì mỗi cá nhân đều đã nếm trải những gian khổ và thống khổ trong tu luyện, mỗi khi đồng tu vấp ngã và đi sai đường, chúng ta vẫn luôn thiện ý nhẫn nhịn và bao dung. Nhưng Phật Pháp là từ bi và uy nghiêm đồng tại, tu luyện Đại Pháp cũng yêu cầu chúng ta phải đối đãi vấn đề một cách lý tính. Không đặt Đại Pháp lên hàng đầu, không dùng Pháp lý để đo lường, mà bị nhận thức cảm tính và “tình cảm” dẫn động, thì sẽ xuất hiện vấn đề.

Các học viên đi theo kẻ tổ chức “làm tam thoái cho người dân Việt Nam” lẽ nào không biết quá khứ của anh ta hay sao? Anh ta chẳng phải là kẻ đã từng đi theo kẻ tà ngộ Phạm Xuân Giao hồi năm 2013 hay sao? Anh ta đã từng có những hành vi không dựa trên Pháp, ví như sửa đổi đồ hình Pháp Luân, tự mình thiết kế ra một số trận đồ, lên kế hoạch cho đệ tử Đại Pháp xếp hình theo trận đồ đó; việc này đã được đăng trên thông báo “Trân quý duy hộ hoàn cảnh tu luyện, lý trí tỉnh táo chứng thực Pháp” của Minh Huệ Net. Nhưng sau đó, bọn họ không những không biết hối cải, mà còn lập ra “nhóm thập tam chân truyền đệ tử” gì đó.

Nguyễn Văn Kiệm (người được nhắc đến ở đầu bài này), trong vụ việc tung tin tuyên bố đập tượng ở nơi công cộng tại Hà Nội vào năm 2014, hành vi của anh ta hoàn toàn không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện Đại Pháp. Nhưng anh ta dám giả mạo học viên Pháp Luân Công làm ra những việc này, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh và hình tượng của đệ tử Đại Pháp. Sau khi ra tù, người này không chỉ không giống như một học viên Đại Pháp chân chính, tiếp thụ bài học giáo huấn, tu sửa sai lầm của bản thân, làm mọi việc để bù đắp tổn thất do bản thân gây ra; ngược lại, anh ta còn liên tục gây hỗn loạn trong nhóm các đệ tử Đại Pháp tại Việt Nam. Nguyễn Văn Kiệm tuyên bố “thành tựu” bản thân, mê hoặc học viên nào còn nặng nhân tâm hùa theo anh ta. Rất nhiều người bị dẫn động lý trí không thanh tỉnh, càng lún càng sâu, dùng tình cảm để đo lường sự việc. Làm như vậy không những không thể cứu độ chúng sinh, mà ngay cả tu luyện của bản thân cũng có thể bị hủy trong một sớm.

Trong kinh văn “Gửi các học viên Việt Nam [2018]”, Sư phụ đã giảng rõ chúng ta nên làm thế nào. Đối với đệ tử Đại Pháp Việt Nam mà nói, có thể đồng tại cùng Sư tôn và đắm mình trong Phật ân hạo đãng đã là may mắn biết bao; tu tốt bản thân một cách vững chắc mới có thể trợ Sư chính Pháp. Cuối cùng, tại đây chúng tôi xin trích dẫn một đoạn Pháp sau:

”Các đệ tử Đại Pháp là ‘dĩ Pháp vi Sư’, ‘sơ tâm không đổi’, thì mới có thể viên mãn.” (Gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ)

Chúng tôi nhắc nhở những người còn lún trong mê mờ hãy mau tỉnh ngộ, mau chóng quy chính bản thân, cải biến hoàn cảnh tu luyện của chúng ta trở nên thuần chính và tường hòa hơn.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/5/28/444167.html

Đăng ngày 30-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Thanh lý hoàn cảnh tu luyện, tống khứ chấp trước tình cảm cứu chúng sinh first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
[Chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Học viên Việt Nam: Hành trình tu luyện của tôihttps://vn.minghui.org/news/216887-chuc-mung-ngay-phap-luan-dai-phap-the-gioi-hoc-vien-viet-nam-hanh-trinh-tu-luyen-cua-toi.htmlFri, 23 Jul 2021 07:41:40 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=216887[MINH HUỆ 26-05-2021] Một lần vào năm 2014, một người bạn học cũ gọi điện hẹn gặp tôi để nói chuyện. Tôi gặp cô ấy ở một quán cà phê và rồi cô ấy bắt đầu nói với tôi về Pháp Luân […]

The post [Chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Học viên Việt Nam: Hành trình tu luyện của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Việt Nam

[MINH HUỆ 26-05-2021] Một lần vào năm 2014, một người bạn học cũ gọi điện hẹn gặp tôi để nói chuyện. Tôi gặp cô ấy ở một quán cà phê và rồi cô ấy bắt đầu nói với tôi về Pháp Luân Đại Pháp. Cô đưa cho tôi một vài tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và câu chuyện về hoa Ưu đàm.

Cô ấy nói rằng mình biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp trong khi đang lên internet để tìm kiếm một phương pháp tu luyện. Cô không hiểu tại sao Pháp Luân Đại Pháp lại bị đàn áp, do vậy trong 9 tháng tiếp theo, cô tiếp tục tìm thêm thông tin. Sau đó cô ấy đã hồng Pháp cho tôi và bạn bè mặc dù lúc đó cô vẫn chưa bước vào tu luyện.

Sau đó, cô ấy đưa cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã dành một vài tuần lễ để đọc hết cuốn sách và nghĩ rằng đây là một cuốn sách rất hay, nhờ đọc sách tôi đã tìm ra được ý nghĩa chân chính của sinh mệnh. Từ nhỏ tôi đã có hứng thú với vũ trụ, cảm thấy không gian vũ trụ vô cùng đẹp, vô cùng thần bí. Vì vậy, lần đầu tiên đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi đã bị cuốn hút bởi những nội dung liên quan đến vũ trụ.

Sau khi đọc xong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, một hôm trong khi đi dạo, đột nhiên tôi cảm thấy tâm trí mình được mở rộng và câu thông được với vũ trụ bao la phía trên. Thời khắc đó tôi có một cảm giác vô cùng thần thánh, cảm thấy thân thể trở nên nhẹ nhàng.

Vài tuần sau, cô bạn của tôi đến nhà và hướng dẫn tôi luyện 5 bài công pháp. Khi tôi luyện bài công pháp thứ hai được khoảng 15 phút, tôi bị ù tai và cảm thấy chóng mặt. Đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác mạnh như vậy nên phải nghỉ ngơi trong khoảng 30 phút sau đó.

Một lần khác, khi tôi đang luyện tĩnh công, một đoạn Pháp bỗng hiện lên trong tâm trí và truyền đến tai tôi:

“Niệm ấy trân quý nhất, vì vị ấy muốn phản bổn quy chân, muốn từ tầng của người thường mà nhảy ra.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Một lần khác, khi đọc đến đoạn Pháp này tôi thật sự xúc động đến rơi nước mắt:

“…thân nhẹ hơn, huệ tăng lên, tâm tròn đầy” (Ngộ, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi đó tôi được bao phủ bởi một trường từ bi với uy lực thần kỳ của Sư phụ và Đại Pháp.

Sư phụ dạy tôi cách phát chính niệm

Một tháng sau, bạn tôi đưa cho tôi một bản in thông báo của Minh Huệ: “Thông báo: Yếu lĩnh phát chính niệm và thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu (cập nhật lần 2).” Cô đề nghị tôi nên phát chính niệm. Lúc này tôi vẫn chưa hiểu phát chính niệm nghĩa là gì. Tôi hỏi lại cô ấy điểm khác biệt giữa phát chính niệm và luyện tĩnh công nhưng cô ấy cũng không biết.

Hôm đó trong khi nghỉ trưa, tôi có một giấc mơ mà cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ khá rõ ràng. Trong giấc mơ, tôi ngồi trong phòng với chiếc điện thoại và máy tính xách tay đang trong trạng thái hoạt động. Tôi nhìn thấy trên màn hình có hình bàn tay trong tư thế lập chưởng và cố gắng tắt nó đi nhưng không thể tắt được. Sau đó tôi thấy bàn tay lập chưởng này di chuyển đến trước ngực tôi. Có một vòng sáng màu bạc bao quanh nó. Ngay lúc đó, tôi nghe thấy khẩu quyết phát chính niệm của Sư phụ và từ vòng sáng bạc này bắn ra một mũi tên. Tôi đã cảm nhận được hết sức rõ ràng uy lực thần kỳ của việc phát chính niệm.

Sau khi tỉnh dậy, tôi đã hiểu được nội hàm sức mạnh của phát chính niệm.

Sư phụ bảo hộ tôi khi tôi gặp tai nạn xe máy

Một ngày nọ vào khoảng lúc 4 giờ 30 sáng khi tôi đang trên đường đến công viên luyện công, tôi rẽ phải để sang đường mà không để ý có một rào chắn bằng bê tông nằm ở giữa và chiếc xe máy của tôi đã đâm vào nó. Lúc này tôi không thể đạp vào phanh và cảm thấy phần đùi chạm vào rào chắn. Tôi cũng nghe thấy tiếng mọi người phía sau hét lớn.

Ngay lúc đó, tôi nhìn thấy rất rõ ràng chiếc xe máy đi xuyên qua hàng rào giống như không hề có rào chắn ở đó. Sau đó chiếc xe vẫn tiếp tục chạy như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Tôi rất kinh ngạc và thầm nghĩ việc này quả là thần kỳ. Tôi biết rằng đó chính là nhờ Sư phụ đã bảo hộ mình. Mỗi khi nhớ lại việc này tôi tự hỏi liệu có phải lúc đó tôi và chiếc xe máy đã tiến nhập vào một không gian khác.

Một lần khác, vào khoảng 10 giờ đêm khi tôi đi làm về, ngày hôm đó trời mưa to, và xe máy của tôi bỗng bị trượt khi đi qua miệng nắp cống ở góc đường. Sự việc xảy ra bất ngờ nên tôi đã không kịp phanh. Tôi cố gắng giữ chiếc xe lại bằng chân phải nên chiếc giày dưới chân bị bung ra. Tôi có thể cảm thấy bàn chân mình đang lê trên đường nhưng không hề đau và thậm chí da ở chân không hề bị trầy xước. Trong nháy mắt tôi cảm thấy có một sức mạnh không biết từ đâu đến kéo chiếc xe của tôi dừng lại. Tôi hiểu rằng chính là Sư phụ bảo hộ mình rồi.

Một buổi tối tôi trở về nhà sau buổi luyện công. Khi tôi sang đường để vào trạm xăng thì có một chiếc xe máy khác đang lao rất nhanh về phía tôi. Mọi việc diễn ra chóng vánh đến nỗi tôi không thể phản ứng gì. Tất cả những gì tôi biết lúc đó là có một chiếc xe đang lao về phía tôi và tai nạn xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng thay vì đâm vào tôi thì nó chỉ quệt vào chiếc xe máy và để lại một vết xước nhỏ. Khi đã vào đến trạm xăng tôi quay người lại để kiểm tra xem người lái xe máy đó có bị làm sao không. Nhưng chiếc xe lúc này đã đi mất như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Chính là Sư phụ bảo hộ đệ tử một lần nữa.

Trải nghiệm thần kỳ khi đọc sách Chuyển Pháp Luân và các bài viết chia sẻ kinh nghiệm tu luyện bằng tiếng Trung

Vào cuối năm 2017, tôi xuất niệm muốn đọc cuốn Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung. Một học viên khác đã giúp tôi mua một cuốn Chuyển Pháp Luân có chú âm. Lần đầu tiên cầm cuốn sách Chuyển Pháp Luân bản tiếng Trung trên tay, tôi tự hỏi: “Làm thế nào để đọc xong cuốn sách này đây?”

Sau đó tôi gạt ý nghĩ này sang một bên và quyết định bắt đầu bằng việc học thành thục phù hiệu chú âm trước. Tôi lên mạng tìm được một bảng chú âm và học thuộc nó trong vài ngày. Bởi vì trước đây tôi đã học tiếng Nhật ở trường đại học nên cũng nhận biết được vài trăm chữ Hán. Sau đó mỗi ngày tôi đều đọc sách Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung và đọc hết 9 bài giảng trong vòng một tháng. Thậm chí tôi còn có thể đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện bằng tiếng Trung trên trang web Minh Huệ.

Nhìn lại quá trình đó, tôi vô cùng ngạc nhiên tại sao mình có thể đọc được tiếng Trung nhanh như vậy. Tôi hiểu rằng chính là Sư phụ và Đại Pháp đã ban cho tôi trí huệ để có thể thực hiện việc này.

Vào năm 2019 tôi đã có cơ hội tham dự Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm tu luyện tại New York. Sau đó, tôi đã ngộ được Pháp lý “vô tư vô ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ), và tôi cũng đã có cơ duyên quý giá vận dụng tiếng Trung để hoàn thành thệ nguyện trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Mỗi bước đi trên con đường này đều có Sư phụ ở bên gia trì cho đệ tử. Gần đây, khi tôi mở cuốn Hồng Ngâm 2 và đọc đến những câu thơ:

Chính niệm chính hành

Đại giác bất uý khổ
Ý chí kim cương chú
Sinh tử vô chấp trước
Thản đãng Chính Pháp lộ“

“Chính Thần

Chính niệm chính hành
Tinh tấn bất đình
Trừ loạn Pháp quỷ
Thiện đãi chúng sinh”

Nhìn lại hơn 6 năm tu luyện đã qua, bất cứ khi nào tôi cảm thấy rất khó nhẫn nại hay khó bước về phía trước, tôi liên tục học Pháp, hướng nội tìm và buông bỏ chấp trước và nhân tâm. Khi tôi chuyển biến quan niệm thì hoàn cảnh bên ngoài cũng hoàn toàn thay đổi.

[Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/26/【庆祝513】越南学员-我走上了修炼的旅程-426181.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/28/193383.html

Đăng ngày 23-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post [Chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới] Học viên Việt Nam: Hành trình tu luyện của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Duyênhttps://vn.minghui.org/news/210002-duyen-2.htmlWed, 17 Feb 2021 21:03:48 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=210002[MINH HUỆ 18-2-2021] Duyên, quan hệ nhân duyên, nhân quả báo ứng, v.v. Có ý nghĩa gì với người tu luyện? Sư phụ giảng không ít về chủ đề này, xin phép trích dẫn: Chư vị có thể bước vào đây, có thể nghe được tôi giảng […]

The post Duyên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 18-2-2021] Duyên, quan hệ nhân duyên, nhân quả báo ứng, v.v. Có ý nghĩa gì với người tu luyện? Sư phụ giảng không ít về chủ đề này, xin phép trích dẫn:

Chư vị có thể bước vào đây, có thể nghe được tôi giảng Pháp tại đây, đặc biệt là chư vị nghe được Phật Pháp, đó chẳng chính là “duyên” sao? Hy vọng chư vị có thể trân quý. Đương nhiên cái duyên này mà giảng kỹ ra, thì có rất nhiều phương diện, bởi vì cái duyên này chính là một loại quan hệ nhân duyên. Ví như chư vị nói, đời trước người này thiếu nợ người kia, đã từng làm việc xấu gì đó, đời sau hai người này còn phải gặp lại nhau, người này phải trả lại thứ mà anh ta đã nợ, đây là một loại duyên oan oán; còn nếu trong đời trước chư vị đối xử với anh ta rất tốt, anh ta phát thệ đời sau tôi có làm trâu làm ngựa cũng phải báo đáp anh, được thôi, đời sau chư vị có thể đi làm trâu làm ngựa, cũng có thể làm vợ của anh ta, hoặc làm chồng của cô ta, hoặc là người giúp đỡ người đó, đây là một loại duyên khác, gọi là thiện duyên. Thế còn duyên kết với Đại Pháp, rất có khả năng là một loại duyên cao thượng hơn, cũng có lẽ là trong người thường chúng ta đã từng là thân bằng hảo hữu, những điều này đều có thể thúc đẩy thành duyên phận, trong tương lai khiến cái duyên được kết, chính là một loại tình huống như vậy. (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

Các việc trên đời, mà có lẽ cả các việc ở tầng thứ cao hơn, cũng là căn cứ theo quan hệ nhân duyên mà được an bài. Lý giải trên nghĩa bề mặt chữ, ví như trồng một cây táo, thì hạt táo ấy là ‘nhân’, mưa thuận gió hòa ấy là ‘duyên’, và quả táo thu hoạch được thì ấy là ‘quả’; ‘quan hệ nhân duyên’, ‘nhân quả báo ứng’, chính là ý tứ này [1]. Ta vẫn hiểu rằng có nhiều ‘đức’ thì thăng quan phát tài, nhiều ‘nghiệp’ thì vất vả lận đận; đó là biểu hiện của đức & nghiệp. Nhưng mà cụ thể phát tài thế nào, vất vả ra sao, thì đó là chiếu theo ‘nhân duyên’ mà an bài. Ví như trước đây tạo nghiệp do vu khống, thì sau này có thể phải trả nghiệp ấy theo hình thức chịu oan uổng. Giữa biển người hỏi sao gặp nhau, ấy là vì có tiền duyên. V.v. Nhân nào quả nấy. Khi chư Thần an bài đường đời cho sinh mệnh tầng thấp hơn, hoặc an bài các việc, thì an bài cụ thể diễn biến thế nào là có tính đến mối quan hệ nhân duyên này.

Đệ tử: Tại sao Phật gia đặc biệt chú trọng duyên?

Sư phụ: Kỳ thực, ai cũng đều chú trọng duyên.

(Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

Sư phụ thường giảng rằng, để chuẩn bị cho hồng truyền Đại Pháp hôm nay, thì Ngài đã từng dành rất nhiều thời gian, chuyển sinh các đời, để kết duyên với vô số chúng sinh; như trong trích đoạn trên có giảng:

“Thế còn duyên kết với Đại Pháp […] có lẽ là trong người thường chúng ta đã từng là thân bằng hảo hữu”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

Nghĩa là, để một việc trôi chảy, thì không phải chỉ dựa vào ‘đức’, mà còn cần ‘duyên’ nữa.

Tôi là người rất kém về nhân duyên. Một phần lớn là do giao tiếp và hành xử xã hội rất kém. Trước đây từng tu theo Phật giáo, thì điều này không thành vấn đề. Phật giáo giảng lánh đời, chặt đứt mọi duyên thế gian, cho nên kém duyên thế gian không sao cả. Càng ít càng tốt, không có tốt nhất. Tu luyện cá nhân ở bên đó là vậy. Tuy nhiên nếu ai bước ra làm các ‘Phật sự’ thì cũng nên có nhân duyên tốt. Chẳng phải người ta dùng từ ‘hóa duyên’ để nói về việc các hòa thượng đi khất thực sao? Ý tứ là gieo thiện duyên đó. Nhưng cái ‘duyên’ họ nói ấy, thì thường là nói về duyên liên quan tu luyện xuất thế khỏi thế gian, chứ không có chú trọng rằng người tu đi phát triển các duyên thế gian. Chẳng hạn nếu hòa thượng nói với ta câu này: Thí chủ có túc duyên sâu dày với ngã Phật. Thế thì ta có thể hiểu hòa thượng ấy đang khuyên ta xuất gia đi tu đó.

Nhưng từ khi sang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì tôi phát hiện rằng, môn tu luyện chúng ta có khác biệt, chúng ta vô cùng coi trọng vấn đề nhân duyên này, kể cả các duyên thế gian. Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, chứ không lánh đời. Chúng ta thường xuyên dùng Chân-Thiện-Nhẫn để giải các vấn đề gặp phải trong cuộc sống, cho nên nhân duyên thế gian (quan hệ xã hội) sẽ theo quá trình tu luyện mà càng ngày càng tốt; ít nhất thì về lý thuyết là như vậy. Chúng ta không nên chấp trước vào các thứ người thường, nhưng điều đó không có nghĩa là không giải quyết tốt nhân duyên thế gian, mà hoàn toàn trái lại, chúng ta cần cân bằng cho tốt và giải quyết cho thiện các mối quan hệ này. [2]

Cho nên tôi rất hâm mộ các đồng tu mà có nhân duyên tốt. Tôi từng gặp một bác cao tuổi từ hải ngoại về thăm thân nhân ở Việt Nam. Bác này có quan hệ nhân duyên rất tốt, nhân duyên có được từ trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cả trong Nam đến ngoài Bắc. Đến khi bác tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì bác khéo chuyển các nhân duyên ấy thành duyên tu luyện: bác hồng Pháp được cho rất nhiều người.

Tôi thì không có nhân duyên tốt thế. Kiểu như mở cửa hàng, có người chính là có ‘duyên bán hàng’, mở cửa một cái là khách đến nườm nượp; họ khéo chiều khách, họ có duyên bán hàng; và có người kiểu như tôi, thì chính là chỉ có thể đứng ngoài hâm mộ thôi.

Duyên ấy, là có mỏng, có dày, có thiện, có ác. Đại Pháp hồng truyền, Chính Pháp tiếp cận tới nhân gian, thì vấn đề ‘duyên’ này và tầm quan trọng của nó cũng ngày càng lộ rõ hơn.

Để minh họa, xin dẫn hạng mục media làm ví dụ.

Viết và đăng một bài và được nhiều người đọc, thế chẳng phải là gieo được rất nhiều duyên sao? Nhưng ‘duyên’ ấy là có cái mỏng có cái dày, tựa như hạt giống là có cái lép cái mẩy vậy. Người Mỹ có câu “talk is cheap”, tức là cái duyên do mở miệng nói khơi khơi như thế thì thường là mỏng lắm. Một bài viết tri thức phổ thông bình thường thì nói chung là như vậy. Nhưng viết một bài đăng ra, mà nhiều đọc giả nói rằng hết sức cảm ơn tác giả đã có bình luận rất chí lý mang đầy ý nghĩa nhân văn, thế thì có lẽ đã gieo được duyên dày hơn nhiều đấy. Đúng không? Một bài viết do chạy theo câu view nên đưa tin giật gân, để rồi hóa ra đó là tin giả, làm công chúng chán ghét, thế thì e rằng đó là ác duyên! Đúng vậy không? Cho nên, đã ra làm hạng mục media, thì nhất định là phải chú trọng chữ ‘duyên’.

Hoặc ví như một cô gái ế ẩm mà vẫn suốt ngày đi xe duyên tơ hồng cho người khác thì tính sao? Đó có phải là việc thích đáng nên làm chăng? Tôi từng lên mạng Internet tìm kiếm chữ “Phật” ở một media nào đó của Đại Pháp, và chứng kiến hàng tràng hàng loạt các bài viết xe duyên cho môn phái khác được viết ở đó. Tôi cảm thấy rất cảm khái!

Con người hiện đại, nếp sống hiện đại, thời gian dành cho mạng xã hội nhiều hơn thời gian trò chuyện trực diện với thân nhân, nhận thức về quan hệ giữa người với người ngày càng trở nên công thức hóa (bao nhiêu ‘like’ nhỉ), và ngày càng bớt coi trọng chữ ‘duyên’ này. Nhưng mà, toàn bộ vũ trụ này, khi an bài các việc, thì cụ thể diễn biến thế nào, thì vẫn là theo ‘quan hệ nhân duyên’ đó! Nhiều view là tốt chăng? Không nhất định đâu. Ấy chỉ là công thức hóa ở tầng thứ bề mặt nơi người thường mà thôi.

Tầng tầng tầng tầng vũ trụ này vẫn có đạo lý nhân duyên đang vận hành đấy.

Năm xưa Sư phụ dày công kết duyên vô số chúng sinh, để hôm nay hồng truyền Đại Pháp. Giờ đây các đệ tử chúng ta có cơ hội trợ Sư Chính Pháp. Chúng ta nên chăng học Sư phụ, khéo gieo thiện duyên với đại chúng?

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, rất còn hạn chế. Có gì thiếu sót mong được các bạn đồng tu chỉ rõ.


[1] Mượn ví dụ trồng cây táo nói trên, nếu có ai lấy cớ nào đó, cái cớ ấy có thể không phản ánh bản chất vấn đề, để chặt cây táo đi, thì đó gọi là ‘cớ’. Người Hoa có lối nói trong các câu phủ định hoặc câu nghi vấn, kiểu như: không có duyên cớ gì mà làm thế à, đó là việc vô duyên vô cớ phải không, v.v. Chữ ‘cớ’ này là xuất hiện trong cách nói vậy, chứ tuyệt đối không có khái niệm ‘quan hệ duyên cớ’. Chỉ có khái niệm ‘nhân duyên’, ‘nhân quả’, chứ không có cái gọi là ‘quan hệ duyên cớ’.

[2] Về vấn đề ‘các mối quan hệ xã hội’, so sánh giữa Phật giáo và Pháp Luân Đại Pháp, tham khảo bài Dĩ Pháp vi Sư (bài 3/5): https://vn.minghui.org/news/131893-di-phap-vi-su-3.html.

Share

The post Duyên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cuối cùng tôi cũng hiểu chính niệm là gìhttps://vn.minghui.org/news/201685-cuoi-cung-toi-cung-hieu-chinh-niem-la-gi.htmlSat, 19 Dec 2020 15:50:47 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=201685[MINH HUỆ 18-12-2020] Trước hết, xin cùng đọc đoạn Pháp mà Sư phụ giảng: Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để […]

The post Cuối cùng tôi cũng hiểu chính niệm là gì first appeared on Minh Huệ Net.

]]>

Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 18-12-2020] Trước hết, xin cùng đọc đoạn Pháp mà Sư phụ giảng:

Mỗi khi ma nạn tới, không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải, như vậy tà ma sẽ lợi dụng điểm ấy để can nhiễu và phá hoại mãi không thôi, khiến học viên lâm trong ma nạn một thời gian lâu. Kỳ thực ấy là do sự nhận thức không đầy đủ về Pháp của phía con người dẫn đến như thế, vì phía con người mà ức chế phía Thần của chư vị, cũng chính là ức chế bộ phận đã tu thành của chư vị, cản trở họ Chính Pháp. Phía chưa có tu thành lẽ nào có thể ức chế chủ tư tưởng, ức chế phía đã đắc Pháp? Vì con người [1] mà nuôi dưỡng tà ma, khiến nó dùi vào sơ hở của Pháp. […] Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp? (Nói về Pháp (Đạo Pháp), 5 tháng Bảy, 1997, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi hiểu là: Trong quá trình tu luyện, phần nào đã xong thì thông thường được cách khai ra, đó là “phần Thần” của người tu; còn phần bề mặt nơi đây, phần mà còn mang theo —và vì thế mà bị ảnh hưởng bởi và/hoặc bị hạn cuộc bởi— các quan niệm hậu thiên cũng như các tư tưởng con người, thì phần ấy là “phần người”. “Phần Thần” là mang bản tính tiên thiên của người tu, còn “phần người” là nặng về những thứ hậu thiên.

Với người thường chưa tu luyện thì chưa phải là tình huống này. Tình huống ở họ là có “phần minh bạch” và “phần trong mê”; và ở họ, thì phần trong mê chiếm thượng phong, hầu như chủ đạo hoàn toàn; chứ họ chưa phải là tình huống “phần Thần” + “phần người” như ở người tu luyện chúng ta.

Phần đã tu xong thì được cách khai ra, như thế ta không trực tiếp điều động phần đó được, nhưng như thế cũng là để bảo vệ phần đó. Khi phần con người phía bên này làm gì đó không tốt hoặc chưa đạt tiêu chuẩn người tu luyện, thì tuy vì thế mà ức chế phần Thần phía bên kia, nhưng không dễ dàng làm hỏng phần đã tu xong ấy.

Cách khai rồi, nhưng không phải là hoàn toàn không điều động được. Có cơ chế để điều động phần đó. Khi người tu có chính niệm thì có thể điều động được phần Thần này.

Trong khảo nghiệm về nhân tâm, đối với người tu luyện nào mà xét cũng vậy, khi ở trong hai loại nhận thức khái niệm ‘người’ và ‘Thần’, và khi [chúng] đụng độ với nhau, thì sẽ xuất hiện trạng thái ấy. [Khi] tư tưởng của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘con người’; [khi] tư tưởng của Thần và chính niệm của con người chiếm thượng phong, [thì] vị ấy bước hướng sang phía ‘Thần’. (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Từ không điều động được, đến điều động được một phần một cách gián tiếp, rồi đến điều động phần lớn, phần Thần ngày càng chiếm thượng phong, và rồi cuối cùng người tu luyện có thể trực tiếp điều động hoàn toàn khả năng đó, ấy cũng là một phần trong quá trình tu luyện. Phản bổn quy chân, chính niệm chính hành, phát huy phần bản tính, phần Thần, v.v.

Nhận thức ban đầu

Lần đầu tiên tôi nhận ra và bắt đầu chú tâm về chủ đề “chính niệm” này là từ khi Sư phụ yêu cầu đông đảo cộng đồng học viên toàn thế giới phát chính niệm và phát chính niệm tập thể. Thời đó Sư phụ còn chưa giảng Pháp nhiều về chủ đề này như bây giờ. Khi đó trong nhóm mà tôi tham gia bấy giờ đã có những học viên chia sẻ ra nhận thức của mình, thảo luận với nhau. Tôi cũng từng tham gia thảo luận qua lại một quãng thời gian. Sau nhiều trao đổi qua lại, tôi cảm thấy mình thế nào cũng dường như không hiểu được trúng. Có lẽ qua dịp trao đổi đó thì có học viên nhận được thu hoạch tốt, nhưng tôi thì không. Từ đó tôi bắt đầu chú ý để tâm rằng Sư phụ giảng “chính niệm” ấy là Ngài muốn dạy điều gì?

Phải chăng “chính niệm” ấy là ý niệm ngay chính, không có suy nghĩ xấu ác hay bất thiện? Tôi cảm thấy hiểu như thế chưa đủ. Vậy phải chăng “chính niệm” ấy là suy nghĩ cao thượng, tư tưởng cảnh giới cao, không vướng vào gì đó ở tầng thấp? Tôi cảm thấy cũng chưa hẳn là vậy. Hay dứt khoát là “vô vi” “thanh tịnh” chả nghĩ gì? Cái này chắc cũng không phải, vì khi “phát chính niệm” rõ là có chủ động xuất niệm hẳn hoi, vậy chắc cũng không phải cái ý này. Hay là như thỉnh thoảng đọc đâu đó có học viên chia sẻ kiểu như “tôi dùng chính niệm mạnh mẽ coi mình là đệ tử Đại Pháp, không cho phép bất kể điều gì can nhiễu đến tôi”, hoặc “có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, ta không sợ gì hết”, vậy thì phải chăng “chính niệm” là tự mạnh mẽ nhận mình là đệ tử Đại Pháp chân chính và không cho ai can nhiễu đến mình? Tôi cảm thấy có vẻ cũng không phải vậy. Hoặc là “không dùng cảm tính mà dùng lý tính nhận thức vấn đề; đó là chính niệm thăng lên”? Nhưng dường như vẫn không hẳn là như thế v.v. Tóm lại, tôi cứ luẩn quẩn thế một thời gian rất lâu. Cứ mãi nghe người ta bảo nào là “chính niệm mạnh mẽ”, nào là “dùng chính niệm để đối đãi”, v.v., đọc Kinh Văn thì cũng thấy Sư phụ giảng thế, nhưng bản thân tôi cứ tự hỏi: Vậy rốt cuộc “chính niệm” ấy thật sự là gì?

Cho đến lúc tôi chợt hiểu rằng cách tiếp cận vấn đề của mình là chưa đúng. Riêng ở nghĩa bề mặt, chữ “chính” trong tiếng Hoa là chữ khá đặc biệt. Một chữ “chính” này thôi vậy mà có đến cả mấy từ trái nghĩa: chính-tà, chính-phản, chính-phụ, v.v. Vậy thử hỏi đó là vì chữ này tự nó có nhiều nghĩa khác nhau cho nên tồn tại nhiều từ trái nghĩa với nó chăng? Không phải thế. Chữ này chỉ có một nghĩa. Thế tại sao nó có nhiều từ trái nghĩa đến thế?

Tựa như một vật thể, hay một sinh mệnh, một quần thể, hay thậm chí một vũ trụ, khi ban đầu được sinh ra thì đó là trạng thái phù hợp với yêu cầu của Pháp ở tầng thứ sở tại, và đó là trạng thái “chính”; mà có lẽ lúc đó còn chưa xuất hiện cái danh từ hay cái khái niệm “chính” này để biểu đạt ý tứ đó, vì chưa có gì so sánh. Qua tháng năm đằng đẵng sẽ có những thứ lệch khỏi Pháp, và tùy theo thứ đó lệch theo phương diện nào mà xuất hiện các khái niệm phản nghĩa như “oai”, “tà”, “phản”, “phụ”, v.v. Tức là khái niệm “chính” này kỳ thực chỉ có một, nhưng khái niệm trái nghĩa với nó vì thế mà có nhiều. Cho nên, không thể dễ dàng hiểu được khái niệm “chính” này nếu nhìn vào quan hệ của nó với những gì trái với nó, bởi vì chữ “chính” này vốn không phải được định nghĩa như vậy; nhưng mà, đồng thời, đối với một sinh mệnh đã bị lệch khỏi Pháp mà muốn phản bổn quy chân, muốn tiếp cận được khái niệm “chính” này để có thể quay trở về, thì vẫn là không tránh khỏi việc phải so sánh với những thứ “tà”, “phản”, “phụ”, v.v., mà từ đó mà hiểu ra “chính” là thế nào.

Khi cách nhìn nhận vấn đề, cảnh giới tư tưởng phù hợp với Pháp ở tầng thứ cần thiết, thì đó chính là “chính niệm”. Thế thì học Pháp cho tốt sẽ tăng cường chính niệm. Mang chính niệm thì có thể điều động phần Thần của mình. Thế thì thực hành tốt phương diện “chính niệm điều động phần Thần” ấy cũng là một phần trong tu luyện phản bổn quy chân. Khi chính niệm mạnh mẽ, thì không chỉ điều động được phần Thần của mình, mà có những trường hợp là sẽ được sinh mệnh cao tầng hơn phù trợ, thậm chí được Sư phụ giúp cho.

