Đệ tử nhỏ tuổi - Minh Huệ Nethttps://vn.minghui.org/newsPháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công)Wed, 26 Jun 2024 16:24:29 +0000en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3Trải nghiệm tu luyện của một tiểu đệ tử Đại Pháphttps://vn.minghui.org/news/267219-trai-nghiem-tu-luyen-cua-mot-tieu-de-tu-dai-phap.htmlWed, 26 Jun 2024 13:52:49 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=267219[MINH HUỆ 15-11-2023] Tôi sinh ra tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, năm nay tôi 11 tuổi. Cả gia đình tôi gồm có ông nội, bà nội, cha, mẹ và bà ngoại đều là […]

The post Trải nghiệm tu luyện của một tiểu đệ tử Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-11-2023] Tôi sinh ra tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, năm nay tôi 11 tuổi. Cả gia đình tôi gồm có ông nội, bà nội, cha, mẹ và bà ngoại đều là những học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Theo lời mẹ kể, mẹ thường mở các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) và các bài hát Đại Pháp khi mang thai tôi. Mẹ cũng cho tôi nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ sau khi tôi chào đời. Khi tôi mới biết ngồi, bà nội đã dạy tôi cách ngồi song bàn. Tôi được dạy phát chính niệm và tập năm bài công pháp cùng người lớn trước khi lên một tuổi. Bà nội thường dẫn tôi đi phân phát tài liệu chân tướng, tôi cũng đã có thể đọc thuộc lòng nhiều bài thơ trong Hồng Ngâm trước khi lên ba tuổi. Tôi nhớ có lần được đi chơi với dì (không phải đệ tử Đại Pháp), khi dì đang trò chuyện với một người bạn thì tôi chạy đến và nói: “Hãy ghi nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, người đó đã mỉm cười với tôi nhưng dì lại tỏ ra khó chịu với tôi.

Hàng ngày, tôi được học Pháp với bà nội và chúng tôi thường xuyên tham gia học Pháp nhóm ở địa phương, bà nội rất tự hào về tôi. Tôi phải rời xa ông bà nội khi mới lên ba tuổi để chuyển đến học trường mầm non nơi bố mẹ tôi sống. Tôi thường học Pháp với bố mẹ, đôi khi bố mẹ bận rộn với công việc, tôi sẽ nhắc nhở bố mẹ và nói: “Đã đến lúc học Pháp rồi”. Mặc dù vẫn đang học lớp mẫu giáo nhưng tôi đã có thể đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi luôn chiểu theo Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp và không bao giờ tranh cãi hay giành đồ chơi với bạn ngay cả khi bị bạn giành lấy đồ chơi của tôi. Tôi đến nhà bà ngoại vào một ngày tháng năm khi tôi khoảng bốn tuổi, hôm ấy cả cha, mẹ, bà nội, bà ngoại và bà cố đã cùng nhau luyện công. Tôi đã tham gia luyện công cùng họ, trường năng lượng thật tuyệt vời và đó là cơ hội hiếm có khi được luyện công với nhiều học viên Đại Pháp như vậy. Khi ấy tôi chỉ có thể luyện bài tĩnh công được 30 phút.

Tôi còn nhớ khi tôi lên bốn tuổi thì mẹ sinh em gái, ông bà ngoại đã đến nhà tôi ở để chăm sóc mẹ và em. Ông bà mang theo một người em họ nhỏ hơn tôi bốn tháng. Em họ là một đứa trẻ hách dịch và thường xuyên bắt nạt tôi nhưng tôi chưa bao giờ tranh cãi và luôn nhường nhịn để em làm theo ý mình. Nếu ông bà và mẹ tôi nhìn thấy, họ sẽ trách mắng em họ và nói rằng em không có quy tắc và hay lấy đồ của tôi, v.v. Nhưng tôi luôn dùng Đại Pháp để yêu cầu bản thân, chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn và cư xử tử tế với người khác. Bây giờ tôi đang học lớp 5 và chưa bao giờ cãi nhau với các bạn cùng lớp, Sư phụ dạy chúng ta ở đâu cũng phải làm người tốt. Điểm số của tôi cũng rất tốt và tôi luôn đạt trên 90 điểm trong các bài kiểm tra.

Tôi không bao giờ sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc xem những thứ không tốt trên TV. Bởi vì Sư phụ đã giảng trong Pháp rằng những thứ ấy là không tốt. Lúc tôi lên 5 tuổi, mẹ mua cho tôi một cây đàn piano và thuê giáo viên dạy piano cho tôi. Khi có thời gian rảnh tôi sẽ tập piano hoặc vẽ tranh và chơi với em gái. Tôi có một cuộc sống trọn vẹn mỗi ngày mà không chơi game trên điện thoại di động hay máy tính. Tôi học Pháp vào buổi tối và thỉnh thoảng giúp bố sắp xếp tài liệu giảng chân tướng, tôi có thể đả toạ trong một giờ. Tôi tuân theo những Pháp lý của Đại Pháp để trở thành một người tốt hơn và tôi hiểu được mục đích của con người đến thế gian này. Tôi rất may mắn được trở thành đệ tử Đại Pháp, con xin tạ ơn Sư phụ!

Khi tôi lớn lên, bà nội lo lắng tôi sẽ rơi vào thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường nên bà đã khuyến khích tôi viết bài chia sẻ để giúp tôi có thể tinh tấn hơn trong tu luyện. Tôi sẽ cố gắng tu luyện tốt bản thân, trợ Sư Chính Pháp và bước đi thật tốt trên chặng đường còn lại cuối cùng này. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp với Pháp.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/15/468214.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/5/214185.html

Đăng ngày 26-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Trải nghiệm tu luyện của một tiểu đệ tử Đại Pháp first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những em nhỏ có tâm nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại (Phần 2)https://vn.minghui.org/news/267113-nhung-em-nho-co-tam-nguyen-giup-cham-dut-cuoc-buc-hai-2.htmlFri, 21 Jun 2024 21:57:39 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=267113[MINH HUỆ 14-06-2024] Khuôn mặt ngây thơ của một đứa trẻ tựa như tấm gương phản chiếu thế giới nội tâm thuần khiết của em nhỏ đó, và những lời nói thiện lương của các em giống như tấm gương cho thấy sự […]

The post Những em nhỏ có tâm nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 14-06-2024] Khuôn mặt ngây thơ của một đứa trẻ tựa như tấm gương phản chiếu thế giới nội tâm thuần khiết của em nhỏ đó, và những lời nói thiện lương của các em giống như tấm gương cho thấy sự quan tâm chân thành của chúng. Tuy nhiên, một số trẻ em ở Trung Quốc lại không được phép tận hưởng tuổi thơ hạnh phúc vốn có của mình.

(Tiếp theo Phần 1)

Khi con người bị bức hại vì đức tin, bao gồm cả niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, đó là mặt tối của xã hội. Nó làm hại tất cả chúng ta, trong đó có cả những đứa trẻ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến tháng 11 năm 2023, có ít nhất 5.010 học viên Pháp Luân Đại Pháp được xác nhận đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại đến chết. Hàng chục nghìn học viên đã bị cầm tù, trong khi số trường hợp bị bắt đến trại lao động cưỡng bức lên tới hàng trăm nghìn người. Những con số thống kê này dựa trên những thông tin có thể xác nhận bất chấp sự kiểm duyệt chặt chẽ và phong tỏa internet của ĐCSTQ. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc đưa tin ra ngoài Trung Quốc, tình hình thực tế có lẽ còn tồi tệ hơn nhiều, và những số liệu thực có thể còn cao hơn nhiều.

Nhiều người trong số những học viên bị bức hại này có con nhỏ, các em giờ đây đã mất đi những người các em thương yêu, dù là tạm thời hoặc mãi mãi. Những đứa trẻ ngây thơ này phải sống trong tủi nhục, sợ hãi và hoang mang.

e232cdf9cf477e7ba9c67340746c2911.jpg

Em Vương Tịnh, 5 tuổi, hỏi: “Vì sao không ai chơi với con?”

Anh Vương Trị Hải và vợ của anh, cô Đoàn Thế Quỳnh, là các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trùng Khánh, có con trai là Vương Tịnh. Năm 2001, anh Vương bị bắt đến trại lao động cưỡng bức Tân Hoa ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô Đoàn đã qua đời trong Trại tạm giam Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 17 tháng 9 năm 2023. Được ông bà nuôi nấng, tuổi thơ của Vương Tịnh đã trải qua đầy tủi nhục, kỳ thị và đau buồn.

Em Trịnh Tiên Sở, một bé gái 7 tuổi ở Thành phố Trường Xuân, cũng rơi vào tình cảnh tương tự và em thậm chí không dám nhắc đến tên cha mẹ của mình.

229e4e2a25799aece08f9b1bf7180304.jpg

Em Trương Gia Thụy, 10 tuổi, nói: “Xin đừng phân biệt đối xử với con”

Nếu bạn gặp cậu bé Trương Gia Thụy 10 tuổi vào năm 2004, bạn sẽ đau lòng tước khuôn mặt buồn bã và cô đơn của em. Ba của em, anh Trương Bân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Đại Khánh của tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2024 và bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức Tuy Hóa. Khi kể về con của mình, cô Thành Khánh Lan cho biết: “Con bị trầm cảm và tự ti trong suốt một thời gian dài. Thành tích học tập của con giảm sút, sức khỏe thể chất và tinh thần của con bị ảnh hưởng“.

ĐCSTQ đã gây cho các em áp lực cực độ

Áp lực này lớn đến nỗi có thể đè nát một người, huống gì là một đứa trẻ ngây thơ và yếu ớt. Em Lý Thanh Thanh là bé gái đến từ thành phố Giang Âm ở Trùng Khánh. Sau khi mẹ em qua đời vì bị bức hại, em thường xuyên bị bạn bè cười nhạo. Em không thể chịu được nữa và trong lúc tuyệt vọng, em đã uống 100 ml thuốc trừ sâu.

6c8b5d209d9be3510a874efecb43c838.jpg

Em Vạn Như Ý: “Con sợ những người xấu đó”

Một trong những chính sách bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp là hủy hoại thân thể. Chính sách càng khắc nghiệt và tàn bạo, thì càng làm cho những đứa trẻ này thêm sợ hãi. Anh Vạn Lý Ký là cảnh sát ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Vì bị tra tấn về thể chất và tinh thần trong một thời gian dài, anh đã qua đời vào ngày 9 tháng 2 năm 2024 khi mới 34 tuổi. Vợ của anh phải đi bán hàng rong để kiếm sống qua ngày. Con gái 4 tuổi của họ, em Vạn Như Ý, thường lẩm bẩm một mình: “Con cần gọi cho ba”. Ngay cả khi đang đi bộ trong công viên, đôi khi em phát hiện mình bị cảnh sát của Trung Cộng theo dõi.

5783fe6e3266e344c62e954b481cfe56.jpg

Em Lưu Hưởng: “Con sợ phải mồ côi”

Bé trai Lưu Hưởng, 11 tuổi, ở thành phố Thâm Quyến, Tỉnh Quảng Đông, cho biết điều em sợ nhất là trở thành trẻ mồ côi. Ba mẹ em là giáo viên trường cấp hai Nam Đầu ở Thâm Quyến. Mẹ em, cô Vương Hiểu Đông đã qua đời do bị tra tấn trong Trại tạm giam Nam Sơn vào tháng 7 năm 2003. Ba của em, anh Lưu Hỷ Phong bị kết án 10 năm tù vào tháng 10 năm 2003 và bị bắt đến Nhà tù Tứ Huy. Em Lưu Hưởng không còn lựa chọn nào khác ngoài phải sống trong nỗi sợ hãi thường trực ở Trại trẻ mồ côi Thẩm Quyến. Nếu em rời khỏi đây, cảnh sát sẽ truy bắt em.

Em Lưu Hiểu Thiên ở thành phố Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam. Ngày 23 tháng 11 năm 2023, khi nghe nói cảnh sát, những kẻ đã bức hại ba em đến tìm, em lập tức rời khỏi trường học và trốn trong nhà kho của một người hàng xóm. Nhưng hai, ba ngày sau, bảy cảnh sát đã đến sách nhiễu hàng xóm của em. Hiểu Thiên không còn cách nào khác phải đến nhà bác của mình. Nhưng mấy tháng sau đó, cảnh sát lại tìm thấy em một lần nữa. Bác của em đành nhờ một người bạn giúp và cậu bé phải ở trong một nhà kho chất đầy bao tải ở thành phố Thâm Quyến hơn một năm ròng. Bác của em đã vay một số tiền lớn và nhờ người đưa em sang Đan Mạch. Mãi cho đến khi được chấp nhận tị nạn, em mới biết mẹ mình đã qua đời vì cuộc bức hại.

a99c137781676b906caa0db943d393a2.jpg

Em Tôn Minh Viễn: “Xin hãy cứu ba mẹ con!”

Em Tôn Minh Viễn là một câu bé đến từ thành phố Đức Huệ, tỉnh Cát Lâm. Vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ba của em, anh Tôn Thiên đã bị kết án 11 năm tù. Còn mẹ của em, cô Mã Xuân Lệ, bị bắt đến trại tạm giam Đức Huệ vào tháng 12 năm 2004, nơi cô đang lâm vào tình trạng nguy kịch. Em Minh Viễn phải sống cùng bà, vào dịp Tết cổ truyền năm 2005, vì quá nhớ ba mẹ, em đã viết một thông điệp và đứng trước trung tâm thương mại Đức Huệ để kêu gọi sự giúp đỡ.

08c8b4a26a71950d4ad765bea700b3de.jpg

Cậu bé Dương Thịnh Vĩ và em gái: “Dù có bị đánh chết, chúng con vẫn muốn mẹ”

Em Dương Thịnh Vĩ đến từ thành phố Bạch Sơn, tỉnh Cát Lâm. Mặc dù ngày hôm trước bị một cảnh sát ở Phòng công an huyện Phủ Tùng đánh vào mặt, cậu bé Thịnh Vĩ 13 tuổi vẫn cõng theo em gái 3 tuổi của mình đến đồn cảnh sát yêu cầu thả tự do cho mẹ của mình là cô Dương Trung Hồng. Vì nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, cô đã bị bắt vào ngày 19 tháng 9 năm 2006. Trong khi bị giam giữ, cô bị cột vào một chiếc ghế sắt, bị tra tấn và bị đe dọa.

Em Lưu Thiến,12 tuổi, đến từ huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc. Em bị chuẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính vào ngày 15 tháng 11 năm 2003. Vì không có cách chữa trị nên người ta khuyên ba mẹ chuẩn bị hậu sự cho em. Ba mẹ em đã giúp em tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau bảy ngày, cô bé liệt giường trước đây đã hồi phục hoàn toàn. Kết quả kiểm tra của bác sỹ cho thấy em hoàn toàn khỏe mạnh.

Hai tháng sau khi trường học khai giảng, bởi vì sức ép từ bên trên, hiệu trưởng nhà trường đã dọa đuổi học em trừ khi em ký tuyên bố từ bỏ tu luyện. Trước áp lực tinh thần quá lớn, em Lưu Thiến bị trầm cảm và đã qua đời sau đó năm ngày. Em mãi không thể hiểu được: Vì sao hiệu trưởng không quan tâm đến mạng sống của học sinh? Vì sao ĐCSTQ lại bức hại Pháp Luân Đại Pháp?

7f46a67aa4d441e02025633bde9de86d.jpg

Em Lưu Mặc Hàm luôn hỏi: “Vì sao?”

Có rất nhiều câu chuyện tương tự. Em Lưu Mặc Hàm, học sinh lớp 5 ở huyện Long An, tỉnh Cát Lâm, thường hỏi: “Vì sao cảnh sát lại tra tấn và giết ba Lưu Thành Quân của con? Ba chỉ nói với mọi người về cuộc bức hại thôi mà.”

a18b2f2de26598a64a1753bd8248d744.jpg

Em Từ Súy: “Tại sao con không được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp?”

Em Từ Súy ở tỉnh Cát Lâm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi em 6 tuổi. Em thường thắc mắc: “Vì sao cảnh sát giết ba của con? Vì sao cảnh sát giết ông của con? Vì sao con không được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp?”

Một số trong các em chỉ mới lên hai, và một số là thiếu niên. Vì cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ, tất cả các em đã phải chịu đựng rất nhiều, vượt quá những gì mà lứa tuổi của các em có thể gánh chịu được. Tuổi thơ hạnh phúc của các em đã bị ĐCSTQ cướp đi, chỉ còn lại những ngày sống trong sợ hãi và bóng tối.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/14/478650.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/16/218635.html

Đăng ngày 22-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những em nhỏ có tâm nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại (Phần 2) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Những em nhỏ có tâm nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại (Phần 1)https://vn.minghui.org/news/267090-nhung-em-nho-co-tam-nguyen-giup-cham-dut-cuoc-buc-hai.htmlFri, 21 Jun 2024 15:07:55 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=267090[MINH HUỆ 13-06-2024] Người tốt tu Chân-Thiện Nhẫn bị bức hại, điều này đối với trẻ nhỏ là sự đen tối ghê gớm. Khuôn mặt ngây thơ của trẻ em tựa như tấm gương phản chiếu thế giới nội tâm thuần khiết của […]

The post Những em nhỏ có tâm nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 13-06-2024] Người tốt tu Chân-Thiện Nhẫn bị bức hại, điều này đối với trẻ nhỏ là sự đen tối ghê gớm. Khuôn mặt ngây thơ của trẻ em tựa như tấm gương phản chiếu thế giới nội tâm thuần khiết của em nhỏ đó, những lời nói thiện lương xuất tự nội tâm cho thấy ánh sáng và tình yêu thương chân thành của các em.

Ở Tân Trúc, Đài Loan có một bé gái tên là Ông Đình, khi học lớp sáu, em đã được nhận Giải thưởng Gương mẫu về Trí tuệ – Đạo đức. Đó là vào năm 2010, khi em đứng trên bục nhận giải, chúng ta có thể thấy rõ vẻ rạng rỡ, niềm vui, và sự xúc động trên khuôn mặt em.

198ef71f60408c2bcf25c173c6cb09de.jpg

Em Ông Đình (thứ ba từ trái sang), cùng bố mẹ và bà ngoại tham dự lễ trao giải do cựu thị trưởng Tân Trúc Hứa Minh Tài chủ trì.

Trong mắt các thầy cô, Ông Đình luôn có thái độ lạc quan tích cực với mọi người và trước mọi sự việc. Khi gặp khó khăn, thay vì trốn tránh trách nhiệm, em thể hiện sự kiên nhẫn, tận tâm, và tràn đầy tình yêu thương. Em luôn là tấm gương sáng cho các bạn. Mẹ em kể rằng Ông Đình mắc bệnh từ khi còn rất nhỏ, nhưng Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho em sức khỏe tốt và chỉ dẫn cho cô bé cách sống tử tế. Ông Đình cho rằng điểm số xuất sắc mà em có được là nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt là vì em tuân theo nguyên tắc chỉ đạo Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp.

a32465f10efff59206ddc35d6f26fc58.jpg

Các bạn nhỏ Câu lạc bộ Minh Huệ tại một trường tiểu học ở Đài Loan vui vẻ đọc Hồng Ngâm, tập thơ do Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, sáng tác.

Ở Đài Loan, nhiều trẻ em ở các trường học bình thường đến các trường Minh Huệ ở các nơi cũng được hưởng niềm hạnh phúc như vậy. Các thành viên Câu lạc bộ Minh Huệ ở một trường tiểu học cho biết các em cảm thấy như một gia đình. Các em đọc các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp, đọc Chuyển Pháp Luân và Hồng Ngâm. Ngoài ra, các em cũng được nghe kể chuyện và xem phim, giúp các em hiểu được cần chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp ra sao để trở thành người tốt. Tất cả các em đều nói rằng mình “thực sự tận hưởng mỗi ngày”.

Thái độ tích cực của các em đến từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn thiền định dựa trên năm bài công pháp và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Còn được gọi là Pháp Luân Công, môn tu luyện được Sư phụ Lý truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 này đã mang lại lợi ích cho các học viên ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì những lợi ích to lớn về tinh thần và thân thể, đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 5.000 giải thưởng từ khắp nơi trên thế giới, và các sách Đại Pháp đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ. Nhiều người nói rằng những lời dạy và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho họ niềm hy vọng.

Trường Minh Huệ tại Canada

295e3892ce2bf42b38524f7b9f67a2f0.jpg

Vẻ tĩnh tại và bình an trong khóa học mùa hè của Trường Minh Huệ Toronto tại Canada

Cô Christine cho biết con gái cô đã có khoảng thời gian tuyệt vời khi tham gia trại hè của Trường Minh Huệ Toronto. Có những giây phút vui vẻ sôi động và cũng có những giây phút bình yên, tĩnh lặng. Cô Christine chia sẻ rằng con gái cô đã thay đổi theo hướng tốt hơn rất nhiều. “Những cháu hiếu động như bé nhà tôi có thể ngồi im lặng lắng nghe trong lớp. Cô giáo cũng chỉ cho các con cách tôn trọng người khác, đồng thời giữ gìn cẩn thận đồ đạc cá nhân của mình”. Cô Christine nói rằng các bài giảng và bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp giúp trẻ em tập trung vào bài học.

Năm nào em Albert, một học sinh 12 tuổi ở Canada, cũng tham gia Trại hè của trường Minh Huệ Toronto. Trại hè năm 2022 kéo dài 8 tuần, từ ngày 4 tháng 7 đến ngày 25 tháng 8, với gần 50 người tham gia. Ngoài việc học Pháp và luyện công, các hoạt động còn có múa Trung Quốc, thư pháp, hội họa Trung Hoa và các môn học khác. Các học viên cho biết các em đã có khoảng thời gian tuyệt vời bởi môi trường ở đó rất thuần tịnh. Các em cũng thích các chương trình mới được bổ sung gần đây như quay phim, làm bảng hiệu và tờ chân tướng.

b39a2d65ac2e76d16e0d69a502f0eaf9.jpg

Em Albert (đầu tiên từ phải sang) cùng các bạn trong nhóm chuẩn bị tờ chân tướng.

Em Albert cho biết môi trường buổi học rất thư giãn và hiệu quả. Cậu bé đặc biệt quan tâm đến nhóm chuẩn bị tờ chân tướng vì em muốn biên soạn các tài liệu giúp cho mọi người biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp và phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Trẻ em ở Ấn Độ được thụ ích từ Pháp Luân Đại Pháp

00a30064a746e34923d8565868bb8626.jpg

Luyện công tập thể tại Trường St. Ann, một trường Công giáo gần Bangalore, Ấn Độ

Bangalore là thành phố đông dân thứ ba ở Ấn Độ, và ông Verkey, hiệu trưởng của Trường Jyothi, cho biết ông cũng có cảm nhận tương tự trước những tác dụng có lợi của Pháp Luân Đại Pháp đối với trẻ em. Tại hội nghị quốc gia dành cho các hiệu trưởng vào ngày 28 tháng 11 năm 2007, ông đã chia sẻ những kết quả tuyệt vời của việc giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại trường học của mình. Ông cho biết, nhiều học sinh từng nổi loạn đã thay đổi đáng kể và điểm số của các em cũng cải thiện rất nhiều.

Ở Ấn Độ có hơn 80 ngôi trường như vậy. Khi tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, các học sinh trông có vẻ thoải mái và an nhiên. Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại pháp môn này từ năm 1999, nhưng chế độ này không thể ngăn cản người dân truy cầu sức khỏe và hạnh phúc, dù ở trong hay ngoài Trung Quốc.

Trường Minh Huệ tại Úc

Các chương trình tương tự cũng được tổ chức tại Úc. Trong một hội giao lưu tâm đắc tu luyện ở Sydney vào ngày 17 tháng 9, 14 học viên trẻ tuổi đã kể câu chuyện của họ về việc tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn.

3287cdc918f78bc3b9f4d6716741d474.jpg

Những gương mặt hạnh phúc của các học viên trẻ tại Trường Minh Huệ tại Sydney, Úc

Trong buổi giao lưu, một giáo viên đã chiếu một bộ phim tài liệu về việc Pháp Luân Đại Pháp mang lại lợi ích như thế nào cho các học viên trên khắp thế giới. Khi nhìn thấy Sư phụ Lý trong video, các em lập tức chắp tay hợp thập và đồng thanh hô: “Sư phụ! Sư phụ!“ Gương mặt các em rạng ngời niềm hân hoan hạnh phúc từ tận đáy lòng. Một loại hân hoan có được nhờ Chân-Thiện-Nhẫn và cũng đến từ hoàn cảnh tự do tín ngưỡng bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Khuôn mặt rạng ngời của các học viên Đại Pháp trẻ tuổi ở hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới đã tiếp thêm hơi ấm và hy vọng cho thế gian. Những bạn nhỏ chưa đủ tuổi vị thành niên này cũng biết rằng niềm vui, vẻ an nhiên và hân hoan rạng ngời trên khuôn mặt các em thật hiếm thấy ở Trung Quốc đại lục, nơi khai sinh ra Pháp Luân Công.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/6/13/478649.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/14/218619.html

Đăng ngày 21-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Những em nhỏ có tâm nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại (Phần 1) first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ: Học Pháp nhiều hơn giúp tôi tinh tấn hơnhttps://vn.minghui.org/news/264072-hoc-vien-phap-luan-dai-phap-tre-hoc-phap-nhieu-hon-giup-toi-tinh-tan-hon.htmlThu, 02 May 2024 07:31:14 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=264072[MINH HUỆ 30-10-2023] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997, khi 10 tuổi. Từ nhỏ, tôi không thông minh hay xinh đẹp đặc biệt gì mà lại còn hơi vụng về, ngốc nghếch. Tuy vậy, tôi thường có […]

The post Học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ: Học Pháp nhiều hơn giúp tôi tinh tấn hơn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-10-2023] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1997, khi 10 tuổi. Từ nhỏ, tôi không thông minh hay xinh đẹp đặc biệt gì mà lại còn hơi vụng về, ngốc nghếch. Tuy vậy, tôi thường có những suy nghĩ kỳ lạ lóe lên trong đầu: “Tại sao mình lại tồn tại trên thế giới này? Tại sao mình lại là mình? Tại sao mình lại ở trong cơ thể này?” Tôi không trả lời được những câu hỏi của bản thân, đầu tôi trống rỗng và tôi đứng đó, nhìn chằm chằm vào chính mình mà không biết tại sao.

Khi lên bốn hoặc năm tuổi, tôi đã trải qua một sự việc rất kỳ lạ. Tôi ở nhà một mình và thèm ăn thạch. Trước chỗ tôi ngồi có một chiếc hộp gỗ không đậy nắp nhưng bị chắn bởi một tấm màn nhỏ. Tôi lẩm bẩm: “Tôi muốn ăn thạch! Tôi muốn ăn thạch!” Vừa nói xong, một viên thạch màu vàng lăn ra từ bên trong hộp gỗ. Tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng. Tôi mở thạch ra ăn thử. Rất ngon. Tôi muốn ăn nữa nên lại nói thêm vài lần mà thạch không chạy ra nữa. Tôi kể lại chuyện này cho mọi người mà không ai chịu tin tôi. Còn tôi thì nhớ mãi không quên.

Khi xem truyền hình có những câu chuyện về thần tiên và ác quỷ, tôi chưa bao giờ nghĩ những điều này là giả. Vì vậy, khi gặp được Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết là mình muốn tu luyện và ý muốn này xuất ra từ sâu thẳm trái tim tôi. Trong vài năm đầu tiên sau khi đắc Pháp, tôi rất vui. Tôi đến điểm luyện công, giảng chân tướng, nghe băng ghi âm các bài giảng Pháp của Sư phụ, tham gia học Pháp nhóm và các buổi chia sẻ, mọi người cùng nhau chia sẻ thể ngộ và trải nghiệm tu luyện của mình.

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tôi trở nên kém tinh tấn hơn. Tôi dần mất hứng thú luyện công và sau một thời gian thì dừng hẳn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi vẫn học Pháp, điều này giúp tôi không bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội. Mẹ tôi, cũng là một học viên, chưa bao giờ bỏ rơi tôi, bà nhắc nhở tôi học Pháp, theo sát tôi để tôi không xa rời các nguyên lý của Đại Pháp.

Khi lớn hơn, tôi bị chìm trong các trò chơi trên điện thoại di động và các câu truyện trên mạng. Mặc dù biết những điều này không tốt nhưng tôi không thể dứt ra được. Rồi tôi kết hôn với một người không phải là học viên, và đột nhiên, trong tư tưởng tôi trở nên chín chắn. Tôi nhận ra rằng mình không thể tiếp tục giải đãi được. Tôi vật lộn để trở lại trạng thái tinh tấn như thuở ban đầu. Mãi cho đến đầu năm nay khi Sư phụ công bố kinh văn “Vì sao có nhân loại?” thì tôi mới thực sự tu luyện tinh tấn trở lại.

Lý do tôi không thể tinh tấn là vì tôi học Pháp không đủ nên tôi quyết định tăng cường thời gian học Pháp. Công việc của tôi không quá bận rộn nên ban ngày tôi dành thời gian để học Pháp được nhiều hơn. Tôi tìm được một chiếc điện thoại cũ, xóa hết dữ liệu, đặt ở chế độ máy bay và không lắp thẻ SIM. Nó chủ yếu được sử dụng để học Pháp. Tuy nhiên, tôi không có phiên bản điện tử sách Đại Pháp. Tôi lên trang web Minh Huệ tìm kiếm trên nhưng không tìm được. Tôi dùng camera điện thoại để chụp lại một số bài kinh văn ngắn và tải xuống một số bài kinh văn mới nhất.

Sau khi đọc các bài giảng của Sư phụ, tôi biết mình cần học sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, tôi vẫn không thể tìm thấy phiên bản điện tử trên trang web Minh Huệ nên tôi đã chụp ảnh bài giảng đầu tiên và tiếp tục tìm bản sách điện tử. Tôi nghĩ rằng nếu không tìm được, tôi sẽ chụp ảnh từng trang cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi quyết tâm học Pháp. Sư phụ đã nhìn thấy tâm nguyện chân thành của tôi và cho tôi tìm thấy phiên bản điện tử trên trang web Minh Huệ. Tôi không những có được sách Chuyển Pháp Luân mà còn có được các sách Đại Pháp khác. Tôi rất vui mừng và không ngừng cảm tạ Sư phụ từ tận đáy lòng.

Tại chỗ làm, bất cứ khi nào có thời gian, tôi đều đọc sách Đại Pháp. Sau khi đọc hết các sách, tâm lười biếng của tôi trỗi dậy. Đọc sách Pháp hàng ngày giống như một nhiệm vụ, và khi hoàn thành nhiệm vụ đó, tôi thường nghĩ: “Đã xong, mình có thể thư giãn và xem điện thoại chút.”

Tôi ý thức rõ ràng là tôi đã sử dụng điện thoại quá nhiều. Tôi cố gắng bỏ thói quen này trong nhiều năm mà vẫn không bỏ được. Mỗi lần nhìn vào điện thoại, tôi lại cảm thấy lo lắng và tự nhủ: “Sao mình lại yếu nhược thế? Không lẽ không thể đặt điện thoại xuống được sao?” Tuy nhiên, tôi cảm thấy tay mình bị hút vào chiếc điện thoại và tôi không thể đặt nó xuống. Cảm thấy lo lắng nhưng dường như tôi không thể thay đổi được. Tôi đã âm thầm cầu xin Sư phụ giúp đỡ để cai nghiện điện thoại.

Một ngày nọ, khi đang học Pháp, tôi nhớ đến một đoạn Pháp của Sư phụ. Sư phụ giảng:

“Tuy nhiên nếu người ta hỏi mà khí công sư giả trả lời không được, thì người ta chẳng phải sẽ biết vị này là giả? Do vậy vị này dám nói lung tung, nói rằng huyền quan nhất khiếu ở trên đầu chỗ tiểu tiện. Nghe thật quá khôi hài. Chư vị chớ có cười, cuốn sách này đã xuất bản ngoài xã hội rồi. Vậy cũng nói, sách khí công hiện nay đã ở mức khôi hài đến thế; tôi nói rằng chư vị đọc những thứ đó nào ích gì; [chúng] vô dụng, chỉ có thể hại người.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này giống như một lời cảnh tỉnh, khiến tôi cảm thấy miễn cưỡng khi nhấc điện thoại lên lần nữa. Sư phụ đã dùng những Pháp lý để khai sáng cho tôi, giúp tôi loại bỏ những vật chất tiêu cực đang kiểm soát mình. Lần này, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sử dụng điện thoại của mình nữa. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề này, giữa hiểu và hành vẫn còn khoảng cách. Sư phụ đã giúp tôi loại bỏ hầu hết các vật chất tiêu cực, phần còn lại phụ thuộc vào ý chí và chính niệm của tôi.

Tôi đã có thể giảm đáng kể thời gian sử dụng điện thoại của mình, điều này khiến tôi cảm thấy khá ổn. Tưởng chừng đã bỏ được hoàn toàn thói quen xấu này nhưng chỉ sau một thời gian, tôi lại cảm thấy cuộc sống nhàm chán và mong muốn được thư giãn. Khi cầm sách Đại Pháp lên để đọc, tôi lại không muốn đọc và không thể ngồi yên để học Pháp. Toàn thân tôi khó chịu. Thực ra đó là sự giằng co của vật chất bất hảo đó trước khi bị hủy diệt. Đôi khi, tôi nhấc điện thoại lên và lại ngay lập tức đặt nó xuống. Một số lần khác, trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ rằng kiểm tra điện thoại một lúc cũng không sao. Ý nghĩ này đã đánh lừa tôi vài lần. Có lần, tôi nhấc máy lên, suốt một hai giờ tôi không thể đặt xuống được.

Tôi đã cố gắng hết sức để ước thúc bản thân. Thời gian dùng điện thoại trong ngày làm việc của tôi ngày càng ít đi và tôi không thể sử dụng điện thoại trong giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên, vào buổi tối trước khi đi ngủ, tôi có thói quen sử dụng thiết bị điện tử để xem các đoạn video ngắn. Vì thời gian sử dụng ngắn nên ban đầu tôi không nhận ra tác động đối với mình, nghĩ rằng vì đã kiên trì suốt cả ngày nên buổi tối xem video một lát cũng không sao. Tuy nhiên, tôi thấy mình đã không thể dậy luyện công vào buổi sáng. Tất cả là từ tâm an dật của tôi mà thành. Ý nghĩ lười biếng muốn thư giãn và thoải mái thực ra là quan niệm được hình thành. Sau khi nhận ra vấn đề, tôi không còn xem video trên điện thoại hay dùng bất kỳ thiết bị điện tử nào khác vào ban đêm nữa. Thay vào đó, tôi dành buổi tối để học thuộc Pháp hoặc phát chính niệm. Sau một thời gian, tôi đã hoàn toàn loại bỏ được chấp trước vào điện thoại của mình.

Trong quá trình từ bỏ chấp trước, tôi phát hiện ra nhiều chấp trước hơn, chẳng hạn như thiếu kiên nhẫn, sợ hãi và lo lắng. Tôi thường nghĩ đến việc loại bỏ hoàn toàn chấp trước ngay sau khi phát hiện ra nó. Tuy nhiên, khi xuất hiện lại vấn đề tương tự, chấp trước đó liên tục can nhiễu tôi, tôi thiếu chính niệm và vội vàng loại bỏ các chấp trước khác. Nhưng sự thiếu kiên nhẫn này khiến tôi xa rời Pháp, vì tâm kiên định cần phải bất biến. Tôi nhận ra rằng tôi cần đạt được như Sư phụ đã giảng về “…dần dần, từ từ và an hòa…” (Chương II trong Đại Viên Mãn Pháp), trái ngược với những cách thức làm việc cực đoan của tôi.

Tôi đã ước thúc bản thân chiểu theo Pháp, nhưng tôi chưa thực sự đồng hóa với Pháp. Khắc chế chấp trước của mình để tu, tôi cảm thấy khổ và tiến bộ rất ít trong tu luyện. Tựa như một người tu luyện trong núi sâu rừng già, dần dần bào mòn chấp trước. Sau khi đồng hóa với Pháp, các chấp trước ngay lập tức được loại bỏ, như thể nó chưa từng xuất hiện, và tôi cảm thấy bình yên và tĩnh lặng.

Bài học ghi nhớ là tôi cần học Pháp nhiều hơn. Học Pháp nhiều hơn cho phép tôi thức dậy đúng giờ để luyện công buổi sáng, phát chính niệm với tâm trí tập trung hơn và cải thiện trạng thái giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp.

Mặc dù đôi khi tôi gặp phải khó khăn trong việc học Pháp, chẳng hạn như cảm thấy buồn ngủ và không tĩnh, nhưng tôi vẫn kiên trì. Nhờ kiên trì, tôi bắt đầu tinh tấn hơn và thể ngộ được sâu sắc Pháp trân quý như thế nào. Trong những năm qua, tôi vô cùng biết ơn sự từ bi của Sư phụ. Tôi quyết tâm bắt kịp tiến trình Chính Pháp và trở về nhà cùng Sư phụ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/30/467592.html]

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/11/213290.html

Đăng ngày 02-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ: Học Pháp nhiều hơn giúp tôi tinh tấn hơn first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Một chút thể hội bỏ đi tâm hiển thị trong thời gian gần đâyhttps://vn.minghui.org/news/262812-mot-chut-the-hoi-bo-di-tam-hien-thi-trong-thoi-gian-gan-day.htmlWed, 20 Mar 2024 09:08:51 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=262812[MINH HUỆ 01-01-2024] Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi mới chính thức bước vào tu luyện cách đây không lâu. Trước khi tu luyện, trong người thường, tôi là người kiên nhẫn, có trách nhiệm, tương đối nghiêm khắc và […]

The post Một chút thể hội bỏ đi tâm hiển thị trong thời gian gần đây first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi ở đại lục

[MINH HUỆ 01-01-2024] Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi mới chính thức bước vào tu luyện cách đây không lâu. Trước khi tu luyện, trong người thường, tôi là người kiên nhẫn, có trách nhiệm, tương đối nghiêm khắc và tận tâm trong công việc. Sau khi tu luyện, tôi nhận ra mình có yếu tố chấp trước vào công việc, quá trình tu luyện gần đây đã giúp tôi thể hội sâu sắc hơn.

Gần đây, thỉnh thoảng một số chi tiết trong công việc sẽ xuất hiện trong đầu tôi, nhiều niệm đầu khác nhau thường xuyên nổi lên, chẳng hạn làm sao để giải quyết, làm sao để đạt được hiệu quả nào đó, thậm chí khi học Pháp, luyện công, phát chính niệm cũng thường xuyên nhảy ra (những niệm này), vô hình trung đã hình thành một dạng can nhiễu.

Tôi hướng nội tìm, biết rằng vì mình có tâm chứng thực bản thân, tâm hiển thị và tâm danh lợi rất nặng, còn tồn tại kiểu như “hành vi và quan niệm hiện đại”, với những quan niệm hình thành lúc hậu thiên, tôi đã coi những thứ trong người thường là tốt, từ đó truy cầu nó một cách vô thức. Trong môi trường làm việc với người thường, tôi được đánh giá là người có kỹ năng chuyên môn vững vàng, trong quá trình này, tôi cũng phát triển niềm yêu thích được nghe những lời tâng bốc và khen ngợi từ người khác, cũng như cảm giác hài lòng khi được người thường công nhận sau khi làm tốt công việc, trong tiềm ý thức cảm thấy điều này thật dễ chịu. Từ trên Pháp lý thì thấy thật không đúng, nhưng trong môi trường đó, vẫn khó kiềm chế được tâm hiển thị mãnh liệt của bản thân.

Trước đây khi tôi chưa lý giải sâu về Pháp, về chữ “danh” trong danh lợi tình, tôi luôn cho rằng cái gì nổi bật mới gọi là “danh”, nên cảm thấy mình căn bản không có kiểu suy nghĩ đó, không có cái tâm đó. Thuận theo việc học Pháp thâm sâu và nghe đồng tu chia sẻ, tôi mới nhận ra suy nghĩ của mình trước đây rất nông cạn, tôi nghĩ bản thân dường như không tồn tại tâm cầu danh, nhưng thực tế không phải vậy mà hoàn toàn ngược lại, chẳng qua cái danh mà tôi truy cầu không quá sắc sảo và mãnh liệt, nó dựa trên sở thích của bản thân, mong muốn và quan niệm cá nhân, nó mơ hồ tiềm tàng khiến tôi không bao giờ phát hiện ra.

Trong quá trình dần dần đào sâu nó, tôi nhận ra rằng đằng sau mọi việc tôi làm đều có tiềm ẩn tâm cầu danh, biểu hiện ra là sau khi tôi làm xong việc gì, trong hạ ý thức sẽ đoán và liên tưởng về những gì người khác nghĩ sau khi nhìn thấy (kết quả), những người khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau khi nhìn thấy, cũng như tâm trạng và cảm thụ của người khác sẽ như thế nào. Vì vậy nó đã trở thành một phản ứng tự nhiên tiềm tại, hơn nữa rất nhiều khi chỉ là thoáng qua, nên tôi không quá coi trọng nó. Trước đây, tôi luôn cho rằng khả năng cảm nhận suy nghĩ của người khác là dấu hiệu của người giỏi quan sát, hiểu lòng người, thậm chí là đồng cảm, tôi luôn coi đó là một lợi thế, nhưng bây giờ mới nhận ra rằng, đằng sau sự quan sát đó là tâm cầu danh và thể diện.

Sư phụ giảng:

“Chư vị thích người khác nói chư vị là tốt, chư vị thích người khác khen và tâng bốc chư vị, chư vị thích người khác tôn trọng chư vị; bất cứ sự tình gì làm tổn hại hình tượng của chư vị thì chư vị đều sợ, [tất cả thứ đó] đã sản sinh ra một trạng thái tâm lý, chính là tâm hư vinh, nó là một chấp trước. Tâm giữ thể diện, cũng rất là mạnh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Chẳng phải đó là tôi sao? Trong tiềm ý thức tôi luôn nghĩ về việc người khác nghĩ gì về vấn đề này, nghĩ gì về tôi, sẽ có ảnh hưởng gì, liệu bản thân tôi có dựng nên một kiểu hình tượng nào đó không? V.v..

Cứ tiếp tục tìm, tôi rất ngạc nhiên và không ngờ tâm cầu danh của mình mạnh đến thế, chính vì vậy mà tôi thường mang theo tâm hiển thị trong công việc hàng ngày hoặc khi làm các việc. Nhận ra rồi thì bỏ đi, mỗi khi tôi nhận thấy nó nổi lên, tôi liền phủ định nó, áp chế nó, dần dần đã có hiệu quả, nó đang yếu đi, nhưng nó vẫn luôn ở đó, đôi khi lại bùng phát một chút.

Một buổi sáng gần đây, sau khi tôi và đồng tu mẹ luyện công xong, mẹ chủ động đề cập đến chấp trước của tôi trong công việc, giúp tôi phân tích liệu có tâm nào đó hay không, cuối cùng mẹ nói một câu: “Phải chăng là tâm tham công người khác?” Câu “tham công người khác” lập tức thức tỉnh tôi. Trong tâm tôi nghĩ: Đúng rồi, mình luôn sâu sắc biết rằng tất cả những khả năng bản thân có được đều do Đại Pháp ban cho.

Công việc và chức vị trong người thường đều do Đại Pháp khai sáng, đệ tử Đại Pháp chỉ có bổn phận làm tốt những gì một đệ tử nên làm, không được sinh ra những vọng niệm, có thể chứng thực Đại Pháp mới là quan trọng, mới là nền tảng và mục đích của mọi việc. Hết thảy đều là Đại Pháp đang làm, chính Đại Pháp tạo nên vạn vật, tuy nhiên, vì một chút thành tựu nhỏ bé của con người mà tự mãn và tự cho mình siêu phàm, tôi thực sự coi những gì mình đạt được là do bản thân mình làm, và nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác, bản thân thật tuyệt vời, đó chính là tham công người khác.

Sau khi đồng tu mẹ nói với tôi điều đó xong, tôi bắt đầu phát chính niệm, thuận theo chính niệm xuất ra, tôi càng ý thức được sự kiêu ngạo và tự phụ của mình, tôi phân biệt những thứ không phải là mình và diệt những vật chất bất hảo này. Trong quá trình ấy, tôi bất tri bất giác từ từ cúi đầu xuống, đó là sự khiêm tốn và tôn trọng từ tận đáy lòng. Tôi biết mình cũng nên mang tâm thái kính nể và thận trọng này để đối đãi với mọi thứ trong công việc và cuộc sống hàng ngày, thay vì ngày càng quen thuộc hơn với cái gọi là kinh nghiệm, trở nên kiêu ngạo và quên đi bản chất của mình.

Tôi cảm thấy rằng khi hạ mình xuống thấp hơn, cúi đầu xuống thấp hơn, đổi lại sẽ trở nên cao lớn hơn và nội tâm cũng to lớn vô hạn, đây là Sư phụ và Pháp đã gia tăng dung lượng cho tâm của tôi.

Mọi thay đổi của đệ tử đều không thể tách rời khỏi sự an bài cẩn mật với trí huệ vô lượng và sự dẫn dắt tận tâm của Sư tôn, đệ tử chỉ có duy trì dốc toàn lực làm tốt, nỗ lực hết mình, mạnh mẽ tiến về phía trước trên con đường do Sư phụ an bài, không quên sứ mệnh khi đến thế gian.

Sở ngộ cá nhân trong giai đoạn hiện tại, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu chỉ rõ.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/1/1/近期去顯示心的一點體會-469227.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/6/214600.html

Đăng ngày 20-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Một chút thể hội bỏ đi tâm hiển thị trong thời gian gần đây first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Học viên trẻ tuổi: Hạnh phúc khi được là người tu luyệnhttps://vn.minghui.org/news/258728-hoc-vien-tre-tuoi-hanh-phuc-khi-duoc-la-nguoi-tu-luyen.htmlMon, 15 Jan 2024 12:51:36 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258728[MINH HUỆ 28-10-2023] Cháu sinh năm 2010 trong một gia đình đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Khi lên bốn, mẹ dạy cháu đọc từng chữ trong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Chẳng […]

The post Học viên trẻ tuổi: Hạnh phúc khi được là người tu luyện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 28-10-2023] Cháu sinh năm 2010 trong một gia đình đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Khi lên bốn, mẹ dạy cháu đọc từng chữ trong cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. Chẳng bao lâu sau cháu đã có thể tự đọc cả cuốn sách khi học Pháp nhóm. Nhờ sự khích lệ của bố mẹ, cháu tham gia học Pháp cùng các đồng tu lớn tuổi và cháu có thể hiểu được những lời giảng của Sư phụ. Cháu ngộ ra rằng mục đích của việc tu luyện là phản bổn quy chân, và đồng hóa với Chân- Thiện-Nhẫn.

Khi lớn lên, cháu phát hiện ra rằng nhiều người chỉ tin vào khoa học hiện đại, Chủ nghĩa vô Thần và Thuyết tiến hóa mà không hề biết ý nghĩa nhân sinh thực sự là gì. Cháu cảm thấy người tu luyện thật may mắn bởi Sư phụ đã giảng cho chúng ta biết mục đích thực sự của việc làm người. Đây là một bí mật mà không hề được học trong bất cứ trường lớp nào. Người tu luyện cần hướng nội tìm để đề cao tâm tính. Dưới đây cháu muốn chia sẻ về những trải nghiệm tu luyện gần đây của cháu.

Tu khứ chấp trước vào đồ ăn

Cháu rất thích kẹo và đồ ăn vặt, đặc biệt là đồ ngọt. Mẹ luôn trông chừng cháu để cháu không ăn quá nhiều. Cháu biết mình phải kiềm chế bản thân, tuy nhiên cháu không thể cưỡng lại kẹo. Thói háu ăn của cháu giống như Trư Bát Giới trong Tây Du Ký vậy, cháu ăn không biết no và luôn thèm ăn.

Sư phụ giảng:

“Để họ vứt bỏ cái tâm này, thì làm sao đây? Họ ăn thịt vào liền bị đau bụng, không ăn [thịt] thì không đau; sẽ xuất hiện trạng thái này, nghĩa là không được ăn [thịt] nữa.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Cháu phát hiện ra bất cứ khi nào cháu ăn kẹo thì ngày hôm sau một cái mụn to sẽ mọc trên mặt cháu và ở đó trong hơn hai tuần. Ban đầu, cháu không chịu ngộ và tiếp tục ăn kẹo. Do vậy, chẳng bao lâu sau mặt cháu nổi đầy mụn. Cuối cùng cháu quyết định tu khứ chấp trước vào kẹo và không ăn kẹo nữa.

Cháu phát hiện ra rằng một khi cháu quyết tâm tu khứ một chấp trước nào đó thì Sư phụ sẽ giúp cháu. Đôi khi thầy cô giáo và các bạn cùng lớp mời cháu ăn kẹo, cháu đều có thể kiềm chế bản thân không ăn. Và mặt cháu đã hết sạch mụn.

Cháu ngộ rằng Sư phụ không phải là không cho cháu ăn kẹo mà mục đích là để giúp cháu loại bỏ dục vọng này.

Trừ bỏ tâm hiển thị

Trước đây, cháu có chấp trước mạnh mẽ vào việc khoe đồ đẹp. Ví dụ, khi mua được đồ dùng học tập nào đó mới lạ, cháu sẽ mang đến trường và đặt ở nơi mà các bạn dễ thấy. Cháu còn tìm cách thảo luận với các bạn về món đồ đó đến khi các bạn tỏ ra ngưỡng mộ cháu mới vừa lòng. Khi cháu được giấy khen cũng vậy – cháu sẽ khoe với các bạn và cảm thấy có phần không vui nếu các bạn không khen ngợi cháu.

Thông qua học Pháp cháu nhận ra rằng cháu có tâm hiển thị mạnh mẽ. Loại tâm thái này không thuộc về chân ngã của cháu. Sư phụ đã giảng về tâm hiển thị trong Bài giảng thứ sáu của sách Chuyển Pháp Luân. Cháu là một người tu luyện, vì thế cháu cần nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Tâm cầu danh và tranh đấu là những chấp trước ẩn giấu đằng sau việc cháu luôn mong muốn được người khác chú ý và khen ngợi. Thực ra nếu cháu đạt được điều gì đó thì chẳng cần ai phải biết. Cháu quyết tâm tu khứ cái tâm hiển thị này.

Tu khứ chấp trước vào máy tính

Từ khi có máy tính riêng, cháu luôn muốn dùng nó. Cứ cách vài phút cháu lại kiểm tra email một lần. Ngay cả khi không có email mới nào thì cháu vẫn tiện thể vào vài trang web xem một chút. Cháu cũng thường xuyên thay đổi màn hình nền của máy tính. Sau khi phát hiện ra điều này, bố mẹ đã chỉ cho cháu thấy cháu đã dành quá nhiều thời gian vào máy tính. Tuy nhiên, cháu không muốn chỉnh lại bản thân vì cháu cảm thấy cháu không xem nội dung gì xấu cả.

Cuối cùng, bố mẹ cháu phải đặt mật khẩu để cháu không lãng phí quá nhiều thời gian trên máy tính. Nhưng cháu vẫn không muốn thay đổi. Cháu thậm chí còn viện đủ cớ để tăng thêm thời gian vào mạng. Chấp trước muốn ngồi trước màn hình máy tính của cháu trở nên càng ngày càng mạnh. Thị lực của cháu cũng bị ảnh hưởng.

Sư phụ giảng:

“Muốn khắc phục thì luôn có biện pháp. Chư vị biết chăng? Trên núi rất nhiều tiểu đệ tử Đại Pháp để không bị can nhiễu, thì chỉ một điện thoại, không vào mạng Internet.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018, Giảng Pháp tại các nơi XV)

Cháu nhận ra rằng hành vi này của cháu là đang chiêu mời can nhiễu, và đây là điều mà cháu cần đề cao. Máy tính là công cụ chứ không phải đồ chơi. Chúng ta nên dành thời gian để làm tốt ba việc, và cháu đã giải thể dục vọng luôn muốn xem máy tính này.

Tu bỏ tâm oán trách

Người hàng xóm ở tầng dưới nhà cháu vô cùng nhạy cảm với âm thanh, và sẽ phàn nàn ngay cả khi chúng cháu chỉ gây ra một chút tiếng động. Hàng ngày họ đi ngủ từ sớm nên cháu không thể luyện đàn piano sau 8 giờ tối. Chúng cháu phải rón rén khi đi lại vào buổi tối. Mặc dù chúng cháu đã rất giữ yên lặng rồi nhưng họ vẫn phàn nàn. Cháu cảm thấy họ rất ích kỷ, và thích chỉ đạo mọi người xung quanh. Cháu bắt đầu ghét họ và nghĩ: “Họ nghĩ họ là ai thế không biết?”

Một hôm, cháu đang luyện xoạc chân thì bố cháu nhận được tin nhắn từ người hàng xóm dưới nhà phàn nàn về tiếng động. Cháu ngồi trên giường lửa giận đùng đùng. Mẹ bảo rằng bộ dáng của cháu lúc đó trông rất bất thiện. Cả hai mẹ con cháu đã cùng hướng nội. Mẹ nói rằng bất luận là vì nguyên nhân gì, có hợp lý hay không thì người tu luyện vẫn cần hướng nội vô điều kiện. Cháu nhận ra rằng cảm giác oán hận nổi lên khi cháu không đủ sự từ bi hoặc lòng khoan dung. Các vị Thần sẽ không oán trách hay tức giận.

Sư phụ giảng:

“Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Sau khi ngộ ra điều này, cháu đã tu khứ được tâm oán trách. Cháu nên cảm ơn những người hàng xóm ở tầng dưới vì đã cho cháu cơ hội đề cao tâm tính.

Trên đây là vài chia sẻ tu luyện của cháu. Cháu cảm thấy vô cùng may mắn và hạnh phúc khi được làm đệ tử của Sư phụ. Con xin cảm tạ Sư tôn vì sự khổ độ từ bi của Ngài!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/10/28/467536.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/2/213170.html

Đăng ngày 15-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Học viên trẻ tuổi: Hạnh phúc khi được là người tu luyện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tiểu đệ tử Đại Pháp: Cảnh tượng thần kỳ khi phát chính niệmhttps://vn.minghui.org/news/258473-tieu-de-tu-dai-phap-canh-tuong-than-ky-khi-phat-chinh-niem.htmlFri, 05 Jan 2024 12:13:18 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=258473[MINH HUỆ 02-11-2023] Cháu năm nay 13 tuổi, là tiểu đệ tử Đại Pháp. Cháu đã tu luyện với mẹ từ nhỏ. Khi ấy, cháu học Pháp giống như bị mẹ thúc ép. Cháu đã khai thiên mục, nhưng cháu không thấy […]

The post Tiểu đệ tử Đại Pháp: Cảnh tượng thần kỳ khi phát chính niệm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của tiểu đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 02-11-2023] Cháu năm nay 13 tuổi, là tiểu đệ tử Đại Pháp. Cháu đã tu luyện với mẹ từ nhỏ. Khi ấy, cháu học Pháp giống như bị mẹ thúc ép. Cháu đã khai thiên mục, nhưng cháu không thấy vui, cũng không quan tâm đến nó. Cháu không luyện công, mà chỉ lo chơi điện thoại. Ngay cả khi như vậy, Sư phụ vẫn luôn trông nom cháu. Khi cháu khó chịu, Sư phụ luôn giúp cháu tiêu nghiệp, mỗi lần cháu đều vượt qua an toàn.

Vài ngày trước, cháu vẫn còn mê mẩn điện thoại, mẹ đã nói chuyện với cháu: “Con đừng chơi điện thoại nữa! Nó không tốt cho con đâu!” Giọng điệu của mẹ cháu đã thay đổi. Trước đây, mẹ mắng cháu đừng chơi điện thoại, thậm chí bà còn oán giận cháu. Khi mẹ càng không cho cháu chơi, thì cháu càng chống đối bằng cách không nghe lời mẹ. Nhưng lần này thì khác, cháu thực sự không muốn chơi điện thoại nữa, [vì vậy] cháu đã hỏi mẹ: “Tại sao vậy mẹ?” Mẹ cháu trả lời: “Mẹ nói chuyện với con bằng thiện tâm. Mẹ thực sự muốn tốt cho con!” Cháu hiểu rằng, tâm tính của mẹ đã đề cao lên rồi!

Vì cháu không nhìn rõ bảng, nên cháu muốn mẹ mua kính cho mình. Mẹ cháu đã đồng ý, nhưng mẹ để cháu suy nghĩ lần nữa trong vòng một tuần. Cháu đã suy nghĩ xong, nhưng nhà trường vẫn lo rằng mẹ cháu sẽ không thực hiện theo lời hứa. Cuối cùng thì, mẹ vẫn mua kính cho cháu. Sau khi mua kính xong, hai mẹ con về nhà, mẹ cháu đã nói: “Mẹ sợ khiến con tổn thương, mẹ hy vọng tâm tính của con sẽ đề cao lên, vứt bỏ cặp kính.” Cháu cảm thấy không hiểu cho lắm. Sau khi đeo kính, cháu đã không chơi điện thoại nữa, mẹ bảo cháu học Pháp thì cháu học Pháp. Trong quá trình này, cháu đột nhiên rất muốn học Pháp, và cũng không muốn chơi điện thoại nữa. Mẹ nói rằng tâm tính của cháu đã đề cao lên trên.

Ngoại trừ việc học Pháp ra, mẹ cũng nhắc nhở cháu tu tâm tính. Khi bạn học mắng và đánh cháu, ngay cả khi cháu cảm thấy rất bực bội trong lòng, thì cháu vẫn nghĩ họ đang cho mình đức, đây chẳng phải là việc tốt sao?

Buổi chiều Chủ nhật tuần trước là thời điểm mà trường học tổ chức hoạt động quyên góp. Có một bạn học đã đánh rơi khoảng 4 hay 5 nhân dân tệ. Cháu cũng vừa mua đồ và còn dư 5 nhân dân tệ tiền lẻ. Khi cháu vừa lấy số tiền này ra khỏi túi, thì bạn học đó đột nhiên tức giận và hỏi: “Bạn đã lấy tiền của mình phải không?” Cháu rất ngạc nhiên: Cậu ấy đổ oan cho mình rồi. Cháu trả lời: “Không phải, mình không lấy tiền của bạn.” Nhưng cậu bạn đã giật lấy số tiền trong tay cháu, xem xét cẩn thận, rồi lấy ra một tờ tiền tương đối cũ, và tự tin nói rằng: “Đây là tiền của mình! Mình cũng có tờ 1 nhân dân tệ cũ!” Cháu đã tức giận, cháu nghĩ tại sao tiền cũ là của cậu ta được chứ? Nhưng cháu lại nghĩ đây là hảo sự, vì vậy cháu đã nói với bạn học: “Cậu nói tiền này là của cậu, vậy thì mình đưa nó cho cậu.” Cậu bạn nhìn cháu, cảm thấy hơi xấu hổ, và cậu ta không lấy tiền của cháu nữa. Cuối cùng thì, bạn ấy cũng tìm được tiền của mình. Và cháu đã vượt qua quan này.

Một lần nọ, khi phát chính niệm với mẹ, cháu đột nhiên thấy mình bay lên trời, ngồi trên một bảo tọa rất tôn quý. Còn có rất nhiều người đang ngồi trên bảo tọa, và cũng có chỗ còn trống. Cháu nghĩ, bảo tọa này là dành cho người chưa phát chính niệm! Sư phụ ngồi trên một đóa liên hoa ở trên cùng. Bên dưới là các đệ tử Đại Pháp phát chính niệm ngồi thành từng tầng từng tầng. Mỗi tầng đều được bao bọc trong một quầng sáng màu trắng. Có hơn hàng ngàn hàng vạn tầng như vậy. Cảnh tượng thật thiêng liêng biết bao! Sau khi phát chính niệm xong, cháu phát hiện mắt mình nhìn rõ hơn. Cháu nghĩ, đó là Sư phụ khích lệ cháu nhanh chóng vứt bỏ cặp mắt kính!

Một lần khác, khi đang phát chính niệm, cháu đột nhiên cảm thấy sau lưng vừa nóng vừa lạnh, có một luồng nhiệt xông lên, rồi cháu thấy lạnh và nóng. Có một luồng nhiệt nóng như lửa tụ lại ở chân phải của cháu, nhưng đó không phải là cảm giác tê như bình thường, mà là [cảm giác] càng ngày càng nóng, luồng nhiệt cứ xông lên chân và xoay tròn, [cháu thầm nghĩ] có phải là Pháp Luân không nhỉ? Rồi luồng nhiệt xông thẳng lên bắp chân, khiến nửa bắp chân của cháu cũng nóng lên. Cháu đã kể chuyện này với mẹ, và mẹ nói đó là hảo sự. Cháu hiểu rằng, đó là công được đẩy lên đỉnh!

Sư phụ và Đại Pháp thật vĩ đại, cháu muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Sư phụ đã từ bi cứu độ, giúp cháu gặp được Đại Pháp giữa biển người mênh mông. Mặc dù tâm tính của cháu vẫn chưa đủ tốt, nhưng cháu sẽ kiên trì học Pháp tu tâm, ngồi lên thuyền Pháp của Sư phụ để theo Sư phụ trở về trời.

(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/11/2/大法小弟子-發正念的奇觀景象-467678.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/21/213419.html

Đăng ngày 05-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tiểu đệ tử Đại Pháp: Cảnh tượng thần kỳ khi phát chính niệm first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Điểm số phơi bày chấp trước vị tư của tôihttps://vn.minghui.org/news/256800-diem-so-phoi-bay-chap-truoc-vi-tu-cua-toi.htmlWed, 13 Dec 2023 12:43:43 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256800[MINH HUỆ 09-10-2023] Tôi lớn lên trong một gia đình học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp đã ban cho tôi sức khỏe tốt cũng như trí huệ. Tôi luôn là học sinh đứng đầu trong suốt những năm […]

The post Điểm số phơi bày chấp trước vị tư của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-10-2023] Tôi lớn lên trong một gia đình học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp đã ban cho tôi sức khỏe tốt cũng như trí huệ. Tôi luôn là học sinh đứng đầu trong suốt những năm tiểu học, cấp hai và hầu hết ở những năm cấp ba.

Khi còn nhỏ, tôi không chấp trước vào điểm số hay thứ hạng trong lớp. Tuy nhiên, lên cấp hai, tôi bị động tâm trước lời khen của giáo viên và sự cạnh tranh của các bạn. Dần dần tôi ngày càng chú tâm hơn đến thứ hạng. Chấp trước vào danh của tôi ngày càng lớn, chẳng bao lâu đã bị cựu thế lực lợi dụng sơ hở.

​Tôi là học sinh đứng đầu lớp trong nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi bước vào năm cuối trung học, điểm số của tôi bắt đầu dao động đáng kể. Những biến động và sụt giảm mạnh về điểm số khiến tôi không thể chấp nhận được. Tôi đã hướng ngoại và không tìm thấy lý do nào. Chỉ sau đó tôi mới nhận ra rằng tâm tính của mình có vấn đề. Tôi luôn coi điểm cao của mình là điều hiển nhiên. Mặc dù tôi hiểu rằng tất cả những thành tích tốt này là nhờ Đại Pháp ban cho, nhưng trong xã hội độc hại này, ai cũng truy cầu danh lợi, và tôi bắt đầu coi trọng danh. Tôi tự mãn với những thành tích nho nhỏ mà mình đạt được. Tôi thậm chí còn nghĩ mình có tài nên cũng cần phấn đấu để đạt được mục tiêu nào đó. Tâm cầu danh được tôi vô tình che giấu và dung dưỡng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và phải đến khi bị chùy nặng này, tôi mới đối diện với nó.

Sau khi chia sẻ với mẹ tôi, cũng là đồng tu, tôi quyết tâm loại bỏ chấp trước vào danh. Tôi đã phát chính niệm và liên tục nhẩm:

“Bất cầu danh du du tự đắc
Bất trọng lợi nhân nghĩa chi sỹ”
(Tố Nhân, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Chẳng cầu danh thong dong tự được
Chẳng trọng lợi kẻ sỹ nhân nghĩa”
(Làm người, Hồng Ngâm)

Sau một thời gian, tôi cảm thấy tâm danh lợi của mình nhẹ hơn. Tôi không còn quá lo lắng khi các bạn cùng lớp nói về điểm số, và bất động tâm khi nhìn thấy kết quả bài kiểm tra. Tuy nhiên, điểm số của tôi vẫn không được cải thiện. Dường như tôi không thể đạt tới đỉnh cao như trước. Bất cứ khi nào nghĩ về những kết quả mà mình từng đạt được và những lời khen của thầy cô, tôi lại cảm thấy cay đắng không tả xiết. Tôi nghĩ rằng mình đã loại bỏ được phần lớn chấp trước vào danh, nhưng mỗi lần nghĩ về quá khứ, tôi lại buồn. Tôi nhận ra trạng thái tu luyện của mình chưa tốt và vẫn chưa tìm ra căn nguyên của vấn đề.

Tôi tiếp tục hướng nội sâu hơn. Nhiều kịch bản xung quanh điểm số nổi lên trong đầu: Tôi buồn vì điểm của mình không còn cao như trước; tôi đau khổ vì mục tiêu thi đại học rất khó mà đạt được; tôi tật đố khi điểm của bạn cùng bàn cao hơn mình; Tôi lo thầy cô không hài lòng với mình, v.v. Tôi nhận ra tâm chấp trước vào danh, tâm hiển thị, tâm tranh đấu, tật đố và nhiều tâm khác. Tôi buồn và cảm thấy hổ thẹn với Sư tôn. Sau khi tu luyện nhiều năm như vậy, tôi vẫn còn quá nhiều chấp trước của người thường, lại còn rất mạnh. Tôi gần như cảm thấy tiếc cho mình.

Mẹ đã nhắc nhở tôi kịp thời nên tôi tiếp tục hướng nội một cách nghiêm túc. Tôi nhận ra những chấp trước này có vẻ khác nhau nhưng có chúng có mối liên hệ với nhau và tất cả chúng đều hướng về cùng một căn nguyên: Tâm vị tư. Tại sao tôi lại bị ám ảnh bởi điểm số? Tại sao tôi lại lo lắng về việc điểm của mình bị sụt giảm? Cách đây không lâu tôi đã thật tâm mừng cho người bạn đạt điểm cao hơn tôi, mà giờ đây vì lẽ gì tôi lại tật đố với bạn cùng bàn khi điểm số của tôi không cao bằng cậu ấy? Đó là tâm vị tư, là bản ngã đã được ngụy trang khéo léo, là vật chất bại hoại của cựu vũ trụ! Đó thực sự không phải là tôi! Tôi liền nhận lỗi với Sư phụ: Chính tâm vị tư tiềm ẩn của con đã cho phép cựu thế lực lợi dụng sơ hở. Con sẽ không bao giờ thừa nhận sự an bài của cựu thế lực. Con sẽ chỉ nghe theo sự an bài của Sư phụ! Tôi cầu xin Sư phụ giúp tôi cố gắng từ bỏ giả ngã và trở về với chân ngã của mình.

Khi tôi làm mấy bài kiểm tra tiếp theo, bài nào cũng xuất hiện nhiều lỗi kỳ lạ và không đáng. Sau khi bài thi được chấm và trả lại, tôi không thể tin được rằng mình đã làm như thế. Điều khó tin hơn nữa là việc chấm bài có nhiều sai sót, khiến tổng điểm của tôi bị giảm hàng chục điểm.

Tôi hoàn toàn thanh tỉnh và nhận ra rằng giả ngã mà tôi phơi bày ra không muốn bị thanh trừ, giải thể, nên nó tấn công tôi một cách tàn ác, ngăn tôi đề cao và chứng thực Đại Pháp.

Mẹ tôi và tôi quyết định phát chính niệm để thanh trừ hết thảy mọi âm mưu tà ác can nhiễu đến việc tôi chứng thực Đại Pháp. Tôi sẽ phủ nhận bức hại của cựu thế lực, buông bỏ nhân tâm, tín Sư tín Pháp!

Trong kỳ thi tiếp theo, các lỗi đã giảm đi rất nhiều và không còn lỗi trong khâu chấm điểm. Đến kỳ thi tiếp theo, điểm của tôi thậm chí đứng thứ hai trong lớp. Các bạn cùng lớp của tôi rất ngạc nhiên. Tối hôm đó Hiệu Trưởng còn gọi điện cho bố tôi để chúc mừng. Tất cả xảy ra quá nhanh. Tôi thấy mình không còn bận tâm nhiều vào điểm số nữa, thay vào đó tâm tôi tràn ngập sự biết ơn.

Sư phụ giảng:

“Trong Pháp tôi đã giảng rồi, ví như một học sinh chỉ cần học tập cho tốt sẽ tự nhiên học lên đại học, còn chấp trước vào đại học nhưng bản thân mình lại học không tốt thì cũng không lên đại học được, đó là đạo lý; một người tu luyện có nguyện vọng viên mãn thì không có sai; nhưng tư tưởng [cần] đặt tại Pháp; trong khi liên tục tu luyện không ngừng sẽ đạt đến tiêu chuẩn viên mãn trong khi họ không biết.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Học tập tốt là nghĩa vụ của mỗi học sinh. Đương nhiên, việc trở thành một học sinh giỏi là biểu hiện của việc chứng thực Đại Pháp, nhưng điều kiện tiên quyết là phải buông bỏ hết thảy mọi chấp trước người thường và đi theo sự an bài của Sư phụ. Khi tâm của đệ tử Đại Pháp đặt đúng chỗ, Sư phụ sẽ ban cho những điều tốt nhất!

Ngay trước kỳ thi tuyển sinh đại học, điểm số của tôi tiến bộ nhanh chóng và ổn định. Trong kỳ thi đại học, tôi đã bình tĩnh và làm bài tốt. Tôi được nhận vào một trường đại học trọng điểm. Gia đình tôi đã chứng kiến uy lực của Đại Pháp và sự mỹ diệu của Đại Pháp đã triển hiện cho những người xung quanh chúng tôi.

Con xin cảm tạ Sư phụ!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/9/464501.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/30/213142.html

Đăng ngày 13-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Điểm số phơi bày chấp trước vị tư của tôi first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Nhật Bản: Tiểu đệ tử chia sẻ về trải nghiệm tu luyện trong kỳ nghỉ Hèhttps://vn.minghui.org/news/256758-nhat-ban-tieu-de-tu-chia-se-ve-trai-nghiem-tu-luyen-trong-ky-nghi-he.htmlTue, 12 Dec 2023 10:06:44 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=256758[MINH HUỆ 11-09-2023] Cháu năm nay 12 tuổi và là một học viên Pháp Luân Đại Pháp đang sống tại Nhật Bản, từ nhỏ cháu đã cùng bố mẹ tu luyện. Mùa Hè năm nay, cháu đã đến ở với ông […]

The post Nhật Bản: Tiểu đệ tử chia sẻ về trải nghiệm tu luyện trong kỳ nghỉ Hè first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Nhật Bản

[MINH HUỆ 11-09-2023] Cháu năm nay 12 tuổi và là một học viên Pháp Luân Đại Pháp đang sống tại Nhật Bản, từ nhỏ cháu đã cùng bố mẹ tu luyện. Mùa Hè năm nay, cháu đã đến ở với ông ngoại, bà ngoại và hai người em họ trong thời gian một tháng. Trong thời gian này, đã xảy ra nhiều sự việc khảo nghiệm tâm tính của cháu, tại đây cháu xin chia sẻ với các đồng tu.

Khảo nghiệm tâm tính ở bể bơi

Một hôm, mẹ đưa cháu và hai người em họ đến bể bơi, một em 6 tuổi và em còn lại mới 5 tuổi. Bể bơi rất đông, đột nhiên có một cậu bé va chạm vào cháu, rồi bắt đầu dùng tay cào vào chân cháu. Sau đó cậu ấy té nước vào mặt cháu và các em rồi nói “đồ ngốc.” Cháu rất bất ngờ, lúc đó chân bị cào rất đau. Cháu nghĩ: “Cậu bé đó va vào mình trước. Tại sao cậu ấy lại quát mắng mình nhỉ?” Ngay sau đó, cháu đã ngộ ra đây là một khảo nghiệm tâm tính. Nếu là trước khi tu luyện, cháu sẽ mắng lại cậu ấy hoặc sẽ khóc. Tuy nhiên cháu hiểu rằng mình không nên phản kháng bởi vì đây có lẽ là nghiệp lực do mình gây ra từ kiếp trước. Hai người em họ của cháu rất tức tối và muốn đánh trả lại cậu bé đó, nên mẹ cháu đã nói với hai cậu ấy: “Đối với người đối xử không tốt với chúng ta, nếu chúng ta cũng đánh cũng mắng họ giống như vậy, thì chúng ta cũng sẽ tạo nghiệp. Các cháu hãy học cách khoan dung độ lượng như chị nhé.”

Khảo nghiệm ở trung tâm mua sắm

Hôm đó cháu đến trung tâm mua sắm cùng các em họ. Trong khi chúng cháu đang chơi đồ chơi nhà bếp, có hai chị em gái nọ đi đến và muốn chơi cùng. Hai em ấy nói không có đồ chơi nên cháu đã đưa cho hai em ấy một nửa số đồ chơi cháu đang có. Sau đó hai em ấy lại nói như vậy vẫn chưa đủ và muốn lấy thêm. Cháu cũng đưa hết đồ chơi và chỉ còn lại duy nhất một củ cà rốt. Cuối cùng hai chị em ấy lại nói: “Nếu không có cà rốt thì làm sao nấu được món cà-ri nhỉ?” Cháu không muốn đưa vì nếu vậy cháu sẽ không còn đồ chơi nữa. Tuy nhiên khi trông thấy vẻ bối rối của hai em ấy cháu tự hỏi mình có nên đưa nốt món đồ chơi cuối cùng của mình không.

Bỗng nhiên cháu nghe thấy một giọng nói vang lên: “Con luôn luôn không đối mặt với vấn đề của mình, sau này sẽ hối hận đó.” Quả thực là như vậy — từ trước tới giờ cháu chưa bao giờ thực sự biến suy nghĩ thành hành động. Cháu luôn hối hận sau đó và tự nhủ: “Giá như mình đã làm điều này điều nọ…” Sau đó cháu đã quyết định đưa món đồ chơi cuối cùng của mình cho hai chị em đó.

Ngay lúc đó, mẹ của hai em đó đến hỏi: “Cháu có thể đưa cho các em ấy củ cà rốt này không?” Cháu cảm thấy ngượng ngùng và thầm nghĩ: “Đáng lẽ mình nên đưa đồ chơi cho hai em ấy ngay lập tức mà không phải phân vân gì hết.” Sau đó cháu kể với mẹ cháu chuyện đã xảy ra, mẹ cháu nói: “Trên con đường tu luyện, Sư phụ có những tiêu chuẩn nghiêm khắc đối với các tiểu đệ tử. Đối với người lớn sẽ càng phải yêu cầu nghiêm khắc hơn.”

Cơn đau bụng biến mất ngay khi cầu xin Sư phụ giúp đỡ

Một người em họ của cháu nói cậu ấy rất đau bụng, đã mấy ngày rồi mà không thể đi vệ sinh, có đêm cậu ấy đau đến mức phát khóc. Đến hôm sau, bụng cậu vẫn bị đau nên mẹ cháu quyết định cho cậu ấy uống thuốc nhuận tràng. Ngay khi dùng thuốc, cậu ấy đã có thể đi ngoài, nhưng thải ra đều là thuốc.

Bụng cậu ấy vẫn tiếp tục bị đau. Lúc này em người họ kia và bà ngoại nói: “Chỉ còn cách cầu xin Sư phụ.”

Em họ cháu liền nói: “Sư phụ ơi xin hãy cứu con.”

Sau đó cậu ấy khóc lớn và nói: “Ôi chao, bụng không còn đau nữa rồi!”

Cậu ấy đã có thể đi ngoài, sau đó cậu ấy quay về phòng, cười và nói: “Sư phụ đã giúp con cảm thấy tốt hơn rất nhiều!”

Em họ tôi nói: “Sư phụ là người tốt nhất trên đời!” Cháu đã xúc động đến rơi nước mắt khi chứng kiến lòng từ bi của Sư phụ.

Bà ngoại cháu nói: “Hằng ngày các cháu nên tu luyện cho tốt. Sư phụ sẽ luôn ở bên cạnh.” Em họ cháu lo lắng nói: “Nhưng ở nhà cháu không có ảnh của Sư phụ, cháu phải làm sao bây giờ?”

Mẹ cháu liền nói: “Không sao đâu. Sư phụ luôn ở bên cạnh chăm sóc chúng ta mà.” Em họ cháu gật đầu đồng ý.

Học Pháp, luyện công và phát chính niệm hằng ngày

Hầu như hằng ngày cháu đều luyện công, phát chính niệm và học Pháp cùng hai người em họ. Em họ cháu chưa thuộc bài công pháp thứ ba. Sau khi xem băng hình hướng dẫn luyện công của Sư phụ vài lần, em ấy đã biết cách luyện. Em ấy cũng có thể làm theo các động tác của Sư phụ để luyện bài công pháp thứ tư. Em họ cháu nói: “Con xin cảm tạ Sư phụ đã dạy con.”

Ban đầu, cả hai người em họ của cháu đều thực hiện các động tác luyện công chưa chính xác. Cháu đã nhắc nhở vài lần và họ rất vui vẻ tiếp nhận và tập lại theo đúng hướng dẫn.

Khi hai người em họ về nhà, cháu đã thử luyện bài công pháp thứ hai trong vòng một tiếng. Bà ngoại nói rằng nếu mỏi quá có thể bỏ tay xuống.

Trước kia cháu luôn nghĩ mình không thể luyện bài công pháp thứ hai trong vòng một tiếng. Sau đó cháu nhận ra đây là quan niệm của người thường và nói với bà: “Cháu muốn kiên trì luyện bài bài công pháp thứ hai trong một tiếng ạ.”

Người em họ nhỏ tuổi của cháu có thể luyện bốn bài động công trong 45 phút, còn người anh có thể luyện trong 1 tiếng. Cháu cũng muốn luyện bài công pháp thứ hai trong một tiếng và mà không hạ tay xuống. Nếu không có ý chí mạnh mẽ có lẽ cháu đã bỏ cuộc giữa chừng rồi. Ba ngày sau, cháu đã có thể luyện bốn bài động công trong 1 tiếng rưỡi.

Thanh trừ tâm chấp trước vào đồ ăn

Cháu không thích ăn tôm, cua, mực, quả cà và nhiều đồ ăn khác. Trước đây cháu luôn trốn tránh việc phải thay đổi thói quen này. Nhưng sau đó cháu đã quyết định mình phải vượt qua. Mặc dù cháu thấy em họ ăn tôm rất ngon miệng nhưng cháu vẫn không đủ can đảm để đưa lên miệng. Năm ngoái em họ cháu chỉ biết ăn món cá hồi. Năm nay, em ấy đã có một bước đột phá khi chịu ăn rau và natto (món đậu tương lên men của người Nhật). Điều đó khiến cháu cảm thấy được khích lệ.

Vài ngày trước khi trở về nhà, cháu đã suy nghĩ về lý do tại sao cháu lại ghét tôm đến vậy. Cháu nhận ra đó chỉ là một quan niệm và cháu đang chấp trước vào nó. Cháu bắt đầu có cảm giác lo lắng từ trước khi món tôm được mang ra. Thậm chí có lần cháu đã khóc khi nhìn thấy một đĩa đầy tôm trước mặt. Lúc đó cháu đã biện minh và tự nhủ rằng lần sau cháu sẽ thử món tôm, sẽ trừ bỏ chấp trước này.

Cháu đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về thói quen trì hoãn của mình, vì vậy cháu quyết định phải đối mặt với sự sợ hãi. Cháu đã thử ăn một miếng tôm và nó không tệ như cháu nghĩ. Cháu cảm thấy xấu hổ vì trước kia mình đã khóc khi nhìn thấy tôm trên bàn ăn. Cuối cùng cháu đã ngộ ra và đề cao lên một chút. Cháu cũng thử thách bản thân bằng việc ăn cà tím và ớt xanh vào ngày hôm sau. Dần dần cháu đã buông bỏ những chấp trước vào đồ ăn của mình và bây giờ cháu có thể ăn được nhiều món ăn hơn trước kia.

Dường như cháu cùng hai người em họ đã trải qua một tháng trong trại Hè tu luyện ở nhà bà ngoại, mỗi ngày đều rất ý nghĩa. Con biết ơn Sư phụ đã an bài các khảo nghiệm khác nhau để con có thể đề cao tâm tính. Con sẽ tu luyện tinh tấn hơn trong tương lai.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/11/465170.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/16/211353.html

Đăng ngày 12-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Nhật Bản: Tiểu đệ tử chia sẻ về trải nghiệm tu luyện trong kỳ nghỉ Hè first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Mẹ luôn dắt tay tôi trên con đường tu luyệnhttps://vn.minghui.org/news/255959-me-luon-dat-tay-toi-tren-con-duong-tu-luyen.htmlSat, 18 Nov 2023 09:34:30 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=255959[MINH HUỆ 21-08-2021] Mỗi lần về nhà, tôi đều muốn hỏi mẹ là các tiểu đồng tu nhà chú và dì ở cùng chúng tôi hồi tôi còn nhỏ thế nào rồi? Tôi nhớ họ rất nhiều. Khi nghe tin họ có người […]

The post Mẹ luôn dắt tay tôi trên con đường tu luyện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một đệ tử Đại Pháp Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-08-2021] Mỗi lần về nhà, tôi đều muốn hỏi mẹ là các tiểu đồng tu nhà chú và dì ở cùng chúng tôi hồi tôi còn nhỏ thế nào rồi? Tôi nhớ họ rất nhiều. Khi nghe tin họ có người không tu nữa, tôi rất ngạc nhiên và tiếc nuối. Gần đây, khi xem bộ phim do đệ tử Đại Pháp làm, tôi nảy ra ý tưởng viết bài này. Các đồng tu bố mẹ đều biết rằng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với con cái, nhưng cụ thể ảnh hưởng thế nào, con trẻ tiếp thu được những gì, vấn đề này thường tương đối mơ hồ. Từng là một tiểu đồng tu, tôi muốn chia sẻ những mẩu chuyện và trải nghiệm về việc đồng tu mẹ tôi đã dẫn dắt tôi như thế nào trên con đường tu luyện này.

1. Thời thơ ấu—Mẹ hỏi tôi: Con có thực sự muốn tu luyện không?

Mẹ tôi đắc Pháp vào năm 1997, năm đó, tôi là một cô bé 9 tuổi.

Tôi từ nhỏ đã gần gũi, thân thiết với mẹ, mẹ thích nói chuyện với tôi, làm gì cũng dắt tôi theo. Mẹ tôi là giáo viên, trước khi đắc Pháp, mẹ thích đọc sách báo, tôi ngồi cạnh mẹ, mẹ vừa đọc vừa kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ triết lý bằng ngôn ngữ mà tôi có thể hiểu được và dạy tôi những đạo lý làm người. Sau khi đắc Pháp, mẹ lại kể cho tôi những câu chuyện tu luyện, đọc Pháp cho tôi nghe, và giải thích cho tôi những đạo lý trong Pháp bằng ngôn ngữ mà tôi có thể hiểu được, rồi cả những thể hội trong tu luyện Đại Pháp của mẹ.

Tôi nhớ như in một đêm, mẹ đọc Pháp cho tôi nghe:

“Chư vị hàng trăm năm mà chẳng được thân người; [có khi] hơn nghìn năm mới được thân người; được thân người rồi cũng chẳng biết quý tiếc. Nếu chư vị thác sinh thành một tảng đá thì vạn năm không ra được; tảng đá ấy nếu chẳng tan nát, chẳng phong hoá, thì chư vị vĩnh viễn chẳng ra được; được thân người nào có dễ chi! Nếu mà thật sự được Đại Pháp, cá nhân ấy quả là quá may mắn. ‘Nhân thân nan đắc’; đó chính là đạo lý.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Nếu nói tu thành thì trở thành Phật, Đạo, Thần. Tôi hỏi mẹ: “Thế tu không thành thì sao?” Mẹ bảo tôi: “Nếu tu không thành thì sẽ đến các tầng thứ khác nhau làm Thiên nhân và có thể hưởng phúc 300 năm hoặc 500 năm…” Tôi nghe mà cảm thấy thật tuyệt! Tôi nói với mẹ: “Con cũng muốn tu luyện.” Mẹ hỏi tôi: “Con có thực sự muốn tu luyện không?” Tôi nói: “Con muốn tu luyện.”

Hồi còn nhỏ, tôi bị sốt hai lần, mẹ hỏi tôi: “Người tu luyện không uống thuốc, người thường thì phải uống thuốc, con có uống thuốc không?” Tôi nói: “Con không uống.” Đêm đó, tôi sốt cao nên mẹ ngủ với tôi, hôm sau về cơ bản, tôi đã hạ sốt, chỉ là đầu hơi khó chịu chút. Mẹ hỏi tôi: “Con thấy khó chịu thế nào?” Tôi nói: “Giống như đám cháy lớn vừa tàn vậy, mọi thứ hoang tàn, chẳng dễ chịu chút nào. Lớn lên, ngoại trừ mấy lần bị cảm mạo phát sốt ra, tôi lúc nào cũng khỏe mạnh.

Sau khi tôi nói tôi muốn tu luyện, mỗi lần đến nhóm học Pháp, mẹ đều đưa tôi đi, tôi được cùng các cô chú đồng tu ở địa phương xem video Sư phụ giảng Pháp và đọc sách Đại Pháp Pháp. Hồi đó, tôi đã biết rất nhiều chữ nên cùng mọi người đọc mỗi người một đoạn, mỗi lần đến lượt mình đọc, tôi rất trân quý, chữ nào tôi không biết, mọi người đều kiên nhẫn bảo tôi.

Hồi ấy, chúng tôi ở tòa nhà gia đình ở đơn vị của mẹ tôi, rất gần đơn vị của mẹ. Sân chơi phía sau đơn vị rất rộng, đến tối, mọi người chiếu video giảng Pháp của Sư phụ ở đó, rất nhiều người ngồi dưới đất nghe, phải đến mấy chục người. Một hôm, sau bữa tối, mẹ đưa tôi đi nghe giảng Pháp, thấy nhiều bạn bè đang chơi ở sân chơi phía trước, tôi bèn thả tay mẹ ra và chạy đi chơi. Ngờ đâu, tôi bị ngã mạnh lúc chơi đùa, hai đầu gối đều chảy máu. Mẹ nghe Pháp xong đến tìm tôi, tôi khóc và nói: “Mẹ ơi, lẽ ra con nên xem Sư phụ giảng Pháp cùng mẹ, không nên chơi ở đây.”

Thuở nhỏ, tôi còn mơ thấy mình được thông đại chu thiên, tôi đang chạy trên sân chơi ấy thì bay lên không trung, cao hơn cả cột bóng rổ bên cạnh. Lớn lên, khi học phần giảng Pháp về đại chu thiên, tôi mới biết rằng lúc đó, Sư phụ đã thông đại chu thiên cho tôi.

Khi tôi học tiểu học năm lớp 4 thì cuộc bức hại bắt đầu, mẹ vì kiên định tu luyện mà bị bức hại.

2. Thời thanh thiếu niên và trưởng thành –– Mẹ nói: “Mẹ có trách nhiệm với con”

Trong kỳ nghỉ hè sau khi tôi học xong năm đầu trung học cơ sở, mẹ tôi được về nhà. Về nhà được một thời gian, mẹ lại tu luyện trở lại, tuy nhiên, trạng thái tu luyện của mẹ và mức độ xem trọng đối với việc tu luyện của tôi có chút giải đãi. Một hôm, vào giờ nghỉ giải lao, lúc tôi huơ tay thì bị một mảnh gỗ nhỏ đâm vào đầu ngón tay út, sâu đến tận nửa móng tay. Thầy giáo chỉ nhìn thôi cũng thấy đau, nói rằng mười ngón tay kết nối với trái tim. Thầy giáo liền lập tức gọi bố tôi đưa tôi đến bệnh viện. Tôi lại không thấy đau lắm, sau khi làm sạch móng tay cho tôi, bác sỹ bảo bố tôi rằng tôi cần tiêm phòng uốn ván, nếu không sẽ bị nhiễm trùng. Tôi nghĩ ngay rằng mình là người tu luyện nên không thể tiêm thuốc, và kiên trì đợi mẹ đến.

Lúc mẹ đến, tôi ôm mẹ, thì thầm: “Con là người tu luyện, con không thể tiêm thuốc.” Mẹ do dự, có lẽ tôi đã lâu không cùng mẹ học Pháp tốt, mẹ không chắc là Sư phụ còn quản tôi nữa không, cuối cùng mẹ vẫn đồng ý cho tôi tiêm thuốc. Ngày hôm sau, mẹ kể cho tôi nghe, mẹ mơ thấy mẹ đưa tôi lên xe buýt, lên xe thì phát hiện ra tôi đang ngồi hướng ngược lại. Mẹ ngộ ra: ngồi sai rồi (chú thích của người dịch: trong tiếng Trung, tọa (ngồi) và tố (làm) là từ đồng âm), không nên tiêm thuốc, tôi là người tu luyện, Sư phụ đang quản tôi.

Từ đó trở đi, mẹ bắt đầu chú ý đến việc học Pháp và tu luyện của tôi. Một tháng trước khi tôi thi tuyển vào cấp III, có một kỳ thi tuyển sinh sớm, những học sinh thi đậu sẽ được phân vào lớp sớm để bồi dưỡng trọng điểm. Tôi thấy một câu hỏi về Pháp Luân Công trong bài thi, bèn viết một cách rất tự nhiên: Tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản của người dân được quy định trong Hiến pháp, Pháp Luân Công thuộc về tín ngưỡng, việc chính phủ đàn áp Pháp Luân Công là vi phạm Hiến pháp.

