Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-04-2025]

Họ và tên: Cốc Tụ Á
Giới tính: Nữ
Tuổi: 53
Thành phố: Thạch Gia Trang
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: Chưa xác định được
Ngày qua đời: 09/11/2016
Ngày bị bắt gần đây nhất: 29/04/2001
Nơi bị giam giữ gần đây nhất: Cơ sở giam giữ Huyện Cao Ấp

Họ và tên: Ngưu Chí
Giới tính: Nam
Tuổi: 63
Thành phố: Thạch Gia Trang
Tỉnh: Hà Bắc
Nghề nghiệp: Chưa xác định rõ
Ngày qua đời: 08/02/2025
Ngày bị bắt gần đây nhất: 14/10/2000
Nơi bị giam giữ gần đây nhất: Trại Lao động Cưỡng bức Thạch Gia Trang

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, một cặp vợ chồng ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, liên tục bị bức hại chỉ vì đức tin của mình vào pháp môn tu luyện này.

Người vợ là bà Cốc Tụ Á, đã bị giam giữ ba lần. Bà bị làm nhục, bị thẩm vấn và bị đánh đập. Tờ báo địa phương cũng đăng một bài viết vu khống Pháp Luân Công, nhưng lại giả mạo đưa tên bà trở thành tác giả bài viết. Trước áp lực tinh thần và nỗi sợ do sách nhiễu của cảnh sát, bà đã không chịu đựng nổi và qua đời vào ngày 9 tháng 11 năm 2016 ở tuổi 53.

Chồng bà Cốc là ông Ngưu Chí Quyền, cũng bị giam giữ ba lần và phải chịu một án lao động cưỡng bức hai năm. Bà vẫn sống sót sau khi bị tra tấn tàn bạo, thế nhưng do bị chính quyền sách nhiễu không ngừng nghỉ, bà đã qua đời vào ngày 8 tháng 2 năm 2023 ở tuổi 63.

Không chỉ vợ chồng bà Cốc phải chịu khổ nạn, mà 2 người con trai và những người thân khác của họ cũng phải sống trong sợ hãi và đau khổ tinh thần do lo lắng cho an toàn của họ.

Vụ việc bắt giữ ông Ngưu và án lao động cưỡng bức ông phải chịu

Ngày 14 tháng 10 năm 2000, ông Ngưu tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công, nhưng bị bắt giữ ở Quảng trường Thiên An Môn. Ở trong Đồn Công an Thiên An Môn, ông bị nhốt trong một cái lồng sắt. Khi ông từ chối cung cấp địa chỉ của mình, cảnh sát đã dùng gậy đánh ông.

Sau đó, cảnh sát đưa ông tới Văn phòng Liên lạc Tỉnh Hà Bắc ở Bắc Kinh. Ông bị còng vào cầu thang qua đêm và bị đưa trở lại Hà Bắc vào ngày hôm sau. Lý Thanh Chương, Cục trưởng Cục Công an Huyện Cao Ấp cùng một nhóm cảnh sát khác đánh đập và lăng mạ ông, đe dọa đánh chết ông. Cảnh Cẩm Thư, Trưởng ban bảo vệ chính trị, đã lấy của ông 200 Nhân dân tệ. Cảnh sát còng tay ông trong 2 tiếng đồng hồ, còng tay cứa vào cổ tay ông khiến hai cổ tay ông sưng tấy nghiêm trọng.

Vài giờ sau, cảnh sát đưa ông Ngưu tới Đồn Công an Xã Phú Thôn và còng ông vào cột điện trong 2 ngày. 100 Nhân dân tệ còn lại trên người ông bị trưởng đồn công an lấy đi. 5 ngày sau, ông bị đưa vào Trại tạm giam Huyện Cao Ấp và sau đó bị chuyển tới Trại Lao động Cưỡng bức Thạch Gia Trang để thụ án lao động 2 năm.

f1a14104a9a17d40434ab47d7c65d14d.jpg
Minh họa phương thức tra tấn “lái máy bay”

Sau khi ông bị đưa vào trại lao động, ông bị bắt phải đứng quay mặt vào tường và khom người 90 độ. Các lính canh gọi hình thức tra tấn này là “lái máy bay”. Cuối cùng, không chịu nổi được nữa, ông Ngưu ngã quỵ trên mặt đất. Ấy thế mà các lính canh vẫn còn dùng ván gỗ đánh vào mông ông.

Các tù nhân tiếp tục bắt ông Ngưu đứng trong tư thế “lái máy bay” suốt đêm. Họ còn đánh vào eo lưng ông và đánh ngã ông. Cơn đau ở eo lưng ông kéo dài hơn 2 tuần.