Không chỉ với người tu, kỳ thực, có những biểu hiện tương tự ngay cả với người mới tu, hoặc thậm chí cả với người thường chưa tu. Khi người ta truy cầu những thứ mà không phù hợp với Pháp Lý của vũ trụ —cầu công năng, cầu tiền tài, cầu danh lợi, v.v.— thì có thể chiêu mời đến những thứ tầng thấp như phụ thể, yêu ma, v.v. Còn khi bản tính thiện lương tiên thiên xuất ra, mong muốn tu luyện, thì ý niệm ấy như vàng kim lóe sáng, và chư Thần chư Phật sẽ trợ giúp vô điều kiện. Khi người thường nghe chân tướng mà phần minh bạch trong họ khởi lên được rồi chiếm thượng phong, và họ thoái đảng, thế thì họ sẽ được cứu. Người ở Trung Quốc mà niệm “Pháp Luân Đại Pháp Hảo! Chân Thiện Nhẫn Hảo!” thì hiệu nghiệm rất lớn, bởi vì ở nơi tà ác đến thế mà có thể làm vậy, thì đó là thể hiện rằng dù ở trong nghịch cảnh mà họ vẫn có chính niệm rất mạnh. V.v.

Biểu hiện dễ thấy nhất của sự phù hợp với Pháp ở tầng đó là có thể hành xử đúng đắn, đúng như lẽ ra cần phải có ở vị trí của mình, hợp với yêu cầu của Pháp ở tầng thứ đó đối với sinh mệnh ở vị trí đó. Một người đàn ông hành xử như một người đàn ông, đó là “chính”, là đúng đắn; một người đàn bà hành xử đúng như hành xử nên phải có của một người đàn bà, đó là ngay chính, là đúng đắn, v.v. Trong «Chuyển Pháp Luân» khi Sư phụ ở mục “tâm nhất định phải chính” thì cũng là yêu cầu học viên phải biết đối đãi bản thân như một người tu, hành xử như một người tu luyện chứ không lẫn lộn giống như người thường:

“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.” (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ sáu)

Chư Phật Đạo Thần duy hộ những ai có chính niệm mạnh mẽ, thậm chí ngay cả ở trong nghịch cảnh, thì ấy cũng đồng thời là duy hộ Pháp của vũ trụ này.

Sư phụ từng giảng:

Lại nói về một vấn đề, đó là, như mọi người đã biết chúng ta đều thanh trừ tà ác tại các [thời] điểm nhất định, cũng gọi là ‘phát chính niệm’. Từ ‘phát chính niệm’ này trong quá khứ không được gọi như vậy, quá khứ chính là ‘thần thông’, sử dụng thần thông, Phật Pháp thần thông, người thường gọi là ‘công năng’. Như vậy, tại sao tôi lại gọi nó là ‘phát chính niệm’? Bởi vì chư vị tu luyện Đại Pháp, hết thảy đều cần phải là vĩ đại nhất, thuần tịnh nhất; hết thảy những việc gì chúng ta làm không chỉ là tu luyện cá nhân của chư vị, [mà] còn phải tính đến Pháp, còn phải tính đến sinh mệnh mới trong tương lai, đồng thời còn phải tính đến hình thức của sinh mệnh mới trong tương lai. (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc 2001, Giảng Pháp Tại Các Nơi II)

Tôi hiểu rằng, Sư phụ năm đó dùng từ “phát chính niệm”, chứ không dùng từ “phát công”, “phát công tập thể”, v.v., thì có một ý trong đó rằng, đây không chỉ là phương pháp điều động công năng hay năng lực thôi đâu, mà còn hơn thế nữa: Đây cũng là một phương diện đồng hóa với đặc tính của vũ trụ trong quá trình tu luyện.

‘Vị tư’ là thuộc tính căn bản của vũ trụ quá khứ, thành-trụ-hoại-diệt và sinh-lão-bệnh-tử cũng là có tính tất nhiên do thuộc tính ấy mang đến. Pháp tương lai là viên dung, là ‘vị công’, do sự cải biến của thuộc tính căn bản của vũ trụ, nên cũng khiến quá trình của vũ trụ và đặc điểm của sinh mệnh có phát sinh biến hoá về căn bản. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004)

Vũ trụ tương lai là “viên dung”, và ở đó có cơ chế cho phép quay trở về sau khi lệch khỏi Pháp, chứ không chỉ là cơ chế thành-trụ-hoại-diệt như vũ trụ cũ.

Môn tu luyện quá khứ là có giảng “thần thông”. Tuy nhiên có những điểm khác biệt về căn bản. Ít nhất là tình huống quan hệ “phần Thần – phần người” theo cách này thì chắc hẳn chỉ có Pháp Luân Đại Pháp chúng ta mới có, còn họ thì không có; vì họ là lấy tu phó nguyên thần làm chủ đạo, mà chúng ta là lấy tu chủ nguyên thần làm chủ đạo. Trong quan hệ “phần Thần – phần người” này, Sư phụ dùng từ “phát chính niệm”, thay cho cách gọi “triển hiện thần thông” của quá khứ, thì hẳn là có ý nhấn mạnh cho chúng ta rằng: Sư phụ đã an bài “chính niệm” chính là cái chìa khóa của cơ chế điều động công năng của học viên.

Do đó khi người tu chúng ta phát triển phần Thần và giảm dần ảnh hưởng của phần người, thì hiển nhiên không chỉ là phát triển thần thông hay một thủ pháp nào đó, mà còn là như Sư phụ giảng ở đoạn trích dẫn đầu bài viết này về dùng phần Thần để “Chính Pháp” bản thân mình, và tôi hiểu ấy là dùng cái “chính”, cái trạng thái nguyên thủy vốn nên phải có, mà quy chính tất cả: bản thể của mình, tiểu thế giới của mình, trường không gian của mình. Đây là một phần trong quá trình tu luyện, Sư phụ dạy chúng ta như vậy, và Ngài cũng giúp chúng ta làm được như vậy. Cho nên tôi cho rằng, lứa đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp chúng ta, chính là những sinh mệnh đầu tiên dùng cơ chế tu luyện “chính niệm điều động phần Thần” để chứng thực Pháp “viên dung” của vũ trụ mới: Trong vũ trụ cũ, chỉ có Pháp “thành-trụ-hoại-diệt”, chứ không có Pháp “viên dung” mà cho phép một sinh mệnh có thể quay trở về bằng con đường “quy chính” như thế này. Chỉ có vũ trụ mới mới là “viên dung”! [3]

Chính niệm điều động phần Thần

Năm 2003 Sư phụ đã từng giảng khi có học viên làm mỹ thuật thắc mắc về biểu hiện ở không gian khác:

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp tham dự Chính Pháp ở không gian khác, họ cũng là với hình tượng Phật, Đạo, Thần, cũng là có cùng loại hình tượng với chư Phật, Đạo, Thần khác hay không?

Sư phụ: Hình tượng thì là như thế. Đệ tử Đại Pháp chỉ là chứng thực Pháp ở nơi người thường, còn bên kia về cơ bản là bất động; tuy nhiên khi phát chính niệm thì có thể điều được công năng ở bên kia. Khi chứng thực Pháp thì cơ bản đều là chủ thể bên này làm, khi chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng cũng như pháp khí và thần thông, thông thường là như vậy.

Đệ tử: Thế thì họ chỉ có thể ngồi ở đó thôi phải không?

Sư phụ: Là vì không cho phép khi không có chủ thể ở đó mà lại tự vận động. Bởi vì sau khi chủ thể tu thành xong thì sẽ động theo chủ thể, còn trong tình huống không có chủ thể mà nó tự mình vận động thì bằng như bộ phận đó tự chủ rồi, phải không? Thế thì chẳng phải đã là một sinh mệnh khác? Thay thế cả chư vị, thao túng ngược trở lại, như thế có được không? Những thứ tu được thì thảy đều không là chư vị nữa, như thế không thể được, do vậy phải là chủ thể đã hoàn thành hết thảy rồi thì sau đó mới hợp thành nhất thể. Nói một cách khác, cánh tay của chư vị mà tự nó vận động, không khống chế được nữa, thì nó có còn là của chư vị nữa không? (mọi người cười)

Đệ tử: Bên kia bất động thì làm các việc như thế nào?

Sư phụ: Thật sự làm các việc thì đó là chư vị chứng thực Pháp ở thế gian con người này, chính là chư vị ở đây phát chính niệm, chư vị khi giảng chân tướng cứu độ con người thế gian. Chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng của chư vị, các tầng thứ khác nhau đều có năng lượng, pháp khí, và công của các tầng thứ khác nhau, chính niệm càng mạnh thì điều động được năng lượng càng lớn. Cũng có một số học viên có thể ‘nguyên thần xuất xác’, ‘nguyên thần ly thể’, trong Chính Pháp cũng có thể khởi tác dụng. Có thể nguyên thần xuất ra khỏi thân xác ấy là những ai có thể làm chủ phần Thần thể đã tu xong.

(Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật 2003, Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật)

Tôi hiểu là, “chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng của chư vị”, và có những học viên tu tốt, khi phần Thần của họ triển hiện ra ở không gian khác, thì còn mang theo hình tượng của Phật Đạo Thần. Quá hoành tráng rồi!

Theo Pháp mà Sư phụ giảng, thì dường như Sư phụ có một số an bài cho học viên tu theo con đường như vậy, ít nhất là với các học viên trước khi phải đối mặt với cuộc đàn áp 1999. Khi nhắc lại về việc đưa học viên “đến vị trí” (đáo vị) năm đó, Sư phụ từng giảng:

Kỳ thực, thời đầu tôi đã giảng lời này, tôi nói rằng làm đệ tử Đại Pháp mà giảng, lúc bấy giờ, gồm cả học viên mới, chư vị chỉ cần tu, thì rất nhanh sẽ đẩy chư vị tới vị [trí]. Đẩy tới vị [trí] nào? Đẩy tới nơi mà chư vị từ đó đến, chính là đẩy tới cao như thế, trong thời gian ngắn là đẩy tới vị [trí] rồi. Trên bề mặt thân thể người không xảy ra biến hoá lớn lao gì. Chư vị nếu muốn có thể có được biểu hiện của năng lực lớn ngần nào, thì cần chính niệm mạnh ngần nấy, thì mới khởi được tác dụng lớn như thế; chính niệm của chư vị cũng phải thuần tới mức độ ngần nào, chư vị mới có thể có được tác dụng lớn ngần nấy.

Như mọi người biết, một vị Thần Tiên, di động một toà núi chẳng đáng gì cả, chuyển dời núi quá đơn giản. Nhưng Thần Tiên ấy họ không có nhân tâm. Họ hoàn toàn là quan niệm của Thần, là trạng thái của Thần. Thế mang theo nhân tâm thì có thể làm được chăng? Tuyệt đối không làm được. Có người tu luyện có thể làm được, có người không làm được; đây chính là vấn đề chính niệm có đầy đủ hay không. Chính niệm thật sự thuần tới chủng mức độ đó rồi thì mới được.

Có người nói ‘tôi cảm thấy mình rất là thuần tịnh’, nhưng thực ra không phải, mang theo rất nhiều tạp niệm, mang theo rất nhiều những thứ mà hậu thiên dưỡng thành. Thậm chí chư vị cảm thấy một niệm kia rất đơn giản thôi, nhưng có thể cơ điểm hay [nguyên] nhân khởi lên của nó, hay những thứ bám theo đều là bất thuần. Người tu luyện qua thời gian tu luyện lâu mà vẫn bảo trì một mạch chính niệm rất mạnh, bảo trì tâm cảnh thời mới đầu đắc Pháp, tâm thái thuần tịnh như thuở đầu ấy, thì quả thực rất xuất sắc, ngay cả Thần nhìn thấy cũng nói chư vị xuất sắc […] Ai có thể tu luyện như thuở đầu, thì nhất định viên mãn.

(Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Khi phải đối mặt với lực lượng rất mạnh của cựu thế lực lúc cuộc đàn áp nổ ra, phô thiên cái địa, rợp trời dậy đất, thì học viên cũng đồng dạng có lực lượng tương xứng để giải quyết vấn đề. Then chốt là ở “chính niệm”. Chỉ cần chính niệm đầy đủ, thì có thể điều động được lực lượng ấy. Trải qua khó nạn thì bằng chính niệm mà tu lên. Sư phụ có an bài như thế cho học viên.

Nhưng mà vấn đề là ở chỗ, tôi không trải nghiệm những điều ấy. Hay nói chính xác hơn là, trải nghiệm quá ít quá nhỏ quá yếu đến mức không là gì cả, hoàn toàn không thể dựa vào đó mà áp dụng cho tu luyện trên thực tiễn. Tôi tự nhủ, ờ thì cái đó là trạng thái tu luyện của người khác, không phải của mình. Có những học viên mở thiên mục và thấy được cảnh tượng khi phát chính niệm, và chia sẻ khá nhiều trên Minh Huệ. Tôi tự nhủ, ờ thì con đường của họ khác, con đường của mình khác. Mình đắc Pháp sau 1999, và không phải sống ở Trung Quốc, do đó cái phương thức kia chắc hẳn không liên quan đến mình. Người tu luyện khác nhau bước trên các con đường tu luyện khác nhau, v.v. Tôi cho là vậy. Nhưng hóa ra, ấy là do bấy giờ tôi chưa hiểu đúng được “chính niệm” mà Sư phụ giảng. Tuy tình huống học viên đắc Pháp sau 1999 ngoài Trung Quốc là có chỗ khác với học viên đắc Pháp trước 1999 tại Trung Quốc, trạng thái tu luyện và chứng ngộ trong tu luyện có thể khác nhau, nhưng mà, vẫn là có tồn tại nhân tố tu luyện giống nhau ở phương diện này.

Biểu hiện của quan hệ “chính niệm – phần Thần – phần người” thì không phải chỉ là ở chính niệm điều động phần Thần với những công năng kiểu như nhìn thấy gì, làm được gì, v.v., mà còn có biểu hiện ở các phương diện khác.

Chính niệm điều động trí huệ

Như Sư phụ giảng:

Chúng ta có người đang nghĩ, chúng ta có câu rằng “cân nhắc kỹ càng đầy đủ”. Thực ra rất nhiều người khi làm các việc, ấy là linh cơ hễ động thì họ làm thôi, tư tưởng của họ hễ nghĩ một cái thì họ làm rồi; nhưng tư tưởng đó không hề trải qua cân nhắc kỹ càng đầy đủ, chưa có trải qua suy xét chi tiết, vậy mà làm được rất tốt. Tại sao? Đây cũng là vấn đề mà mọi người đều đang suy xét, vấn đề mà các nhà khoa học cũng đang suy xét, nói rằng tư tưởng chín chắn như vậy không phải là trải qua cân nhắc chi ly, mài dũa kỹ càng, ấp ủ mà ra, mà là nháy mắt đã làm ra rồi, nghĩ ra rồi, tại sao? Nói không rõ ràng. Kỳ thực, thân thể người không chỉ là chút xíu bề mặt này đâu, tầng tầng tầng tầng đều có thân thể chư vị, đều có tư tưởng chư vị, đều có tế bào chư vị, đều là chỉnh thể của chư vị; hành vi tại bề mặt khi làm một việc, khi thực thi một việc, toàn bộ tế bào đều đang vận động, đều đang suy xét, đồng thời không chỉ tại một không gian. Càng vi quan thì thời gian càng nhanh, năng lực của họ càng to lớn. Chư vị ở bên này chư vị cảm thấy [mới] trải qua hơi hơi suy nghĩ một cái, nhưng bên kia đã nghĩ có khi là mấy năm rồi đó, là vì chúng không [cùng] tại một không gian. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền 2017)

Tôi hiểu là, khi ở trạng thái chính niệm tốt —tâm thanh tịnh, không truy cầu lợi ích thế tục, không vương vấn đến những thứ cơm áo gạo tiền ở thế gian, coi nhẹ quyền lực và tài phú, do đó phần bản tính tiên thiên phát huy được tốt, ở trạng thái đồng hóa tốt với Pháp vũ trụ— thì khi đó có thể điều động được bộ não ở không gian vi quan suy nghĩ cho mình. Phần bộ não ở vi quan ấy xử lý thông tin rất nhanh; bên này chỉ cảm thấy thoáng qua một giây, nhưng bên kia đã nghĩ kỹ cả mấy năm rồi. Cho nên khi có thể điều động được phần trí huệ này, thì biểu hiện ra là người này ở trong vấn đề cụ thể đó là tư duy rất linh hoạt, giải các việc rất nhanh, mở miệng nói chuyện cũng rất trúng, v.v. Kỳ thực, người thường cũng có người là có khả năng này, những người có năng khiếu bẩm sinh rất có thể là thuộc loại này, nhưng mà tình huống của họ là có chỗ khác với người tu luyện chúng ta. Ở người tu luyện, thì đây là nhờ chủ động tu luyện mà được, đồng thời cũng là nương theo đó mà tu luyện đồng hóa với Pháp.

Ngay từ ngày đầu đến với Đại Pháp, cũng là nhờ phần bản tính tiên thiên thắng thế, từ đó xuất ra niệm tu luyện phản bổn quy chân, tức là Phật tính xuất ra (lúc đó thì có thể chưa có “phần Thần”, mà mới chỉ có “phần minh bạch”), thế thì được an bài cơ duyên tu luyện. Đó là bước đầu tiên, bước đầu tiên mà “phần minh bạch” chiếm thượng phong. Như Sư phụ giảng, “Ai có thể tu luyện như thuở đầu, thì nhất định viên mãn” (trích dẫn ở trên), trong quá trình tu luyện thì cũng tương tự như thế, chính niệm mà tốt, thì làm ít công to (sự bán công bội), các việc trôi chảy, v.v. Người đó ngộ ra mối quan hệ với phần Thần như thế, từ đó phát triển chính niệm. Phần Thần dần dần mạnh mẽ hơn, phát huy tác dụng ngày càng chủ động nhiều hơn và hiệu quả hơn. Phần người ngày càng kém phần chủ đạo, và về sau chỉ phục vụ cho những giao tiếp ở thế gian. Dần dần cho đến ngày viên mãn, toàn bộ “phần người” trút bỏ hết, vậy là viên mãn.

Cho nên, chủ đề “chính niệm”, là không phải chỉ dừng ở chỗ phát chính niệm, hoặc điều động công năng để nhìn thấy gì hoặc làm gì, mà kỳ thực còn có cả điều động trí huệ nữa. Đó cũng đồng dạng là một phương diện trong tu luyện dần dần đồng hóa với đặc tính vũ trụ.

Mà kỳ thực, nói một cách chính xác, nếu người tu luyện có thể dần dần làm chủ cách điều động phần trí huệ này, thì thật ra đó cũng là một loại công năng. Quá trình dần dần làm chủ mối quan hệ này, đồng dạng, cũng là một phần trong công phu tu luyện. Chỉ là đây không phải là công năng để nhìn thấy gì hay làm gì, mà là công năng về phương diện tư duy. Khái niệm “khai ngộ” là nói về công năng về phương diện trí huệ này.

Khai huệ, khai ngộ ấy, còn được gọi là ‘khai công’ (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba)

Khi một công năng được giải khai và người tu có thể dùng được, thì gọi đó là “khai công”. Khi phần bộ não ở không gian vi quan được giải khai, có thể tư duy ở cao tầng, thậm chí nhớ lại ký ức quá khứ, thì đó là “khai ngộ”, và đó cũng là một loại “khai công” đặc thù.

Thiện ý

Khi phần Thần chiếm thượng phong, thì cảnh giới tư tưởng là tầng thứ cao, nhìn vấn đề là sẽ từ tầng thứ cao mà nhìn, tâm thái để đánh giá hay giải quyết sự việc cũng vì thế mà biểu hiện ra bản tính thiện lương tiên thiên của mình. Còn khi hành xử bất thiện hoặc ác ý, thì thông thường chính là khi mà phần người chiếm thượng phong, ma tính khởi phát.

Đệ tử: Trong hạng mục có người phụ trách nọ thường hay vu cáo hãm hại sau lưng đồng tu, nhưng người bình thường không động đến anh ta nổi. Đối với loại tình huống này, chúng con là một mực tu Nhẫn, hay là hết sức vạch mặt ra?

Sư phụ: […] Đệ tử Đại Pháp là tu Thiện, chư vị cảm thấy đồng tu của chư vị tu tốt hơn chư vị, [thì] chư vị không cần Thiện với họ, phải vậy không? […] Với họ thì chư vị không giảng Thiện, hoặc là họ là kẻ bức hại đệ tử Đại Pháp, chư vị [cũng] không cần Thiện với họ, phải vậy không? [Với ai] là kẻ tham gia bức hại, bị lừa dối mà lên thuyền [hải] tặc, chư vị cũng vẫn cần Thiện với họ, [vậy] đồng tu của chư vị thì tại sao chư vị không thể Thiện với họ? Họ là đệ tử của Sư phụ đó, chư vị biết chăng? (vỗ tay) Khi chư vị nói lời mà không chú ý, chư vị không nghĩ rằng chư vị lúc đó là cũng giống như ma đó sao? Không là ma, mà tôi nói về trạng thái đó. Nếu chư vị cứ nói [lời] như thế, cứ với trạng thái như của ma như thế, chư vị chẳng phải đang tu trên ma đạo? Cứ không thấy được mặt sáng sủa của chư vị, mà cứ biểu hiện ra sự giảo hoạt, chư vị nói xem chư vị là trạng thái nào?

(Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Từng chứng kiến một học viên đến một nhóm học Pháp khoảng 40 học viên, và học viên này lấy «Tinh Tấn Yếu Chỉ» ra và đọc một đoạn Kinh Văn gần một trang trong ấy, đoạn liên quan vấn đề nghiệp bệnh. Trong khi học viên này đọc, thì phải đến hơn 3/4 nhóm đó cảm thấy khó chịu, thậm chí khó chịu thể hiện ra mặt. Khi chứng kiến việc này tôi cảm thấy quá kinh khủng: Tại sao rõ ràng là đang đọc Kinh Văn, đọc lời của Sư phụ, mà lại khiến hàng loạt đệ tử cảm thấy khó chịu? Chính là vì miệng đọc Kinh Văn mà tâm tồn ác ý. Chỉ đơn giản là vậy. Học viên này cho rằng nhóm đó có chấp trước về vấn đề bệnh tật. Học viên ấy miệng thì nói là đến giúp đỡ nhóm nhưng kỳ thực trong tâm là coi thường người khác, cho nên lúc bình thường thì không có mặt ở đó, nhưng mà đến lúc nhóm chuẩn bị chia sẻ tâm đắc thể hội, thì đến để đọc Kinh Văn. Bề mặt thì là bảo là muốn “tốt” cho nhóm, như kỳ thực niệm xuất ra là bất thiện, và cái tâm bất thiện ấy mạnh mẽ đến mức ngay cả khi miệng đọc Kinh Văn mà cũng khiến hầu hết đệ tử ở đó cảm thấy khó chịu. Cứ giả thiết rằng nhóm đó thật sự có vấn đề chấp trước vào “bệnh” đi nữa, thì mang niệm bất thiện mà giải vấn đề ấy cũng là không đúng đâu. Đừng tưởng rằng tay làm việc của đệ tử Đại Pháp, miệng đọc lời của Sư phụ, thì đã là tu luyện ở trong Pháp đâu! Then chốt là có chính niệm hay không. Chính niệm không có, để phần con người chiếm thượng phong, ác ý mạnh quá, thì không những không phải là đang tu lên, mà còn là “đang tu trên ma đạo” (trích đoạn giảng Pháp trên); không những tự mình tạo nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến hàng loạt học viên khác. Tại sao ảnh hưởng đến hàng loạt học viên khác? Rất nhiều học viên trong khi nghe lời của Sư phụ lúc đó, thì tâm trí không vững, để cái cảm giác khó chịu trong mình chiến thắng, để phần người ở trong họ chiếm thượng phong; chính niệm của họ bị ác ý của kẻ kia làm hỏng mất rồi! Quá kinh khủng! Ác ý kia không chỉ làm hại bản thân, mà cũng làm hại cả người khác.

Lần đó gây cho tôi một ấn tượng rất sâu. Hướng nội nhìn lại bản thân mình, thì phát hiện tôi nhiều lúc cũng là rất thiếu Thiện ý. Từ sau vụ việc đó, tôi trở nên rất để ý kiểm soát việc làm và lời nói của mình về phương diện này. Nhất là lúc có việc đụng chạm tới người khác, nếu mà thiếu Thiện ý thì nhất định phải cố gắng tìm cách sửa mình cho đúng. Qua thực hành thực tế, tôi phát hiện rằng nhận thức ra thiếu sót về phương diện này không hề khó. Hễ mình có gì mà thiếu Thiện ý thì thông thường lập tức người ta sẽ khó chịu. Cho nên chỉ cần có tâm tu Thiện và để ý một chút, thì có thể làm được. Tuy không khó, nhưng lại có ý nghĩa rất căn bản.

Tôi từng chứng kiến trong cộng đồng học viên chúng ta có website chuyên thu thập các thông tin bới móc “tin đồn” “chuyện xấu” “chuyện nội bộ” của học viên, rồi tự quảng bá đó là “tốt” cho học viên, vạch mặt kẻ xấu trong học viên. Tôi cho rằng đây là can nhiễu rất lớn. Kỳ thực, đó là dùng ác niệm khi làm các việc, phá hủy chính niệm của học viên. Như Kinh Văn vừa dẫn ở trên, Sư phụ gọi đó là “tu trên ma đạo”! Ấy vậy mà không ít học viên bị ảnh hưởng bởi cái này.

Tu luyện là để đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, là phản bổn quy chân, và phần Thần nên phải là càng ngày càng có tính thượng phong. “Thiện ý” ở đây không phải là cái Thiện theo cách người thường vẫn hiểu, mà là cái Thiện thể hiện của bản tính thiện lương tiên thiên của người tu, là thể hiện của chính niệm.

Đệ tử: Tư duy đơn giản và phức tạp có xấu hay tốt không? Là nguyên nhân gì?

Sư phụ: Trong mắt của chư Thần, tư tưởng của người mà đơn giản trong sáng, thì Thần cho rằng người này là người tốt, tư tưởng người kia mà phức tạp, Thần cho rằng người kia không tốt, bởi vì chư Thần cho rằng nguyên nhân của sự phức tạp là do những chấp trước trên thế gian này mà ra, phức tạp không phải do chấp trước vào các nhân tố thế gian này sao? Vì vậy trong tu luyện có cái đạo lý này.

Tư tưởng đơn giản không đồng nghĩa với trí huệ nhỏ, tư tưởng phức tạp không có nghĩa là có trí huệ. Điều đó không hề có mâu thuẫn với hình thức tu luyện ở hoàn cảnh người thường của đệ tử Đại Pháp và những việc ngày nay chư vị làm khi chứng thực Pháp, nguồn gốc của trí huệ đệ tử Đại Pháp là từ chính niệm —Thần niệm— cái trí huệ này và cái tư tưởng phức tạp được hình thành ở người thường, trong xã hội là hai khái niệm khác nhau. Cái kia là xuất phát vì lợi, vì tư, đấu đá lẫn nhau mà hình thành xảo quyệt, mà xuất phát điểm của đệ tử Đại Pháp là muốn chứng thực Đại Pháp, là không cầu bản thân, vì vậy căn bản là không giống nhau. Người sau là đại trí huệ, người trước nên nói là tư tưởng phức tạp, biểu hiện cũng không giống nhau, nhất định là vậy.

(Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2004)

Học Pháp

Về tầm quan trọng của “học Pháp”, thì Sư phụ giảng ở rất nhiều rất nhiều chỗ, xin phép trích dẫn:

Hãy đọc sách nhiều, học Pháp nhiều thì nhất định sẽ có trí huệ. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm. (Bài Trừ Can Nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ 2)

Tất nhiên, vấn đề “học Pháp” có nội hàm rất sâu. Trong khuôn khổ bài viết về “chính niệm” và “trí huệ” này, thì tôi xin chia sẻ nhận thức rất nông cạn của cá nhân như sau. Chủ yếu liên quan đến cách học Pháp như thế nào.

Đệ tử: Gần đây trong khi học Pháp tập thể địa phương chúng con có dùng một loại phương thức học Pháp, chính là mỗi khi đọc xong một đoạn tự nhiên của cuốn «Chuyển Pháp Luân» thì dừng lại để giảng thuật xem mình đã đọc được gì, sau khi đọc xong đoạn đó thì ấn tượng sâu sắc thế nào về Pháp mà Sư phụ giảng, hoặc bản thân mình lý giải đến đâu. Đệ tử không rõ là phương thức học Pháp ấy thích hợp hay không?

Sư phụ: Không thích hợp, không thích hợp. Đừng kỳ lạ khác thường, chư vị cứ đọc thôi. Lý giải Pháp, lý giải Pháp hay không, ấy là chư vị trong quá trình đọc là sẽ có biến hoá, mà không phải trong khi giao lưu. Nhưng giao lưu của các đệ tử Đại Pháp cũng có thể khởi tác dụng tăng cường chính niệm tu luyện cho nhau, hoặc xem người ta nhận thức thế nào, cũng chính là có thể khởi một số tác dụng đối với chính niệm tu luyện. Có lẽ lời nói của đệ tử Đại Pháp có thể có tác dụng điểm hoá đối với chấp trước của chư vị hoặc phương diện nào đó còn chưa làm được đầy đủ, nhưng đề cao chân chính của chư vị thì nhất định là ở Pháp. Cần đọc Pháp một cách thiết thực, đừng kỳ lạ khác thường.

(Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Tôi hiểu rằng Sư phụ bảo chúng ta: Học Pháp là thông đọc, và nếu có khả năng thì thuộc lòng Pháp là tốt nhất. Thông đọc ở đây là đọc từ đầu đến cuối, đọc cá nhân ở nhà hoặc đọc sách tập thể. Còn những cái gọi là “phương pháp” thêm ra như đọc một đoạn rồi dừng lại chia sẻ và sau lại đọc tiếp, hoặc là chế ra kiểu “học thấu” gì đó, v.v., thảy đều là sáng tác thêm, chứ không có trong những gì Sư phụ dạy. Thích chế ra những thứ “tiêu tân lập dị” kỳ lạ khác thường, và chúng đều là can nhiễu.

Khi học Pháp —đọc sách, nghe audio, hay xem video— thì tâm không bị các suy nghĩ khác can nhiễu thì mới tốt. Đây là một khâu rất quan trọng trong việc phát triển phần Thần của người tu luyện; nhận thức của tôi là vậy. Trong lúc học Pháp ta hiểu ra đạo lý cao tầng nào đó, thì ngay lúc ấy, một phần trong ta được đồng hóa với Pháp ở tầng đó. Khi đó, tâm thanh tịnh, tỉnh táo, không bị nhiễu bởi những thứ người thường —như suy nghĩ cầu khỏi bệnh, mong sống hạnh phúc, làm ăn trôi trảy, tình duyên êm thắm, v.v.— thì Pháp ở tầng thứ cao đó sẽ được lộ ra cho ta biết. Nhưng sau khi học Pháp và quay trở lại các giao tiếp xã hội thì không còn giữ được tâm tính như thế, hoặc thậm chí chưa kết thúc phiên học Pháp, thì tâm đã nghĩ loạn, thế thì ta không thể nào giữ được phần trí huệ cao như thế ở đây được nữa. Do vậy nếu để ý một chút, thì cảm thấy như lúc học Pháp thì tâm thái thăng hoa, suy nghĩ sáng sủa, hiểu ra một số điều nào đó ở cao tầng, nhưng mà thoáng sau đó lại không còn nhớ được mình vừa nãy ngộ ra gì, hiểu ra được gì, hoặc có nhớ nhưng không nhớ được hết và không còn cảm giác thần thánh hay có nội hàm cao thâm nữa.

Rất nhiều khả năng đó là phần đã đồng hóa với đặc tính vũ trụ ấy đã được cách khai rồi, phần đó được thêm vào phần Thần ở bên kia. Đây là một khâu rất quan trọng. Sư phụ không trực tiếp gia tăng những thứ đó cho đệ tử, mà đệ tử phải tự mình tu đến đó, thì mới khai mở phần trí huệ tương ứng. Kiểu như luyện công, thì Sư phụ cũng không trực tiếp tăng công cho đệ tử. Mà Sư phụ là tạo điều kiện cho học viên tu luyện —như tịnh hóa thân thể, cài khí cơ, gắn Pháp Luân, gieo các “hạt giống” để sau này phát triển lên, sau còn quán đỉnh nữa, v.v.— còn chính đích thân đệ tử phải luyện công luyện công, luyện ra cái công của mình. Nếu Sư phụ trực tiếp ban cho luôn thì phần đó không được tính là của đệ tử. Thế nên, đệ tử phải tự mình luyện ra, khi chủ nguyên thần tỉnh táo mà luyện ra cái công ấy, thì cái công ấy mới được tính là của mình.

Kỳ thực, như đã nói ở trên, trí huệ là chức năng của phần bộ não vi quan, và nó cũng có thể được coi như là một loại công năng; và nó cũng là được “luyện ra” theo nguyên lý này. Chủ nguyên thần phải đích thân tu đến đó, ngộ ra điều đó từ Pháp, được khai mở ở tầng thứ đó, thì phần đó mới được tính là của mình. Mặc dù chỉ là thoáng hiểu qua chớp nhoáng rồi lập tức không nhớ được (vì bị cách khai ra rồi), nhưng đó vẫn tính là của chính mình “ngộ ra” được.

Do phần người bên này bị hạn chế về cảnh giới tư tưởng —mặc dù thông qua quá trình tu luyện thì nó sẽ dần dần đề cao lên— cho nên nó không sao chứa nổi những gì ở tầng thứ cao hơn. Vậy là, phần trí huệ chân chính của người tu là nằm ở phần Thần.

Theo tôi hiểu, đây là khâu quan trọng và không thể thay thế. Trí huệ của người tu là đến từ Pháp, đây là nguồn duy nhất. Đọc các bài viết của học viên khác, nghe chia sẻ tâm đắc thể hội của học viên khác, v.v., thì tuy rằng có thể giúp người tu luyện sáng tỏ một chút, có thể đẩy nhanh quá trình nhận thức, có thể tránh các bước sai lầm mà người đi trước từng mắc phải, v.v. Nhưng mà phần trí huệ kia, nó thuộc về phần Thần, thì chỉ có duy nhất một cách học Pháp này thôi. Khi đối mặt với mâu thuẫn mà có chính niệm, khi gặp việc mà biết dùng Chân-Thiện-Nhẫn để giải, thì có thể tăng tâm tính, có thể đắc công, cũng có thăng hoa, nhưng mà trí huệ thì nhất định vẫn là phải dựa vào Pháp, vẫn phải lấy học Pháp làm gốc. Kỳ thực, học viên nào mà lâu không học Pháp, hoặc là thời gian dài tuy có học Pháp nhưng toàn là trạng thái lơ mơ sắp ngủ và những gì đọc được cứ trôi qua như nước đổ đầu vịt, thế thì học viên đó đã dần dần dời xa Pháp, lối suy nghĩ và hành xử sẽ vì thế mà thiếu chính niệm.

Học viên nào quan sát kỹ kỹ một chút về hoạt động tư duy của mình, thì cũng có thể tự mình nhận ra điều ấy. Đây là điều có thể quan sát được, chứ không phải chỉ là hiểu qua lý luận đâu: Trí huệ chân chính của người tu là đến từ Pháp, không còn nguồn khác. Sư phụ cũng yêu cầu là phải đọc «Chuyển Pháp Luân» làm chủ.

Học Pháp là lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân» làm chủ. Nếu như thời gian nhiều hơn, thì chư vị học các bài giảng Pháp khác, cái đó là không sao cả, cần lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân» làm chủ. Nếu trên thực tế thời gian ít, học không được những điều khác, thì bản thân chư vị tìm thời gian để đọc những bài Pháp mà tôi giảng về phương diện khác. Đây là việc rất đơn giản, không có tận lực yêu cầu chư vị phải thế nào, không có quy định cứng nhắc là chư vị phải ra sao, [nhưng sao] chư vị cứ nhất định phải quy định chết cứng như thế!

Nhưng mà có một điểm, tuy không yêu cầu đến thế kia, [nhưng] chư vị cần phải coi bản thân mình như là người tu luyện! Tự thân chư vị chủ động học Pháp! Chư vị không học Pháp thì chư vị làm sao thực thi những việc này? Chư vị nói ‘ta có thể’. Dựa vào tư tưởng giảo hoạt và cơ trí của con người mà làm, thì bảo đảm chư vị làm không nổi, tại sao? Chư vị ở nơi người thường làm các việc kinh doanh, các việc trong công tác thì có thể đều được, nhưng chính những việc này thì không được, là vì lời chư vị nói ra không có năng lượng, không ở tại Pháp. Chư vị muốn cứu họ, lời chư vị giảng ra không tiêu nghiệp được, không trừ đi chấp trước của họ, thì chư vị làm sao có thể cứu họ?! Chư vị muốn cứu họ, thì chư vị phải tự mình là người tu luyện, lời chư vị giảng ra mới có năng lượng, có thể tiêu trừ thiên kiến và chấp trước của họ, có thể khởi tác dụng như thế, có thể ức chế những thứ gây rối loạn bất hảo trong tư tưởng của họ lúc bấy giờ, chư vị mới có thể cứu họ, kể cả các loại hoàn cảnh giảng chân tướng, chẳng phải cũng là như thế? Cũng có người nghĩ, ‘ta là học viên cũ, một quãng thời gian không học Pháp cũng không có vấn đề’. Là có vấn đề, càng [là học viên] cũ thì càng không được, là vì bộ phận tu xong đã cách khai rồi, phần công tiên thiên được đẩy đến vị trí cộng thêm chính niệm của chư vị trong Pháp thì mới khởi tác dụng được, không học Pháp, ly khai Pháp thì chỉ huy không được, là vì đó là lực lượng của Pháp.

Những nhân tâm và tâm lo sợ kia lẽ nào có thể điều động nổi công? Người ly khai Pháp thì công bèn hạ xuống, không còn gì cả. Tôi vẫn luôn giảng, tôi nói rằng tu luyện ấy, chư vị mà ly khai Pháp này, thì chư vị không là tu luyện nữa. Chư vị ly khai Đại Pháp, thì hết thảy những gì chư vị làm, đều không phải đệ tử Đại Pháp đang làm, chỉ là người thường đang làm việc tốt mà thôi, sẽ không viên mãn, chỉ tích công đức. Tích công đức không tăng công, đó chính là ở con người nơi đây.

(Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Khi học viên cho rằng đọc một đoạn rồi ngắt quãng để chia sẻ hoặc phân tích, rằng làm thế mới tốt, thế thì đó là học viên đó chủ yếu là đang phát triển phần người, phần tri thức của con người, phần bộ não ở không gian bên này, thế thôi. Đã vô tình ức chế phần Thần, phần chứa trí huệ chân chính. Học viên mới, có thể là vì tình huống cá nhân cảm thấy nhiều thuật ngữ trong Pháp là khó hiểu, do đó khi dừng lại phân tích, thì cảm thấy như vậy sẽ dễ hiểu hơn. Đúng thế, cảm thấy hiểu ra nhiều chỗ, nhưng đó là phần tri thức bề mặt đang hiểu ra cái nghĩa bề mặt, chứ nội hàm không sâu.

Chỉ khi đọc liền mạch, đừng ngắt quãng, tốt nhất là khi đọc đồng thanh năng lượng rất mạnh có thể giúp trừ đi rất nhiều tạp niệm, thế thì Pháp ở cao tầng mới dễ dàng hiển lộ ra, và đó cũng là lúc mà phần Thần ít bị phần người ức chế nhất, như thế mới là học Pháp đúng cách. Còn đọc chút rồi lại ngắt, đọc chút rồi lại ngắt, thì đó chính là can nhiễu cực lớn đến sự phát triển trí huệ của người tu.

Chúng ta có ai luyện công theo kiểu luyện mấy phút rồi ngắt, chia sẻ chút, rồi luyện tiếp, mấy phút lại ngắt? Đó có còn là luyện công nữa hay không? Đương nhiên là không! Nào có ai luyện công như thế.

Vật chất và tinh thần là nhất tính. Ở tầng bề mặt thì không nhìn ra điều ấy, nhưng ở cao tầng thì vấn đề “vật chất và tinh thần là nhất tính” là vô cùng rõ ràng, rõ ràng đến mức hiển nhiên. Trí huệ kỳ thực cũng là một loại công năng, và một khâu trong việc phát triển phần Thần, là đòi hỏi cần học Pháp theo cách đúng đắn mới được.

Đương nhiên, nếu là học viên mới mà vẫn còn nhiều khái niệm chưa hiểu, thậm chí chưa hiểu ngay cả nghĩa tầng bề mặt của nhiều từ ngữ, thì đúng là vẫn phải dành thời gian nghiên cứu một chút, tham khảo thêm phần ghi chú cuối sách của dịch giả về nghĩa của một số từ ngữ, bớt chút thời gian chia sẻ với các đồng tu, v.v. Tóm lại, vẫn là cần giải vấn đề hiểu Pháp ở tầng bề mặt. Nhưng mà không thể lấy đó là lý do để đổi cách học Pháp thành đọc từng đoạn rồi lại ngắt.

Còn có trường hợp xem video bài giảng Quảng Châu trong trạng thái như luyện công, kiểu như “nhận” năng lượng từ bài giảng của Sư phụ. Nhưng trên thực tế thì đặt đầu óc vào ở trạng thái tựa như luyện công, và lời Sư phụ giảng trôi qua như gió thoảng; vì khi luyện công thông thường sẽ ở trạng thái càng ít bị ngoại cảnh ảnh hưởng càng tốt. Tôi cũng từng thử nghe bài giảng Pháp theo cách đó để đích thân trải nghiệm xem thế nào. Tôi cho rằng trạng thái nghe Pháp mà không nhập tâm như thế là không đúng đâu, vì chủ nguyên thần không thật sự nghe Pháp. Chỉ khi nào trí huệ đó biến thành phần gì đó của chủ nguyên thần mình nơi đây, mình thật sự minh bạch ra, (dù rằng chỉ là minh bạch ra thoáng một phát rồi quên ngay), thế thì mới có tiến bộ chân chính. Còn nếu lời giảng Sư phụ trôi qua như nước đổ lá khoai, thì tôi nhìn nhận rằng đó chính là lãng phí phần công phu dành cho học Pháp này.

Đệ tử: Khi học Pháp [theo nhóm], có học viên luyện đả toạ, làm thế có ảnh hưởng học Pháp hay không?

Sư phụ: Khi đả toạ thì chư vị luyện đả toạ. Chư vị biết chư vị ngồi xếp bằng không được lâu, chư vị đau đến mắm môi mắm lợi, thì chư vị học Pháp không được tốt. Học Pháp là cực kỳ trọng yếu, bất kể sự việc hành vi nào ảnh hưởng đến học Pháp thì đều đừng làm. Chư vị nói ‘tôi có thể kiên trì ngồi như thế’, thế thì đương nhiên quá tốt! Vừa ngồi vừa nghe thôi, thế càng tốt, vừa ngồi vừa học Pháp. Có người ngồi không kiên trì, thực tế không trụ được thì chư vị cứ tháo chân. Chư vị đừng đợi đến lúc tê mỏi rồi chư vị mới tháo, chư vị cũng không nghe lọt Pháp nữa, chỉ có nghĩ người khác đừng đụng vào mình thôi. Học Pháp chính là học Pháp nghiêm chỉnh.

(Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân 1998)

Trạng thái luyện công và trạng thái học Pháp không nhất định là một thứ. Không phải lúc nào cũng “kết hợp” thành gì đó “2 trong 1” rồi sẽ nhất định tốt.

Đương nhiên ở đây tôi không hề phản đối những tình huống bận rộn tranh thủ học Pháp. Có học viên tranh thủ nghe Pháp khi ngồi xe buýt, v.v. Cái đó là tranh thủ. Được ngần nào tốt ngần ấy. Dù sao không phải lúc nào cũng có điều kiện hoàn hảo để học Pháp; cho nên tranh thủ như thế là tốt, tuy hiệu quả không cao bằng, nhưng là tốt.

Liên quan đến vấn đề “Học Pháp là lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân» làm chủ” (như trích dẫn ở trên), thì tại nhóm học Pháp chỗ tôi, nhiều khi buổi đọc Kinh Văn có đông người hơn buổi đọc «Chuyển Pháp Luân». Phải chăng đó là do học viên đa số cảm thấy đọc Kinh Văn sẽ có được nhiều thu hoạch hơn? E rằng đó chỉ cảm nhận từ phía phần người, chứ không phải từ phía phần Thần.

Ngoài ra, tôi cho rằng không nên choàng thêm bất kỳ cái gì khác vào học Pháp nói riêng và tu luyện nói chung. Trong tôn giáo người ta cứ thích choàng thêm những thứ nào là chức sắc, nào là tôn ti trật tự, nào là nghi thức lễ nghi, v.v. Họ là làm tôn giáo và họ muốn tạo dựng hình ảnh “uy nghiêm” “cao siêu” hay gì đó ở xã hội; như xây chùa to, đúc tượng lớn, mở lễ hội rùm beng này khác, v.v., thì đó là việc của họ. Rất nhiều những thứ mang danh “Phật sự” “Pháp sự” ấy chủ yếu là thuộc về phạm trù “phát triển tôn giáo” chứ không nhất định là có nhân tố “tu luyện” trong đó. Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là khác và không như thế.

“Lễ nghi” hay các thủ tục gì đó, ở mức độ vừa phải và hợp lý, là có tác dụng tốt. Phòng học Pháp tập thể có treo ảnh Sư phụ, có bày biện nghiêm chỉnh, v.v., tạo một bầu không khí nghiêm túc, cái đó là rất tốt cho học Pháp. Nhưng mà nếu choàng vào quá nhiều thứ, thì sẽ không tốt. Một môi trường học Pháp tốt, theo tôi, là nơi mà học viên hễ tới đó học liền cảm thấy vừa nghiêm túc vừa thoải mái, đầu óc không bị gò bó câu nệ bởi các nhân tố không cần thiết. Có nơi mà người mới đến học đã được yêu cầu họ phải “vái chào” Sư phụ theo một cách nào đó mà họ chưa có chuẩn bị tâm lý để tiếp thu, hoặc có nơi lại cực đoan theo chiều ngược lại, ở đó nghiêm cấm “chắp tay” trước Sư phụ rồi bảo là chúng ta cấm mọi biểu hiện giống tôn giáo, còn có nơi bày nguyên một bộ thờ cúng Sư phụ khá cầu kỳ với hương khói nghi ngút nhiều quá khiến một số học viên cảm thấy rất là câu nệ, v.v. Theo tôi như thế là hơi quá, dẫn đến người ta cảm thấy gò bó không cần thiết. Có thể trong tương lai, khi Pháp Luân Đại Pháp vang danh thế gian, và thiên hạ đều cảm thấy bày biện trang hoàng hoành tráng thế là tốt, thế thì khi đó ta trang hoàng thế là OK. Nhưng hiện nay thì vẫn là nên phù hợp với tình trạng hiện nay.

Tóm lại, có thể thông qua quan sát bầu không khí của một nhóm học Pháp, xem xem mọi người có thể vừa trang nghiêm vừa thoải mái hay không, từ đó là có thể nhìn ra được nên làm ở mức độ nào thì tốt nhất. Quá gò bó sẽ làm phần Thần bị ức chế. Quá buông lỏng có thể làm các tạp niệm dễ nổi lên gây can nhiễu.

Có người quảng bá việc đọc Pháp phải đọc chữ “s” “x” “tr” “ch” “gi” “d” v.v., theo cách nào đó khác với cách nói chuyện mà cả xã hội vẫn đang dùng thường ngày, khiến cho không chỉ cá nhân người đọc sách đọc rất trúc trắc và gò bó, thỉnh thoảng còn đọc nhầm, mà còn làm ảnh hưởng đến người khác trong nhóm học Pháp. Cả nhóm đang đọc bình thường, thì tự dưng có giọng đọc khác kiểu. Đây có thể nói là hiểu rất không chính xác, thậm chí là sai hẳn với chủ trương truyền Pháp của Sư phụ:

Người trong lịch sử đều giảng, rằng tương lai khi cứu người thì phải chăng Pháp rất khó được, cơ hội rất khó được. Quá khứ thì không chỉ con người thế gian đều giảng [thế], mà cả Thần cũng nghĩ: Cuối cùng khi tới lúc truyền Pháp này, cuối cùng khi tới lúc đến cứu chúng sinh, thì cơ duyên ấy nhất định sẽ khó được phi thường, khó ngộ phi thường, phải thông minh phi thường mới có thể ngộ được, chịu đựng khổ rất nhiều mới có thể tìm được. Mọi người thử nghĩ, nếu mà như vậy, thì công bình chăng? Không công bình. Rất nhiều Đại Giác Giả tới, tới thế gian, có khi chuyển sinh thành người tàn tật, chẳng may tai nặng mắt mờ, tuổi tác cao rồi. Thế thì đối với họ công bình chăng? Thế thì không công bình. Do đó Pháp mà Sư phụ truyền là nông cạn rõ ràng. (Giảng Pháp ở Pháp hội tại Vùng đô thị New York năm 2013)

Như vậy, Sư phụ đã cố ý an bài như thế rồi, Pháp ở tầng người thường này vì để bảo đảm tính “công bình” nên về căn bản là không hề bị ảnh hưởng bởi những thứ quá đặc thù như của ngôn ngữ hay cách phát âm (trừ các câu chú, tất nhiên). Còn Pháp ở tầng thứ cao, và phần nội hàm ấy là cần dùng phần bản tính của mình để lĩnh hội, chứ không thể dùng cái tâm tầng thứ người thường để lĩnh hội. Chỉ cần đọc hiểu đúng nghĩa bề mặt lời giảng ở ngôn ngữ người thường này và tự mình để tâm thanh tịnh và tỉnh táo, thì Pháp sẽ triển hiện nội hàm thích hợp cho người tu. Nhưng nếu người tu vừa đọc sách, vừa “s” “x” “tr” “ch” “gi” “d” v.v., méo hết cả miệng, mà lại còn đọc to, thì quá là can nhiễu rồi. Ở phần trích dẫn trước, Sư phụ cũng dạy rằng, ngay cả vừa ngồi song bàn vừa học Pháp, mà nếu chân đau quá thì cũng là không thích hợp, vì sẽ can nhiễu đến tiến trình nhận thức và diễn hóa đề cao trí huệ. Thế mà giờ xuất hiện các học viên rủ nhau đọc theo kiểu mới lạ.

Trong Bài Giảng Thứ Tư trong «Chuyển Pháp Luân», và cả trong «Khóa học Quảng Châu 12-1994» cũng thế, Sư phụ có nhắc đến hiện tượng có những người quảng bá những thủ pháp như phép chộp bắt, phép chiếu quang, v.v. Kỳ thực những thứ đó đều là giả. Tại sao? Tại vì công năng đều là phần chức năng của thân thể ở không gian vi quan, không phải là điều quyết định bởi những thủ pháp ở phần thân thể bên này. Chưa sở hữu được có công năng ấy, thì ra chộp tới chộp lui cũng không chộp trúng. Những ai truyền những thứ đó đều là giả. Tôi cho rằng có đạo lý tương tự trong học Pháp. Sau khi qua phần hiểu được nghĩa bề mặt câu chữ, thì phần nội hàm cao hơn, phần trí huệ, thì là ứng với phần Thần rồi, đã không còn là điều có thể quyết định bởi những thủ pháp ở bề mặt này nữa. Truyền bá những “sáng tác” cách học Pháp mới lạ kiểu như trên, thì thường là can nhiễu, khiến phần người ức chế phần Thần, có hậu quả không tốt.

Có học viên kiên trì bảo rằng, khi chia sẻ về nhận thức khi học Pháp, thì nhất định phải nói “tôi thể ngộ thế này”, chứ không được nói “tôi hiểu rằng”, với lý do là vì nói cách thứ nhất là mình ngộ ra từ Pháp Lý, còn nói cách thứ hai là đang diễn giải Pháp; từ đó buộc người khác khi nói hoặc viết bài chia sẻ thì phải theo lối dùng từ sáo rỗng như thế. Tôi cho rằng đây là lối tư duy rất kỳ cục, chạy theo hình thức gò bó mà không đúng bản chất. Hai cách nói đó chẳng qua là cùng một ý tứ mà thôi. Không phải là cái miệng nói là “ngộ” thì đó là ngộ ra và cao hơn đâu! Sự khác biệt giữa trí huệ của phần Thần và tri thức của phần người, đó không phải là vì cái miệng dùng từ “ngộ” hay “hiểu” là có thể phân biệt được.

Chạy theo những thứ này chính là “không dùng phía bản tính để nhận thức, mà hoàn toàn dùng phía con người để lý giải” (như trích dẫn ở đầu bài viết). Phía bản tính tiên thiên tuyệt đối không hề coi trọng những thứ gò bó nặng về hình thức như thế đâu!

Những thứ sáo rỗng, nặng về hình thức, nghi thức, hay những quy củ gây gò bó, v.v., tất cả đều là xa rời bản tính thuần chân tiên thiên của người ta, đều sẽ trở thành chướng ngại khi người tu luyện tu lên cao tầng. Phản bổn quy chân là gì? Chính là vứt sạch những thứ đó!

Còn có người còn đi quảng bá rằng học bài nào là theo ngày hôm đó số mấy. Kiểu như các ngày 1, 10, 19, v.v., trong tháng thì đọc Bài Giảng Thứ Nhất, các ngày 2, 11, 20, v.v., thì đọc Bài Giảng Thứ Hai, v.v., với lập luận rằng như thế là học Pháp đồng bộ toàn cầu và như thế thì năng lượng mới mạnh. Và để người khác làm theo họ, thậm chí họ đã nói không đúng sự thật rằng đây là cách học mà học viên toàn cầu đều đang làm hết cả rồi, rằng cho nên học viên ở Việt Nam cũng phải theo thế mà làm. V.v. Tất cả “sáng kiến” kiểu này đều là “tiêu tân lập dị”, thích chế ra của lạ, thảy đều là can nhiễu.

Tâm truy cầu

Khi phần Thần chiếm thượng phong, thì biểu hiện là không bị ảnh hưởng bởi truy cầu thuộc tầng thứ thấp; khi “chính niệm”, thì biểu hiện sẽ là “chính hành”, mong muốn làm những gì mà mình đáng nên làm. Cho nên, cầu mong gì, không mong gì, cảm thấy đắc ý ở đâu, v.v., những biểu hiện đó đều phản ánh rất rõ rằng đây là phần Thần đang khởi tác dụng hay là phần người đang khởi tác dụng.

Sư phụ đã giảng ra đạo lý này rất rõ trong «Chuyển Pháp Luân» và video Giảng Pháp tại Quảng Châu tháng 12-1994. Người luyện công mà cầu công năng thì có thể bị phụ thể. Đi bái tượng cầu tài lộc thì sẽ sinh ra những “thần tài Quan Công”. Mang tâm thích cái mới lạ nói những gì khác thường, thì có thể rơi vào tình huống nói “ngôn ngữ vũ trụ”. Mang theo tư tưởng phù hợp với A-tu-la vào những năm đó thì có thể chiêu dẫn A-tu-la tới. Thậm chí theo môn chính phái hẳn hoi mà lúc luyện công xuất hiện tâm bất chính thì sẽ là “luyện tà pháp không tự biết”. V.v. Ý này được Sư phụ giảng rất rõ. Chỉ duy nhất có cầu mong tu luyện, phản bổn quy chân, Phật tính xuất hiện, v.v., thì chư Thần chư Phật mới duy hộ.

Có người nghĩ: ‘Tôi đâu có cầu chúng một cách minh xác!’ Chư vị không cầu chúng, nhưng chư vị [có thể] cầu công năng; các Giác Giả của [môn] tu luyện chính Pháp liệu có thể cấp [công năng] cho chư vị? [Truy] cầu chính là một chấp trước nơi người thường; tâm ấy phải bỏ. Vậy ai có thể cấp? Chỉ có ma tại các không gian khác và động vật mới cấp thôi; vậy chẳng phải tương đương với cầu chúng đến là gì? Chúng liền đến. (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ ba).

Họ bái tượng Phật trên chùa hoặc ở nhà để cầu tài và đúng là cầu được tài đến; họ cảm thấy rất linh nghiệm, cho nên đã treo biển ở đó: “hữu cầu tất ứng” [2]. Mọi người đều cảm thấy rất tốt, họ nói: “Như vậy chẳng phải Phật cũng giúp phát tài sao? Vậy mà các ông lại nói Phật không giúp chúng ta phát tài.” Đó không phải là Phật. Thông thường những thứ viết “hữu cầu tất ứng” như vậy [thì] đa số là cáo. (video Khóa Học Quảng Châu, Bài giảng thứ năm, phút 30)

Vậy là ngay cả không chủ đích truy cầu phụ thể, nhưng mà mang tâm truy cầu như thế, thì vẫn là chiêu mời nó tới! Cầu được như ý, bèn cho rằng đó là tốt, thậm chí còn cho rằng đó là Sư phụ ban cho.

Từng chứng kiến có học viên chia sẻ, rằng năm xưa tu theo Phật giáo, chỉ cần “thành tâm” thì sẽ cầu xin được nhiều thứ tốt, và rằng giờ đây theo Pháp Luân Đại Pháp, cũng rất “thành tâm” xin Sư phụ, và cầu xin cũng rất linh nghiệm. Liệt kê ví dụ nào là con tôi gặp khó khăn về sức khỏe, tôi cầu xin, và thế là mọi việc êm thắm, các loại tình huống như thế, v.v. Sau đó được rất nhiều học viên cảm thấy chia sẻ đó rất hay và vỗ tay hoan hô.

Thử hỏi có chỗ nào trong Pháp mà Sư phụ dạy, rằng vào các tình huống như mua đất bán nhà, vỡ nợ chứng khoán, tình duyên trắc trở, v.v., thì học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta hãy đến cầu xin Sư phụ chăng? Không có!

Cầu xin là một tác phong mà không ít học viên mang từ tôn giáo sang Pháp Luân Đại Pháp, cho rằng tu Pháp Luân Đại Pháp mà cầu xin được càng nhiều thì chứng tỏ tu luyện được càng tốt! Điều này đã trở thành một chướng ngại rất lớn trên đường tu.

Sư phụ vì để cung cấp cơ duyên tu luyện cho chúng ta, tạo điều kiện cho chúng ta tu luyện, cho nên tịnh hóa thân thể cho học viên mới, hóa giải đi những nạn lớn như những tai nạn có thể khiến học viên mất mạng hoặc không thể tu luyện, v.v., tất cả đều được Sư phụ ban cho một cách vô điều kiện. Nhưng đó là để chúng ta tu luyện, chứ không phải là để học viên chúng ta dùng tâm của người thường để nhận định quan hệ giữa Sư phụ và đệ tử, và rồi hiểu lầm thành tu luyện thì nên cầu xin, cầu xin được càng nhiều càng tốt.

Người tu luyện đến giai đoạn này, giai đoạn có ý thức tu luyện phát triển phần Thần, là nhất định đã phải tu bỏ hết tất cả những truy cầu kia rồi. Nếu vẫn còn những tâm như thế, thì không cách nào tới giai đoạn này được. Bởi vì chúng ta là dựa vào chính niệm, chứ không phải dựa vào cầu xin.

“Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực”. (Sư đồ ân, Hồng Ngâm 2)

Sư phụ duy hộ đệ tử, điều ấy không phải có nghĩa là đệ tử muốn gì, nói gì, làm gì, thì đều được Sư phụ duy hộ; mà có nghĩa là khi đệ tử có chính niệm chính hành thì mới được duy hộ. Ngoài ra, mang chính niệm mạnh mẽ, thì có thể cũng được chư Thần chư Phật duy hộ cho.

Dường như đạo lý này cũng có phần thể hiện trong một tình huống khá tương tự: Khi giao tranh chính-tà biểu hiện ra ở tầng thứ thế gian nhân loại, và chúng ta, với vai trò là người tu luyện, nếu vì lý do nào đó mà cần tham gia, thì hỏi tham gia theo cách nào? Không phải hễ người thường kia, dù người đó là phe “chính”, muốn được gì nói gì làm gì, thì ta, làm người tu luyện, cũng ủng hộ theo. Không phải thế. Nếu thế thì ta cũng là người thường rồi. Đã bị cuốn vào trong đó rồi. Thế không đúng. Làm người tu luyện, khi tham gia vào việc của người thường như thế, thì cần hiểu mình là duy hộ nhân tố “chính” ở nhân gian, chứ không phải mình trở thành người thường mà tham gia các hoạt động của người thường. Trong bài Kinh Văn gần đây Sư phụ đã dạy rất rõ:

Tuy là giao tranh chính-tà, nhưng chư vị phải trụ vững bản thân đừng bị can nhiễu, đồng thời làm tốt hơn nữa việc giảng chân tướng cứu con người thế gian. Khi giảng chân tướng không được đặt mình vào trong người thường, [hãy] sắp xếp vị trí của mình cho tốt, đừng bị cuốn nhập vào đó, thì mới thực hiện được tốt hơn. (Gửi Pháp hội Đài Loan 2020)

Tôi tự hỏi, phải chăng đây là một trận đại chiến giao tranh chính-tà ở cõi người thường, được chúng Thần an bài sao cho sẽ triển hiện dần dần từng bước cho nhân loại được chứng kiến các thứ vượt xa những gì con người đã biết, thậm chí tính cả trong phim ảnh hay tiểu thuyết, một bối cảnh rộng lớn đủ thứ đan xen: Từ một tổng thống cao cao tại thượng nhưng bị cô lập, cho đến những kẻ giấu mặt ẩn mình trong hắc ám, từ những thống đốc hay thẩm phán hủ bại, cho đến những chứng nhân dũng cảm vì chính nghĩa, từ một cường quốc từng được coi là tấm gương “cảnh sát quốc tế” chuyên trấn áp cái xấu ở thế gian và cũng là tấm gương về thể chế chính phủ mẫu mực nhưng hóa ra nay đã bị ăn mòn vào tận xương tủy, cho đến những học giả hiện đang ngồi lật đi lật lại lịch sử và nghiên cứu với thái độ hoài nghi rằng vậy thì rốt cuộc phải là dạng thức xã hội nào mới thật sự là tốt cho nhân loại văn minh chúng ta, từ các giáo hội tôn giáo cổ xưa vì phát triển mà đã thoả hiệp quá nhiều và xa rời thiên quốc để đắm chìm vào thế tục, cho đến những tiên tri hay điểm hóa rằng Thần sẽ đến nhân gian và số phận của những ai vẫn giữ vững đức tin vào Thần bảo trụ thiện niệm đứng về cái thiện lương ánh sáng cũng như về số phận những ai đã bán linh hồn cho ác quỷ và núp vào bóng tối, v.v một dàn cảnh rộng lớn cả sẽ cuốn rất nhiều người vào đó. Người tu luyện nếu tham gia, thì cũng là có vai trò của mình, có vị trí thích hợp của mình trong bức tranh ấy. Hiểu theo một nghĩa nào đó, đây cũng chính là một khảo nghiệm lớn với vô số quan hệ đan xen được triển khai ra để khảo nghiệm xem đệ tử có biết cách hành sự như một người tu, sắp xếp các việc phù hợp theo Pháp Lý tại các tầng thứ khác nhau, hay sẽ vì vẫn còn tâm người thường mà bị cuốn vào thế gian tục sự.

Có tâm truy cầu là thuộc về một chủ đề rộng hơn, ấy là lấy tâm cảnh của tầng thấp để đánh giá những thứ của tầng trên. Nếu thế thì không thể đột phá lên tầng trên được, vì không thoát được “mê”. Ví như khi nhập định đến giai đoạn mà cảm thấy thân thể rất thoải mái, do năng lượng diễn hóa tốt, thì bèn cảm thấy thích thú, coi đó là tu tốt, và chìm đắm vào cảm giác đó, thế thì sẽ vì cái tâm chìm đắm vào cảm giác mà dừng ở tầng thứ đó chứ không đột phá lên được.

Tự kiểm soát tư tưởng

Nhận thức về “chính niệm – phần người – phần Thần” này cũng là có vai trò trong quá trình tự kiểm soát tư tưởng, một quá trình mà người tu luyện nhất định phải trải qua.

Ý tôi là nói về quá trình gồm các việc buông bỏ, lờ đi, hoặc trấn áp, tiêu diệt các niệm không thích hợp, giữ tâm thái bình hòa trong thời điểm bình thường hàng ngày, giữ tâm tỉnh táo và thanh tịnh khi học Pháp, nhập định thâm sâu khi luyện công, v.v. Trong quá trình đó, làm người tu luyện, chúng ta phải kiểm soát những gì mà mình có thể kiểm soát được. Có những nhân tố mà chúng ta không kiểm soát được, thậm chí là không ý thức được nó, thì nói chung là được Sư phụ giải quyết dùm cho.

Giảng đến nguồn của tư tưởng, còn rất nhiều người đang nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu, nói rằng công năng của đại não con người, tư tưởng là được sinh ra như thế. Trước đây tôi giảng cho mọi người rồi, đại não về thực chất chỉ là ‘xưởng gia công’ của kết cấu tư duy và phương thức biểu đạt ở tầng của nhân loại, dù là động tác hình thể của chư vị, ngôn ngữ của chư vị muốn biểu hiện ra điều gì, phương thức kết cấu của ngôn ngữ mà chư vị nói ra, thì nó chính là khởi tác dụng ấy —gia công thành hình—, một số niệm có nguồn nguyên lai từ khái niệm được hình thành trong đời này, có một số đến từ chấp trước vào [những gì mình] ưa thích, mà những sự tình có phần lớn một chút là có khởi niệm từ đâu đến? Khởi điểm của chúng ở chỗ nào? Không ở không gian này. Nói một cách nghiêm khắc, vào lúc then chốt thì căn bản tự mình sẽ khởi tác dụng. [Còn] thông thường trong tình huống bình thường, nguồn của tăng cường khái niệm và tư tưởng ưa thích là [đến từ] đủ loại không gian, ngoài ra còn có liên quan đến tầng thứ đạo đức của người ta; có người tư tưởng đến từ cảnh giới cao hơn một chút, có người tư tưởng đến từ cảnh giới rất thấp, do đó người ta với tầng diện của đạo đức khi làm các việc khác nhau sẽ có chuẩn mực khác nhau. Không gian phức tạp ở mức độ lớn phi thường, từ tầng thấp đến tầng cao, ngang cùng một tầng còn có rất nhiều không gian, ngoài ra các không gian ‘hướng ngang’ còn nhiều hơn, cũng nhiều như các không gian ‘hướng dọc’. Các loại sinh mệnh có mật độ phi thường lớn, đều sẽ can nhiễu đến con người, gồm cả người tu luyện khi không ở trong Pháp mà nghĩ các vấn đề. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011)

Có những ý niệm xuất phát trong đầu, mà ta không biết chắc được nó là từ đâu. Có những sinh mệnh vi quan hơn, vật chất của sinh mệnh đó lọt vào chúng ta, tựa như gió lọt vào nhà qua khe cửa sổ, và họ ảnh hưởng đến chúng ta, mà chúng ta không nhất định biết rằng mình đang bị sinh mệnh đó ảnh hưởng. Chẳng hạn như cái ‘tình’ của tam giới, đó là vật chất vi quan, mà phàm là sinh mệnh trong tam giới thì đều thấm đẫm trong ‘tình’ như bọt biển thấm nước. Khi cái ‘tình’ ấy khởi tác dụng, thì ta sinh ra các niệm bị ảnh hưởng bởi ‘tình’, mà ta không biết, cứ tưởng đó là chân niệm của mình. Có lẽ đây chính là một trong các phương thức mà sinh mệnh tầng cao dùng để khống chế sinh mệnh tầng thấp.

Vì con người có ‘tình’, nóng giận là ‘tình’, ưng ý là ‘tình’, yêu là ‘tình’, hận cũng là ‘tình’; vui thích làm điều [nào đó] là ‘tình’, không thích làm điều [nào đó] cũng là cái ‘tình’ ấy; thấy người này hay người kia dở, yêu thích làm gì đó hoặc chẳng yêu thích làm gì đó, hết thảy đều là ‘tình’; người thường chính là vì cái ‘tình’ ấy mà sống. (Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ sáu)

Tư tưởng của ta là kết quả của những thứ đó: Chân niệm từ chủ nguyên thần, ảnh hưởng của phó nguyên thần, của các quan niệm hậu thiên, của các tín tức ngoại lai, của những thứ từ sinh mệnh vi quan như ‘tình’, v.v. Cứ như là trong một phòng họp có thể có nhiều tiếng nói và ý kiến khác nhau vậy; hoặc cứ như là các dòng chữ khác nhau của những người khác nhau ghi lên bảng vậy. Phần mà chúng ta chưa ý thức được, thì có thể Sư phụ sẽ giải quyết dùm cho, còn phần mà chúng ta có thể kiểm soát được, thì ta phải làm, đó là phần việc thuộc về quá trình tu luyện của chúng ta. Trong quá trình tu luyện, thì tiêu chuẩn sẽ đề cao dần lên, cho nên có những phần mà trước đây Sư phụ làm dùm, thì bây giờ người tu chúng ta phải tự làm. Tu luyện là như vậy.

Nhận ra đâu là tiếng nói của ai trong phòng, dù không nhìn thấy người đang nói? Nhận ra đâu là dòng chữ của ai? Có thể căn cứ theo Pháp, đối chiếu theo cảm nhận của mình mà nhận ra. Dần dần qua quá trình mà phân biệt rõ ràng dần lên.

Một niệm mà có mạch tư duy mà ta có khả năng ý thức được rõ ràng, lý tính đầy đủ, ví dụ như ta có thể thấy rõ A suy ra B rồi B suy ra C rồi C suy ra D, v.v., thì nói chung đó là xuất phát từ chủ nguyên thần. Niệm nào mà như thiên mã hành không, bụp một cái xuất hiện ra không đầu không đuôi, thì nói chung là thứ ngoại lai. Qua đó mà phân biệt. Tất nhiên, cũng có thứ ngoại lai cố ý đóng giả, cho nên cũng phải cẩn thận lưu tâm.

Mỗi tín tức xuất phát từ đâu là có năng lượng riêng, có phong cách riêng, kiểu như mỗi người là có giọng nói khác nhau, cách nói khác nhau, hoặc kiểu như mỗi người là có nét chữ viết khác nhau. Cũng có thể qua đó mà phân biệt. Ví như ở trên Sư phụ giảng: “nóng giận là ‘tình’, ưng ý là ‘tình’, yêu là ‘tình’, hận cũng là ‘tình’;…”, thế thì căn cứ vào đó, ta nhớ cái cảm giác mỗi khi xuất hiện các niệm kiểu như vậy, ghi nhớ ghi nhớ, dần dần cho đến lúc mỗi khi cái ‘tình’ ảnh hưởng đến ta, thì ta có thể cảm nhận được, ít nhất là nhận ra phần nào.

Khi luyện công ở trạng thái tốt, hoặc khi học Pháp ở trạng thái tốt, thì cái ‘tình’ mờ nhạt lắm rồi, và thay vào đó là ‘từ bi’. Lúc đó chúng ta cảm thấy tâm thái rất Thiện, rất trong sáng và thuần khiết, nhìn nhận và đánh giá mọi thứ đều theo cách rất thiện lương, đó chính là ta đang ở trong trường của ‘từ bi’, và ‘từ bi’ đang khởi tác dụng đó. Vậy ta ghi nhớ ghi nhớ. Dần dần cho đến lúc có thể bằng cảm nhận mà biết được mình là đang bị ‘tình’ ảnh hưởng, hay là ‘từ bi’, ít ra là nhận ra phần nào.

Sư phụ nếu mà truyền một tín tức cho đệ tử, thì đệ tử đảm bảo sẽ nhận ra ngay đó là từ Sư phụ. Tại sao? Vì hàng ngày mấy tiếng đồng hồ luyện công trong trường năng lượng của Đại Pháp (thông thường các học viên luyện công tập thể là thấy rõ điều này nhất), luyện luyện luyện luyện, luyện nhiều năm như thế, từng tế bào đã luyện qua đó rồi, thế thì một khi tín tức của Sư phụ truyền tới, thì lập tức đệ tử nhận ra ngay, tín tức uy lực cực cao nhưng đồng thời lại vô cùng gần gũi. Không cần giải thích hay phân tích, đệ tử nhận ra ngay. Nếu là thứ giả mạo, thì lập tức trong đệ tử sẽ phát sinh nghi ngờ. Tất nhiên, cũng có tình huống cố tình giả mạo đẳng cấp rất cao.

Quá khứ còn có một loại tình huống. Cựu thế lực, trong việc Chính Pháp của tôi, chúng đã thực hiện rất nhiều chuyện, rất nhiều việc. Chúng không chỉ an bài một số sự việc kia đâu, mà chúng còn muốn những sinh mệnh to lớn của vũ trụ nào mà không tham dự vào Chính Pháp vũ trụ cũng sẽ thấy được những [việc] của chúng; do vậy chúng gắng sức mong muốn rằng sẽ thực hiện cho thật xảo diệu. Chúng lợi dụng một số vật chất của tôi, hoặc một số công [của tôi], [dưới] tác dụng của chúng, [để] tạo thành hình tượng của Sư phụ, là hình tượng Phật. Trước đây tôi không giảng cho chư vị, để tránh tạo thành hỗn loạn nơi chư vị. Còn một nguyên nhân nữa, chính là vì mục đích của chúng không phải để phá hoại; dùng lời [lẽ] của chúng mà giảng, thì là muốn có tác dụng giúp đỡ tôi một cách chính diện. [Trên thực tế] an bài ấy của cựu thế lực có hai bộ phận, một bộ phận là có tác dụng phản diện, một bộ phận là có tác dụng chính diện. Trong chúng có một số tiến nhập vào trong [thân] thể học viên thực hiện một số việc, trong [trường hợp] cực kỳ cá biệt liền xuất hiện tình huống như thế này. Những ai có thể nhìn thấy tình huống ấy liền nói: ‘Ái chà, ngài là Sư phụ!’ Rồi liền coi họ là Sư phụ. Nhưng chúng không phải là do tôi an bài, nói một cách nghiêm khắc thì không phải là tôi, và tôi cũng không thừa nhận chúng; bởi vì chúng là do cựu thế lực an bài. Bản thân đó cũng là biểu hiện của việc vũ trụ [đã] bại hoại. Hễ khi có người nhìn thấy, liền tạo cho học viên nhận thức sai về chính niệm, phá hoại nghiêm trọng chính tín chính niệm của học viên; khi ấy cần nhất định tiêu huỷ chúng; nay [chúng] đều đã bị đả nhập địa ngục. Hôm nay tôi nêu ra vấn đề này, cũng là để nói với chư vị, là trong chúng ta có một số học viên cá biệt, chư vị nhất định không được vì thế mà rơi rớt xuống. Đây không phải chuyện đùa đâu, có người đã một chân bước hụt ra ngoài không trung rồi đó, đã có điểm không còn lý trí nữa; rất cá biệt, cần hết sức chú ý. (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

Tuy nhiên, rất nhiều khi Sư phụ muốn điểm hóa cho đệ tử, cho nên Ngài chính là cố ý không lộ ra đặc điểm riêng đó, và thế là học viên chỉ cảm thấy có tín tức truyền đến, thế thôi, chứ không xác định được đó là của ai. Điểm hóa mà. Tu trong “mê”, Sư phụ yêu cầu chúng ta dựa vào “ngộ” mà tu lên.

Khi người tu có trí huệ của phần Thần bắt đầu khởi tác dụng, thì như trên đã nói, sẽ cảm thấy có lúc suy nghĩ rất sáng sủa và mau lẹ, giải vấn đề rất nhanh, nếu là nói chuyện thì ý tứ xuất hiện rất nhanh và lời nói rất trúng. Lúc ban đầu có thể không làm chủ được việc này, nhưng mà, thuận theo quá trình tu luyện phản bổn quy chân, phần Thần dần dần chiếm thượng phong, và thông qua quá trình nhận thức chính xác ra được đâu là tín tức từ phần Thần của mình, thế thì dần dần sẽ làm chủ được việc này. Đây là phần công phu tu luyện, thuộc về chủ đề tự kiểm soát tư tưởng.

Các niệm xuất hiện, thông thường phải được đối chiếu xem có phù hợp với Pháp hay không. Trí huệ của phần Thần ấy là do đích thân mình luyện ra, hoặc là ký ức quá khứ của mình, do đó sẽ có đặc trưng nhất định mà thông qua đó ta có thể nhận ra được. Đối chiếu các niệm với Pháp, luyện luyện luyện luyện, đó là công phu.

Trong các giao tiếp hàng ngày, giao tiếp với người thường, làm các việc người thường, thì thông thường chỉ dùng phần tri thức của phần người thôi. Bình thường để tâm thái bình hòa là được. Không xuất niệm điều động phần Thần kiểu như: Tôi dùng trí huệ tu được từ Pháp Luân Đại Pháp để tính xem mua chứng khoán nào sẽ có lợi nhất.

Nhưng khi giải một số việc đặc thù, nhất là khi làm các việc Đại Pháp —như giảng chân tướng cứu người, soạn bài cho kênh truyền thông, viết chia sẻ tâm đắc thể hội, v.v.— thì có thể đặt tâm vào trạng thái thanh tịnh tỉnh táo và điều động được phần trí huệ. Dần dần thông qua thực hành theo cách đó mà tu lên.

Tôi cảm thấy rằng làm đủ ba việc của đệ tử Đại Pháp, thì sẽ thấy được quá trình tu ở phương diện này rất nhanh.

Ngoài công năng về phương diện tư duy này, Sư phụ cũng giảng về biểu hiện khi xuất hiện một số công năng (thần thông) khác nữa, về bước đầu của con đường tu theo tiệm ngộ.

Đệ tử: Khi người khác nói chuyện, trước lúc họ nói con thường có thể biết họ sắp nói những gì? Vì sao?

Sư phụ: Đây chính là vì chư vị đã có công năng tha tâm thông, nếu chư vị chăm chỉ luyện công thì có thể gia cường nó. Nhưng không được dùng nó làm việc bất hảo. Không làm những việc bất hảo thì có thể giữ được nó. Người khác nghĩ chư vị không tốt chư vị không được tức giận, hãy dùng tiêu chuẩn của người luyện công mà yêu cầu bản thân. (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Đệ tử: Đôi khi nằm trên giường đột nhiên toàn thân tê dại như có người đè chân tay xuống không thể nhúc nhích được?

Sư phụ: Chúng ta có khá nhiều người luyện công sẽ xuất hiện tay dường như không thể động đậy được, thân thể không thể động đậy được, hiện tượng này cũng là một hiện tượng tốt mà rất phức tạp. Người ta luyện công sẽ xuất hiện trạng thái này, có một loại công gọi là ‘định công’, cũng có thể khiến bản thân cảm thụ được. Cho nên chúng ta có người đột nhiên cảm thấy tay không thể động được, đó là một loại hiện tượng. Còn có một loại hiện tượng nữa chính là chủ nguyên thần đã ly thể. Còn có khi Sư phụ điều chỉnh thân thể cho chư vị có lúc cũng sẽ khiến chư vị định lại. (Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Trong các phương pháp tu luyện quá khứ, thông thường công năng xuất hiện chủ yếu ở người tu luyện lánh đời. Vì có như thế tâm tính mới ổn định, các tâm truy cầu và tâm người thường không còn nữa hoặc phai nhạt nhiều rồi. Hoặc là tình huống trẻ em và người cao tuổi, như Sư phụ thường nhắc đến trong Kinh Sách, thì mới dễ xuất hiện công năng. Tuy nhiên, nếu chỉ là cơ chế như vậy, thì vô cùng bất lợi cho người tu luyện chúng ta, vì học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là tu luyện ngay giữa xã hội người thường, và rất nhiều học viên chúng ta không phải trẻ em và cũng không phải người cao tuổi. Theo tôi hiểu, Sư phụ đã an bài cho chúng ta một cơ chế rộng hơn nhiều, và người tu luyện chúng ta là có thể bằng vào chính niệm để duy trì một mối quan hệ hợp lý phần Thần – phần người, như thế cũng đồng dạng cho phép rất nhiều đệ tử chúng ta bước trên con đường tiệm ngộ mà tu lên. Ngoài ra, do chúng ta tu luyện tiệm ngộ ngay trong cuộc sống ở xã hội người thường, cho nên tuy có chỗ khó hơn, có chỗ thách thức hơn, nhưng mà thành tựu cũng sẽ vì thế mà vững vàng hơn.

Trên đây chỉ là nhận thức và thể ngộ cá nhân, có gì thiếu sót xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


[1] Từ “nhân vi” [人為] được hiểu là vì con người, vì phía con người trong bản thân mình.

[2] Từ “hữu cầu tất ứng” ở đây có thể được tạm hiểu là cầu gì được nấy.

[3] Nói về “thần thông” được đề cập đến trong tu luyện quá khứ, thì Phật giáo có đề cập đến “lậu tận trí chứng thông”, gọi tắt là “lậu tận thông” (thần thông cao nhất trong lục thông (sáu thần thông)), hoặc cũng gọi là “lậu tận minh” (một trong tam minh). Pháp Luân Đại Pháp chúng ta không dùng từ này, mà Sư phụ giảng về “khai ngộ”, nghĩa rộng hơn.

Về thần thông này, thì thường được miêu tả là hết sạch các lậu (tức là đã hết sạch chấp trước, hết sạch các tâm người thường, đạt tới vô lậu) và biết được mọi thứ.

Thời tôi từng học Phật giáo, đã đọc được không ít lý giải rằng, thần thông này là thần thông trừ sạch các lậu, hoàn toàn vô lậu, hiểu biết chân lý cùng tột của vũ trụ.

Đến khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thông qua học Pháp và trải nghiệm cá nhân, thì tôi cho rằng lý giải như trên là nhầm lẫn rồi. Một phần là do cách đặt tên, gọi tắt là “lậu tận” mà lược bỏ từ “trí chứng” đi, khiến người ta lầm tưởng “lậu tận” là chức năng của thần thông này. Thực ra không phải. Hết sạch các tâm người thường, thì ấy là điều kiện để thần thông này được khai mở, chứ không phải là chức năng của thần thông này. Người tu được phép khai mở để dùng trí huệ của bộ não ở không gian vi quan một cách tự do như ý chỉ khi nào người tu đó không còn cái tâm kiểu như: Này này, ta dùng trí huệ này để tính xem hôm nay đi mua chứng khoán nào là có lãi nhất. “Lậu tận” là điều kiện, chứ không phải là chức năng, “trí chứng” mới là chức năng mà thần thông này biểu hiện ra.

Một phần nữa là do cách diễn đạt, cách nói “tận” (biểu hiện sự cùng tột), và cách nói “biết được mọi thứ” (cũng là thể hiện sự cùng tột), khiến người ta cảm giác như là đã đến đỉnh cao nhất rồi, tuyệt đối rồi. Cách nói mang tính cùng tột ấy, là do đứng ở cảnh giới người thường mà nhìn lên trên, nên tạo thành cảm giác như vậy thôi. Chứ thực ra không phải tuyệt đối như vậy. Đứng ở tầng thứ cao thì sẽ không hiểu vấn đề này theo cách cùng tột, cao nhất, kết thúc, chung cực, v.v., một cách tuyệt đối kiểu như thế. “Khai ngộ” là có thể khai ngộ ở nhiều tầng thứ khác nhau, và một người tu luyện là có thể “khai ngộ” nhiều lần trong quá trình tu luyện.

Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, từ khi có dấu hiệu rằng mình có thể phát huy được trí huệ của phần Thần, thì là có thể bắt đầu tu luyện theo con đường tiệm ngộ về phương diện này, như trong phần cuối của bài viết này chỉ ra.

Tác giả chỉnh sửa một chút về câu chữ ngày 15-1-2021.

Share

The post Cuối cùng tôi cũng hiểu chính niệm là gì first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Không nên thay Sư phụ dạy phát chính niệm cho học viên mớihttps://vn.minghui.org/news/198815-khong-nen-thay-su-phu-day-phat-chinh-niem-cho-hoc-vien-moi-2.htmlMon, 09 Nov 2020 04:24:08 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=198815[MINH HUỆ 21-10-2020] Xin phép mở bài bằng trích dẫn một đoạn Pháp mà Sư phụ giảng năm 2003: Hỏi: Trong lớp chín ngày cho học viên mới dạy phát chính niệm, có cần chú ý đặc biệt gì? Sư phụ: Thực ra không nên bảo học […]

The post Không nên thay Sư phụ dạy phát chính niệm cho học viên mới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 21-10-2020] Xin phép mở bài bằng trích dẫn một đoạn Pháp mà Sư phụ giảng năm 2003:

Hỏi: Trong lớp chín ngày cho học viên mới dạy phát chính niệm, có cần chú ý đặc biệt gì?

Sư phụ: Thực ra không nên bảo học viên mới phát chính niệm, (cười) bởi vì lúc đó năng lực của họ chưa lớn như thế, vì rốt cuộc họ vừa mới học Pháp, họ cần có một quá trình. Không nên gấp rút bảo họ phát chính niệm.

(Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York 2003, Giảng Pháp tại các nơi III)

Thể ngộ của tôi là không nên thay Sư phụ dạy phát chính niệm cho học viên mới. Học viên mới vẫn là cần thông qua quá trình học tập từng bước: Đọc «Chuyển Pháp Luân» ít nhất 5 lần hoặc 3 lần để nắm được những khái niệm cơ bản của môn phái chúng ta đã, sau đó đọc Kinh Văn —và cũng là nên đọc thuận theo thứ tự thời gian— và đến khi học đến phần Sư phụ giảng về phát chính niệm —Kinh Văn sau năm 2000, đọc tối thiểu đến những bài giảng năm 2005 về khái niệm “tà linh”— thế thì mới bắt đầu nói chuyện “phát chính niệm” được. Khi đó học viên mới, mà lúc đó có lẽ cũng không còn là “rất mới” nữa, là đã thông qua học Pháp của Sư phụ mà đạt được nhận thức về vấn đề này rồi, thế thì khi đó mới trao đổi, chia sẻ, và cùng tham gia hoạt động phát chính niệm.

Nếu một học viên mới chưa học phần Sư phụ giảng về phát chính niệm, thậm chí có người còn chưa đọc trọn vẹn một lần cuốn «Chuyển Pháp Luân», thế mà đến điểm luyện công, lại được “học viên cũ” ở đó bảo rằng hãy phát chính niệm thế này thế này, hoặc là bằng cách hướng dẫn đôi câu ba lời, hoặc là bằng cách đưa cho một tờ giấy bảo về nhà đọc đi, v.v. Có những học viên mới vì thế mà cho rằng chủ đề phát chính niệm tất cả chỉ là vậy. Những tình huống như thế thì tôi cho rằng đó đều là thay Sư phụ dạy phát chính niệm cho học viên mới.

Qua quan sát, tôi cho rằng nếu thay Sư phụ dạy phát chính niệm cho học viên mới thì có thể xuất hiện 2 vấn đề như sau.

Thực hiện phát chính niệm không đúng

Chúng ta đều biết, phát chính niệm mà không đúng thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng không tốt đến việc tu luyện của chính học viên thực hiện.

Phát chính niệm là chủ đề không nhỏ trong tu luyện. Riêng về phương diện “phương pháp”, thì có thể xem như là một cơ chế điều động công năng, và còn hơn thế nữa. Xin phép trích dẫn một đoạn Sư phụ giảng về phát chính niệm và điều động công năng, trả lời thắc mắc của học viên quan tâm về vẽ tranh liên quan đến chủ đề này:

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp tham dự Chính Pháp ở không gian khác, họ cũng là với hình tượng Phật, Đạo, Thần, cũng là có cùng loại hình tượng với chư Phật, Đạo, Thần khác hay không?

Sư phụ: Hình tượng thì là như thế. Đệ tử Đại Pháp chỉ là chứng thực Pháp ở nơi người thường, còn bên kia về cơ bản là bất động; tuy nhiên khi phát chính niệm thì có thể điều được công năng ở bên kia. Khi chứng thực Pháp thì cơ bản đều là chủ thể bên này làm, khi chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng cũng như pháp khí và thần thông, thông thường là như vậy.

Đệ tử: Thế thì họ chỉ có thể ngồi ở đó thôi phải không?

Sư phụ: Là vì không cho phép khi không có chủ thể ở đó mà lại tự vận động. Bởi vì sau khi chủ thể tu thành xong thì sẽ động theo chủ thể, còn trong tình huống không có chủ thể mà nó tự mình vận động thì bằng như bộ phận đó tự chủ rồi, phải không? Thế thì chẳng phải đã là một sinh mệnh khác? Thay thế cả chư vị, thao túng ngược trở lại, như thế có được không? Những thứ tu được thì thảy đều không là chư vị nữa, như thế không thể được, do vậy phải là chủ thể đã hoàn thành hết thảy rồi thì sau đó mới hợp thành nhất thể. Nói một cách khác, cánh tay của chư vị mà tự nó vận động, không khống chế được nữa, thì nó có còn là của chư vị nữa không? (mọi người cười)

Đệ tử: Bên kia bất động thì làm các việc như thế nào?

Sư phụ: Thật sự làm các việc thì đó là chư vị chứng thực Pháp ở thế gian con người này, chính là chư vị ở đây phát chính niệm, chư vị khi giảng chân tướng cứu độ con người thế gian. Chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng của chư vị, các tầng thứ khác nhau đều có năng lượng, pháp khí, và công của các tầng thứ khác nhau, chính niệm càng mạnh thì điều động được năng lượng càng lớn. Cũng có một số học viên có thể ‘nguyên thần xuất xác’, ‘nguyên thần ly thể’, trong Chính Pháp cũng có thể khởi tác dụng. Có thể nguyên thần xuất ra khỏi thân xác ấy là những ai có thể làm chủ phần Thần thể đã tu xong.

(Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật 2003, Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật)

Lưu ý, đây là cách điều động công năng khác với cách mà Sư phụ đã giảng trước đó (trước khi cuộc đàn áp nổ ra năm 1999). Khi người tu luyện mà xuất công năng, nhưng mà tâm tính chưa đủ, thì phần công năng đó bị khóa lại, không dùng được. Chỉ khi tâm tính đề cao đến trình độ tương ứng, và tiến trình tu luyện của cá nhân người đó là thích hợp như thế, thế thì công năng đó mới được khai mở. Khi ấy, công năng là được ý niệm của người đó điều khiển trực tiếp, tựa như ý niệm điều khiển chân và tay của bản thân mình vậy.

Đối với người luyện công mà xét, thì ý niệm chỉ huy công năng người ta để thực hiện các việc; còn đối với người thường mà xét, thì ý niệm chỉ huy tứ chi, các giác quan để làm các việc. (Chuyển Pháp Luân, Bài Giảng Thứ Chín)

Tóm lại, muốn dùng được công năng nào đó thì phải có tâm tính tương ứng, tối thiểu là như vậy. Giả sử như có công năng có thể biết vé xổ số giải nhất ngày mai là bao nhiêu, thế thì khi chưa có tâm tính tương ứng, thì dù luyện ra công năng ấy rồi cũng sẽ không được dùng. Cơ chế này đòi hỏi phải có tâm tính rất cao, cho nên, số người dùng được công năng sẽ không nhiều. Đương nhiên, ở đây không tính các công năng thuộc trạng thái “chỉ nhìn xem chứ không làm gì”, kiểu như nhìn thấy ánh sáng mông lung ở không gian khác, nghe âm nhạc từ không gian khác, nhìn thấy một số vật thể hay sinh mệnh ở không gian khác, v.v. Nhưng chỉ nhìn chỉ nghe chứ không thực sự làm gì có thể tác động hay thay đổi cái gì bên ngoài, có thể tăng thêm tín tâm tu luyện chứ không nhất định tạo ra sự thay đổi gì; những công năng loại này thì số học viên có thể làm được là khá nhiều.

Sau khi cuộc đàn áp nổ ra ở Trung Quốc, Sư phụ mở ra phương thức mà hầu hết các học viên đều làm được, và Sư phụ cũng bảo các học viên cùng làm —phát chính niệm và phát chính niệm tập thể— nghĩa là yêu cầu về tâm tính sẽ không cao đến thế. Như vậy, ai tâm tính chưa đủ thì vẫn có thể điều động công năng, nhưng không phải là dùng ý niệm trực tiếp điều khiển một cách tự do như ý như là dùng ý niệm điều khiển chân tay. Tức là đây là cơ chế khác với cơ chế được giảng trước năm 1999. Ít nhất về hình thức bề ngoài, thì khi phát chính niệm là có câu chú. Ví như mở cửa mà trực tiếp giơ tay mở thì đó là điều động trực tiếp, tự do như ý; còn mở cửa mà thông qua câu chú kiểu như “vừng ơi mở cửa ra” rồi cửa mới mở, thì đó là gián tiếp, cần thông qua câu chú để điều động.

Phàm đã là một cơ chế điều động công năng —tối thiểu là như vậy, kỳ thực còn hơn cả thế nữa— thế thì “phát chính niệm” đã là chủ đề mà không thể nào thông qua đôi câu ba lời mà truyền đạt chuẩn xác cho học viên mới được.

Học viên mới đến điểm luyện công, được bảo rằng hãy để tay thế này, niệm trong đầu câu này, nghĩ trong đầu thế này, v.v. Là phát chính niệm rồi, và họ cho rằng phát chính niệm tất cả chỉ là như thế, thế thì, nếu họ không hiểu đúng, thực hiện sai đi thì làm sao bây giờ?

Có một học viên phát chính niệm cho con hết trớ —con mấy tháng tuổi có hiện tượng hay trớ sữa— và học viên này được các đồng tu góp ý rằng Sư phụ dạy phát chính niệm là để giải quyết vấn đề xuất hiện thời kỳ Chính Pháp chứ có phải là giải vấn đề trớ sữa đâu. Nhưng mà chả hiểu sao học viên này không tiếp thu góp ý. Mãi sau này mới thôi. Không rõ đó là vì học viên này tự hiểu ra vấn đề rồi thôi, hay là vì em bé lớn rồi, tự nó thôi trớ sữa nên thôi.

Trong bài giảng Pháp tại Canada 2001, khi Sư phụ lần đầu tiên yêu cầu quảng đại học viên phát chính niệm tập thể, Ngài đã căn dặn rất rõ ràng rằng không được dùng phát chính niệm vào mục đích khác đi, ai làm thì sẽ phải gánh chịu hậu quả:

Tuy nhiên nếu chư vị dùng để làm việc mà người tu luyện chẳng nên làm, thì không có tác dụng; niệm đầu vừa xuất hiện liền bị báo ứng hoặc rớt xuống tầng [dưới]. Hãy nhớ lấy! (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001, Đạo Hàng)

Mục tiêu của phát chính niệm, hiểu nôm na là phái binh đi đánh địch, thì mục tiêu (địch) ấy là những gì. Bản thân mục tiêu của phát chính niệm là gắn chặt với tiến trình Chính Pháp, nghĩa là, người phát chính niệm phải hiểu được tiến trình Chính Pháp mà Sư phụ giảng, ít nhất là như thế, thì mới hiểu được mục tiêu của phát chính niệm, mới hiểu được tại sao những thứ đó được liệt kê vào danh sách mục tiêu của phát chính niệm. Mà muốn hiểu đúng điều này, thì nhất định phải học Pháp. Không ai có thể thay Sư phụ giảng dạy về chủ đề “tiến trình Chính Pháp” cho học viên mới được.

Có một lần chia sẻ nhóm về mục tiêu của phát chính niệm, chia sẻ nhận thức cá nhân về “lạn quỷ”, “hắc thủ”, “tà linh”, và “loạn thần”. Sau khi nghe chia sẻ xong, thì có học viên cảm thán rằng té ra thời gian qua toàn đọc nhầm, lẽ ra phải nói “hắc thủ lạn quỷ”, thì lại nhầm thành “hắc quỷ lạn thủ”. Đây hiển nhiên là tình huống phát chính niệm mà không thật sự hiểu rõ về mục tiêu của phát chính niệm. Ví như đem binh đi đánh địch, nhưng mà vấn đề “địch là ai” vẫn còn chưa rõ, thế thì thử hỏi đánh địch kiểu gì?

Cần thiết phải học Pháp, hiểu về tiến trình Chính Pháp, thế thì mới hiểu đúng về chủ đề “mục tiêu của phát chính niệm” này. Nhất là vấn đề “tà linh”. Không ít học viên mới vì không hiểu đúng về việc tại sao “tà linh” là một trong mục tiêu của phát chính niệm, và chính vì không lý giải được cho nên thậm chí có phản cảm về phát chính niệm. Do đó tôi có kiến nghị cá nhân là, tối thiểu đã học Pháp mà Sư phụ giảng trong giai đoạn từ 2000 đến 2006 (tức là giai đoạn đã giảng về “tà linh”), đây là tối thiểu, thì mới bắt đầu tính đến việc “phát chính niệm” được.

Biến phát chính niệm tập thể thành hoạt động mang tính hình thức

Biến hoạt động phát chính niệm tập thể thành một loại hoạt động mang tính hình thức, điều này tiềm ẩn hậu quả rất không tốt. Nếu một người làm điều gì đó trong trạng thái không hiểu bản chất việc mình làm, thế thì, nhất định người ấy sẽ biến việc làm đó thành một việc làm kiểu máy móc, hình thức, nghi thức.

Trong cuốn «Chuyển Pháp Luân», Bài Giảng Thứ Năm, Sư phụ có kể về một hiện tượng mà tôi cho rằng đây là hiện tượng do biến một hoạt động thành hoạt động mang tính nghi thức máy móc thuần túy:

Một bức tượng Phật lớn bằng đồng chế tạo tại Nam Kinh, [được] đưa đến đặt trên Đại Dữ Sơn ở Hồng Kông; tượng Phật rất to lớn. Nhiều hoà thượng trên toàn thế giới đến để khai quang tượng Phật này; trong đó có một hoà thượng hướng mặt tấm gương về phía Mặt Trời, để ánh sáng phản chiếu rọi lên mặt của tượng Phật [và] gọi đó là khai quang. (Chuyển Pháp Luân, Bài Giảng Thứ Năm)

Thích Ca Mâu Ni giảng rằng chính niệm, [đạt đến được] niệm kinh nhất tâm bất loạn, thì thật sự có khả năng tạo ra chấn động đến thế giới pháp môn tu của Ông, như thế mới mời được Giác Giả. (Chuyển Pháp Luân, Bài Giảng Thứ Năm)

“Khai quang” nguyên vốn là thỉnh mời Pháp thân của Thần Phật vào ngự trên tượng, mà đây vốn là việc mà không phải ai cũng có thể làm được. Tuy rằng về lý thuyết thì có thể thông qua “niệm kinh nhất tâm bất loạn” là được, nhưng thực tế thì không phải ai cũng có thể làm. Không phải ai cứ cầm kinh của Phật Thích Ca lên, đọc kinh một lúc liền có thể thỉnh mời được Pháp thân của Phật Thích Ca, quá hiển nhiên rồi, đây phải là hòa thượng chân tu thế nào đó mới làm được thế.

Tôi hiểu rằng, trong Phật giáo khi đưa ra cơ chế nghi thức khai quang tập thể —dùng tập thể nhiều hòa thượng để tiến hành khai quang— là có lý do bên trong của mình. Nhưng mà phải quản lý tốt việc đó mới được. Nếu quản lý không tốt và dẫn đến việc những người tham gia nhưng không hiểu được ý nghĩa việc mà mình làm, do đó thực hiện một cách máy móc mang tính hình thức nghi thức, thế thì sớm muộn cũng xảy ra vấn đề. Lần đầu 100 người làm có cả 100/100 người đều hiểu, thế thì OK. Lần sau 90/100 người hiểu thôi, 10/100 là làm theo hình thức. Lần sau 80/100 người. V.v. Rồi thì đến khi tất cả đều không hiểu, đều chỉ là làm việc khai quang này như một hoạt động hình thức hay nghi thức gì đó, thế thì chẳng phải sớm muộn sẽ xảy ra vấn đề? Nào là có nơi cho rằng khai quang chính là chiếu ánh sáng vào tượng Phật, nào là có người cho rằng khai quang điểm nhãn chính bôi son chu sa vào mắt tượng, v.v. Tất cả biến dị ấy thảy đều xuất phát từ cái lý do gốc khi người ta biến hoạt động này thành hoạt động mang tính hình thức. Chính là như vậy đó.

Tôi cho rằng đạo lý này cũng đúng trong tình huống phát chính niệm tập thể.

Có học viên mới đến điểm luyện công, thấy ở đó người ta làm các tư thế nào đó, và học viên mới bèn hỏi: “Bác làm gì thế”. Thế là nhận được câu trả lời “Chúng tôi phát chính niệm”, rồi được hướng dẫn cách làm. Có không ít học viên mới đã tham gia hoạt động phát chính niệm tập thể theo cách ấy. Thực hiện trong khi chưa hiểu ý nghĩa, thế thì nhất định sẽ thực hiện việc đó kiểu hình thức mà thôi.