Sau này, khi tôi nhắc lại chuyện đó với mẹ, mẹ rất ngạc nhiên, còn coi là rất trân quý. Mẹ nói mẹ nghĩ tôi có thể chọn không trả lời câu hỏi này, nhưng mẹ không ngờ tôi đã phủ định nó một cách chính diện. Thực ra, lúc đó, tôi không nghĩ gì và cũng không cảm thấy có gì đặc biệt. Hồi còn nhỏ tôi không có quan niệm nào, chỉ làm theo cha mẹ thôi, rất tự nhiên, đúng như Sư phụ giảng:

“Một số đệ tử Đại Pháp có con nhỏ, khi còn bé chúng chưa có quan niệm gì, luyện công theo người lớn, biểu hiện cũng khá lắm.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Lên năm thứ hai trung học phổ thông, tôi sống trong khuôn viên của trường và không được học Pháp cùng mẹ nữa. Có một đoạn thời gian tôi cực kỳ tiêu trầm, cảm thấy cuộc sống thật vô vị, học hành cũng không có ý nghĩa gì. Mẹ biết chuyện, bèn đến gặp tôi. Trên ban công của ký túc xá, mẹ đã đọc cho tôi nghe bài giảng mới nhất của Sư phụ, bài “Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005”, rồi chia sẻ với tôi về thể ngộ của mẹ: Tu luyện chính là tu trong người thường, gặp vấn đề nào cũng nên đối mặt, con là học sinh thì đối đãi với việc học tập thế nào thì đều là con đường của chính mình. Thế giới này rực rỡ muôn màu, các thể hệ vũ trụ đều mang theo những thứ của riêng mình, nhưng hết thảy đều không phải ngẫu nhiên. Con là tiểu đệ tử Đại Pháp, con cũng có trách nhiệm, vậy nên con phải tự mình bước đi trên con đường của riêng mình để chứng thực Pháp. Lần chia sẻ này khiến tôi rất chấn động. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy sự kiện Chính Pháp to lớn đến như vậy, đệ tử Đại Pháp có trách nhiệm lớn đến như vậy. Mẹ còn mang cho tôi máy nghe nhạc MP3 để nghe các bài giảng của Sư phụ, trạng thái của tôi dần dần cải thiện trở lại.

Hồi còn đi học, điểm số của tôi luôn ở mức trung bình, hoặc trên trung bình một chút. Về việc học tập, mẹ thường dùng Pháp để khích lệ tôi học hành chăm chỉ, mẹ nói Sư phụ giảng:

“Chư vị là học sinh, mà chưa hoàn thành bài tập, lên lớp không nghe giảng, vậy chư vị có thể nói chư vị là người tốt không? Người tốt ở trong bất kể hoàn cảnh nào chư vị cũng nên là người tốt. Chư vị là học sinh thì nên phải học tập cho tốt, chư vị là một người làm thuê thì chư vị nên hoàn thành tốt công việc.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

Mẹ không bao giờ ép tôi phải nhất định đạt được mục tiêu nào đó và tôi cũng không muốn đứng đầu trong các kỳ thi hay đạt điểm cao nhất. Cả thời học sinh của tôi tương đối dễ thở.

Tuy nhiên, mẹ dẫn dắt tôi học Pháp rất sát sao, ngay cả khi tôi học năm thứ ba trung học, mẹ vẫn in kinh văn ra giấy A4 rồi cho vào bìa hồ sơ, lúc tự học buổi tối, tôi đều sắp xếp thời gian học kinh văn, học rất nhập tâm, rất tĩnh.

Có thể được ở trong Đại Pháp, tôi luôn thấy hạnh phúc và may mắn. Tôi đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp cấp III và đại học với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Rất thần kỳ, điểm thi của tôi ở hai kỳ thi quan trọng trong đời lần này đều cao hơn bình thường tới 40, 50 điểm.

Năm 2007, tôi vào đại học nên phải xa mẹ để đến một thành phố khác. Mẹ đã chuẩn bị cho tôi máy nghe nhạc MP3 có các bài giảng của Sư phụ và nhạc luyện công. Mẹ cũng chuẩn bị các sách Đại Pháp và một bộ đầy đủ “Giảng Pháp tại các nơi” cho tôi. Kể từ đó, những sách và tài liệu Đại Pháp này vẫn theo tôi cho đến tận bây giờ.

Mặc dù tôi không còn ở bên mẹ nữa, nhưng học Pháp đã trở thành việc không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Trong thời gian tự học buổi tối, tôi làm bài tập và học Đại Pháp, khi ở một mình trong ký túc xá, tôi liền luyện công. Tôi cũng đọc Cửu Bình và văn hóa truyền thống cho bạn bè ở ký túc xá nghe. Một lần, mấy bạn trong ký túc xá đang bàn luận chuyện thị phi của người khác, nói rất lớn tiếng, một người bạn khác đột nhiên tháo tai nghe ra và nói lớn: “Các bạn đều cần phải nghe văn hóa truyền thống đi!“

Hàng năm, mỗi khi về thăm nhà vào kỳ nghỉ đông và nghỉ hè, mẹ đều dẫn dắt tôi học Pháp như trước đây. Trong máy tính của mẹ có một thư mục đặc biệt, thường khi mẹ đọc Minh Huệ thấy bài hay và thích hợp để tôi xem thì liền tải xuống, chờ khi tôi về nhà để tôi xem rồi cùng tôi chia sẻ. Mẹ vẫn kiên trì làm như vậy, mãi cho đến khi tôi tự vào được trang web Minh Huệ.

Trong đợt nghỉ, có thời gian, buổi sáng tôi toàn ngủ nướng. Tối hôm trước, tôi đã dặn mẹ sáng sớm gọi tôi dậy luyện công, thế mà sớm ra mẹ sang gọi tôi, tôi lại không dậy được, còn phiền đến mẹ, thế là mẹ đành kệ tôi rồi đi luyện công một mình. Đến lúc dậy, tôi lại lớn tiếng trách mẹ không gọi tôi dậy.

Sau đó, mẹ chia sẻ với tôi: “Mẹ đồng ý đánh thức con, đó là lời hứa của mẹ với con, vì con nóng nảy nên mẹ không để ý đến con nữa, mẹ đã không thực hiện lời hứa, là mẹ sai rồi, mẹ phải có trách nhiệm đối với con”. Mẹ cũng ngộ ra rằng giảng chân tướng cũng vậy, không phải là “tôi giảng rồi, giảng xong rồi” là được, mà cứu người là phải thực sự thức tỉnh người đó, mới là thực sự có trách nhiệm với họ.

3. Bước vào xã hội – Mẹ luôn xem tôi là đồng tu

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đi làm ở nơi khác. Mẹ vẫn luôn xem tôi là đồng tu, khi hành vi của tôi phù hợp với Pháp, mẹ sẽ kiên định đứng về phía tôi.

Khi tôi mới bắt đầu đi làm, sếp tôi rất thích uống rượu, tất cả đồng nghiệp của tôi đều uống rượu cùng ông ấy, chỉ có tôi không uống. Là người tu luyện, tôi nhất định không uống rượu, nhưng tôi lại không biết phải từ chối làm sao cho hợp lẽ. Khi tôi chia sẻ với mẹ, mẹ rất kiên định nói với tôi: “Cứ nói với họ rằng mẹ nói con không được uống rượu, còn ai nhất quyết bảo con uống thì nói người đó gọi điện cho mẹ, nói mẹ đồng ý thì mới được uống. Hóa ra điều này rất hiệu quả và thực sự không ai còn cố gắng thuyết phục tôi uống rượu nữa.

Một lần, khi các đồng nghiệp liên hoan, một lãnh đạo chi nhánh ở thành phố khác (tôi từng đi công tác với ông ấy và tôi là người duy nhất ngồi cùng bàn không uống rượu) chỉ vào tôi và nói với mọi người rằng cô ấy không uống rượu, cô bé rất nghe lời mẹ, rất ngoan. Trong lời nói đầy sự khen ngợi. Có thể thấy trong xã hội, mọi người ở bàn rượu hay thuyết phục người khác uống rượu mà không kiêng dè gì, thực ra trong nội tâm họ đều biết một cô gái trẻ ra ngoài thì không nên uống rượu mới là tốt.

Mẹ thường kể cho tôi nghe về tình huống của các đồng tu địa phương và những hạng mục giảng chân tướng mà họ đang làm, tạo cơ hội cho tôi cùng tham gia.

Một lần, khi về nhà, tôi thấy mẹ và các đồng tu địa phương đang thực hiện hạng mục gọi điện thoại phát thu âm giảng chân tướng, nhưng số điện thoại thật thu thập được rất hạn chế. Do tính chất công việc nên tôi có cơ hội tiếp xúc với một lượng lớn số điện thoại thật, nhưng nếu tôi thu thập thì sẽ có những rủi ro nhất định. Sau khi đột phá tâm sợ hãi, tôi tìm thấy cơ hội tốt và liên tục thu thập được hàng trăm nghìn số điện thoại thật. Tôi rất cao hứng, khi đưa cho mẹ, mẹ nói: “Đúng là cho con cơ hội đó”. Tôi lập tức cảnh giác: “Đúng rồi, đây không phải là công lao của tôi, là Sư phụ đã cho tôi cơ hội.”

Mẹ cũng nói với tôi về hình thế Chính Pháp, để tôi theo kịp tiến trình Chính Pháp và không bị tụt lại phía sau. Năm 2015, làn sóng kiện Giang bắt đầu, mẹ kể mẹ đã kiện Giang bằng tên thật, tôi liền nói: “Con cũng muốn kiện Giang”. Với sự giúp đỡ của mẹ, tôi cũng chuẩn bị các tài liệu để khởi kiện Giang và gửi chuyển phát nhanh đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Chẳng bao lâu sau, tôi đã nhận được thông tin mà tôi đã gửi đi, khi nhìn thấy thông báo trên trang web Minh Huệ, mẹ cũng kịp thời chuyển thông báo đó cho tôi. Năm 2018, trang web Minh Huệ công bố bài viết “Tất cả đệ tử Đại Pháp cần biết”, yêu cầu lập tức xóa WeChat và các phần mềm khác, tôi nghe ngay: Xóa, xóa ngay lập tức. Mẹ rất ngạc nhiên và nói: “Giỏi lắm, còn rất có chính niệm nữa.” Tôi đã gửi đơn đăng ký hủy ID WeChat của tôi và ID WeChat của mẹ tôi, rồi xóa chương trình WeChat. Vì tôi không còn sử dụng WeChat và QQ nữa nên lãnh đạo tìm tôi mấy lần và nói rằng điều đó gây bất tiện trong công việc như thế nào, thế nào. Tôi nhìn cô ấy, cảm thấy miệng cô ấy đang mấp máy liên tục, có chút buồn cười, thầm nghĩ: “Chị không thể thay đổi được tôi đâu.” Sau đó, cô ấy cũng mặc kệ, không nói đến vấn đề đó nữa.

Bước vào xã hội, tôi dần dần tiếp xúc với nhiều thứ của người thường hơn, tôi cũng trải qua giai đoạn nghiện mua sắm, du lịch, xem TV, xem điện thoại di động, học Pháp càng lúc càng thiếu. Khi thấy trạng thái của tôi, mẹ luôn nhắc nhở tôi không được như vậy nữa. Đến bây giờ, mỗi khi muốn xem trang web hoặc chương trình TV của người thường, tôi thường nghĩ đến vẻ mặt nghiêm túc của mẹ gọi tên tôi: “Thế này thế kia, đừng xem những thứ người thường nữa, chương trình này kia là không được xem nữa”. Mỗi lần tôi về nhà, mẹ sẽ đưa tôi đi học Pháp. Đôi khi, tôi muốn ở nhà xem TV với bố (người thường), không muốn đến nhóm học Pháp để học Pháp, thế nhưng nếu tôi không đi một lần, lần sau mẹ lại bảo tôi, nếu không đi tham gia học Pháp nhóm thì con tìm thời gian ở nhà hai mẹ con cùng học Pháp.

Thực ra, rất nhiều khi đồng tu cha mẹ khi thấy con trẻ một lần không nghe, hai lần không nghe, bèn cảm thấy con lớn rồi, không quản được nữa, rồi thở dài: kệ nó muốn ra sao thì ra. Nhưng mà, tôi thể hội sâu sắc rằng: mẹ cứ khuyên bảo, khuyên can tôi một cách chính diện thì có lúc đúng là như cú chùy nặng đập vào thứ vật chất bất hảo trong tâm tôi, tôi có thể cảm nhận rõ là nó đang bị lung lay, mẹ nói nhiều lần thì có thể đánh bật nó ra. Những lời lẽ khi mẹ khuyên nhủ tôi, có lúc dù tôi không nghe theo ngay, nhưng vẫn là vật chất chính diện đổ vào trường không gian của tôi, không sớm thì muộn, dù nặng hay nhẹ cũng sẽ khởi tác dụng chính diện. Sự đốc thúc của cha mẹ cũng khởi tác dụng như vậy. Sư phụ từng giảng:

“Nhưng hễ một khi lớn lên, đã có quan niệm tự ngã của mình, mạnh dần lên vì xã hội dẫn động; chư vị mà buông lơi chúng, thì chúng sẽ thuận trôi theo dòng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Năm 2019, tôi đột nhiên cảm thấy mình như được khai mở, học Pháp vô cùng nhập tâm, tiến nhập vào trạng thái học Pháp đắc Pháp hết sức tốt. Không lâu sau, tôi bước vào một giai đoạn tập trung tu bỏ chấp trước dồn dập, tôi giống như bị ném vào một chiếc máy giặt tốc độ cao và bị quay đi đảo lại. Trên bề mặt, tôi bước vào hôn nhân nhưng mâu thuẫn với chồng (người thường) lại xảy ra gay gắt và thường xuyên. Nhiều lúc tôi cảm thấy trong tâm rất khổ, rất tuyệt vọng, nhưng tôi luôn có một niệm: “Sư phụ hẳn là thấy thời gian rất hạn hẹp, không muốn từ bỏ mình và muốn mình đề cao nhanh chóng.” Tôi phải thấu hiểu sự khổ tâm của Sư phụ, những quan nạn Sư phụ an bài nhất định là tôi có thể vượt qua, Ngài sẽ không an bài những quan mà tôi không qua được.

Trong hai năm qua, tôi đã học Pháp lượng lớn và học thuộc Pháp, tôi học đi học lại các bài giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ theo thứ tự, học thuộc một lượt cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Trên đường đi làm và về nhà, trong giờ nghỉ trưa, tôi nghe băng ghi âm Sư phụ giảng Pháp ở Quảng Châu, lúc nấu ăn và làm việc nhà, tôi nghe chương trình phát thanh Minh Huệ, khi tu bỏ các loại nhân tâm, tôi cũng tải xuống các bài chia sẻ của đồng tu từ trang web Minh Huệ về đúng vấn đề của tôi, đến nay, tôi đã đọc hàng trăm bài viết như vậy.

Qua hai năm này, tôi mới dần dần thực sự thể hội được điều Sư phụ giảng về việc “vứt bỏ chấp trước [khổ như] xẻo tim khoan xương ấy” và “ma ‘tình’ lạn quỷ tà ác” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006], Giảng Pháp các nơi VII), mới dần hiểu được thế nào là thực sự tu luyện, không đơn giản và hời hợt như nhận thức cảm tính rằng Đại Pháp thật tốt, Sư phụ thật tốt, cần phải học Pháp, mà là thực sự chuyển sang nhận thức lý tính. Đại Pháp là tu luyện, chân tu là tu bản thân mình, chỉ khi thực sự thay đổi bản thân thì mới có thể làm được. Lúc ấy, tôi cảm thấy khổ biết bao, nhưng bây giờ nhìn lại, ngoại trừ việc tâm tính của tôi đã đề cao là thật ra, mọi thứ khác cũng chỉ là hư huyễn mà thôi.

Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi càng nhận ra rằng việc mẹ một mực dẫn dắt tôi học Pháp, không bỏ mặc tôi thật trân quý. Mỗi lần mẹ dẫn dắt tôi học Pháp, mỗi lần mẹ chia sẻ với tôi dựa trên Pháp, mỗi lần mẹ nhắc nhở, khuyên nhủ và đốc thúc tôi, đều là mẹ đã nắm chặt tay tôi trên con đường tu luyện. Dù tôi bước vào thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội, trải qua bao gió mưa, khổ nạn, đều nhờ có Pháp trong tâm nên tôi không bị dòng chảy lớn của người thường cuốn đi, mà tiếp tục bước đi trên con đường tu luyện Đại Pháp cho đến khi tôi thành thục và lý trí hơn nữa.

Thoáng cái đã đến năm 2021, giờ đây, tôi rất chú ý đến tình trạng tu luyện của mẹ, tôi thường nhắc nhở, thúc giục, chia sẻ với mẹ kinh nghiệm học thuộc Pháp của tôi và khích lệ mẹ học thuộc Pháp. Một hôm, tôi chợt nhớ đến một đoạn Pháp Sư phụ giảng:

“Các Pháp thân của tôi sẽ liên tục bảo hộ cho đến khi chư vị có thể tự bảo hộ được bản thân mình” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân).

Tôi nhận ra: Mẹ vẫn dẫn dắt tôi học Pháp cho đến khi tôi có thể tự mình tu, biết tu rồi, đây chẳng phải chính là biểu hiện của sự coi sóc và an bài từ bi của Sư phụ ở thế gian sao?

Nếu có gì sai sót, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2023 Minghui.org Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/8/21/429787.html

Đăng ngày 18-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Mẹ luôn dắt tay tôi trên con đường tu luyện first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Tiểu đệ tử chín tuổi: Theo Sư phụ tu Đại Pháp, tâm con như hoa sen khai nởhttps://vn.minghui.org/news/255766-tieu-de-tu-chin-tuoi-theo-su-phu-tu-dai-phap-tam-con-nhu-hoa-sen-khai-no.htmlSun, 12 Nov 2023 11:03:17 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=255766[MINH HUỆ 19-08-2023] Cháu là một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chín tuổi. Mẹ cháu kể rằng khi cháu tròn 100 ngày tuổi, chị gái 8 tuổi của cháu đột nhiên chạy về phía cháu và […]

The post Tiểu đệ tử chín tuổi: Theo Sư phụ tu Đại Pháp, tâm con như hoa sen khai nở first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-08-2023] Cháu là một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chín tuổi. Mẹ cháu kể rằng khi cháu tròn 100 ngày tuổi, chị gái 8 tuổi của cháu đột nhiên chạy về phía cháu và hỏi: “Em đến đây để tu luyện Pháp Luân Đại Pháp phải không?” Cháu gật đầu và phát ra âm thanh “ừ” (vâng). Và đó cũng là lần đầu tiên cháu phát ra âm thanh tựa như lời nói.

Đại Pháp đã đồng hành cùng cháu suốt những năm tháng thơ ấu. Mỗi lần mở cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, cháu đều nhìn thấy từng chữ trong đó phát ra ánh vàng kim lấp lánh. Cháu cũng thích được mẹ đọc sách Chuyển Pháp Luân cho cháu nghe.

Cháu còn nhớ hồi cháu học lớp một, bạn cùng lớp ngồi trước mặt cháu thường vứt rác xuống gầm bàn của cháu. Cô giáo đã nhắc chúng cháu rằng không được vứt rác bừa bãi trong lớp học. Có lần cháu rất tức giận và đã kể với mẹ về chuyện này. Mẹ cháu bảo: “Mỗi lần bạn vứt rác xuống gầm bàn, thì con nhặt rác đó đi. Con không nên động tâm và không nên thấy khó chịu. Con nên tu luyện bản thân thật tốt. Khi tâm con bất động con sẽ vượt qua cơn tức giận này.” Và cháu đã làm như lời mẹ dặn.

Thật bất ngờ, một thời gian sau, người bạn cùng lớp ngồi trước mặt cháu đã không còn vứt rác dưới gầm bàn của cháu nữa. Có lần cháu vô tình làm rơi rác dưới bàn của bạn ấy, bạn ấy còn nhặt rác giúp cháu. Sau khi biết chuyện mẹ đã mỉm cười với cháu. Cháu cũng mỉm cười. Tu luyện Đại Pháp thật mỹ hảo biết bao.

Việc cháu làm nhiều nhất là phát chính niệm, bất cứ khi nào ở nhà, hễ thấy mẹ phát chính niệm là cháu liền phát cùng mẹ, và cháu có thể nhìn thấy những cảnh tượng ở không gian khác. Một lần khi đang phát chính niệm, cháu nhìn thấy thứ gì đó sáng chói, lóe lên trước mắt mình. Sau đó, cháu nhìn thấy một bông hoa sen đang nở trên tay. Bông sen đó nhanh chóng nở ra thành một bông sen lớn, sáng rực rỡ và tuyệt đẹp. Đôi khi cháu nhìn thấy hai luồng ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ đánh nhau. Luồng ánh sáng vàng đánh bại luồng ánh sáng đỏ ngay lập tức. Cháu nhớ có lần, cũng vào lúc phát chính niệm, cháu nhìn thấy một chiếc bàn lớn, trên bàn có một cuộn giấy trắng, có sẵn cả mực đen và bút lông thư pháp. Những thứ đó chân thực đến nỗi cháu gần như có thể với tay là có thể lấy được.

Hiện giờ cháu đang học lớp ba. Ở trường, cháu thường phát chính niệm mỗi khi giáo viên truyền bá học thuyết gì đó của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khi đó, các video của ĐCSTQ sẽ không mở được, hoặc thầy cô sẽ cho lớp chúng cháu học môn khác. Cháu cũng phát chính niệm suốt các buổi lễ chào cờ của trường. Lá cờ liên tục bị mắc kẹt và cuối cùng khi nó được kéo lên thì lại bị quấn quanh cây cột. Vừa mới hôm nay, các trường học trong huyện cháu đã sử dụng ba tiết học để phát các video về tà thuyết của ĐCSTQ cho học sinh. Cháu bắt đầu phát chính niệm và video đã liên tục bị nhiễu, không thể xem được. Cháu tưởng chỉ có mỗi lớp cháu không xem được video. Tuy nhiên, sau đó cháu được biết rằng video đó đã không phát được trong toàn trường. Cháu muốn cố gắng hết sức để cứu các bạn cùng lớp của mình bằng cách giảm thiểu sự nhồi nhét của ĐCSTQ. Có lẽ bằng cách này, các bạn sẽ có tâm trí sáng suốt hơn và dễ dàng được cứu độ hơn.

Có một học kỳ, dàn đồng ca ở trường cháu cần nhiều học sinh tham gia. Giáo viên của cháu khuyến khích các bạn đăng ký và tham gia. Cháu cũng đăng ký nhưng không vượt qua buổi thử giọng và cháu rất buồn. Về nhà, cháu kể chuyện đó với mẹ. Mẹ cháu bảo: “Dàn đồng ca hát những bài hát ca ngợi tà Đảng.” Cháu chợt hiểu rằng việc không được tham gia dàn đồng ca ấy là Sư phụ đang bảo vệ cháu. Con xin cảm tạ Sư phụ!

Cháu cần phải giảng chân tướng nhiều hơn. Dạo trước, cháu thường giảng chân tướng cho các bạn ngay sau tiết học. Một số bạn cùng lớp cháu nhờ vậy mà biết được chân tướng. Nhưng thầy cô thường chiếm gần hết giờ giải lao nên cháu mới giảng được vài lời thì đã hết thời gian. Có hôm giáo viên chủ nhiệm của cháu tuyên bố rằng bạn nào đạt điểm cao nhất trong tuần sẽ được chọn bạn ngồi cùng bàn cho tuần tiếp theo. Hầu như tất cả các bạn cùng lớp đều muốn cháu trở thành bạn cùng bàn của các bạn ấy. Cháu biết điều này là do các bạn muốn tìm hiểu về Đại Pháp và được đắc cứu. Ngay chiều hôm đó, giáo viên cho lớp cháu chơi trò chơi có tên “Đừng bỏ ai lại phía sau.” Cháu rất cảm động và biết rằng Sư phụ đã an bài mọi thứ để chúng sinh được cứu độ. Sư phụ cũng nhắc nhở cháu không được bỏ lại ai phía sau. Ai cũng đều phải được cứu.

Hành trình tu luyện của cháu chỉ mới bắt đầu và cháu vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Cháu hy vọng từ nay về sau cháu có thể tinh tấn hơn trong tu luyện và làm tốt ba việc.

Con xin khấu tạ Sư tôn!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/19/464313.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/20/212557.html

Đăng ngày 12-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Tiểu đệ tử chín tuổi: Theo Sư phụ tu Đại Pháp, tâm con như hoa sen khai nở first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Cảnh giác với can nhiễu của ma quỷ trên internethttps://vn.minghui.org/news/255657-canh-giac-voi-can-nhieu-cua-ma-quy-tren-internet.htmlWed, 08 Nov 2023 09:05:45 +0000https://vn.minghui.org/news/?p=255657[MINH HUỆ 23-09-2023] Tôi là một tiểu đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, tôi muốn viết ra trải nghiệm của mình để giao lưu chia sẻ với mọi người. Tôi may mắn được sinh ra trong một […]

The post Cảnh giác với can nhiễu của ma quỷ trên internet first appeared on Minh Huệ Net.

]]>
Bài viết của Cảnh Minh, tiểu đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 23-09-2023] Tôi là một tiểu đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, tôi muốn viết ra trải nghiệm của mình để giao lưu chia sẻ với mọi người.

Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình đệ tử Đại Pháp, từ nhỏ đã hòa mình vào môi trường Đại Pháp, ít bị xã hội người thường làm ô nhiễm, được ba mẹ dẫn dắt tu luyện nên cũng được xem là tinh tấn. Nhưng từ khi đi học, tôi dần dần buông lỏng bản thân, dần dần lẫn lộn trong người thường, các loại nhân tâm, như tâm tranh đấu háo thắng, tâm danh lợi, tâm tật đố, tâm coi thường người khác, tâm tự đại, tâm tự cho mình là đúng, tâm không muốn cho người khác nói đều nổi lên. Hơn nữa, tôi cũng không kiên trì học Pháp luyện công, đặt việc người thường lên hàng đầu và gần như quên mất sứ mệnh của mình. Thậm chí tôi đã lừa mình dối người, đoạn chương thủ nghĩa những lời của Sư phụ để an ủi bản thân: có lẽ tôi là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Pháp Chính Nhân Gian, thế là tôi lại càng giải đãi việc tu luyện và rơi rớt trong thùng thuốc nhuộm của xã hội người thường.

Khi còn học trung học cơ sở, tôi bắt đầu lướt xem video qua tài khoản video WeChat của mình và một số video giải trí trên nền tảng B, lướt lướt, lướt lướt rồi thành nghiện, lãng phí bao nhiêu thời gian, hơn nữa còn ảnh hưởng đến việc học. Sau đó, tôi lại bắt đầu đọc một số bài viết vlog và các tiểu thuyết trực tuyến qua tài khoản WeChat, tôi nghĩ như thế là thư giãn, mẹ tôi có khuyên thế nào, tôi cũng không nghe. Nội dung của những bài viết và video này chứa đựng những quan niệm bại hoại, ma tính, sắc tình v.v. Của nhân loại thời mạt hậu. Người thường cho rằng những thứ này không có gì, chẳng qua chỉ là trò tiêu khiển, nhưng trong mắt người tu luyện thì đây chính là bãi rác xú ác nhất.

Có rất nhiều video chứa ma tính, lần đầu xem, tôi đã chống lại chúng nhưng chúng cũng là vật chất! Giống như Sư phụ giảng:

“Con người tựa như đồ chứa đựng, cho mang chứa cái gì thì là như thế.” (Hòa tan trong Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ).

Sau một thời gian dài lướt xem, tôi dần dần thích ứng với chúng, thậm chí còn thích thú với những thứ toàn ma tính này, nói chuyện với bạn học cũng đề cập đến mấy thứ này. Lần đầu tiếp xúc với những thứ này, tôi còn chán ghét, bài xích chúng, nhưng dần dần, tôi bị cuốn hút và chứa đầy đầu những thứ này, những vật chất này thực sự tồn tại trong đầu tôi! Tôi cảm thấy có chút lo sợ.

Năm ngoái, trong đầu tôi xuất hiện một niệm rất xấu, hẳn là loại nghiệp tư tưởng mà Sư phụ giảng, cảm giác như từng khối từng khối vật chất màu đen ở trong não tôi, thứ này là vật chất ma tính rất lớn, chúng có ý đồ xấu muốn khống chế thân thể tôi làm những chuyện cực kỳ không hợp với lẽ thường, hơn nữa ma tính cực lớn. Ví dụ, khi cao hứng tôi muốn đạp đổ bàn, leo lên bục, hoặc nhảy thật cao và hét lên, hoặc nhảy những điệu nhảy đầy ma tính. Ban đầu, tôi nghĩ thật kỳ lạ, nhưng cũng không để ý lắm. Sau này, chúng xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, tôi bắt đầu cảnh giác, không thể để chúng lảng vảng quanh mình, nên mỗi lần chúng xuất hiện tôi bắt đầu thanh trừ nó, niệm khẩu quyết chính Pháp nhưng thế nào cũng không thể hoàn toàn tiêu diệt chúng, đôi khi chúng lại nhảy ra. Gần đây, tôi đã gỡ WeChat và không xem video nữa, sau khi tôi bắt đầu thanh tỉnh thì chúng càng biểu hiện điên cuồng hơn. Khi tôi đang làm bài tập, nó hiện lên can nhiễu tôi, đưa vào đầu tôi những từ ngữ internet ma tính cực lớn, tôi vẫn phủ định và tiêu diệt nó ngay khi nó vừa xuất hiện, nhưng vẫn không thể hoàn toàn thanh trừ nó.

Khi chia sẻ với đồng tu mẹ tôi, tôi nói vì con không tinh tấn nên có chút hoài nghi về năng lực của mình. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến tôi không thể thanh lý hết những tư tưởng bại hoại. Mẹ tôi nói đệ tử Đại Pháp đều có năng lực, tôi phải tin tưởng vào chính mình và có chính niệm mạnh mẽ hơn. Mẹ tôi cũng khích lệ tôi viết về những điều này để phơi bày tà ác, không cấp thị trường cho tà ác.

Tôi viết ra trải nghiệm của bản thân với hy vọng rằng các đồng tu đã và đang trầm mê trong internet của người thường hãy thanh tỉnh lại, cảnh giác với can nhiễu của tà ác và không tạo ra sơ hở nào để chúng lợi dụng, dù là nhỏ nhất!

(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/23/465575.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/8/212402.html

Đăng ngày 08-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share

The post Cảnh giác với can nhiễu của ma quỷ trên internet first appeared on Minh Huệ Net.

]]>