Để đạt được tỷ lệ chuyển hóa cao, với mỗi học viên bị các lính canh bố trí 2 tù nhân giám sát. Nếu ép thành công một học viên từ bỏ Pháp Luân Công, mỗi lính canh sẽ nhận được 1.000 Nhân dân tệ tiền thưởng và mỗi tù nhân sẽ được giảm 3 tháng tù.

Tù nhân Vương Ngọc Thanh đã từng đánh ông Ngưu vào ngực hơn 50 cái, cho tới khi anh ta kiệt sức. Trong hơn 1 tháng sau đó, ông Ngưu ăn gì cũng thấy đau. Vương cũng bắt ông Ngưu phải dọn dẹp phòng giam, nhà vệ sinh, phòng giặt và cầu thang không ngừng nghỉ từ 5 giờ 30 phút sáng đến 11 giờ 30 phút chiều mỗi ngày.

Vì ông Ngưu cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công, đội trưởng Lý Ngọc Mẫn và những người khác thay phiên nhau nói chuyện với ông vào đêm khuya và cố thuyết phục ông từ bỏ đức tin của mình, họ không cho ông ngủ. Ông gần như suy sụp tinh thần sau hai tuần bị cấm ngủ và bị làm phiền bởi những cuộc nói chuyện vào ban đêm như thế.

Có lần, đội trưởng Triệu Siêu đánh ông Ngưu tới mức cả bốn tầng đều có thể nghe thấy âm thanh đánh người. Triệu còn giam ông Ngưu trong phòng biệt giam và không cho ông nói chuyện với bất cứ ai

Do bị tra tấn, ông Ngưu liên tục ho sau khi được thả. Ban đêm ông thường không thể chìm vào giấc ngủ, vì mang tâm lý lo sợ rằng mình sẽ lại bị bắt giữ. Cảnh sát không ngừng sách nhiễu hay theo dõi cuộc sống hàng ngày của ông.

Do áp lực tinh thần, sức khỏe ông Ngưu ngày càng suy giảm. Ông không thể ăn uống và trở nên gầy gò. Ông qua đời vào ngày 8 tháng 2 năm 2025.

Bức hại nhằm vào bà Cốc

Khi bà Cốc tới thăm ông Ngưu trong trại lao động vào ngày 29 tháng 4 năm 2001, bà bị bắt vì mang theo một bài Kinh văn của nhà sáng lập Pháp Luân Công. Các lính canh đánh mạnh vào ngực bà. Bà lùi lại sát chân tường và mất kiểm soát. Hai nữ lính canh lục soát người bà, còng tay bà ra sau lưng và tát vào mặt bà.

Chiều hôm đó, bà Cốc bị đưa vào Cơ sở giam giữ Huyện Cao Ấp. Họ đánh bà dã man tới mức bà không thể cử động. Cảnh sát lăng mạ bà và dùng vũ lực ép bà chụp hình. Bà tuyệt thực để phản đối, mặc dù khi ấy bà vẫn rất yếu và không thể tự mình đứng vững. Sau đó, bà được tại ngoại sau khi cảnh sát tống tiền bà 700 Nhân dân tệ.

Trong khi bà Cốc bị giam giữ, hai con trai 11 tuổi và 13 tuổi của bà bị làm nhục và bị chế giễu ở trường chỉ vì cha mẹ các cháu tu luyện Pháp Luân Công và bị giam giữ.

Trong khi đang phải chịu đựng đau khổ về tinh thần, bà Cốc còn phải chăm sóc mẹ chồng nằm liệt giường và phải làm việc đồng áng để nuôi sống gia đình. Vì áp lực và khó khăn, bà ở trên bờ vực suy sụp tinh thần.

Cảnh Cẩm Thư của ban bảo vệ chính trị và Ngô Quân Khắc của Phòng 610 đã tới gặp bà Cốc vào ngày 26 tháng 3 năm 2001. Họ cố ép bà viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công, nhưng bà từ chối tuân theo. Để trả đũa, họ đã cho đăng một bài viết trên tờ báo địa phương vu khống Pháp Luân Công, nhưng lại dùng danh nghĩa của bà làm tác giả bài viết.

Bài viết mạo danh kia khiến bà Cốc tổn thương sâu sắc. Sau đó, ngực trái bà xuất hiện một khối u. Bà cũng bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng. Ngày 9 tháng 11 năm 2016, bà qua đời ở tuổi 53.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/4/10/492484.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/4/15/226243.html

Đăng ngày 26-04-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share