Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-11-2008] 13 năm đã trôi qua kể từ khi tôi và chồng tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Đó là ngày 30 tháng 4 năm 1995. Từ 20 tháng 7 năm 2008, chúng tôi đã chịu đựng nhiều khổ nạn mang đến bởi cuộc bức hại qua niềm tin mạnh mẽ của chúng ta vào Sư Phụ và Đại Pháp. Nhiều năm qua chúng tôi đã chịu đựng những khổ nạn đã khảo nghiệm chính niệm và tâm tính của chúng tôi. Tới hôm nay chúng tôi vẫn còn nhiều chấp trước cần loại bỏ. Qua việc liên tục học Pháp, nhìn vào bên trong và làm tốt ba điều mà Sư Phụ yêu cầu, chúng tôi đã trưởng thành và có được nhận thức sâu hơn về Pháp vì tầng cấp tâm tính của chúng tôi đã đề cao.
Tôi hiểu rằng đệ tử Pháp Luân Đại Pháp nên luôn luôn nhìn vào bên trong khi đối mặt với khổ nạn. Tuy nhiên khi các bạn đồng tu chỉ ra những chấp trước của tôi, tôi đã chấp nhận ý kiến phản hồi của họ chỉ trên bề mặt. Nhưng chưa bao giờ từ trong tâm. Thay vào đó tôi cũng quay lại phê bình lại họ. Sâu thẳm bên trong, tôi chắc chắn đã bực tức những lời phê bình của họ và chỉ thoải mái cởi mở với những lời khen. Sau khi học Pháp và nhìn vào bên trong, tôi đã khám phá ra rằng tôi có chấp trước hiện thị và chứng thực bản thân mình. Tôi cũng không làm tốt trong việc tu khẩu. Cứ khi nào chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm là tôi chiếm ưu thế và chủ quan đánh giá mọi thứ. Tôi ca ngợi các học viên khác chỉ để hiển thị. Sau này khi tôi tiến bộ trong tu luyện tôi nhận ra rằng tôi đã không căn cứ vào Pháp, và tôi nên nhìn vào bên trong. Tuy nhiên tôi thấy cực kỳ khó để để hoàn toàn loại bỏ đi những tư tưởng này. Những tư tưởng này rất thường xuyên nổi lên bề mặt và khi nó xảy ra tôi thường cảm thấy rất lo lắng vì có những tư tưởng không trong sạch như vậy.
Sư Phụ nói:
“Không có gì mà chư vị đối diện là giản dị, ngẫu nghiên, hay là chuyện của người thường; sự việc đều có liên quan với sự tu luyện của chư vị và sự đề cao của chư vị.”
“Tu luyện là nhìn vào bên trong chính mình. Không kể là chư vị đúng hay sai, chư vị phải tự xét bản nhân mình. Tu luyện là vứt bỏ đi các tâm ràng buộc chấp chước của con người. Nếu chư vị luôn bác bỏ những lời chỉ trích và phê bình, luôn chỉ tay vào người khác, luôn phản bác sự bất đồng và phê bình của người khác, đó là tu luyện sao? Tu luyện mà như thế sao? Chư vị đã quen để ý đến thiếu sót của người khác và chưa bao giờ tự kiểm điểm lại chính bản thân mình một cách nghiêm túc. Một ngày nào đó khi người khác tu luyện thành công, còn chư vị thì sao? Chẳng phải Sư Phụ đang hy vọng rằng chư vị tu luyện cho tốt hay sao? Tại sao chư vị không chấp nhận lời phê bình [của người khác], và tại sao chư vị cứ tập trung để ý người khác? Tại sao chư vị không tu luyện bên trong và tìm bên trong bản thân mình? Tại sao chư vị cảm thấy khó chịu khi bị phê bình?”
“Ai mà chưa từng phạm lỗi chứ? Và phạm lỗi rồi thì tính sao? Chư vị chỉ cần sửa lại cho đúng, phải không? Ðiểm chính là các tâm ràng buộc chấp chước của chư vị. Chẳng phải chư vị cần tu bỏ các tâm ràng buộc chấp chước con người của chư vị sao? Nếu chư vị luôn luôn tìm cách lảng tránh, trốn tránh xung đột, và không muốn buông bỏ các tâm đó, thì đó là một vấn đề lớn.”