Trong một lớp 9 bài giảng, đã có học viên hỏi thế này: “Tôi là học viên mới, đi các nơi phát chính niệm tập thể thì thấy khác nhau. Có nơi niệm 1 câu chú, có nơi niệm 2 câu chú. Nơi nào giải thích nghe cũng chuẩn lắm. Tôi không hiểu thế nào mới đúng. Có người bảo tôi hãy đọc Kinh Văn, nhưng Kinh Văn nhiều quá nên tôi cũng vẫn chưa tìm hiểu kỹ. Hôm nay nhân dịp có lớp, vậy thì học viên cũ hãy thống nhất luôn cho các học viên mới chúng tôi là niệm 1 câu chú hay là niệm 2 câu chú. Chúng tôi cứ theo đó mà làm là được rồi, cùng vào phát chính niệm cho năng lượng nó mạnh.”

Tình huống đó rất khó trả lời. Vì vấn đề thực sự không nằm ở chỗ khi phát chính niệm tập thể là dùng 1 câu chú hay dùng 2 câu chú. Vấn đề thực sự chính là ở chỗ học viên đó đã coi việc phát chính niệm tập thể là một hoạt động mang tính hình thức, mang tính nghi thức. Nếu là như thế, thì cũng giống như ví dụ về khai quang nói trên, sớm muộn việc phát chính niệm tập thể cũng xảy ra vấn đề. Mà một phần lớn nguyên nhân là việc “học viên cũ” thay Sư phụ dạy phát chính niệm cho học viên mới.

Nếu không chỉnh lại chỗ này, nếu cứ để đông đảo học viên làm phát chính niệm theo hình thức máy móc như vậy, thì sớm muộn cũng xảy ra vấn đề thuộc loại “chiếu ánh sáng vào tượng”; đó là nhất định. Hiện nay vấn đề chưa lộ ra, chẳng qua là vì chưa đến lúc.

Nhân dịp viết bài chia sẻ về chủ đề này, thì cũng thuận tiện chia sẻ luôn nhận thức cá nhân về vấn đề “1 câu chú hay là 2 câu chú” nêu trên.

Câu chú số hai là dành cho tình huống cụ thể, thông thường không dùng khi phát chính niệm tập thể

Có 2 câu chú phát chính niệm: (i) Pháp Chính càn khôn, tà ác toàn diệt; và (ii) Pháp Chính thiên địa, hiện thế hiện báo [1]. Phát chính niệm tập thể, ấy là chủ yếu nói về phát chính niệm đồng bộ toàn cầu mỗi ngày, theo như thông báo của Minh Huệ: Yếu lĩnh phát chính niệm và thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu [2].

Ngay trong Thông báo đó, có đoạn giải thích rõ về mục (2) của Thông báo. Nội dung của mục (2) và phần giải thích đó như sau:

[…]

(2) cũng có thể nhắm vào một hai mục tiêu cụ thể;

(3) […] cũng có thể tuỳ nhu cầu bản thân mà niệm thêm “Pháp Chính thiên địa, hiện thế hiện báo” […]

[…]

Về mục (2) nói trên, cũng là trước khi niệm khẩu quyết và niệm chữ “diệt”, có thể căn cứ theo tình hình cụ thể của địa phương mà niệm thêm một niệm. Ví dụ: thanh trừ tà ác tại một trại cưỡng bức lao động hoặc một lớp tẩy não nào đó, bắt một kẻ ác nhân nào đó phải “hiện thế hiện báo” (chịu quả báo ngay trong đời này), v.v. Nhưng nhất định phải chú ý: mục tiêu cụ thể không được quá nhiều, quá chi li, nếu không niệm phát ra sẽ lâu quá, lỡ mất thời gian phát chính niệm đồng bộ cùng mọi người, hơn nữa nếu tâm không tĩnh lại được thì không khởi được hết tác dụng của phát chính niệm, và nếu chỉ vì việc cụ thể thì cũng có thể làm hạn chế tác dụng và phạm vi phát huy phát chính niệm của bản thân mình.

(Thông báo của Minh Huệ: Yếu lĩnh phát chính niệm và thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu)

Thể ngộ của tôi là, mục (2) trong thông báo là phần không bắt buộc, là phần thuộc loại tùy vào tình hình cụ thể để nhắm vào một số mục tiêu cụ thể; và tác động “hiện thế hiện báo” ấy là nhằm vào những mục tiêu cụ thể ấy.

Thông thường, mục tiêu của phát chính niệm tập thể là mục tiêu chung chung về một số thứ không phải là người, và chủ yếu là những thứ ở không gian khác (lạn quỷ, hắc thủ, tà linh, loạn thần, v.v.) và tác động cần làm nhắm vào chúng chính là “diệt” như được niệm trong câu chú số một (i). Ví như về “lạn quỷ” chẳng hạn; đó là các sinh mệnh đã biến dị quá rồi, ngay trong vũ trụ cũ thì cũng là đáng bị đào thải rồi, và hiển nhiên cũng không cách nào bước sang vũ trụ mới, tức là đằng nào thì cũng bị “diệt” thôi, chỉ là sớm hay muộn; khi những thứ đó mà tham gia phá hoại, thì phát chính niệm “diệt”. Những mục tiêu này là được Sư phụ chỉ ra thuận theo tiến trình Chính Pháp. Ban đầu là “lạn quỷ”, tiếp đến là “hắc thủ” (2004), tiếp đến là “tà linh” (2005 2006), v.v.

Còn “mục tiêu cụ thể” được nhắc đến ở mục (2) của thông báo, thì thường là nói về người ở không gian này —kẻ ác nhân nào đó, kẻ ác ở trại cưỡng bức lao động hay lớp tẩy não, v.v.— và với mục tiêu đó thì tác động được sử dụng là “hiện thế hiện báo”. Đây tuyệt đối không phải là “diệt”. Chúng ta là tu Thiện, “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, không dùng tay đấm người, không dùng chân đá người, không dùng miệng mắng người, cũng không dùng công năng hay gì đó để đánh đấm họ, đều không làm những cái đó. Tác động ở đây là “hiện thế hiện báo”, tức là kẻ ác đó phải chịu quả báo do chính họ tạo ra. Là do kẻ đó tự làm tự chịu, chứ không phải do chúng ta đánh đấm gì. Nghĩa bề mặt của câu chữ “hiện thế hiện báo” là báo ứng đến trong đời này đến trong lúc này.

Biểu hiện khi phát chính niệm có hiệu quả có thể là kẻ ác đó có thể bị báo ứng tức thời, như kẻ đó dùng dùi cui điện đánh học viên Pháp Luân Công, nhưng chả hiểu sao học viên thì không bị giật, mà kẻ ác lại bị điện giật. Hoặc là bị báo ứng trong ngày, trong tuần. Tóm lại, “hiện thế hiện báo” là nhắm vào những mục tiêu cụ thể kiểu như vậy.

Mục tiêu loại nào là có tác động tương ứng với loại đó. Nếu là lạn quỷ ở không gian khác, thì tác động là “tà ác toàn diệt”, là “diệt”, như thế là thích đáng; chứ dùng “hiện thế hiện báo” đối với mục tiêu đó thì không có ý nghĩa lắm. Còn với mục tiêu là kẻ ác nhân ở không gian này, thì “hiện thế hiện báo” là thích đáng; chứ “diệt” họ thì không có đúng.

Tóm lại, 2 câu chú, 2 loại tác động, là dành cho các mục tiêu 2 loại khác nhau.

Năm đó ở Trung Quốc, có tình huống là một số học viên cùng nhau đến bên ngoài trại cưỡng bức lao động, đến gần lớp tẩy não, và khi đó họ phát chính niệm tập thể và có thể sử dụng câu chú số hai (ii).

Còn trong các tình huống phát chính niệm tập thể nói chung, thì chỉ sử dụng câu chú số một (i). Trong thông báo của Minh Huệ cũng chỉ rõ rằng mục (2) của thông báo là không phải mục bắt buộc, và mục đó chỉ dùng với mục tiêu cụ thể.

Trên đây chỉ là nhận thức và thể ngộ cá nhân, có gì thiếu sót xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


[1] Khi niệm chú là niệm bằng tiếng Trung, khẩu âm Bắc Kinh.

[2] Minh Huệ: Yếu lĩnh phát chính niệm và thời gian phát chính niệm đồng bộ toàn cầu (https://vn.minghui.org/news/1013-Yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html)

Share

The post Không nên thay Sư phụ dạy phát chính niệm cho học viên mới first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Đàm luận về những hành vi văn hóa đảng tồn tại trong cộng đồng học viênhttps://vn.minghui.org/news/184477-dam-luan-ve-nhung-hanh-vi-van-hoa-dang-ton-tai-trong-cong-dong-hoc-vien.htmlTue, 21 Jul 2020 12:28:30 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=184477Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam Sư phụ từ bi đã kéo dàì thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp hết lần này đến lần khác, đã ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Nhưng tu luyện của chúng ta vẫn đề cao lên rất chậm. […]

The post Đàm luận về những hành vi văn hóa đảng tồn tại trong cộng đồng học viên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam

Sư phụ từ bi đã kéo dàì thời gian tu luyện cho đệ tử Đại Pháp hết lần này đến lần khác, đã ban cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Nhưng tu luyện của chúng ta vẫn đề cao lên rất chậm. Theo thể ngộ của tôi, việc cựu thế lực liên tục phá hoại văn hóa Thần truyền đã tạo nên trở ngại khiến đệ tử Đại Pháp nhận thức Pháp từ trong chính sự biến dị của văn hóa và tư tưởng con người hiện đại, từ đó không thể lý giải được nội hàm của Pháp lý.

Trong bài viết này tôi xin chia sẻ một vài nhận thức về biểu hiện của tư tưởng, hành vi, ý thức con người hiện đại, vốn đã bị nhồi nhét quá sâu trong lối tư duy biến dị. Hy vọng chỉnh thể đệ tử Đại Pháp có thể tìm ra những thiếu sót trong quá trình tu luyện và đề cao lên.

Tư duy duy vật

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Marx và Engels sáng lập đã định nghĩa rằng “vật chất quyết định ý thức”. Điều này đã dẫn đến một xã hội chạy theo giá trị vật chất mà rời xa các nguyên tắc đạo đức.

Trong quá khứ, dù là vua hay quan lại trong triều đình khi gặp các vị cao tăng có đức hạnh đều thường cúi đầu hành lễ, đây là chữ “Lễ” trong Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Toàn bộ xã hội đều chú trọng tu dưỡng đạo đức. Khi đánh giá một con người, họ không nhìn người đó có bao nhiêu của cải hay chức vị to đến đâu mà chỉ nhìn nhân tâm.

Tuy nhiên con người hiện đại lại chạy theo vật chất không ngừng, sùng bái kim tiền, ngưỡng mộ những người giàu có hơn mình, hoặc người có chức vị cao trong xã hội… mặc kệ họ có làm những điều xấu xa đến đâu, làm hại những ai.

Đôi khi trong cuộc nói chuyện với người khác, rất nhiều lúc chúng ta đề cập đến họ với với tâm thái hoan hỷ và hãnh diện vì những người giàu có và chức vị cao kia là bạn mình. Còn khi gặp những người có điều gì đó không bằng mình ví như tài sản, học vị… thì tỏ ra không muốn kết giao, coi khinh hoặc tạo khoảng cách. Danh-lợi-tình đều bị dẫn động hoàn toàn một cách vô thức mà nhiều người đã không hữu ý nhận thức ra được nữa.

Con người ngày nay hoàn toàn không nhìn vào đạo đức để đánh giá mà coi vật chất là tiêu chuẩn để đánh giá và đối xử với một người, lấy vật chất làm thước đo để đo lường sự thành công… Đây chính là sự ảnh hưởng rất lớn của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Tư duy duy vật còn dẫn khởi nhiều chấp trước, còn khiến cho tâm chấp trước vào vật chất leo thang không ngừng. Nhiều người do chịu ảnh hưởng của văn hóa biến dị đã kích phát tâm đua đòi, thích dùng đồ hiệu, thời thượng… hay những gì hào nhoáng, hoang phí tiêu xài để thỏa cái tâm đua đòi. Theo tôi nhận thấy, ẩn sâu phía sau tâm đua đòi chính là tâm danh, hiển thị, tật đố, hư vinh…

Khẩu khí

Khẩu khí biểu hiện ở rất nhiều phương diện, theo tôi nhận thấy có một số biểu hiện tiêu biểu như sau:

Cái tâm muốn biểu đạt ý kiến cá nhân mạnh mẽ

Tôi thường bắt gặp các trường hợp trong các buổi chia sẻ thể ngộ thường có rất nhiều đồng tu tranh giành nhau mà nói. Khi các đồng tu khác đang chia sẻ thể ngộ thì cái tâm của mình không yên, cứ muốn phải chen ngang để biểu đạt ý kiến của mình. Kỳ thật, nếu nhìn sâu xuống lúc này sẽ dễ dàng thấy được cái tâm tranh đấu, cái tôi của cá nhân quá mạnh mẽ.

Ngữ điệu

Nhiều người đã quen với thói quen nói chuyện to tiếng, ngữ điệu nhấn mạnh để tỏ ra chiếm ưu thế đối với người đang giao tiếp. Kỳ thực, hành vi này khi nhìn sâu xuống cũng dễ thấy được cái tâm tranh đấu, cái tôi, tâm hiển thị, tâm danh quá mạnh mẽ.

Lời nói đùa cợt, châm chọc, có tính khiêu khích, làm nhục nhân cách người khác

Một hành vi khác mà tôi cũng thấy khá phổ biến đó chính là lời nói mang tính đùa cợt, châm chọc, tính khiêu khích trong lời nói.

Sư phụ giảng:

Hiện nay làm người gương mẫu trong lao động không dễ: ‘Anh là lao động gương mẫu thì anh làm được rồi; anh phải đến sớm về muộn, những việc ấy anh làm đi; anh làm được tốt, còn chúng tôi không được’, giễu cợt châm chọc [như thế]; làm người tốt không dễ. (Bài giảng thứ Bảy, Chuyển Pháp Luân)

Có thể thấy, thói quen nói những lời đùa cợt, châm chọc người khác là một loại hành vi đấu tố và làm nhục danh dự của người khác. Nhiều người trong sự biến dị của văn hóa và ý thức hiện đại đã cảm thấy điều này là việc quá bình thường, chỉ là nói vui và không cố ý làm hại ai nên không nghĩ rằng sẽ tu bỏ hành vi này.

Những lời nói mang tính đùa cợt, châm chọc và khiêu khích còn dễ dàng nhận thấy được các tâm oán hận, phàn nàn, thù địch, bất mãn, tật đố… Tuy nhiên vì hành vi văn hóa biến dị này đã đầu độc rất thâm sâu trong tư duy, nên nhiều người đã không còn nhận thức ra được nữa.

Ngôn từ mang tính bạo lực

Ở phương diện này, chúng ta có thể thấy nhiều người thường nói ra những ngôn từ mang tính bạo lực mà không tự nhận biết.

Ví dụ: Một đồng tu A và đồng tu B đi ăn, đồng tu A đã no và nhờ đồng tu B ăn giúp phần còn lại. Đồng tu B sẽ nói là “Được, để mình ‘xử’ cho.” Từ “xử” đó mang nội hàm của văn hóa biến dị.

Một ví dụ khác: Đồng tu A bàn bạc cùng đồng tu B làm một việc, đến khi chốt lại có thể nói: “Chuẩn bị chưa, xong mình cùng ‘chiến’.” Từ “chiến” này cũng là mang đầy yếu tố tranh đấu và bạo lực.

Còn có rất nhiều những ví dụ khác nữa, chúng ta có thể để ý từng lời nói của mình để xét xem liệu nó có phù hợp với người tu cần nói hay không.

Hành vi thờ ơ, lãnh đạm

Đây cũng là loại hành vi biểu hiện khá nổi cộm. Chúng ta dễ dàng quan sát được sự thờ ơ, vô tâm của người đi đường khi thấy người khác bị tai nạn mà không chìa tay giúp đỡ, bởi ai cũng sợ phiền đến mình.

Sư phụ giảng:

“Việc của bạn cũng là việc của mình.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC 2002)

Trong chỉnh thể đệ tử Đại Pháp không ít lần các hạng mục, hay các đồng tu bị giam giữ phi pháp cần chỉnh thể cùng phát chính niệm thanh trừ tà ác thì biểu hiện của rất nhiều đồng tu chúng ta đáp lại bằng sự thờ ơ, tìm nhiều lý do khác để bao biện cho mình. Kỳ thực, sự thờ ơ lãnh đạm đã bị văn hóa biến dị và ý thức người hiện đại làm cho không còn tự nhận thức ra được nữa.

Hành vi thiếu ý thức, cư xử kém văn minh

Sư phụ giảng:

“Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết” (Thánh Giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thế nhưng nhiều người lại không chú ý đến tiểu tiết. Ví dụ như, tự động dùng đồ đạc của người khác mà chưa hỏi ý kiến của họ. Trễ hẹn, hứa giúp ai đó một việc gì nhưng lại không thực hiện, đỗ xe máy vì để tiện cho mình mà đỗ ẩu không đúng diện tích quy định, chờ đèn đỏ thì lựa chỗ có bóng mát dừng xe, chen lấn xô đẩy không xếp hàng, ăn uống ngồm ngoàm ở các nơi công cộng như sân bay, ăn nói lớn tiếng và không chú ý âm tiết trong lời nói, hành xử dị thường ở các nơi công cộng…

Kể ra thì sẽ rất nhiều ví dụ, nhưng trong phạm vi bài viết này tôi xin phép đưa ra một ví dụ mà tôi chứng kiến và mong rằng chỉnh thể sẽ có sự đề cao.

Trong một lần tôi có cơ hội được tham gia cùng các đồng tu ra nước ngoài để tham gia các hoạt động Đại Pháp, trong khi chờ làm thủ tục tại sân bay và đến giờ phát chính niệm, có học viên mà tôi quan sát được liền ngồi xuống sàn song bàn và lập thủ ấn giữa đám đông người qua lại. Điều này khiến nhiều người thường qua lại không thể lý giải được.

Một chủ đề mà tôi muốn tách riêng ra để chia sẻ đó chính là việc nhiều học viên chúng ta không hề chú ý đến ăn mặc, để giữ một hình ảnh lịch thiệp của đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Từ một góc độ khác mà giảng, như mọi người đã biết về xã hội phương Tây, văn minh về bề ngoài con người là rất chú trọng… Trước những năm 1960, nhất là những học viên da trắng chư vị đều còn nhớ, bấy giờ nam nhân đều rất lịch thiệp, lễ độ tế nhị, chú trọng giáo dưỡng; nữ nhân cũng rất chú trọng phong độ, cũng rất chú trọng tri thức và tu dưỡng. Đối với con người mà nói có lẽ là việc tốt, thực ra đối với Thần mà nói thì cũng không phải việc xấu gì lắm, tuy nhiên nhân loại vì thế mà dễ trở thành tệ đoan, thậm chí đo lường tốt-xấu một cá nhân thì cũng nhìn vào lời nói cử chỉ của người ấy, cảm thấy người này cao thượng, người kia không cao thượng, chứ không nhìn vào thực chất của con người nữa. Sau này, con người đều sẽ đến [thế gian] để đắc Pháp, hết thảy hành vi trở ngại tu luyện đều bị trừ bỏ, về phương diện này cũng có cựu thế lực tham dự, cựu thế lực là làm với phương thức ‘lấy ác trị ác’. Chư vị biết vì sao từ những năm 1960 về sau đã xuất hiện hippy, nghệ sỹ đường phố, con người bắt đầu ăn mặc không nghiêm chỉnh, phản truyền thống, trang phục càng ngày càng tuỳ tiện? Y phục lớp ngoài thì nhỏ mà y phục lớp trong lại to, tay áo che cả bàn tay và chỉ lộ ra ngón tay thôi, quần mặc trễ xuống, sau đó quần loè xoè trên bàn chân, thể nào cũng là càng lôi thôi càng tốt. Tôi nói cho chư vị, đó tuyệt đối không phải đơn giản chỉ là một trào lưu thời trang của xã hội nhân loại đâu, đó là cựu thế lực làm, dùng phương thức ‘lấy ác trị ác’ để phá trừ tệ đoan thái quá của con người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004)

Tôi ngộ được rằng, chúng ta không thể chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá thực chất một người. Tuy nhiên nếu ăn mặc và hành vi cư xử ngoài xã hội không lịch thiệp đó cũng là những biểu hiện của văn hóa biến dị.

Kỳ thực, tuy chỉ là những tiểu tiết, nhưng cũng có thể thấy được cái thứ văn hóa biến dị kia đã phá huỷ hành vi và ý thức của con người hiện đại như thế nào.

Hành vi cực đoan, hẹp hòi, cố chấp

Nhiều người chúng ta qua các hạng mục công việc biểu hiện ra sự cực đoan, tâm địa hẹp hòi và cố chấp với tư duy của mình mà không chấp nhận các ý kiến hay quan điểm khác, cũng như không chấp nhận lời phê bình. Nếu họ là người đứng đầu hạng mục thì sẽ bài xích những người trái quan điểm, và thậm chí bài xích họ ra khỏi hạng mục. Biểu hiện này cũng là do ảnh hưởng quá sâu trong lối văn hóa biến dị tạo ra.

Trong văn hóa truyền thống, Tào Tháo là bậc hùng tài thao lược, nhưng đứng trước mọi sự việc đều không tự đưa ra quyết định mà không lắng nghe ý kiến của mưu sĩ và tướng sĩ dưới trướng của mình. Đây cũng chính là lễ quân thần, và cũng thể hiện ra cái tâm thoáng đãng của người lãnh đạo.

Trong văn hóa phương Tây, trước khi lập một kế hoạch kinh doanh thì toàn bộ những ai có trách nhiệm sẽ cùng ngồi lại thỏa thuận với nhau và tìm ra cách phù hợp nhất sau đó tất cả cùng tham gia.

Tuy nhiên dưới ảnh hưởng “tạo Thần” của văn hóa biến dị thì người lãnh đạo buộc phải vĩ đại, quang vinh, chính xác… Do đó với những ai chia sẻ ra các luận điểm mà trái với lập trường của người lãnh đạo thì sẽ trở thành đối tượng bị bài xích và vùi dập.

Một biểu hiện khác nữa đó chính là “Làm không được nhưng nhất quyết không buông để người khác làm“. Kỳ thực trong văn hóa đảng, lãnh đạo luôn tìm mọi cách để bấu víu vào chức danh nhưng năng lực hoàn toàn không đạt. Về phương diện này ở đâu cũng thấy và trong cộng đồng học viên cũng khá phổ biến. Có một lần, khi tham gia diễu hành tại Hồng Kông, tôi thấy một học viên Việt Nam cầm băng rôn chân tướng đã đi qua một đoạn đường dài, tôi đứng ngay sau vị học viên ấy. Khi vị học viên ấy đã thấm mệt và không thể giữ băng rôn được tốt. Lúc này có một đồng tu người nước ngoài tiến lên và ngỏ ý muốn cầm giúp, lúc đó tôi thấy vị học viên kia nhất quyết không cho ai khác cầm băng rôn của vị ấy và nói một câu mà tôi nghe được: “Sư phụ đã an bài rồi, tôi sẽ làm việc này!”

Hành vi “tạo Thần”

Trong văn hóa truyền thống, con người chú trọng hàm dưỡng, hướng nội, tuy nhiên dưới lối văn hóa biến dị hiện nay thì con người hiện đại đã không còn nhận thức ra cái sai của mình, luôn cho mình đúng, chính xác, vĩ đại, quang minh, đúng đắn. Từ đó hình thành một bộ tâm lý bao biện, tâm lý này cũng dẫn khởi việc không chấp nhận lời phê bình, ai phê bình thì trở thành đối tượng bị bài xích.

Ví dụ: Đồng tu A là một trong số những người phụ trách của hạng mục, sau nhiều lần mâu thuẫn với đồng tu B thì đã sa thải đồng tu B ra khỏi công ty. Sau đó đồng tu A đi nói khắp nơi trong công ty là đồng tu B như thế nào, như thế nào đó! Mục đích cũng là đổ lỗi hết cái sai lên cho đồng tu B, còn mình thì luôn đúng đắn, vĩ đại, quang vinh, chính xác.

Tương tự: Đồng tu C làm ở hạng mục mà đồng tu B làm điều phối, khi đồng tu C rời khỏi hạng mục vì không thể phối hợp được với đồng tu B. Đồng tu C đi nói khắp nơi là đồng tu B thế này thế kia, hạng mục đó thế này thế kia. Kỳ thực, cái tâm oán hận, bất mãn, tật đố, danh lợi đều bị dẫn động mà không hề để ý để tu bỏ.

Tâm lý chủ quan, không nghe lời khuyên

Đồng tu A là người đứng đầu hạng mục, đồng tu B cùng tham gia với đồng tu A trong hạng mục. Khi hạng mục không tìm được định hướng, đồng tu B vốn là người thấy vấn đề và đưa ra lời khuyên, nhưng đồng tu A rất chủ quan với lời khuyên và luôn bài xích đồng tu B và cho rằng ý kiến của mình mới là tuyệt đối đúng đắn, tuyệt đối chính xác, vĩ đại, quang vinh. Kỳ thực đây cũng là cái tôi, cái tâm lý vị tư, sự ích kỷ và ngạo mạn mới tạo thành như thế. Cuối cùng hạng mục mà đồng tu A kia điều phối rơi vào ngõ cụt và ngừng hoạt động, nhưng họ cũng không hướng nội lại.

Trong quá khứ, Hán Cao Tổ Lưu Bang chịu nhiều nhẫn nhục, bỏ qua cái tôi của mình từ đó mới có thể lập nên cơ nghiệp nhà Hán hơn 400 năm. Ngược lại, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ vì kiêu ngạo mà tự triệt đường lui của mình. Những bài học lịch sử cũng là cơ sở để đệ tử Đại Pháp có thể đối chiếu.

Hành vi thái quá trong cách làm việc

Tôi may mắn có cơ hội tiếp xúc và làm việc với một số đồng tu các nước khác. Ở một phương diện mà tôi thấy khá phổ biến chính là các đồng tu đặt tên trên mạng xã hội hay tên trong hạng mục giảng chân tướng, chỉ là những cái tên bình thường gần gũi với đọc giả.

Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của tư duy văn hóa Đảng, sẽ có những đồng tu khoa trương một cách không tự biết và nhận thức ra khi đặt các tên bằng những danh từ nghe rất kêu, ví dụ: Vô Cầu, Vô Lậu, Vô Vi… Nhưng thử hỏi chúng ta ai đã đạt đến vô cầu, vô lậu hay vô vi chưa?

Có nhiều đồng tu tạo các tài khoản mạng xã hội với những danh xưng rất kêu như thế, ảnh đại diện hoặc ảnh bìa đều liên quan đến Đại Pháp, và rồi đi kết bạn với các tài khoản mạng xã hội khác của người thường. Thế nhưng các kênh này đăng tải rất nhiều các bài viết bị cuốn vào các chủ đề của người thường như: Thương chiến Mỹ – Trung, biểu tình Hồng Kông, dịch bệnh, bầu cử Mỹ…

Ban đầu tôi cũng chưa nhận thức về vấn đề này, tuy nhiên khi bạn bè tôi chủ động hỏi tôi hướng dẫn luyện công, nhiều người trong số họ là tầng lớp tinh anh. Họ biết khi tu luyện Đại Pháp có thể có sức khỏe tốt, nhưng họ nói rằng nhiều học viên Pháp Luân Công làm chính trị. Tôi rất chấn động và suy ngẫm về những lời nói đó.

Chúng ta có thể dùng mạng xã hội để giảng chân tướng một cách khéo léo, nhưng đừng sang cực đoan một cách thái quá khi dùng các ảnh đại diện hay ảnh đầu trang là hình ảnh liên quan đến Đại Pháp nhưng các nội dung đăng tải phần lớn đều bị cuốn vào các chủ đề của người thường mà không liên quan đến trọng tâm cần được giảng chân tướng. Một phương diện nào đó, chúng ta đã vô tình phá hoại Pháp với cách làm cực đoan mà không tự biết.

Hành vi “áp đặt” nhận thức

Có câu chuyện một đồng tu lâu năm kết hôn với một nam đồng tu khác và đăng ảnh cưới lên mạng xã hội. Một đồng tu khác liền bình luận trên bức ảnh: “Thiên đường rộng lối không đi, địa ngục vô lối lại bước vào“. Chúng ta không đứng tại hoàn cảnh của ai, cũng không phải thông thái được tất cả mọi việc.

Trong chia sẻ thể ngộ, chúng ta nên từ bi chia sẻ từ góc nhìn của bản thân mình, tránh rơi vào tranh luận, hay sự phán xét dựa trên thể ngộ của mình.

Cuối cùng tôi muốn kết thúc bài viết này với hai trích đoạn giảng Pháp của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh tấn Yếu chỉ)

“…cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã.” (Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)

Từ nhận thức của tôi, một con người hoàn chỉnh gồm có tính khí, tính cách, đặc tính và nguyên thần. Để có thể quay về với bản nguyên của sinh mệnh cần phải vứt bỏ đi cái tính khí, tính cách và đặc tính trong một con người, hướng tới vô tư vô ngã. Chúng ta sẽ không có các tâm oán giận, phàn nàn, bất bình, tật đố, tranh đấu, hiển thị, danh lợi… nếu cái tôi thật sự vứt bỏ. Nhất định phải hướng vào nội tâm mà nhìn, vứt bỏ đi cái tôi trong mỗi chúng ta để được thăng hoa và đồng hóa với Đại Pháp.

Trên đây thể ngộ tại tầng thứ có giới hạn của bản thân, có những chỗ không thỏa đáng mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Đăng ngày 21-07-2020

Share

The post Đàm luận về những hành vi văn hóa đảng tồn tại trong cộng đồng học viên first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Thể ngộ về phong trào “học thấu Pháp” đang lan truyền trong một số học viên Việt Nam hiện nayhttps://vn.minghui.org/news/167224-the-ngo-ve-phong-trao-hoc-thau-phap-dang-lan-truyen-trong-mot-so-hoc-vien-viet-nam-hien-nay.htmlSat, 21 Mar 2020 05:24:02 +0000http://update.myfast.online/news/?p=167224Bài viết của một nhóm học viên Đại Pháp ở Việt Nam Gần đây trong cộng đồng học viên Việt Nam đang chia sẻ, phát triển hình thức “học thấu Pháp” ở nhiều địa phương. Theo thể ngộ của chúng tôi, hình thức này rời xa Pháp, rời xa ý nghĩa của việc học Pháp […]

The post Thể ngộ về phong trào “học thấu Pháp” đang lan truyền trong một số học viên Việt Nam hiện nay first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một nhóm học viên Đại Pháp ở Việt Nam

Gần đây trong cộng đồng học viên Việt Nam đang chia sẻ, phát triển hình thức “học thấu Pháp” ở nhiều địa phương. Theo thể ngộ của chúng tôi, hình thức này rời xa Pháp, rời xa ý nghĩa của việc học Pháp chân chính; thậm chí là cải biến, thay đổi hình thức học Pháp nhóm mà Sư phụ đã an bài cho học viên, có dấu hiệu loạn Pháp đang lan rộng trong cộng đồng học viên Việt Nam. Chúng tôi xin phép được chia sẻ thể ngộ của mình về vấn đề này, có điều gì không đúng mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

1. Hình thức “học thấu Pháp”

Khoảng gần một năm trở lại đây, tại Hà Nội xuất hiện hình thức học Pháp nhóm mới lạ và nhanh chóng lan rộng sang các tỉnh thành khác như Sài Gòn, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Nam Định… Hình thức này có tên gọi “học thấu Pháp”. Nhiều buổi chia sẻ về phương pháp này đã được tổ chức, thu hút khá đông học viên tham gia, thậm chí gần đây có buổi chia sẻ lên tới 700 người. Buổi chia sẻ còn tiến hành những hình thức kiểu tôn giáo.

Sau các buổi chia sẻ, nhiều đồng tu nhìn nhận đây là hình thức loạn Pháp nên không theo. Tuy nhiên khá nhiều người đồng tình với cách làm của họ, trở về địa phương tổ chức học Pháp theo mô hình “học thấu Pháp” thay vì học theo cách “thông đọc” mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta.

Để truyền bá cách học của họ, nhóm này có viết hướng dẫn quy chuẩn gồm năm bước, cụ thể: cả nhóm cùng nhau đọc một đoạn Pháp, nếu có người đọc sai một chữ, cả nhóm sẽ phải đọc lại một lần; cả nhóm quay lại đọc từng câu, mỗi câu đọc 3-9 lần; sau đó từng học viên trong nhóm lại đọc lại từng câu;… Để đọc cho đều, người duy hộ nhóm bắt nhịp trước mỗi đoạn, mỗi câu. Kết quả là sau 2 giờ học Pháp, cả nhóm học được một đoạn Pháp. Có thể sau 1-2 năm học hàng ngày mới xong một lượt cuốn Chuyển Pháp Luân.

Nhóm này còn chia sẻ với các học viên về phương pháp học Pháp mới của họ, rằng: “đây mới là hình thức học Pháp của bậc đại học, lớp 9 ngày là của học sinh tiểu học”.

Không chỉ vậy, nhóm này còn ‘sáng tác’ ra niệm đầu phát chính niệm hoàn toàn khác biệt với Yếu lĩnh phát chính niệm đăng trên trang web Minh Huệ, cụ thể là: “5 phút đầu: Thanh lý bản thể, thanh lý mọi niệm đầu bất hảo. Cho nổ tung tất cả các niệm đầu bất hảo, suy nghĩ bất hảo, lời nói bất hảo, hành động bất hảo, chia sẻ bất hảo trong buổi Sáng/Chiều/Tối ngày hôm nay. Cho nổ tung tất cả những côn trùng, vi trùng, vi khuẩn, virus có hại…”

Để thuyết phục và mở rộng hình thức “học thấu Pháp” trong cộng đồng học viên, nhóm này trích Pháp của Sư phụ nhưng mang tính đoạn chương thủ nghĩa. Ví dụ như, họ trích đoạn Pháp trong Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân: “Ngoài ra, [chư vị] nhất định phải học thật thấu Pháp tại cao tầng, [phải biết] tu luyện như thế nào.”

Còn có một số đoạn Pháp khác từ các kinh văn của Sư phụ, nhưng họ lại không đề cập đến các kinh văn Sư phụ giảng về tâm thái học Pháp, phương thức học Pháp tập thể, thông đọc v.v..

Việc đoạn chương thủ nghĩa như vậy đã khiến nhiều học viên bị lôi kéo, thậm chí còn tham gia vào việc truyền bá hình thức này thành quy chuẩn cho các điểm học Pháp tập thể ở nhiều nơi.

2. “Học thấu Pháp” không phải là hình thức học Pháp tập thể mà Sư phụ an bài cho chúng ta

Trên thực tế, cách đọc đi đọc lại một câu, một đoạn giảng Pháp không phải là thông đọc, cũng không phải là “học thấu Pháp”, không phải là hình thức học Pháp tập thể mà Sư phụ an bài cho chúng ta.

Về hình thức, nếu một cá nhân ngộ ra cách học Pháp nào đó, và tự học để phù hợp với hoàn cảnh của mình thì đó là cách riêng của người đó. Nhưng khi đã phổ biến thành quy chuẩn, rồi cải biến cả hình thức học Pháp tập thể có quy mô lớn trong cộng đồng học viên thì có thể đã vô tình mà thành loạn Pháp, vì đây không phải là hình thức học Pháp tập thể mà Sư phụ an bài cho chúng ta.

Về học Pháp tập thể, Sư phụ giảng như sau:

“Đệ tử: Trong học Pháp tập thể có người nhận thức rằng ‘thông đọc’ là niệm [đọc] hết lượt này đến lượt khác, không cần thảo luận, tự mình ngộ. Mỗi ngày đọc một bài giảng, như thế có lợi cho việc học Pháp hay không?

Sư phụ: Đọc như thế chính là ‘thông đọc’, không gì cần nói nữa, chính là đọc từng lượt từng lượt, thông đọc. Mọi người chúng ta dù sao cũng là cùng nhau học Pháp, sau khi đọc xong thì trao đổi chia sẻ với nhau, đàm luận đàm luận. ‘Tôi đột nhiên ngộ ra rằng Thầy ở chỗ này còn có ý tứ thế này’, ‘tôi còn làm chưa đủ về phương diện này’. Chúng ta nếu đọc ở nhà thì có thể thiếu sót về phương diện đó, chỗ thiếu sót ấy thì từ nay về sau hãy sửa đổi nó đi. Chính là trao đổi chia sẻ với nhau, điều đó là tất yếu. Nhưng ‘thông đọc’ là chủ yếu . Chúng ta không được đọc một đoạn, rồi dừng lại, mọi người bắt đầu nghị luận nghị luận, rồi lại tiếp một đoạn, lại nghị luận nghị luận, như thế không tốt. Cần phần lớn là ‘thông đọc’. Thời lượng nói về bản thân và nói về nhận thức thì không thể nhiều hơn đọc Pháp, học Pháp là chủ yếu nhất” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Còn liên quan đến tâm thái, phương thức hay mục đích học Pháp của học viên, Sư phụ có giảng:

“Đệ tử: Dùng tâm thái thuần tịnh thông đọc “Chuyển Pháp Luân”, gặp mâu thuẫn thì hướng nội tìm, đường đường chính chính tu luyện, thì có thể đạt được dũng mãnh tinh tấn chưa?

Sư phụ: Đây đã là biểu hiện của tinh tấn rồi. Nếu có thể đạt đến điểm này, thì đã là biểu hiện của tinh tấn rồi. Nếu chư vị muốn viên mãn, có thể sẽ còn có việc vượt quan.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

Sư phụ cũng giảng:

“Đệ tử: Khi học Pháp tập thể, đọc đến một đoạn nào đó con có chỗ lĩnh ngộ, nhưng đợi đến khi con minh bạch rồi, thì mọi người đã đọc qua một hai đoạn rồi.

Sư phụ: Đó không thành vấn đề. Mục đích của học Pháp chính là để chư vị minh bạch, minh bạch mới là vị trí số một. Khi chư vị học Pháp, mọi người nhất định phải biết hàng chữ mình đang đọc có ý nghĩa gì, tối thiểu chư vị phải biết được ý nghĩa bề mặt. Còn về việc chư vị đọc xong liền quên rồi, cái đó chư vị cũng đừng quản, không thành vấn đề, chư vị chỉ quản việc đọc. Nhưng việc chư vị ngay cả là chữ gì cũng không biết, cứ nhìn vậy thôi, cứ nhìn, miệng vẫn đọc, mắt vẫn nhìn nhưng tư tưởng thì không ở đây, như vậy không được, không đạt được mục đích tu luyện” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999])

Chúng ta chỉ có thể đề cao trong Pháp, thấu Pháp khi chúng ta học Pháp bằng tâm thuần tịnh, đọc không bị mê mờ, ít nhất phải hiểu trên bề mặt chữ nghĩa. Chúng ta cần duy trì hàng ngày việc học Pháp trong thanh tỉnh với tâm thuần tịnh. Mỗi cá nhân khi nghiêm khắc ước thúc bản thân, hướng nội vô điều kiện, chiểu theo Pháp để hành xử, sẽ có trải nghiệm khác nhau sau mỗi lần học Pháp, sau mỗi lần vượt quan qua những mâu thuẫn và khổ nạn.

Ngoài ra, khi theo phương pháp này, việc cả nhóm đọc Pháp rất chậm, sau hai tiếng đồng hồ đọc hết 1-2 đoạn có thể khiến một học viên phải mất 1-2 năm mới học xong một lượt cuốn Chuyển Pháp Luân. Theo thể ngộ của chúng tôi, việc phát triển phương pháp học này và bỏ qua lối học thông thường mà Sư phụ yêu cầu, về lâu dài sẽ cản trở việc chân chính học Pháp, đề cao và làm ba việc trong giai đoạn Chính Pháp cuối cùng này.

Hơn nữa, việc lưu truyền tài liệu gọi là ‘hướng dẫn học thấu Pháp’ hay ‘niệm đầu phát chính niệm’ giữa các học viên, theo nhận thức của chúng tôi cũng là không đúng với Pháp.

Sư phụ đã giảng:

“Đệ tử: Học viên người Tây phương một địa phương nọ ở Bắc Âu yêu cầu dùng phương pháp thuận theo lịch để đọc «Chuyển Pháp Luân», và…

Sư phụ: Không có nói thế và làm thế. Mọi người tốt nhất là có một thời gian cố định học Pháp. Học Pháp cùng nhau là hình thức mà tôi lưu lại cho mọi người. Nhưng học Pháp cần phải tinh tấn, chư vị phải thường xuyên, thế thì chư vị mới không mê lạc phương hướng, mới có thể bước đi ngay chính con đường của mình, mới có thể làm tốt những gì chư vị nên làm. Không được thay đổi trạng thái đọc Pháp, mà cứ đọc hết, không được làm kiểu mới lạ, độc đáo khác người. Học Pháp mà chọn để học, làm ra hình thức học nào đấy, tôi thấy rằng đó là dùng nhân tâm rồi đó.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)

Trong kinh văn “Vĩnh viễn nhớ kỹ”, Sư phụ cũng giảng rõ ràng:

“Từ nay trở đi bất kể ai cũng không được [tự ý] thu âm thu hình các lời giảng nói của bất kể người phụ trách địa phương nào cũng như của đệ tử nào, càng không được soạn [chúng] thành bài viết hoặc truyền nhau xem. Đây không phải là vấn đề của cá nhân ai, cũng không phải định phê bình một cá nhân nào, mà là tu chỉnh Đại Pháp. Trừ những [bài] của học viên Đại Pháp trong hội giao lưu học Pháp và các hoạt động do Tổng hội đồng ý, hãy nhớ kỹ rằng, tất cả những gì lưu truyền trong Đại Pháp mà không phải là điều của Đại Pháp thì đều là phá hoại Đại Pháp!”

3. Cần nghiêm túc hướng nội và thanh tỉnh duy hộ Đại Pháp

Sau khi một bộ phận học viên Việt Nam xảy ra sự việc nghiêm trọng này, chúng tôi đã nghiêm túc hướng nội và nhận ra thời gian gần đây việc học Pháp cá nhân và ở một số nhóm chúng tôi tham gia đang chạy theo hình thức, chưa đặt tâm vào việc học Pháp, chưa thực sự trân quý Đại Pháp mà Sư tôn đã lưu cấp cho chúng ta, dẫn đến việc không ngộ Pháp, không hướng nội, không đề cao tâm tính trong thời gian dài mà sinh ra tâm hướng ngoại, truy cầu đề cao thông qua “thấu Pháp”, “thuộc Pháp”…

Một vấn đề nổi trội mà chúng tôi nhận thấy đó là có nhiều học viên không “dĩ Pháp vi Sư” mà tu theo người phụ trách, tu theo đồng tu.

Để duy hộ sự chân chính của Đại Pháp, phá trừ an bài của cựu thế lực, mong các đồng tu bảo trì thanh tỉnh, tránh sa vào hình thức “học thấu Pháp” mà xa rời an bài của Sư phụ, đánh mất thời gian thực tu và cứu độ chúng sinh trong giai đoạn cuối cùng này.

Cuối cùng, xin chia sẻ lại đoạn kinh văn sau đây trong bài Điều chỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ. Hy vọng chúng ta có thể chiểu theo lời Sư phụ đã giảng trong đó, khi xuất hiện tình huống “tinh đọc” (tương tự với hiện tượng “học thấu Pháp” xuất hiện lần này trong chỉnh thể của Việt Nam):

“Ý của ‘tinh đọc’ là khác rất lớn so với yêu cầu của tôi đối với học Pháp. Thực ra liên quan về ‘đọc sách’ thì trong bài “Học Pháp” viết ngày 9 tháng Chín, 1995 tôi đã giảng rất minh xác rồi, hơn nữa ý ‘tinh đọc’ gây can nhiễu nghiêm trọng đến “học Pháp”, từ nay trở đi nhất định phải chú ý tính nghiêm trọng của vấn đề này. Tôi đã giảng bài học giáo huấn và nguyên nhân Phật giáo thất truyền ở Ấn Độ, từ nay trở đi nếu không chú ý là sẽ bắt đầu loạn Pháp.” (Điều chỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Trên đây là thể ngộ của chúng tôi, có gì chưa phù hợp với Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Đăng ngày 21-3-2020.

Share

The post Thể ngộ về phong trào “học thấu Pháp” đang lan truyền trong một số học viên Việt Nam hiện nay first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Dĩ Pháp vi Sư (bài 5/5)https://vn.minghui.org/news/131899-di-phap-vi-su-5.htmlThu, 27 Jun 2019 02:44:50 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=131899[MINH HUỆ 27-6-2019] Để kết thúc loạt bài về chủ đề “dĩ Pháp vi Sư”, xin chia sẻ nhận thức cá nhân của tôi về một loại khảo nghiệm như sau. Khảo nghiệm cho người học Pháp vũ trụ Có một bối cảnh thế này cho các […]

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 5/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 27-6-2019] Để kết thúc loạt bài về chủ đề “dĩ Pháp vi Sư”, xin chia sẻ nhận thức cá nhân của tôi về một loại khảo nghiệm như sau.

Khảo nghiệm cho người học Pháp vũ trụ

Có một bối cảnh thế này cho các học viên chúng ta. Những năm truyền Pháp 1992 1994 ấy, Sư phụ đã giảng xuất ra Pháp của vũ trụ, dùng ngôn ngữ nhân loại mà giảng ra ở nơi đây, và các tầng không gian đồng thời đều có Công thân của Sư phụ giảng. Pháp này được truyền xuất ra từ tầng nhân loại này cho đến tận tầng cao nhất trong vũ trụ; sau đó được định lại khi Ngài công bố cuốn sách «Chuyển Pháp Luân» vào tháng Giêng năm 1995.

“Đại Pháp của chúng ta, tôi bảo mọi người, bất kể người nào cũng không xứng khảo nghiệm Ông. Bởi vì tất cả các sinh mệnh, bao gồm hết thảy các sinh mệnh bên trong vũ trụ đều là Ông khai sáng, [do] Ông sáng tạo, tạo ra, cho nên không ai xứng khảo nghiệm Ông. Thế thì, tại sao chúng ta lại gặp phải sự việc như thế này? Mọi người biết rằng, Lý Hồng Chí là lấy hình thức biểu hiện của người thường, là lấy thân thể của người thường, [dùng] ngôn ngữ thấp nhất của sinh mệnh trong toàn vũ trụ —ngôn ngữ của con người, hơn nữa là ngôn ngữ nông cạn đơn giản nhất của con người hôm nay và hình thức thấp nhất trong tu luyện— phương thức khí công để làm sự việc này, đã làm mê hết thảy chúng sinh trong vũ trụ. Bởi vì phải nhận định vị trí tâm tính sở tại của hết thảy các chúng sinh trong vũ trụ, sắp đặt họ lại từ đầu, nên buộc phải khiến họ biểu hiện ra tiêu chuẩn tâm tính thật sự của họ, vậy thì sẽ không thể để họ biết được chân tướng. Tất cả các sinh mệnh trong toàn bộ vũ trụ đều không biết được chân tướng, họ coi tôi như người tu luyện, cho nên họ mới dám làm như thế này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [2000])

Người tu luyện chúng ta có thể coi đây là Pháp chỉ đạo cho tu luyện của mình. Nhưng kỳ thực, đây là Pháp vũ trụ, được giảng ra xuyên suốt khắp các tầng thứ, vậy hiển nhiên là mang ý nghĩa lớn hơn rất nhiều.

Có một thắc mắc tự nhiên nảy sinh: Pháp vũ trụ ấy, mà giảng ra một lần xuyên suốt vô lượng vô số các tầng thứ cho đến tận tầng cao nhất như thế, thì chắc hẳn chỉ có Đấng Sáng Thế Chủ mới làm được. Nhưng mà Trái Đất nhỏ bé thế, nhân loại còn nhỏ bé hơn nữa, nhỏ bé đến mức không là gì cả, vậy tại sao một điều to lớn nhường ấy lại có thể diễn ra ở nơi đây? Điều này quá là bất khả tư nghị!! Nhưng tôi cho rằng không khó hiểu lắm đâu; tôi hình dung như sau.

Thần tạo ra con người chỉ một niệm là thành, một niệm liền từ bùn đất mà tổ thành thân người này. Nhưng mà, chỉ cái thân người thôi thì không đủ. Muốn nhân loại thật sự có nội hàm cần thiết, thì phải trải qua một quá trình, kiểu như quá trình “đào tạo”: 100 triệu năm thử nghiệm, và rồi 100 triệu năm là để hoàn thiện cái nội hàm ấy. Tôi dùng cái lô-gic tương tự mà nghĩ, các tầng vũ trụ hẳn cũng cần có bước tương tự như thế. Cần có quá trình hình thành nội hàm Pháp Lý ở các tầng thứ khác nhau. Vô lượng vô số tầng thứ. Khi Đấng Sáng Thế Chủ dựng lập một vũ trụ mới, thì đúng là có một phương án: Ngài đến tầng thấp nhất để giảng ra Pháp của vũ trụ. Như vậy, tất cả các tầng chúng sinh đều được nghe, và Pháp ấy là xuyên suốt từ trên xuống dưới. Làm một lần là định ra xong. Mà lúc bấy giờ cũng là lúc trong an bài tự cứu của các sinh mệnh vũ trụ cũ, có một khâu là đưa các đại biểu của các Thiên thể khắp vũ trụ tập trung vào nhân loại nơi Trái Đất này. Thế là Sư phụ tương kế tựu kế như vậy.

Nhân loại tuy nhỏ bé, nhưng đã trở thành nơi truyền ra Pháp vũ trụ như vậy đó. Đấy là tôi nhận thức như vậy từ Pháp.

Thế thì, cuốn «Chuyển Pháp Luân», cùng với Pháp mà Sư phụ giảng ra ở nơi đây —cũng đều là giải thích và bổ sung cho «Chuyển Pháp Luân» như Sư phụ tuyên bố nhiều lần— là có thể được hình dung như một bản vẽ thiết kể tổng thể của vũ trụ này. Tất nhiên, Thiên cơ bất khả tiết lộ, đây là bản vẽ khái quát, tổng quan. Đệ tử nào muốn hiểu chi tiết thì phải tu rồi mới đắc. Đương nhiên, có thể đồng tu khác không cảm thấy cách hình dung “bản vẽ thiết kế tổng quan” này là đúng; và có thể hình dung theo cách khác. Thực ra hình dung thế nào cũng không sao cả, vì tôi không phải là thực sự muốn nói ý đó. Chỉ là mượn cách hình dung đó để biểu đạt về nhận thức về tu luyện và khảo nghiệm ở bài này mà thôi.

Khi người tu luyện chúng ta học Pháp, tức là khi chúng ta nhận bản vẽ thiết kế tổng quan này, thì là ý nghĩa gì?

Ví dụ thế này. Có một tòa nhà chung cư cao tầng, rất nhiều tầng, mỗi tầng rất nhiều căn hộ. Người dân đến thuê và ở. Đương nhiên, căn hộ được thuê là cấu hình cơ bản. Khi vào ở thì người ta sẽ chỉnh sửa theo nhu cầu sử dụng của mình. Phòng bếp có thể chuyển sang chỗ khác, phòng khách có thể được mở rộng bằng cách chuyển vị trí một bức tường ngăn, v.v., rồi thì xây thêm các chi tiết mang tính thẩm mỹ, sơn tường treo tranh thêm đèn, v.v. Nhưng mà dù chỉnh sửa thế nào, thì kiến trúc khung của tòa nhà là không thể thay đổi. Vách tường ngăn thì có thể đập đi xây sang chỗ khác, nhưng cột trụ chịu lực thì phải giữ nguyên.

Vũ trụ này được tạo ra, từ vi quan nhất tổ hợp đến hồng quan nhất, đó là cái khung, là Pháp căn bản, là cái khung kết cấu của tòa nhà chung cư.

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ. Ông là căn bản của khai thiên tịch địa, của tạo hóa vũ trụ, nội hàm từ cực nhỏ đến cực lớn, có triển hiện khác nhau tại các tầng thứ thiên thể khác nhau. Từ vi quan nhất của thiên thể đến lạp tử vi quan nhất xuất hiện, [qua] tầng tầng lạp tử vô lượng vô số, từ nhỏ đến lớn, mãi cho đến nguyên tử, phân tử, hành tinh, thiên hà mà nhân loại biết ở tầng bề mặt và cho đến cả to lớn hơn nữa, các lạp tử lớn nhỏ khác nhau tổ [hợp] thành các sinh mệnh lớn nhỏ khác nhau cũng như các thế giới lớn nhỏ khác nhau hiện hữu khắp nơi trong thiên thể vũ trụ.” (Luận Ngữ)

Trong vũ trụ ấy có vô số thế giới lớn nhỏ khác nhau ở các tầng thứ khác nhau do các chư Thần chư Phật tạo ra. Tam giới cũng là một phần trong vũ trụ. Tôi hiểu nôm na vũ trụ tựa như tòa chung cư, và những thế giới hoặc Tam giới ấy là những căn hộ, hay những nhóm căn hộ. Các thế giới hoặc Tam giới được kiến tạo ra ấy, thì bản thân là có Pháp riêng của mình, đặc tính riêng của mình. Ví như Tam giới là có “tình”. Tựa như người chủ căn hộ sau khi vào ở thì sẽ chỉnh trang căn hộ theo nhu cầu mà mình cần.

Các thế giới hoặc Tam giới là có đặc tính chuyên biệt của mình, nhưng thảy đều dựa trên Pháp vũ trụ mà Đấng Sáng Thế Chủ đã định ra; cũng tựa như người chủ căn hộ sẽ chỉnh sửa theo nhu cầu của mình, muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn vẻ, nhưng mà cấu trúc khung của tòa chung cư là không được cải biến.

Chẳng hạn như ta là con cháu của người chủ hộ, lớn lên ở căn phòng đó và cả đời chưa bao giờ bước ra khỏi nơi ấy. Một ngày kia, có người đưa cho ta bản vẽ thiết kế tổng thể của cả tòa nhà chung cư, thế thì điều gì sẽ xảy đến? Ý nghĩa mà ta nhận được bản vẽ trong tay là gì?

Là để xem ta có đọc hiểu bản vẽ đó không! Quá hiển nhiên rồi. Có thể còn nhiều nghĩa khác, nhưng mà ý nghĩa đơn giản nhất, và cũng là đầu tiên nhất, chính là nhìn rồi thì có hiểu không? Không hiểu thì chưa thể nói chuyện khác được đâu! Nhất là tình huống khi mà người mang bản vẽ ấy cho ta xem chính là đích thân ông chủ tòa nhà chung cư kiêm chức kiến trúc sư trưởng thiết kế ra tòa nhà ấy, thế thì ý nghĩa ấy càng quá là hiển nhiên.

Ta nhận bản vẽ rồi, cho một ngày nghiên cứu bản vẽ; và hôm sau ta được dẫn đi tham quan các nơi các nơi. Học lý thuyết rồi, và giờ là đi thực tế.

(i) Tham quan. Đến chỗ nào ta cũng gật gù: Hay quá! Đẹp quá! Thế thì tham quan một ngày xong kết quả là nhận 0 điểm. Tại sao? Vì điều đó nói lên rằng ta xem bản vẽ xong mà chả hiểu gì! Không hiểu được cái ý nghĩa bên trong đó là gì! Người ta đặt bản vẽ vào tay ta, cho ta nghiên cứu một ngày, rồi dẫn ta đi các nơi xem, mà ta chả hiểu được ý nghĩa của việc đó là gì! Cho nên ta nhận 0 điểm.

(ii) Nếu đi đến chỗ bức tường này và ta nói, bức tường này là không có trong bản vẽ, hẳn là được xây thêm. Khi được dẫn đến cái cột kia và ta nói, cột này là có trong bản vẽ, nhưng được ốp thêm bên ngoài và gắn thêm đèn. Thế thì sau một ngày tham quan ta sẽ được điểm cao hơn, đúng không?

(iii) Nếu ta nói, phòng bếp này được chuyển sang chỗ này là vì người chủ căn hộ không muốn bếp quá lộ liễu, để ra đây cho kín đáo; chỗ phơi quần áo được điều chỉnh thế này là vì trong căn hộ này có người đi xe lăn nên điều chỉnh sao cho người ấy cũng có thể vận hành được. Nếu trả lời được đến mức như thế thì còn được điểm cao hơn nữa, đúng không?

Chúng ta học «Chuyển Pháp Luân» rồi. Đấy là bản vẽ thiết kế tổng quan đó. Hàng ngày hàng giờ ta tiếp xúc với mọi thứ xung quanh. Tức là ta đang tham quan đó. Thế thì ta dùng Pháp ấy để lý giải và đối đãi thế nào, dĩ Pháp vi Sư, đây chẳng phải đúng là khảo nghiệm này hay sao?

Chỉ vì cái tâm “mục đích” quá hạn hẹp mà thành ra không nhìn ra yêu cầu đầu tiên cơ bản nhất: Học hiểu Pháp. Sư phụ truyền dạy là Pháp vũ trụ, thì ta hiểu được ngần nào?

Học hiểu Pháp, không phải là học hiểu với nghĩa mà người tu luyện phổ thông vẫn hiểu đâu. Mà là học hiểu được cho xứng với cương vị là một đệ tử Đại Pháp, một người đang học Pháp vũ trụ do đích thân Đấng Sáng Thế Chủ dạy. Học Pháp như một đệ tử Đại Pháp.

““Đệ tử Đại Pháp” là một xưng hiệu đặc thù, là chưa từng có từ thuở khai thiên tịch địa” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Để minh họa cho rõ ý, thử lấy ví dụ tình huống thế này. Giả sử người ta cho ta xem giáo lý của môn phái khác nào đó, có thể ví như đi tham quan một căn hộ nào đó. Nếu ta đến đâu cũng gật gù “đẹp đấy” thì chính là nhận 0 điểm, đúng không? Đây chính là tình huống (i) nêu trên. Phải chăng chỉ vì ta tự cho rằng mục đích tu luyện của Đại Pháp chính là để buông bỏ các tâm con người, do đó cảm thấy giáo lý của môn phái khác kia cũng rất hay và đáng học tập?! Nhưng mà ta là đệ tử Đại Pháp. Nghiên cứu cả ngày bản vẽ tổng thể để làm gì? Đệ tử Đại Pháp học Pháp vũ trụ để làm gì?

Lời giải đạt điểm cao nhất, theo hiểu biết của tôi, là lời giải (iii), tức là mình coi giáo lý của môn phái đó là cơ hội để so sánh, đối chiếu, từ đó hiểu rõ ràng hơn nữa Pháp Chân-Thiện-Nhẫn. Nghĩa là bài 3 của loạt bài viết này chính là lời giải của tôi trong tình huống ấy. Tất nhiên, không chỉ vấn đề khi gặp giáo lý của môn khác, mà khi tiếp xúc với bất kể thứ gì trên đời, thì ta cũng có thể hiểu là ta đang ở trong khảo nghiệm loại này: Ta đang được dẫn đi tham quan thực tế, và ta có hiểu được biến hóa của Pháp vũ trụ ở đó là gì chăng?

Mà thực ra, học hiểu chẳng qua chỉ là bước đầu mà thôi. Vì nếu đọc bản vẽ mà chưa hiểu, thì đúng là chưa nói chuyện khác được. Tức là (iii) chỉ là lời giải điểm rất thấp. Nhưng trình độ của tôi chỉ có ngần này nên chỉ có thể chia sẻ vậy thôi.

(5) Nếu nhìn từ góc độ này, thì tôn chỉ dĩ Pháp vi Sư là vô cùng quan trọng. Quan trọng hơn các ý (1) (2) (3) (4) nêu ở các bài trên rất nhiều. Hiểu được Pháp Lý mà nhìn ra biến hóa của Pháp trong các tình huống mà chúng ta gặp. Dùng Pháp để đo lường và đối đãi mọi việc. Thành tựu đệ tử Đại Pháp.

Chính vì đây là Pháp của vũ trụ, do đó tu luyện của chúng ta là độc nhất vô nhị. Mỗi người chúng ta cũng là cần học hiểu Pháp, nhìn ra con đường tu luyện của mình dựa trên nhận thức về vũ trụ, xã hội, và nhân loại, và tự mình đi thành con đường ấy. Tu luyện cho đúng với cương vị là một đệ tử Đại Pháp.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, chắc chắn còn rất nhiều hạn chế. Có gì chưa thích đáng mong được các đồng tu từ bi chỉ ra.

*
*     *

Dĩ pháp vi Sư (bài 1/5): https://vn.minghui.org/news/131887-di-phap-vi-su.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 2/5): https://vn.minghui.org/news/131890-di-phap-vi-su-2.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 3/5): https://vn.minghui.org/news/131893-di-phap-vi-su-3.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 4/5): https://vn.minghui.org/news/131896-di-phap-vi-su-4.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 5/5): https://vn.minghui.org/news/131899-di-phap-vi-su-5.html

Share

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 5/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Dĩ Pháp vi Sư (bài 4/5)https://vn.minghui.org/news/131896-di-phap-vi-su-4.htmlThu, 27 Jun 2019 02:44:18 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=131896[MINH HUỆ 27-6-2019] Tại sao năm đó môn đồ của Phật Thích Ca lại lẫn lộn giáo lý của Bà La Môn giáo vào trong Phật giáo? Theo cách nói của chúng ta, đây là vấn đề “bất nhị Pháp môn” và “dĩ Pháp vi Sư”: Tại […]

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 4/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 27-6-2019] Tại sao năm đó môn đồ của Phật Thích Ca lại lẫn lộn giáo lý của Bà La Môn giáo vào trong Phật giáo? Theo cách nói của chúng ta, đây là vấn đề “bất nhị Pháp môn” và “dĩ Pháp vi Sư”: Tại sao người tu vi phạm những khoản này? Lịch sử đã qua. Tôi cũng không biết quá khứ là thế nào; nhưng cũng mạnh dạn nương theo vấn đề này mà chia sẻ ra một chút nhận thức eo hẹp của mình cùng các quý đồng tu.

Bài học giáo huấn quan trọng bậc nhất trong lịch sử

Khi Sư phụ giảng về những gì trong quá khứ, thì tôi thấy rằng chỉ có duy nhất một điều —không còn điều nào khác mà Sư phụ nhấn mạnh đến thế— được Sư phụ gọi là “bài học giáo huấn quan trọng bậc nhất trong lịch sử”. Đó là vấn đề năm xưa môn đồ của Phật Thích Ca đã lẫn lộn giáo lý của Bà La Môn giáo vào Phật giáo, khiến cho Phật giáo tiêu mất khỏi Ấn Độ. Lời răn dạy nghiêm khắc ấy được Sư phụ nhắc lại rất nhiều lần.

Liệu chúng ta có ai vô tình đi vào vết xe đổ trong lịch sử chăng? Có học viên Đại Pháp nào lẫn lộn giáo lý của Phật giáo vào đây hay không? Tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp là khác quá nhiều so với tu luyện của Phật giáo kia mà?

Đệ tử: Đại Pháp chúng ta bao gồm Lý của Phật gia, Đạo gia và Kỳ môn, một số Pháp Lý mà các vị Như Lai khác đã chứng ngộ, thì có tác dụng chỉ đạo đối với chúng con không?
Sư phụ: Không có. Đại Pháp bao hàm hết thảy, nhưng lại không thể thêm vào Lý của những tiểu đạo, tiểu môn nào đó hoặc Lý của Như Lai nào đó, điều đó chỉ có thể khiến chư vị ngộ lệch lạc, bởi vì nó không thể đứng ngang hàng với Đại Pháp vũ trụ. Nhận thức và quả vị tại các tầng thứ khác nhau đều là Pháp tạo ra. Hết thảy những gì chư vị tu luyện trong Đại Pháp này, cũng có nhân tố mà chư vị tự mình chứng ngộ được về Pháp, đó chính là quả vị mà chư vị tự mình đắc được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999])

Đệ tử hỏi rất trực tiếp, và Sư phụ trả lời cũng rất minh bạch rồi. Nhưng mà, theo quan sát của tôi, thì có một vòng lặp khó thoát thế này. Một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đến giai đoạn tu luyện đó và sinh ra cái tâm “mục đích” cho rằng tu luyện chính là để buông bỏ các tâm người thường. Mà điều này rất dễ xảy ra, vì họ rất có thể lý giải Pháp mà Sư phụ giảng theo ý đó:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Nếu như vậy thì người tu này có thể cảm thấy rất nhiều điều được giảng trong Phật giáo hoặc các tôn giáo khác là phù hợp, là tương thích, vì họ đo lường một điều gì đó có phù hợp hay không là bằng “mục đích” mà họ nhìn nhận rằng tu luyện là để bỏ các tâm người thường. Do đó bèn tiếp thu và thậm chí còn quảng bá những điều của môn khác. Nhất là khi mà Phật giáo và các tôn giáo kia đã có thời gian phát triển cả mấy nghìn năm, và ở đó đã hình thành một bộ rất hoàn thiện và phong phú các loại lập luận, các ví dụ, các câu chuyện dẫn dắt mà người tu đó cảm thấy rất là hay, rất cuốn hút, dễ thông tình đạt lý, rất là khớp với mục đích mà mình cho là đúng.

Không nhận ra đã vi phạm đạo lý “bất nhị pháp môn”, không thực sự theo đúng tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư” như thế, thì người tu này khó có thể đạt đến cảnh giới “từ Pháp nhận thức Pháp”. Dù học Pháp nhiều bao nhiêu cũng rất khó vượt qua, bởi vì trong quá trình học Pháp của Pháp Luân Đại Pháp, thì đồng thời cũng tiếp thu những lập luận, những kiến giải của Phật giáo hay tôn giáo khác. Mỗi khi đo lường và đối đãi việc gì, thì đã lẫn những thứ của môn khác vào đó mất rồi, cho nên dù học Pháp bao nhiêu lâu rồi vẫn không đạt được cảnh giới từ Pháp nhận thức Pháp.

Vì tu nhiều năm mà không đạt đến cảnh giới ấy, nên Pháp không hiển lộ nội hàm cao hơn cho người đó; vậy là người đó không ngộ ra nội hàm sâu hơn của Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, và rốt cuộc không đột phá được nhận thức “mục đích” thấp ấy, vẫn cứ mãi lầm tưởng rằng tu luyện chính là để từ bỏ nhân tâm. Người đó có thể cảm thấy học Pháp nhiều và ngộ ra được rất nhiều điều sâu sắc trong Phật giáo hoặc tôn giáo khác, nên có ảo giác là mình đang tiến bộ. Đây chính là vòng lặp khó thoát mà tôi đang muốn nói đến. Theo tôi đây cũng là thuộc về trường hợp mà trong bài «Tiến về viên mãn» được Sư phụ miêu tả là “không thể tính là đệ tử của tôi”.

Nếu để lâu, và người này bước ra hồng Pháp, thì chính là sẽ đi đúng vào vết xe “bài học giáo huấn quan trọng bậc nhất trong lịch sử” nêu trên, tức là truyền đạt lẫn lộn những điều của Phật giáo hay tôn giáo khác vào trong Pháp Luân Đại Pháp.

Trước khi trở thành học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi cũng đã từng tu luyện theo Phật giáo. Sau khi hiểu được “từ Pháp nhận thức Pháp”, thì tôi cũng phát hiện rằng mình là có vấn đề này; không nặng, nhưng mà là có. Rất khó giải quyết. Cuối cùng tôi quyết định là giải theo cách này: Mỗi khi học Pháp như đọc sách hay nghe hoặc xem bài giảng Pháp Quảng Châu thì tôi đặt vào trạng thái quên hết. Cụ thể là, thông thường khi ta học Pháp, khi nghe câu này thì có khi trong đầu đã nhớ sang câu sau. Nhưng mà, khi nhớ như thế thì cũng nhớ luôn cả Pháp của môn khác. Tôi quyết định là học theo kiểu là quên. Tức là đặt mình vào trạng thái không biết gì mà học Pháp, có nhớ ra bất kể cái gì thì phải bỏ đi như chưa từng biết. Người ta học để nhớ thêm, còn tôi thì quên đi để học như mới. Trải qua liên tục khoảng nửa năm thì thành công. Đột nhiên tôi hiểu được Pháp theo cách mà hoàn toàn không bị lẫn môn khác vào. Không phải là mình quên đi thì sẽ phí công đã học trước đó đâu. Mà là tự nhiên hiểu ra mọi thứ theo đúng cách mà nó nên được hiểu.

Cũng nhờ thế mà tôi nhìn ra vòng lặp khó thoát nói trên. Trong vòng lặp ấy, thì khâu cho rằng “mục đích” tu luyện là để buông bỏ nhân tâm chính là khâu có vấn đề. Cũng là vì lý giải một cách không thích đáng Pháp mà Sư phụ giảng. Phân tích cụ thể như sau.

Nhân tố tu luyện phản ánh vào cuộc sống ở xã hội nhân loại

Chúng ta tu luyện ở xã hội người thường, và nhân tố tu luyện —vốn dĩ ở tầng thứ cao hơn người thường, thậm chí là từ tầng thứ rất cao— cũng được phản ánh vào cuộc sống của chúng ta ở đây. Lấy ví dụ về một câu hỏi điển hình mà học viên mới hay hỏi: Tôi theo Pháp Luân Đại Pháp, và tôi cảm thấy nếu nhường nhịn đồng nghiệp ở cơ quan khi họ bắt nạt mình thì cũng được thôi, nhường một chút không sao cả. Hàng xóm bên cạnh bắt nạt mình, thì tôi cảm thấy mình nhường nhịn họ, thế cũng không phải là không làm được. Nhưng mà nhường họ xong thì họ cảm thấy mình hiền lành quá, họ lại bắt nạt mình tiếp thì sao?

Trường hợp gặp câu hỏi kiểu này thì tôi thường trả lời đùa rằng: Nếu thế thì không tu lên được. Tại sao? Tại vì dùng cái Lý của tầng thấp để lý giải sự việc, thì không cách nào tu lên tầng cao, kiểu như đến đại học mà vẫn học theo sách tiểu học vậy. Chỉ có thể tu lên nếu người đó biết cách áp dụng Pháp ở cao tầng vào đây. Dĩ Pháp vi Sư, người ấy nghĩ, họ bắt nạt ta có thể là vì ta nợ họ, nợ từ đời trước hoặc đời này, giờ ta nhường một lần thì nợ bớt đi rồi, nhường vài lần thì hết nợ rồi, nhường nữa thì họ nợ ta và họ sẽ không bắt nạt ta được nữa. Ấy là nói ví dụ thế, chứ không nhất định phải suy nghĩ theo kiểu ấy. Là ý muốn nói rằng, nếu người đó biết cách theo tôn chỉ dĩ Pháp vi Sư mà dùng Pháp Lý cao hơn, thì mới có thể tu lên cao.

Các khảo nghiệm dù diễn ra giống như các sự việc cõi người nơi đây, nhưng nếu có Pháp ở cao tầng chỉ đạo, thì sẽ nhìn ra nhân tố tu luyện xuất phát từ tầng rất cao đang phản ánh vào trong đó. Đây là có an bài. Khi an bài nhân tố tu luyện từ tầng cao ánh xạ vào tầng thấp này, thì sẽ nhất định là gắn vào cái gì đó ở tầng thấp này. Nếu không gắn vào thì hiển nhiên không phản ánh xuống tầng thấp này được.

Cụ thể là: Cái ta cần lựa chọn bỏ đi ở tầng thứ cao sẽ là gắn vào cái nhân tâm chấp trước ở tầng thứ thấp này. Như vậy, khi ta bỏ cái nhân tâm ấy, thì ta thực sự được tính là đã tu ở tầng thứ rất cao kia, chứ không phải chỉ là đơn thuần là bỏ cái nhân tâm ở tầng thấp này. Nhưng tiền đề là phải từ Pháp mà nhận thức được những điều trên kia và nhìn ra ánh xạ ấy thì mới được. Để minh họa rõ ý này, xin dẫn ví dụ như sau.

Một học viên phát tờ rơi về vấn đề mổ cướp tạng, và học viên này bị công an bắt vào đồn. Người học viên này trình bày các quan điểm về nhân quyền, về bản chất tà ác của ĐCSTQ, v.v., và sau đó công an hiểu ra nên không làm khó dễ nữa, và học viên trở về nhà.

Phân tích. Nếu học viên này chỉ nói nhân quyền là nhân quyền thôi, thì học viên này chỉ là có phúc phận. Nếu khi mở miệng nói mà đồng thời buông bỏ các nhân tâm nổi lên —tâm sợ hãi, tâm cầu danh, tâm tranh đấu, v.v.— thì học viên này chính là tu được ở tầng thứ buông bỏ nhân tâm. Bề ngoài vẫn chỉ là nói chuyện thôi, nhưng thực ra đã được tính là tu ở tầng đó rồi đấy. Nếu học viên này xác định rằng công an kia thực ra là bị nhân tố tà ác thao túng, vừa mở miệng nói chuyện nhân quyền vừa phát chính niệm diệt trừ tà ác ở không gian khác, thế thì học viên đó được tính là đang tu ở tầng thứ tương ứng. Nếu học viên đó hiểu được đây là an bài của cựu thế lực rằng là thế này thế kia, và toàn bộ công việc bước ra phát tờ rơi giảng chân tướng là để phá trừ an bài ấy như thế nào, thì tức là học viên ấy đang tu ở tầng thứ còn cao hơn nữa. Nếu học viên này hiểu rõ được bản chất an bài cựu thế lực và cần phá trừ ra sao là do sự khác biệt của Pháp Lý cũ và Pháp Lý mới, và hiểu được chỗ khác biệt đó là ở đâu, và khi mở miệng nói chuyện về nhân quyền thì có phản ánh của Pháp Lý vũ trụ mới vào lời mình nói, thế thì học viên này đã tu ở tầng rất cao, đã bước ra được bước đi xuất ra khỏi vũ trụ cũ mà bước sang vũ trụ mới.

Biểu hiện vẫn chỉ là mở miệng nói chuyện về nhân quyền thôi, nhưng mà tu được ở tầng thứ nào, thì là ở cái tâm. Dĩ Pháp vi Sư, tuân chiếu Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, Pháp của vũ trụ mà thành tựu bản thân mình. Đương nhiên, tu luyện theo cách này trở thành có nghĩa và có thể thành công là vì, trong việc người công an bắt học viên Pháp Luân Công là đã có một phản ánh xâu chuỗi suốt từ tầng rất cao xuống đến nơi xã hội nhân loại này. Người học viên cần từ Pháp mà nhìn ra phản ánh đó, nhìn ra nhân tố tu luyện trong đó, từ đó mà tu lên.

Đương nhiên, chỉ một việc lẻ tẻ thì không đủ. Nếu học viên này tại các việc đụng phải trong đời —khi gặp mâu thuẫn, trong giao tiếp giữa các đệ tử đồng môn, trong các vấn đề hạng mục hay phối hợp chỉnh thể cộng đồng học viên, v.v.— hết thảy đều có thể làm được như thế ở một tầng thứ rất cao nào đó, thì học viên ấy được tính là đã đang tu ở tầng thứ đó rồi.

“Toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người”, như trích dẫn trong «Chuyển Pháp Luân» bên trên, và tôi hiểu câu ấy là, chính là có an bài nhân tố tu luyện tầng tầng lớp lớp từ rất cao xâu chuỗi phản ánh vào các nhân tâm. Do đó biểu hiện ra là quá trình tu luyện chính là quá trình buông bỏ nhân tâm. Nhưng mà nếu học viên lý giải rằng, tu luyện chỉ bỏ hết nhân tâm là xong, thế thì chỉ có thể đắc quả vị La Hán là hết, vì không nhìn ra nhân tố tu luyện ở các tầng thứ cao hơn đang được phản ánh vào đó. Không nhận ra nhân tố tu luyện ở tầng thứ cao hơn, thì hiển nhiên không cách nào tu lên cao hơn được. Hiểu như thế là chưa hiểu đúng ý của Pháp mà Sư phụ giảng đâu.

Như vậy trong tình huống nêu ra ở mục trước, thì ấy là, vì hiểu chưa đúng như thế, nên một số học viên cứ tưởng rằng “mục đích” tu luyện chỉ là buông bỏ nhân tâm, cho nên không thoát ra khỏi vòng lặp nêu trên.

Theo tôi hiểu, tương lai, nhân loại và Tam giới cũng là có tồn tại phản ánh kiểu thế này; vì nhân loại và Tam giới ở vũ trụ mới sẽ là nơi mà lưu tồn cơ hội tu luyện phản bổn quy chân, tu luyện quay trở về. Nhân loại và Tam giới là có quan hệ như thế với các tầng thứ cao hơn.

Theo tôi hiểu, có một tình huống khác mà cũng có cách thức an bài phản ánh từ trên xuống dưới khá là tương tự: Con người lựa chọn tương lai.

Khi kỷ nguyên mới bắt đầu, thì có cái được giữ lại và có cái bị đào thải. Trong Chính Pháp lần này thì con người có được cơ hội tự mình lựa chọn tương lai. Nhưng mà con người không hiểu Pháp ở tầng thứ cao; các khái niệm vũ trụ cũ mới thế nào thì trong đầu họ hoàn toàn không có; thậm chí rất nhiều người là thuộc loại vô thần; và còn nhiều người hơn nữa tuy không phải vô thần nhưng mà nhận thức về Thần đã biến dị rất nhiều rồi. Thế thì bảo họ lựa chọn tương lai thì họ chọn thế nào?

Có an bài rằng những nhân tố các tầng thứ khác nhau các không gian khác nhau được phản ánh vào nhân loại nơi đây. Tất cả những gì mà chú định bị đào thải sẽ đều phản ánh vào phe cánh ĐCSTQ. Ở nơi xã hội nhân loại này, ĐCSTQ phạm tội ác đối với nhân loại. Con người có thể không hiểu Pháp ở tầng thứ cao, nhưng họ nhất định hiểu được cuộc đàn áp Pháp Luân Công là thế nào. Hễ họ lựa chọn ủng hộ Pháp Luân Công hoặc lựa chọn phe cánh ĐCSTQ, thì điều ấy được tính là lựa chọn tương lai cho mình rồi.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, chắc chắn còn rất nhiều hạn chế. Có gì chưa thích đáng mong được các đồng tu từ bi chỉ ra.

*
*     *

Dĩ pháp vi Sư (bài 1/5): https://vn.minghui.org/news/131887-di-phap-vi-su.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 2/5): https://vn.minghui.org/news/131890-di-phap-vi-su-2.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 3/5): https://vn.minghui.org/news/131893-di-phap-vi-su-3.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 4/5): https://vn.minghui.org/news/131896-di-phap-vi-su-4.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 5/5): https://vn.minghui.org/news/131899-di-phap-vi-su-5.html

Share

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 4/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Dĩ Pháp vi Sư (bài 3/5)https://vn.minghui.org/news/131893-di-phap-vi-su-3.htmlThu, 27 Jun 2019 02:43:25 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=131893[MINH HUỆ 27-6-2019] Để chia sẻ rõ hơn nhận thức của tôi về tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư”, tôi xin phép dùng cách so sánh với tôn chỉ của một môn tu luyện khác, thông qua đó nêu bật ra được những gì cần biểu đạt. […]

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 3/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 27-6-2019] Để chia sẻ rõ hơn nhận thức của tôi về tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư”, tôi xin phép dùng cách so sánh với tôn chỉ của một môn tu luyện khác, thông qua đó nêu bật ra được những gì cần biểu đạt.

“Dĩ Pháp vi Sư” so với “dĩ Giới vi Sư”

Tu luyện trong Phật giáo là khác rất nhiều nếu so với tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong đó chỗ một khác biệt rất nổi bật là ở phương diện tôn chỉ nền tảng này.

a)

Năm đó khi Phật Thích Ca sắp sửa nhập niết-bàn, các đồ đệ hỏi Ngài rằng sau này khi Thế tôn không còn tại thế thì thế nào? Đức Phật trả lời: Hãy lấy Giới làm thầy, “dĩ Giới vi Sư”. Tu luyện Giới-Định-Huệ chính là như thế. Ai mà đổi đi thì không còn là pháp tu mà Phật Thích Ca truyền ra những năm đó nữa. Tất nhiên, trong Phật giáo cũng yêu cầu phải hiểu Pháp Lý, nhưng mà tôn chỉ nền tảng của họ là “dĩ Giới vi Sư”. Có Giới thì mới có Định, có Giới có Định thì mới có Huệ. Tức là, trí huệ là đạt được thông qua phương thức ấy, lộ tuyến nhận thức là khác với Pháp Luân Đại Pháp. Nói cách khác, các trạng thái tham ngộ của họ là khác.

b)

Đã vậy, thì Pháp Lý của họ cũng là khác. Nói nôm na là, khi soạn giáo trình đào tạo 20 năm 30 năm từ bé chưa biết chữ cho đến thành tiến sỹ, nếu Bộ Giáo dục quyết định tôn chỉ học tập sẽ là dĩ Giới vi Sư, thế thì toàn bộ giáo trình ấy sẽ được soạn theo cách khác, các bước đề cao nhận thức, cảnh giới tư tưởng, v.v., cũng khác. Phân chia các chủ đề cho năm học và đề thi các năm cũng khác. Bộ giáo trình cho phương thức đào tạo kiểu “dĩ Giới vi Sư” hiển nhiên sẽ khác bộ giáo trình cho phương thức đào tạo kiểu “dĩ Pháp vi Sư”. Cái này quá hiển nhiên.

Đương nhiên, Pháp được giảng trong Pháp Luân Đại Pháp là Pháp vũ trụ, cho nên bản thân việc so sánh đã là không thích đáng. Vốn dĩ không so sánh được. Hơn nữa, khi một bậc Giác Giả giảng Pháp ra, thì có vô lượng vô số nhân tố mà kẻ tầm thường như tôi không biết. Do đó tại đây tôi chỉ là miêu tả theo góc độ “tôn chỉ” tu luyện thôi, và cũng chỉ là để làm sáng tỏ cái ý của bài viết này mà thôi.

c)

Một khác biệt rõ nhất có thể thấy được giữa hai bộ giáo trình này, chính là Phật Thích Ca cố ý không giảng ra một số chủ đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ hay những gì mà Ngài cho là quá xa xôi. Kinh điển Phật giáo kể rằng, có người hỏi Đức Phật những thứ kiểu như nguồn gốc nhân loại là gì, v.v., ý tứ là phải hiểu những cái đó thì người đó mới quan tâm tu luyện theo Phật Thích Ca. Người đó, tuy ngưỡng mộ Phật Thích Ca, nhưng vì chưa rõ những thứ đó nên còn vướng mắc trong tâm, và chưa quyết định theo. Phật Thích Ca trả lời rằng, ví như có người kia bị trúng tên tẩm thuốc độc, thầy thuốc đến chuẩn bị nhổ mũi tên ra và chữa trị, thì người kia bèn nói: Khoan đã nào, hãy cho tôi biết mũi tên này do ai bắn, bắn là mục đích gì, độc chất là gì, v.v., rồi sau hãy rút. Thầy thuốc bèn bảo rằng, giờ cứ nhổ mũi tên ra thôi, chứ tìm hiểu xong những cái đó thì đã muộn mất rồi.

Phật giáo chính là không giảng ra những chủ đề thuộc loại đó. Nhưng mà, phương cách tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp là khác. Không chỉ nguồn gốc nhân loại, mà cả nguồn gốc của Tam giới và nhiều điều lớn hơn cũng được giảng ra rồi. Không chỉ nhân loại và Tam giới của vũ trụ cũ, mà nguồn gốc xuất xứ và ý nghĩa tồn tại của nhân loại và Tam giới trong vũ trụ mới, quan hệ của nhân loại và Tam giới với các tầng thứ cao hơn, thì cũng đã được giảng ra rồi. Sư phụ còn giảng rằng, đến thời Pháp Chính Nhân Gian thì còn giảng chi tiết hơn nữa. Nhìn thoáng thì thấy Phật giáo nói rất nhiều về Tam giới và luân hồi, Kinh sách giáo điển rất nhiều; nhưng nếu so với giáo lý của Đại Pháp, thì điều Phật giáo giảng chỉ là bức tranh rất nhỏ hẹp. Ở đó chủ yếu chỉ là miêu tả trạng thái hiện có lúc bấy giờ, tại thời điểm bấy giờ mà thôi. Trong khi Đại Pháp chính là giảng ra nguồn gốc, quá trình biến hóa cũng như nguyên lý của sự biến hóa, và cả sau này rồi sẽ thế nào. Đẳng cấp hoàn toàn khác biệt.

Phật Thích Ca giảng Giới-Định-Huệ, tôn chỉ ở Giới. Có Giới rồi có Định. Có Giới có Định rồi sau đó mới có Huệ. Người tu sẽ biết được những gì đáng được biết thông qua quá trình ấy. Toàn bộ hệ thống Pháp Lý cũng là xoay quanh các bước tham ngộ như thế. Giảng ra quá nhiều những thứ xa xôi thì không cần thiết, thậm chí còn bị coi là sẽ khiến người tu mất phương hướng. Cũng có thể còn lý do ẩn giấu là vì Thiên cơ chưa được phép tiết lộ vào lúc đó. Nhưng dù thế nào đi nữa, tu luyện Đại Pháp hoàn toàn không như thế. Tu luyện Đại Pháp chúng ta, người tu cần biết cách đặt con đường tu luyện của mình trong bức tranh rộng lớn hơn. Người tu cần nhìn ra con đường tu luyện của mình và đi thành con đường tu luyện của mình trên cơ sở hiểu biết về vũ trụ, xã hội, và nhân loại. Toàn bộ quá trình nhận thức là theo một lộ tuyến khác, ngay từ những bước đi đầu tiên, đã là khác.

Nếu học viên nào lầm tưởng rằng những phần giảng Pháp về nguồn gốc, cấu tạo và biến hóa của vũ trụ, xã hội, và con người, cũng như Thiên tượng biến hóa trên hình thế rộng lớn là những thứ xa vời và không liên quan nhiều đến tu luyện của mình, thế thì đó là sai lầm và thiếu sót rất lớn. Nếu nghĩ: Ta tu là tu tâm, bỏ các tâm chấp trước là được rồi, những cái đó xa vời quá và không liên quan đến ta lắm, v.v., thế thì đó là chưa hiểu cách tu của Đại Pháp. Bên Phật giáo họ có thể coi những thứ đó là xa vời viển vông; và chủ trương của họ là thế. Còn chúng ta không thế. Nếu mang chủ trương đó sang Pháp Luân Đại Pháp thì sẽ là can nhiễu rất lớn. Chúng ta là tu theo tôn chỉ dĩ Pháp vi Sư, không phải dĩ Giới vi Sư.

d)

Không chỉ khác nhau ở phương diện cao hơn là trạng thái tham ngộ, mà ngay từ phương diện buông bỏ các tâm chấp trước của người thường cũng đã khác rồi. Giới, ấy là dùng phương thức từ bỏ vật chất, từ bỏ hành động để đạt mục đích buông bỏ cái tâm. Còn chúng ta đi theo lộ tuyến khác.

Lấy một tình huống rất đơn giản để minh họa. Một học viên Pháp Luân Công nhặt được một cái ví có chứa nhiều tiền và những thứ giá trị cao. Học viên đó căn cứ theo nhận thức của mình từ Pháp về đức và nghiệp, mất và được; và học viên đó bỏ đi cái tâm tham tiền tài, tìm ra người chủ sở hữu tài sản đó và trả lại cho người ta. Mà câu chuyện cũng chưa dừng ở đó. Sau này, khi về nhà, học viên đó chợt nghĩ ra rằng, lúc mình trả lại cho người ta, mình đã xuất ra cái tâm rằng hẳn là người ta phải cảm ơn mình, người ta không cần nói ra miệng cũng được nhưng nên chăng trong tâm phải biết ơn mình. Mình đã xuất ra tâm háo danh rồi. Thế là không tốt. Lần sau chú ý, không nên xuất ra cái tâm háo danh này.

Như vậy, trong toàn bộ quá trình đó hoàn toàn không phải “giới” gì cả, không phải kiêng khem, không phải bỏ nhà bỏ cửa để rồi chỉ sở hữu mỗi y và bát, mà vẫn bỏ được cái tâm tham tiền tài, không cần phải từ bỏ chức vụ mà vẫn bỏ được cái tâm về danh. Tất nhiên một lần thì chưa bỏ được hết, nhưng nếu cứ kiên trì tu như thế thì dần dần nhất định sẽ bỏ được. Không cần giới luật. Ta là dựa vào nhận thức từ Pháp mà tu. Dĩ Pháp vi Sư. Còn như quan hệ nam nữ? An bài khảo nghiệm quan hệ nam nữ ở ngoài đời thì có thể xáo trộn cuộc sống? Vậy thì khảo nghiệm trong mơ. Người tu luyện vẫn kết hôn và duy trì cuộc sống gia đình hài hòa, con cháu đầy nhà, mà vẫn hoàn toàn có thể có được thăng tiến về tâm linh về phương diện này.

Hiển nhiên, dĩ Giới vi Sư là không theo lộ tuyến này. Đây là lộ tuyến của tôn chỉ dĩ Pháp vi Sư của môn phái chúng ta: Bằng vào nhận thức về Pháp mà tu.

Đương nhiên, chỉ có lý thuyết thì không đủ đâu, mà trong Đại Pháp có một bộ các thứ an bài, hoàn toàn khác với Phật giáo, để cho phương cách tu luyện thế này có thể thành công. Ví dụ, vợ hoặc chồng của đệ tử Đại Pháp là cũng được tịnh hóa đến mức nào đó mà không can nhiễu sang được, v.v. Những mâu thuẫn mà người tu gặp phải trong đời, thậm chí là người tu đi ngang qua và nghe thấy người khác có vấn đề gì, thì rất có thể đều là an bài để người tu có thể đề cao tâm tính. Đây là một bộ những an bài trong tu luyện Đại Pháp, mà Sư phụ giảng đã rất rõ ràng rồi.

Tương tự, Phật giáo cũng có một bộ an bài của họ, nhưng bộ an bài đó là khác hoàn toàn. Phật giáo an bài là lánh đời: Xuất gia. Nếu ai không xuất gia, mà làm cư sỹ, thì thực ra cũng phải lánh đời theo phương cách tương tự. Tuy thân xác là tại gia, nhưng cái tâm thực ra thì vẫn là lánh đời thôi, vì toàn bộ phương thức bỏ chấp trước của bên Phật giáo là như thế, toàn bộ hệ thống Pháp Lý (bộ giáo trình) cũng được giảng ra như thế.

Họ ca ngợi rằng xa rời cõi đời trần tục này thì tốt biết bao. Khiến người ta cảm thấy cái tâm của mình càng xa rời trần tục thì càng tốt, v.v. Đó là do phương pháp tu của họ là thế. Thoát ly các duyên thế gian. Chúng ta không thế. Chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường, không phá vỡ các quan hệ xã hội. Càng tu tốt thì nói chung quan hệ xã hội sẽ càng tốt. Đến cơ quan, đồng nghiệp nói xấu mình với lãnh đạo, thì mình có phong thái cao, hàm dưỡng, không so đo với người ta, lấy Chân-Thiện-Nhẫn mà thiện giải. Về nhà, vợ khó chịu, thì mình bao dung nhường nhịn, cười nhẹ bỏ qua. Thế thì quan hệ xã hội chính là càng tu càng tốt, đúng không? Người tu Phật giáo nói rằng, chém sạch trần duyên, vượt qua chướng ngại cuộc đời mà đến với Đạo. Người tu Pháp Luân Công nói rằng, nhân loại là một tầng trong Pháp Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, đời và Đạo đối với tôi đã hòa làm một rồi.

“Vào thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, các đệ tử của Ông từng hỏi Ông: ‘Bạch Sư tôn, có thể không thoát ly các duyên thế gian mà tu thành Như Lai hay không?’ […] Thích Ca Mâu Ni nghĩ một lát rồi nói: ‘Vậy phải đợi đến lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế thì mới được’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004)

e)

Dĩ Giới vi Sư là nhắm vào một mục tiêu cụ thể, một tầng thứ nhất định. Bộ giới luật cũng là một bộ các điều khoản cố định. Bộ giới luật của người xuất gia theo Phật giáo là cho phép hành giả đạt đến tiêu chuẩn người tu luyện và nhắm vào cái đích là quả vị La Hán. Cũng yêu cầu người ta thực hiện trọn vẹn cả bộ giới luật, dù đã hiểu được chưa, hay là hiểu sâu đến đâu.

Bức tranh tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp rất rộng, phản bổn quy chân ấy, là không nhắm vào một tầng thứ cụ thể như thế. Người tu luyện chính là vừa thông qua nhận thức về Pháp, vừa bỏ dần các tâm chấp trước. Quá trình bỏ các tâm nếu dựa theo tôn chỉ dĩ Pháp vi Sư (như ví dụ trả lại ví tiền ở trên) thì đúng là sẽ diễn ra từng bước như thế: Hiểu đến đâu, thực hành đến đó. Giai đoạn đầu, các tâm chấp trước cần buông bỏ là các thứ dục vọng, là cái tình của người thường. Giai đoạn ấy, những cái tâm thô thiển thì dễ phát hiện ra và được bỏ đi trước; còn những cái tâm vi tế khó phát hiện thì thông thường được bỏ đi sau. Cho đến khi người tu luyện hiểu được dần dần các nội hàm của Pháp, thì khái niệm buông bỏ ấy thực ra là khái niệm rộng hơn: Buông bỏ những nhận thức ở tầng thấp, buông bỏ những hiểu chưa đúng đắn về Pháp, mà từ đó hiểu và thực hành theo Pháp ở các tầng cao hơn, chuẩn xác hơn.

Đây là sự chuyển tiếp giai đoạn nhận thức từ phạm vi hẹp là bỏ các tâm người thường, sang giai đoạn phạm vi rộng là bỏ những gì không hợp với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn ở tầng thứ mà ta đang tu luyện. Sự chuyển biến này rất tự nhiên, không cần phải đặc biệt lưu ý; vì dù sao thì cũng là cùng một phương thức: Học Pháp và hiểu được cái nào cần tu sửa thì tu sửa cái đó. Nói chung nếu kiên trì tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư” thì sự chuyển tiếp này sẽ tự nhiên xảy ra.

Phạm vi hẹp là có phần tương đồng về mục đích với phương pháp giữ giới của Phật giáo, cùng là mục đích buông bỏ các tâm người thường. Nhưng phạm vi rộng, thì đã vượt khỏi rồi. Đây là điều cho phép người tu luyện Pháp Luân Công tu vượt quá tầng La Hán, tu lên các tầng thứ cao hơn. Đại Thừa Phật giáo, khi triển khai phương thức tu luyện vượt quá tầng thứ La Hán, thì họ phải triển khai phương thức tu luyện khác với Phật giáo Nguyên Thủy. Khi đó, họ cần một số bổ sung khác nữa ngoài giới luật thuần túy như của Phật giáo Nguyên Thủy. Pháp Luân Đại Pháp chúng ta không cần chia các bước như thế. Chỉ cần một tôn chỉ dĩ Pháp vi Sư là tu một mạch từ đầu đến cuối.

f)

Ngoài ra, ép buộc giữ giới sẽ có một tỷ lệ xác suất dẫn đến sự cố thế này. Kinh Phật giáo kể rằng năm đó ông Nan Đà được Phật Thích Ca dẫn ra khỏi đám cưới của mình. Chú rể rời khỏi đám cưới và trở thành hòa thượng. Ông Nan Đà tu luyện mà vẫn vương vấn cái tâm về người vợ chưa cưới được và mong muốn tu luyện để có thể kết hôn các tiên nữ. Ông nhập ma mà không tự biết. Sau đó ông được Phật Thích Ca điểm hóa cho biết tương lai sẽ bị đọa địa ngục nếu vẫn tiếp tục như thế, rồi thì ông mới hiểu ra và tu thành La Hán.

Tu luyện Pháp Luân Công là không hề cổ xúy cách làm ép buộc thế này; do đó cũng không xảy ra tình huống vì bị ép mà thành ra sự cố kiểu như ông Nan Đà tu luyện mà suýt nữa thì đọa địa ngục. Kỳ thực, trường hợp ông Nan Đà là tương đối đặc thù, chứ bình thường thì Phật giáo cũng không ép người ta tu đâu. Cái tôi muốn nói ở đây là tính chất tự nhiên của “giới luật”, ấy là yêu cầu thực hành trọn bộ giới luật, mà không phải là làm từng bước thuận theo tiến bộ dần dần của người tu.

Tất nhiên, nếu học viên Pháp Luân Công nào mà đem lối ép người vào Pháp Luân Công, thì sự cố kiểu ấy là vẫn có thể xảy ra. Đó là do lẫn các thứ khác vào Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi từng đọc một bài mà viết thế này. Kể rằng có người hỏi làm thế nào bảo người kia buông tay khỏi cái chén. Trả lời rằng hãy đổ nước nóng vào, người đó sẽ buông. Muốn người ta bỏ tâm chấp trước, thì cho họ khó nạn tương ứng là được. Bài này được khá nhiều đọc giả khen hay. Tôi cho rằng đây không phải là phong cách môn phái chúng ta. Vả lại phong cách “thân lừa ưa nặng” ấy cũng không thật sự tốt như một số người tưởng đâu. Nó có thể có tác dụng ở các tầng thứ tu luyện rất rất thấp mà thôi. Nhưng nó còn kèm phản ứng phụ nếu đương sự chưa có nhận thức đến đó hoặc là chưa nguyện ý làm thế (như trường hợp ông Nan Đà là một ví dụ). Chẳng hạn bố nông dân mẹ nông dân dùng roi dạy dỗ con trai và quất ra thành một anh nông dân. Cái đó công nhận là có tính khả thi. Nhưng bố nhạc sỹ mẹ nhạc sỹ có quất roi thành một anh nhạc sỹ được không? E rằng tính khả thi không cao. Tu luyện là tự nguyện. Công nhận rằng quất roi vào mông là có tác dụng, nhưng tác dụng hạn chế thôi. Lên cao tầng thì nhất định phải dựa vào học hiểu Pháp mà tu lên, mà đó mới là cái chính. Chúng ta tu luyện là dựa vào Pháp. Pháp vô cùng cao siêu. Pháp của vũ trụ. Dĩ Pháp vi Sư. Chúng ta có phong cách làm việc khác. Bức tranh mà chúng ta nhìn đến là rộng lớn hơn rất nhiều.

g)

Còn có khác biệt còn căn bản hơn nữa. Dĩ Giới vi Sư là mang tính máy móc cứng nhắc hơn, dĩ Pháp vi Sư là là mang tính uyển chuyển hơn. Do ngôn ngữ hữu hạn nên nói thế này không rõ ý. Tạm lấy ví dụ sau đây để minh họa.

Một vị Phật có một thế giới mà Ngài chủ trì. Thế giới đó có vô vàn chúng sinh ở vô lượng tầng thứ khác nhau. Vị Phật quản thế giới đó thì có thể theo cách là đến bảo từng chúng sinh rằng hãy máy móc làm các bước 1 2 3 … nào đó không? Không. Vị Phật quản thế giới của Ngài là dựa vào Pháp. Tựa như tổng thống dùng luật pháp để quản lý quốc gia, nhà vua dùng vương pháp để quản lý vương quốc. Tất nhiên, so sánh đó là tương đối mà thôi. Pháp của thế giới thiên quốc là biểu hiện của từ bi vô hạn của Phật. Hoàn toàn không phải là tầng thứ thấp kém kiểu như luật pháp hay vương pháp nơi xã hội này. Đây là nói ví dụ, chỉ để làm rõ ý cần biểu đạt mà thôi.

Chẳng hạn vị Phật ấy tới thế gian nhân loại, và Ngài truyền ra Pháp của mình, phổ độ chúng sinh. Câu hỏi là, đệ tử thế nào thì nên được chọn là xứng được độ từ thế gian nhân loại lên thế giới thiên quốc? Đệ tử nhóm 1, người mà học theo cách là cho một bộ các bước cần làm theo (kiểu như cho một bộ giới luật rồi bảo làm đi) và sau đó có kết quả công việc? Hay là đệ tử nhóm 2, người mà cho họ một bộ các nguyên lý hoạt động, và họ tự biết cách áp dụng Pháp đó và hoàn thành công việc? Đương nhiên câu trả lời là đệ tử nhóm 2. Đây không chỉ thuần túy là nhóm 2 thông minh hơn, chỉ cần biết nguyên lý là có thể làm được rồi, mà còn chính là vì ở trên thiên quốc kia thì mọi thứ vốn dĩ là vận hành như thế. Nào có ai đến bảo làm từng việc cụ thể 1 2 3 … đâu?

Mà cũng chỉ đệ tử nhóm 2 mới thật sự hiểu Pháp. Nếu bảo người ta làm một cách máy móc như thực hành giới luật từng bước 1 2 3 … thì chắc gì làm xong thì đã hiểu, mà dù có hiểu thì chắc gì đã hiểu sâu. Còn nếu đúng theo tôn chỉ dĩ Pháp vi Sư của Pháp Luân Công, thì mỗi khi gặp vấn đề bèn lấy Pháp ra đo lường và lên kế hoạch giải quyết. Giải vấn đề xong thì Pháp ấy tự nhiên được hiểu rõ hơn. Mà cũng không chỉ vậy. Nửa năm sau, một năm sau, người ấy nghĩ: Lần đó mình làm vẫn chưa hoàn hảo, lẽ ra có thể làm thế này thì còn tốt hơn nữa. Như thế chẳng phải lại còn hiểu Pháp sâu hơn nữa, đúng không? Quá trình ấy, chính là quá trình tốt nhất, đảm bảo được rằng người tu luyện trải qua khó nạn mà hiểu Pháp, mà đồng hóa với Pháp.

Người tu theo Đại Pháp là được khuyến khích chia sẻ nhận thức với nhau, nhưng tuyệt đối không khuyến khích tu luyện bắt chước theo người khác. Chính là ý này đó. Mình tự có nhận thức của mình từ Pháp và đi thành con đường của mình. Đó mới là chân chính đồng hóa với Pháp, và cũng là cách tốt nhất. Chứ bắt chước người khác, người ta bước ra làm gì thì mình cũng bước ra làm, người ta đi về và không làm nữa thì mình cũng về thôi, thì đó không phải là phong cách tu luyện theo dĩ Pháp vi Sư của Pháp Luân Đại Pháp. Phong cách chúng ta là: Biết căn cứ theo Pháp mà làm, cho phép phạm sai lầm, sai rồi sửa; khuyến khích chia sẻ nhận thức, nhưng không được bắt chước người khác.

Khi học viên đặt câu hỏi quá cụ thể, thì Sư phụ không trả lời; còn nói rõ nếu trả lời thì là tước đoạt mất cơ hội tu luyện của học viên. Vì bản thân quá trình dùng Pháp đo lường và đối đãi các việc, đã là một phần không thể thiếu trong quá trình đồng hóa với Pháp.

Ví dụ trên ý là nói, dĩ Giới vi Sư là kiểu đệ tử nhóm 1, mà dĩ Pháp vi Sư là kiểu đệ tử nhóm 2. Mà nhóm 2 thì nhiều ưu điểm hơn rất nhiều.

Năm xưa thời tôi tu luyện theo Phật giáo, có một người tu chia sẻ với tôi thế này. Ông ấy nói ông ấy quyết định tu theo Tiểu Thừa, quyết định bỏ Đại Thừa mà theo Tiểu Thừa. Lý do là vì tu theo Tiểu Thừa mới rõ ràng minh bạch, ví như đi từ nhà ông đến Hồ Gươm, thì đi ra phố nào, đến chỗ nào thì rẽ trái rẽ phải thế nào, và theo đúng như thế sẽ đến Hồ Gươm. Ông quyết định theo Tiểu Thừa là vì thế, cho rằng tu từng bước rõ ràng thế mới tốt. Hồi đó tôi chỉ nghe mà biết vậy thôi. Sau này tôi mới hiểu, kỳ thực nhận thức của ông này là bị lùi, không tiến mà là lùi. Lúc bấy giờ tôi không nhận ra điều đó.

Kỳ thực, trong Phật giáo cũng yêu cầu học hiểu Pháp. Nhưng tôn chỉ dù sao vẫn là dĩ Giới vi Sư. Nếu không còn tôn chỉ này thì không còn là môn pháp mà Phật Thích Ca truyền ra những năm đó nữa. Một hòa thượng dù nói hay đến mấy mà không giữ giới cho tốt, thì người ta không coi đó là hòa thượng được đâu. Một hòa thượng khác mà nói không hay, thậm chí chủ yếu ngồi đó không nói gì không làm gì, nhưng giữ giới tốt, thì đảm bảo vẫn được coi là hòa thượng hợp cách. Cả một hệ thống Giáo Lý của Phật giáo nhìn chung cũng là xoay quanh tôn chỉ dĩ Giới vi Sư này. Cho nên, người học Phật giáo là thường có ấn tượng như vậy; không phải ngẫu nhiên mà ông kia hình dung con đường tu luyện nên phải giống như con đường từ nhà ông đến Hồ Gươm, tu luyện một cách máy móc theo từng bước.

Người học Pháp Luân Công không thể nào có lối nghĩ này. Cách trình bày, diễn đạt Pháp Lý, cách thực hành, v.v., cả một bộ là khác hoàn toàn. Đều là dĩ Pháp vi Sư, yêu cầu người tu qua học hiểu Pháp mà đi thành con đường tu của mình. Như vậy, ai mang lối nghĩ tu luyện một cách máy móc sang Pháp Luân Công, thì được coi là chưa biết cách tu luyện.

Một chi tiết nhỏ ngoài lề: Theo tôi biết, hiện nay Phật giáo có một xu hướng coi giáo điển của Phật giáo như một môn học thuật. Họ có các nhà Phật học, có cả chứng chỉ văn bằng, v.v. Những người tu luyện chúng ta không thế. Nội hàm của Pháp là nhờ tu rồi mới hiểu được một cách chân chính. Cảnh giới và chứng ngộ từ Pháp cũng phải thông qua tu luyện rồi mới đạt được.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, chắc chắn còn rất nhiều hạn chế. Có gì chưa thích đáng mong được các đồng tu từ bi chỉ ra.

*
*     *

Dĩ pháp vi Sư (bài 1/5): https://vn.minghui.org/news/131887-di-phap-vi-su.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 2/5): https://vn.minghui.org/news/131890-di-phap-vi-su-2.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 3/5): https://vn.minghui.org/news/131893-di-phap-vi-su-3.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 4/5): https://vn.minghui.org/news/131896-di-phap-vi-su-4.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 5/5): https://vn.minghui.org/news/131899-di-phap-vi-su-5.html

Share

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 3/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Dĩ Pháp vi Sư (bài 2/5)https://vn.minghui.org/news/131890-di-phap-vi-su-2.htmlThu, 27 Jun 2019 02:42:15 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=131890[MINH HUỆ 27-6-2019] Người tu, ai cũng muốn làm sao tu một mạch từ đầu đến cuối thông suốt nhất. Nhưng mà đường tu thì không phải lúc nào cũng bằng phẳng như mong muốn, có chướng ngại nhiều loại. Trong các chướng ngại về nhận thức, […]

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 2/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 27-6-2019] Người tu, ai cũng muốn làm sao tu một mạch từ đầu đến cuối thông suốt nhất. Nhưng mà đường tu thì không phải lúc nào cũng bằng phẳng như mong muốn, có chướng ngại nhiều loại. Trong các chướng ngại về nhận thức, thì có một cách giải, đó là nương theo một an bài đặc thù trong Pháp: Loại an bài mà thông suốt từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Nếu ta kiên trì theo đúng an bài đó, thì sẽ tránh bị đi đường vòng rất nhiều. Kiên trì theo tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư” là một cách mà tôi đã trải qua.

Chướng ngại: Phương tiện và mục đích

Một trong những chướng ngại lớn trong nhận thức, là vấn đề quan hệ giữa “phương tiện” và “mục đích”. Người học viên cho rằng học Đại Pháp có mục đích gì là dựa theo cảm nhận của giai đoạn mà họ đang tu, chứ không chịu nhìn rộng ra, thế thì không thăng hoa lên được, không sang giai đoạn sau được, vì cái “mục đích” của giai đoạn trước ấy, trong một số trường hợp, chẳng qua chỉ là “phương tiện” để sang giai đoạn sau mà thôi. Khi “mục đích” bị giới hạn ở một tầng thứ nào đó, thì nội hàm của Pháp ở tầng thứ cao hơn sẽ rất khó hiển lộ ra được. Đây là một loại chấp trước kiểu tư duy theo quán tính.

Đến với Đại Pháp vì vấn đề sức khỏe, thế thì một cách tự nhiên theo quán tính sẽ cho rằng mục đích theo Đại Pháp là để có sức khỏe. Thế thì không sang giai đoạn sau được. Chỉ khi nào hiểu ra, cái “hiệu quả” nhất cho luyện công chính là tu tâm tính, và bước sang tu tâm tính, thì mới hiểu ra: À, “sức khỏe” chỉ là cái phương tiện, cái cớ để mình thấy Đại Pháp là tốt và vào đây học. Người khác có thể là vì “tri thức” hay gì đó khác, và thấy Đại Pháp có cái mà họ theo đuổi trong đời, vì thế theo học Pháp Luân Công. Thời điểm gia nhập Pháp Luân Công thì những cái đó là được họ hiểu là “mục đích”. Nhưng mà khi người này thăng hoa tâm tính, lên giai đoạn tu luyện sau, thì hiểu ra, hóa ra những cái đó chỉ là “phương tiện” để người ta có thể gia nhập hàng ngũ học viên mà thôi.

Có không ít học viên thắc mắc kiểu thế này: Bây giờ nghiệp bệnh xuất hiện trở lại nơi tôi, và tôi được khuyên là đừng nghĩ về bệnh nữa và cứ học Pháp luyện công thì sẽ vượt qua, thế là tôi rất cố gắng không nghĩ về bệnh, chỉ đọc sách đọc sách, luyện công luyện công, đau đớn mấy cũng kệ và không uống thuốc, nhưng mà chả hiểu sao mãi vẫn chưa khỏi. Đây chính là không ngộ ra được. Người ta khuyên đừng nghĩ về bệnh tức là cái tâm hãy đặt vào cái khác cao hơn, cụ thể là cái tâm đặt vào hướng nội tìm tu tâm tính, chứ không phải đặt vào bệnh. Nhưng người này chẳng hiểu ra ý ấy, ngoài miệng thì nói là không nghĩ về bệnh, trong tâm thì tự ám thị rằng ta không nghĩ về bệnh, hành động thì chăm chỉ học Pháp luyện công và quên đi cái bệnh, nhưng thực ra mục đích của tất cả suy nghĩ, lời nói, và việc làm thảy đều là để chữa bệnh. Không thăng hoa lên được, vẫn là ở giai đoạn 0 mà không lên được.

Y chang đạo lý ấy. Nếu người học cho rằng mục đích tu luyện là bỏ các nhân tâm chấp trước, tu làm sao càng ngày càng thanh tịnh, thì chính là cũng không thăng hoa lên được, vẫn ở giai đoạn 1 mà không lên được. Những chia sẻ ở tầng thứ này thường là: Hôm nay tôi gặp vấn đề gì, tôi đã hướng nội và đã phát hiện được rằng mình còn tâm gì và bỏ nó ra sao, rằng tâm thanh tịnh là tốt đẹp biết bao, trạng thái tu luyện nhập định và thấy mọi thứ danh lợi tình trên đời đều phù phiếm vô thường như vầng trăng trong nước, như kiếp phù du ngắn ngủi, như ảo ảnh mộng mơ, thoáng cái rồi qua đi, chỉ có cái tâm của ta thường hằng tịch tĩnh mới là tốt nhất, v.v.

Pháp của vũ trụ to lớn thế được giảng ra chỉ để bỏ các tâm người thường thôi sao? Hiển nhiên, đó không phải mục đích! Khi người tu luyện thăng hoa lên trên, bước sang giai đoạn tu luyện cao hơn, thì mới hiểu ra: À, cái trước đây mình cho là mục đích, thì bây giờ chẳng qua là phương tiện mà thôi.

Không phải là khi cái tâm đặt vào bỏ các tâm người thường (giai đoạn 1) thì vấn đề về nghiệp bệnh (giai đoạn 0) biến mất. Không phải là khi đặt cái tâm vào học hiểu Pháp (giai đoạn 2) thì các tâm người thường (giai đoạn 1) đã sạch hết. Không phải thế. Ta vẫn phải giải các bài toán đó, chỉ là cảnh giới tâm tính đã thăng hoa, tu luyện chuyển sang giai đoạn mới với trạng thái tu luyện mới. Rào cản tư duy quán tính được phá vỡ, và người tu đề cao lên.

Nếu nhìn nhận như vậy, thì hóa ra tu luyện bị phân thành các giai đoạn kiểu như miêu tả ở trên, chẳng qua là vì người tu luyện theo tư duy quán tính rồi sinh ra cái tâm “mục đích” mà thành. Nghĩa là, về lý mà nói, nếu ngay từ đầu người tu luyện đã hiểu chính xác về mục đích tu luyện, thì con đường tu luyện sẽ là một đường bằng phẳng từ đầu đến cuối, không hề có các giai đoạn kiểu như thế. Tuy nhiên, trên thực tế điều đó rất hiếm khi làm được. Bởi vì lối tư duy dựa vào cảm ngộ của bản thân mà cho rằng “mục đích” việc này là thế này thế kia… là một trong những tư duy gần như bản năng của con người. Vì ích kỷ vị tư hoặc vì quan niệm cá nhân mà cho rằng việc này nên là mục đích nào đó, mà nhìn không ra những vận hành và biến hóa của sự vật sự việc. Như vậy, trở thành người tu luyện thì nên vượt qua chướng ngại của lối tư duy này.

Lấy “dĩ Pháp vi Sư” làm tôn chỉ, lấy “phản bổn quy chân” làm mục đích

Có một phương án thế này: Người học không nên tự đặt mục đích cho mình theo cách mình cho là đúng, không tự đặt tôn chỉ cho mình theo cách mà mình cho là đúng. Trái lại, hãy tuân theo đúng mục đích và tôn chỉ mà Sư phụ đặt ra. Về lý mà nói, sau khi đạt cảnh giới “từ Pháp nhận thức Pháp” thì người tu luyện là có thể hiểu được và làm được như thế; còn trước đó, thì khó làm (do chưa chắc đã hiểu được nội hàm thâm sâu hơn của Pháp).

Tôi hiểu là, nếu lấy “dĩ Pháp vi Sư” làm tôn chỉ, lấy “phản bổn quy chân” làm mục đích, thì sẽ tu luyện một mạch từ đầu đến cuối, không bị vướng lại ở bất kỳ giai đoạn trung gian nào bởi chướng ngại thuộc loại này. Trong bài “Mục đích tu luyện”[1] tôi đã chia sẻ ý này rất rõ ràng cho trường hợp “phản bổn quy chân”. Tuy bài đó chỉ là chia sẻ về “phản bổn quy chân”, nhưng mà đạo lý trong đó cũng có thể áp đồng dạng cho “dĩ Pháp vi Sư”. Lý do rất đơn giản, cả hai chủ đề này đều là chủ đề mà Sư phụ an bài xuyên suốt một mạch từ bước tu luyện đầu tiên cho đến bước cuối cùng.

(4) Tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư” không chỉ dừng lại ở tầng thứ “từ Pháp nhận thức Pháp” như trình bày ở ý (3) bên trên. Đây là tôn chỉ nền tảng xuyên suốt quá trình tu luyện nơi xã hội nhân loại này. Những gì Sư phụ muốn truyền đạt cho học viên tu ở nơi đây, thì học viên đều thông qua phương thức này mà đón nhận.

Có rất rất nhiều chỗ, học viên hỏi rằng một việc nào đó cần làm thế nào, thì Sư phụ trả lời rằng, việc cụ thể ấy thì hãy chiểu theo Pháp mà làm, dĩ Pháp vi Sư, và rằng, nếu Sư phụ trả lời nữa thì sẽ tước đoạt mất cơ hội tu luyện của học viên đó. Có quá nhiều chỗ là giảng rõ ra như vậy. Thậm chí có chỗ Sư phụ nói thẳng ra là nhiều lúc Sư phụ không muốn gặp mặt một số học viên, vì trong tâm học viên này chính là đang muốn dò hỏi đáp án của bài toán mà học viên cần phải giải.

“… chư vị cảm thấy rất khó và ‘Mình phải hỏi Sư phụ làm thế nào, việc này làm đúng hay không thì mình phải hỏi Sư phụ’, tức là chư vị cứ đem con đường tu luyện [của chư vị] đưa cho tôi. Chư vị đều không biết khi tôi gặp chư vị, chư vị gặp tôi [và] rất mừng, tôi cũng phải tỏ ra cao hứng theo chư vị, nhưng trong tâm tôi rất khó chịu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Như vậy, không chỉ với các học viên ở xa Sư phụ, mà ngay cả đối với học viên ở sát bên Sư phụ, thì nhiều lúc cũng phải thông qua “dĩ Pháp vi Sư” mà nhận thức vấn đề, chứ không được phép dùng lối tư duy rằng: Mình gần Sư phụ, nên Sư phụ cứ bảo sao mình làm vậy là được rồi, bảo đi đâu, gặp ai, làm gì thì mình cứ y chang vậy là được rồi, chứ cái gì cũng đối chiếu theo Pháp mà nhận thức thì mệt quá.

Sư phụ cũng chỉ rõ:

“Chấp trước vào điểm hoá trong mộng không phải là tu luyện, là nhập tà đạo. Đệ tử Đại Pháp là tuân theo bộ sách Đại Pháp này, lấy Pháp làm chuẩn. Chư vị ở trong mộng cảnh cũng vậy, mà trong hoàn cảnh nào cũng vậy đều phải dùng Pháp này để đo lường đúng-sai, thì mới không bị can nhiễu. Tôi không hề lưu lại chư vị loại pháp tu [thế] này: chư vị khỏi cần tu nữa, Pháp thân bảo chư vị làm sao thì làm thế. Tôi không thừa nhận rằng đó là tu luyện. Đệ tử Đại Pháp sẽ không phải ai ai cũng ở bên tôi; điều tôi bảo chư vị là “lấy Pháp làm thầy”; có bộ Pháp này thì chư vị biết được tu như thế nào.” ( Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009)

Kể cả những điểm hóa trong mộng, những gì nhìn qua thiên mục hay nghe qua thiên nhĩ, v.v., đều chỉ là điểm hóa mà thôi, và học viên vẫn luôn luôn phải căn cứ vào bộ sách Đại Pháp làm chuẩn, làm chỉ đạo cho mình. Tôi hiểu rằng, tuy Pháp là có phương thức truyền đạt khác; tại các tầng thứ cao hơn, thì có các phương thức cao hơn; nhưng chúng ta tu luyện ở xã hội nhân loại nơi đây, và “dĩ Pháp vi Sư” chính là như thế này, thông qua đọc bộ sách Đại Pháp này mà học được. Tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư” là xuyên suốt toàn bộ quá trình tu luyện nơi xã hội nhân loại, từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng.

Qua các ý (1) (2) (3) (4) nêu trên, tôi đã chia sẻ nhận thức của tôi về “dĩ Pháp vi Sư” theo từng chặng đường tu luyện. Sự thăng hoa về nhận thức là gắn chặt với đề cao trong tu luyện. Đến bài cuối của loạt bài viết này, tôi sẽ chia sẻ nốt nhận thức về “dĩ Pháp vi Sư” theo ý (5), và đó cũng là khả năng nhận thức hiện giờ của tôi.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, chắc chắn còn rất nhiều hạn chế. Có gì chưa thích đáng mong được các đồng tu từ bi chỉ ra.

*
*     *

Dĩ pháp vi Sư (bài 1/5): https://vn.minghui.org/news/131887-di-phap-vi-su.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 2/5): https://vn.minghui.org/news/131890-di-phap-vi-su-2.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 3/5): https://vn.minghui.org/news/131893-di-phap-vi-su-3.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 4/5): https://vn.minghui.org/news/131896-di-phap-vi-su-4.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 5/5): https://vn.minghui.org/news/131899-di-phap-vi-su-5.html


[1] Mục đích tu luyệnhttps://vn.minghui.org/news/106546-muc-dich-tu-luyen.html

Share

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 2/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Dĩ Pháp vi Sư (bài 1/5)https://vn.minghui.org/news/131887-di-phap-vi-su.htmlThu, 27 Jun 2019 02:38:02 +0000http://vn.minghui.org/news/?p=131887[MINH HUỆ 27-6-2019] Dĩ Pháp vi Sư, lấy Pháp làm Thầy, là tôn chỉ nền tảng mà tôi tuân theo suốt chặng đường tu luyện những năm qua. Xin chia sẻ với các quý đồng tu về chủ đề này qua quá trình tu luyện dần dần […]

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 1/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài của Thiên Đức, học viên người Việt

[MINH HUỆ 27-6-2019] Dĩ Pháp vi Sư, lấy Pháp làm Thầy, là tôn chỉ nền tảng mà tôi tuân theo suốt chặng đường tu luyện những năm qua. Xin chia sẻ với các quý đồng tu về chủ đề này qua quá trình tu luyện dần dần từng bước đề cao.

Tôn chỉ nền tảng trong tu luyện

(1) Một học viên bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp, thì cần phải học Pháp. Sư phụ có vô số học viên trên thế giới, Ngài không gặp mặt trực tiếp từng người, và Ngài dùng phương thức công bố những điều mà Ngài muốn truyền đạt cho học viên của mình qua các bài viết hay bài giảng theo hình thức văn bản hoặc video/audio, v.v., cũng được gọi là Pháp. Do vậy, muốn học Pháp Luân Công thì ắt phải học Pháp. Nếu không, thì chính là không học được. Những ai đến với Pháp Luân Đại Pháp mà nói: “tôi chăm chỉ luyện công là được rồi, chứ không cần coi trọng đọc sách”, thế thì chính là đi học nhạc mà bảo tôi chơi đàn hay là được rồi chứ không học cách đọc bản nhạc như thầy yêu cầu, đi học vẽ mà không học kỹ thuật hội họa cơ bản, đi học múa mà không luyện chân, v.v., tức là chính là không học được. Nghĩa là tu luyện thì ắt phải học Pháp. “Dĩ Pháp vi Sư”, một trong những tôn chỉ nền tảng, là được bắt đầu một cách tự nhiên như thế.

(2) Đương nhiên, không phải học rồi bỏ đấy như một mớ lý thuyết suông. Học viên cần phải biết dùng Pháp để đo lường và đối đãi các việc trong đời. Ý này được Sư phụ nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần:

“Người thường nói tốt ấy không nhất định là tốt; người thường nói xấu ấy cũng không nhất định là xấu. […] Là người tu luyện, thì phải dùng đặc tính vũ trụ mà nhận định, thì mới có thể phân biệt ra cái gì là thật sự tốt và thật sự xấu.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Như vậy, nếu không có ý thức vận dụng Pháp để đo lường chính-tà thiện-ác đúng-sai, không biết dùng Pháp để đối đãi các việc, thì không thể nào tự nhận là học viên Pháp Luân Đại Pháp được. Dù có rất thích giáo lý Chân-Thiện-Nhẫn đi nữa, thì cũng chỉ có thể là tự nhận là một “người hâm mộ” Pháp Luân Công, chứ không thể tự nhận là “học viên” Pháp Luân Công. Không làm theo Pháp mà Pháp Luân Đại Pháp dạy, thì hiển nhiên không thể nào tự nhận là người theo học Pháp Luân Đại Pháp được. “Dĩ Pháp vi Sư” cũng là tôn chỉ nền tảng của người đệ tử theo góc nhìn này.

(3) Nếu người học viên tiếp tục thực hành đúng tôn chỉ này, lấy Pháp Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường sự việc. Bắt đầu từ các việc lẻ tẻ, rồi dần dần nhiều việc hơn, và cho đến lúc hầu như việc gì trong đời cũng dùng Pháp để đo lường và đối đãi, thế là người đó đạt tới cảnh giới “từ Pháp nhận thức Pháp” như được Sư phụ viết trong bài «Tiến về viên mãn, Tinh tấn yếu chỉ II». Ý chia sẻ này đã được viết rõ trong phần sau của bài “Trân quý Pháp”[1], nên không nhắc lại chi tiết ở đây nữa.

Khi mới tham gia Pháp Luân Công, mà nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, thì dù người đó thông tuệ đến đâu, dù đã tu luyện môn nào đó chưa, thì nội hàm của chữ “hảo” ấy vẫn là căn cứ theo quan niệm của người đó, chứ không thể từ Đại Pháp; vì là người mới mà. Nhưng nếu khi học viên này chăm chỉ “dĩ Pháp vi Sư”, dần dần đạt đến trạng thái lấy Pháp để đo lường và đối đãi mọi việc, thì nội hàm của chữ “hảo” ấy chính là từ Pháp mà người đó hiểu, tức là học viên đó đạt tới cảnh giới “từ Pháp nhận thức Pháp”. Cảnh giới này là từ tu mà có được theo cách như vậy.

Đây là điểm xuất hiện một chuyển biến mang tính đột phá trong tu luyện như sau.

Học hiểu Pháp

“Từ Pháp nhận thức Pháp” là một trong những điều kiện tiên quyết để học viên có thể học hiểu Pháp, ý là nói, hiểu được nội hàm của Pháp. Nói nôm na thế này, giả sử có công năng có thể biết ngày mai xổ số giải nhất là bao nhiêu, nhưng mà người tu kia tâm tính chưa đủ, vẫn còn tham tiền tài, thế thì người ấy không thể nào có được khả năng đó. Đồng dạng đạo lý ấy, nếu một học viên vẫn ở trạng thái thế này: “con cảm ơn Sư phụ vì tất cả những gì Ngài ban cho con, giờ con đã có được một gia đình hạnh phúc như hằng mong đợi”, “cuốn «Chuyển Pháp Luân» là cuốn sách vô giá, nhờ đó mà tôi hiểu được những thắc mắc lâu nay không giải được trong kinh điển Phật giáo”, v.v.; nếu là như thế, thì học viên này chưa tới cảnh giới “từ Pháp nhận thức Pháp”, và vẫn đang dùng quan niệm ngoại lai để đo lường Pháp; cho nên không thể hiểu ra được nội hàm cao thâm của Pháp.

Một người kia vẫn dùng cái đấu để đo biển thì có thể đo được không? Biển không thể đo bằng đấu. Muốn hiểu được biển thì chỉ có thể tới sống ở ven biển. Tương tự, nếu chưa đạt tới cảnh giới “từ Pháp nhận thức Pháp”, thì không hiểu Pháp. Đương nhiên, không thể nói mọi thứ quá tuyệt đối. Nhưng đạo lý chung thì chính là thế này. Khi chưa đến cảnh giới này, thì nếu học Pháp đúng cách thì vẫn là có thu hoạch, nhưng chủ yếu là thu hoạch về đạo lý ở tầng thấp, đạo lý nền tảng, có thể chỉ đạo để người đó đạt tới cảnh giới từ Pháp nhận thức Pháp, chứ khó có thể hiểu được nội hàm thâm sâu hơn.

Điều Sư phụ giảng là Pháp, điều đệ tử học là Pháp

Để minh họa rõ hơn trạng thái tu luyện này, thì tôi xin dựa theo trải nghiệm cá nhân, mà đưa ra một miêu tả một cách thô thiển về các giai đoạn.

Giai đoạn 0: Học Pháp Luân Công là vì sức khỏe, vì tri thức, hay vì gì đó. Sau khi học Pháp Luân Công, phát hiện có hiệu quả sức khỏe, cho nên rất thích. Trong giai đoạn này thường biểu hiện sẽ là thích nói và thích nghe những gì “hiệu nghiệm” “thần kỳ”, kiểu như: “Bạn hãy nhẩm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo” mỗi khi có khó khăn, và sẽ thấy vô cùng hiệu nghiệm”, “tôi từng ở tình huống ma nạn giống bạn, thế là tôi bèn đến nhóm học Pháp để nương nhờ trường năng lượng mạnh mẽ của mọi người và quả nhiên đã vượt qua được ma nạn ấy”, “khi ấy tôi lập chưởng phát chính niệm mạnh mẽ, đặt niềm tin tuyệt đối vào Sư phụ và niệm rằng con xin Sư phụ hãy giúp con thế này thế này”, v.v.

Tất nhiên, rất có thể tất cả những chia sẻ đó đều đúng thực tế khách quan. Nhưng mà nhận thức về Đại Pháp kiểu ấy thì có lẽ điều đó nói lên rằng, người này chưa phải là người tu, vì cái tâm vẫn đặt trọng tâm vào hướng ngoại mà thôi. Cho đến lúc nào đó, người ấy phát hiện ra, cách “hiệu nghiệm” nhất và “thần kỳ” nhất kỳ thực chính là hướng nội tìm chỗ thiếu sót của mình và buông bỏ các tâm chấp trước. Thế thì người đó bước tiếp sang giai đoạn 1.

Giai đoạn 1: Hướng nội tìm, tu bỏ các tâm chấp trước của người thường. Người học hiểu được tu ở đây chính là tu tâm. Những chia sẻ thuộc loại “thần hiệu” như trên không còn đem lại hứng thú nữa, vì chúng không phải tu tâm. Những khó nạn trong đời là xuất phát từ nghiệp, mà nghiệp là do tâm không tốt dẫn đến hành xử không tốt mà thành. Phát thiện tâm, tu tâm, chịu khổ, trả nghiệp, tâm thanh tịnh, vô vi, vô lậu, v.v., tự nhiên trở thành những gì mà người tu này theo đuổi.

Khi hồng Pháp cho học viên mới, người tu này cũng dẫn dắt sao cho người ta đến với Đại Pháp là để tu tâm, chứ không phải vì cầu sức khỏe, hay cầu gì đó. Vì người tu ấy biết rằng giai đoạn 0 thực ra không phải tu luyện. Giai đoạn 0 tuy có thể đem lại những lợi ích nhất định, nhưng lợi ích đó rất nhỏ, tiến bộ rất chậm; ngoài ra nếu hiểu sai và truy cầu quá đi thì có khi còn làm ra những gì không đúng với Pháp, kết quả có khi còn không tốt. Cho nên, hễ hồng Pháp thì chú trọng dẫn dắt người ta đọc sách và biết thế nào là tu tâm. Chỉ có tu tâm thì mới có tiến bộ tâm linh một cách đúng nghĩa.

Sau khi tâm đã thuần khiết hơn do các chấp trước và truy cầu thô thiển đã được bỏ đi, đồng thời hiểu được những đạo lý cơ bản của Đại Pháp, thì như trình bày bên trên, nếu người tu này tuân thủ đúng tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư” thì nhất định sẽ tới cảnh giới “từ Pháp nhận thức Pháp”, và tu luyện chuyển sang giai đoạn 2. Nếu tu nhiều năm mà không đạt cảnh giới từ Pháp nhận thức Pháp, thì chỉ có một lý do duy nhất: Người này không thực hành tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư”; và người ấy sẽ thuộc vào trường hợp mà trong bài «Tiến về viên mãn» được Sư phụ miêu tả là “không thể tính là đệ tử của tôi”.

Giai đoạn 2: Bắt đầu hiểu được nội hàm cao thâm hơn, và khi hiểu được đủ nhiều và đủ sâu sắc, thì người tu hiểu ra rằng, điều Sư phụ giảng là Pháp và điều học viên chúng ta học là Pháp. Hướng nội bỏ tâm chấp trước ở giai đoạn 1, theo một nghĩa nào đó, chẳng qua chỉ là tạo nền tảng điều kiện cho giai đoạn 2 này. Phương thức tu luyện Đại Pháp là tu luyện độc nhất vô nhị, xưa nay chưa từng có, và e rằng tương lai sẽ không hoặc sẽ rất khó mà có lại phương thức tu luyện thế này. Nếu có giống thì e rằng cũng sẽ không giống được hết. Tại sao? Tại vì Pháp được giảng ra chính là Pháp vũ trụ, là đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ.

Pháp vũ trụ đã được giảng ra rồi, thì mục đích hiển nhiên là hãy học hiểu Pháp đó đi; và khi đó cái gọi là tiêu nghiệp, vô vi thanh tịnh, vô lậu không chấp trước, v.v., của giai đoạn 1 đều trở thành quá nhỏ bé, chúng chỉ đóng vai trò tạo nền tảng cơ sở mà thôi. Cần chúng là vì nếu tâm không đủ thuần khiết, vẫn còn lắm truy cầu, thì hiển nhiên sẽ không được phép hiểu biết Pháp ở các tầng cao hơn.

Vô lượng vô số con mắt đang chăm chú vào những gì diễn ra ở nơi đây, nhìn không chớp mắt, không muốn bỏ sót dù chỉ một niệm của đệ tử Đại Pháp, của chúng sinh nơi đây. Nếu tu luyện chỉ là để tâm thanh tịnh, sạch hết tâm người thường, thì quả vị cao nhất có thể đắc được là quả vị La Hán, và đương nhiên không có gì đáng để chư Thần ở vô lượng vô số các tầng thứ khắp vũ trụ quan tâm đến thế. Chính vì Pháp vũ trụ đang được giảng ra ở đây, và chính vì các đệ tử Đại Pháp đang học và thực hành cái đó như thế nào, mà chúng Thần mới quan tâm đến thế.

Kiên trì theo đúng tôn chỉ “dĩ Pháp vi Sư”, khi đến bước này, thì thông thường sẽ tự hiểu ra rằng phân chia giai đoạn như trên cũng là do chướng ngại trong tu luyện mà thành. Bài tiếp theo tôi sẽ chia sẻ nhận thức của mình về chướng ngại đó là gì và làm thế nào để vượt qua chướng ngại này, cũng là từ góc độ “dĩ Pháp vi Sư”.

Trên đây chỉ là nhận thức cá nhân, chắc chắn còn rất nhiều hạn chế. Có gì chưa thích đáng mong được các đồng tu từ bi chỉ ra.

*
*     *

Dĩ pháp vi Sư (bài 1/5): https://vn.minghui.org/news/131887-di-phap-vi-su.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 2/5): https://vn.minghui.org/news/131890-di-phap-vi-su-2.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 3/5): https://vn.minghui.org/news/131893-di-phap-vi-su-3.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 4/5): https://vn.minghui.org/news/131896-di-phap-vi-su-4.html
Dĩ pháp vi Sư (bài 5/5): https://vn.minghui.org/news/131899-di-phap-vi-su-5.html


[1] Trân quý Pháphttps://vn.minghui.org/news/123751-tran-quy-phap.html

Share

The post Dĩ Pháp vi Sư (bài 1/5) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>