“Các đệ tử Ðại Pháp, cho đến bước cuối cùng tiến đến Viên Mãn, chư vị sẽ bị khảo nghiệm để xem chư vị có đạt hay không. Có thể là sẽ có các khảo nghiệm rất nghiêm trọng xảy ra cho chư vị, cho đến bước cuối cùng, chỉ một bước trước khi đạt được Viên Mãn. Ðó là vì mỗi một bước trở nên ngày càng then chốt cho sự tu luyện của chư vị và cho các khảo nghiệm của chư vị, nhất là càng gần về cuối cùng.”
“Vì thế càng về cuối cùng, khảo nghiệm sẽ càng nghiêm trọng và cốt yếu hơn.” (“Giảng Pháp ở thành phố Los Angeles”)
Sư Phụ cũng nói:
“Con người muốn tu thành Thần, ở trong quá trình đau tim thấu xương để buông bỏ đi các ràng buộc chấp trước, mọi người hãy suy nghĩ, điều gì con người sẽ biểu hiện ra? Cái gì cũng đều có thể biểu hiện ra.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ Quốc”)
Từ những bài này, tôi đã nhận ra rằng nhìn vào bên trong nên xuất phát từ đáy lòng. Tôi phải loại bỏ những ràng buộc chấp trước của mình, không chỉ trên bề mặt mà từ tận gốc rễ.
Trong những không gian khác, tất cả vật chất trong vũ trụ đều có sinh mệnh. Khi một học viên vượt qua được những ràng buộc chấp trước của mình bằng việc nhìn vào bên trong, trên thực tế đó là một quá trình tiêu huỷ chúng trong những không gian khác. Những ràng buộc chấp trước sẽ cố ngăn cản không cho các học viên tiêu huỷ chúng. Vì vậy quan trọng là phải tinh tấn học Pháp, tăng cường chính niệm và gánh vác trách nhiệm của chúng ta là những đệ tử Đại Pháp. Chúng ta cũng phải lắng nghe những ý kiến phản hồi của các bạn đồng tu. Một người thứ ba chắc chắn có thể nhìn thấy những thiếu sót của chúng ta rõ ràng hơn chúng ta. Do vậy những chấp trước của chúng ta chỉ có thể quấy rối chúng ta nhưng không thể ảnh hưởng tới người khác. Chúng ta cần phải hiểu những tiêu chuẩn yêu cầu của Sư Phụ về chúng ta và có thể phân biệt con đường mà Sư Phụ an bài với con đường của cựu thế lực. Chúng ta cần hoàn toàn phủ nhận con đường của cựu thế lực.
Sư Phụ nói:
“Tu luyện là việc riêng của quý vị, không ai làm hộ được. Thầy chỉ giảng giải được những luật và nguyên lý bên ngoài. Còn trách nhiệm của quí vị là phải tự tu tâm, từ bỏ khát dục, đạt huệ, và loại trừ ảo kiến..” (“Kiên Định”, Tinh Tấn Yếu Chỉ )
“Hoành tâm tiêu nghiệp tu tâm tính,” (“Nhân Qủa”, Hồng Ngâm)
Từ hiểu biết của tôi về “Hoành tâm…” chỉ ra rằng loại bỏ những ràng buộc chấp trước của chúng ta có thể là một quá trình đau tim thấu xương. Nhưng cuối cùng tình trạng tu luyện của chúng ta là dựa trên việc chúng ta học Pháp tốt như thế nào. Bởi vậy, mọi thứ sẽ thuận theo tự nhiên. Chúng ta nên cố gắng tinh tấn tiến lên và không được lo lắng. Chúng ta nên hiểu điều mà Sư Phụ yêu cầu chúng ta, có một hiểu biết tốt hơn về những Pháp lý, thực sự thăng tiến tầng thứ tâm tính, và đo lường mọi thứ theo tiêu chuẩn của Đại Pháp. Đại Pháp chắc chắn sẽ lần lượt tôi luyện ra những vị Phật Đạo Thần của vũ trụ mới. Tu luyện đã tới giai đoạn cuối. Chúng ta không nên gây ra bất kể lo lắng nào thêm nữa cho Sư Phụ của chúng ta. Chúng ta phải học Pháp tinh tấn, nhìn vào bên trong, đào ra những ràng buộc chấp trước từ gốc rễ và buông bỏ tâm con người. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ thành công trong tu luyện.
Bản tiếng Hán: http//www.minghui.org/mh/articles/2008/11/6/189308.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/12/16/103024.html
Đăng ngày 24-12-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản