Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc
[MINH HUỆ 28-06-2023] Sau khi các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát đại dịch COVID-19 ở Hàn Quốc được dỡ bỏ, ngày càng nhiều người dân Hàn Quốc trở lại với các hoạt động ngoài trời. Mọi người tham gia các loại hoạt động để duy trì lối sống lành mạnh. Hàng tháng, Nhà sách Thiên Thê ở quận Long Sơn đều mở các lớp học chín ngày Pháp Luân Đại Pháp để giới thiệu môn tu luyện cho mọi người.
Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, là phương pháp tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, mang lại những lợi ích tuyệt vời cả về thể chất và tinh thần. Các lớp học chín ngày được mở miễn phí cho tất cả mọi người, người học sẽ được xem video các bài giảng và hướng dẫn luyện các bài công pháp. Trong tháng 6 năm 2023, các học viên mới đã chia sẻ trải nghiệm tu luyện của bản thân sau khi vừa hoàn thành lớp học chín ngày Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên mới tham gia các lớp học chín ngày Pháp Luân Đại Pháp tại Hiệu sách Thiên Thê trong tháng 6 luyện bài công pháp thứ năm, Thần thông gia trì Pháp
Tán đồng Pháp lý trong “Nhẫn” có “Thiện”
Bà Ryu Banghyeon, 81 tuổi, trước đây là giáo viên tiểu học và kể từ khi nghỉ hưu, bà đã tham gia nhiều hoạt động như biểu diễn nhạc cụ, đi bộ. Sau khi đại dịch COVID bùng phát, bà bắt đầu tìm kiếm một hoạt động mới để tiếp tục thực hiện sở thích của mình.
Cách đây không lâu, bà Ryu đã được tặng một tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp tại Công viên giải trí Ttukseom Hangang, Seoul. Bà cho hay: “Pháp Luân Đại Pháp thu hút tôi bởi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của môn tu luyện khiến tôi cảm động.”
Bà hiểu rằng “Chân” nghĩa là mọi người có thể hiểu chân lý để không bị lạc lối, “Thiện” nghĩa là đối xử tốt với mọi người để không ai coi nhau như kẻ thù, và “Nhẫn” là nhẫn chịu gian khổ và khoan dung. Bà đặc biệt tán đồng Pháp lý trong “Nhẫn” có “Thiện” này.
Bà Ryu đã mua sách Pháp Luân Đại Pháp từ hiệu sách Thiên Thê và bắt đầu học các động tác luyện công từ các học viên ở gần nhà. Khi bà biết thông tin vào ngày 13 tháng 5, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, các học viên sẽ tập trung tại Quảng trường Seoul Plaza để cùng nhau luyện các bài công pháp, bà đã quyết định tham gia.
Bà chia sẻ: “Vào ngày 13 tháng 5, nhiều học viên đã tập trung tại Quảng trường Seoul Plaza, nhưng mọi người chỉ lặng lẽ cùng nhau luyện các bài công pháp rồi lại lặng lẽ tản ra. Điều đó khiến tôi thấy vô cùng đặc biệt bởi với các sự kiện thông thường khi có nhiều người tham gia như vậy, lúc kết thúc thường rất ồn ào. Thế nhưng các học viên Pháp Luân Đại Pháp thì không như vậy. Ban đầu tôi muốn mời người học viên đã hướng dẫn tôi các bài công pháp một bữa, nhưng học viên đó đã từ chối lời mời của tôi và muốn tôi chuyển lời cảm ơn này đến người khác.”
Sau khi thấy thông báo về Lớp học chín ngày đăng trên Tuần báo Minh Huệ, bà Ryu đã đăng ký tham gia lớp học. Bà cho hay: “Mặc dù trước khi lớp học này bắt đầu, tôi vẫn chưa đọc xong các cuốn sách, nhưng tôi muốn thử nhìn xem quyết tâm của mình thông qua lớp học chín ngày này. Tôi muốn xem liệu mình có thể kiên trì hay không. Trên thực tế, tôi đã tham gia tất cả các buổi học.” Bà Ryu cho hay sau này bà cũng muốn dùng tâm thái này để cố gắng tu luyện tinh tấn.
Tham gia các buổi học sau khi chứng kiến những thay đổi ở vợ mình
Ông Park sucheon, 77 tuổi và vợ là bà Park Seungok, 74 tuổi, đã tham gia lớp học chín ngày vào tháng 6. Trong suốt 50 đến 60 năm qua, hai vợ chồng ông đã tiếp xúc với nhiều tôn giáo khác nhau. Cách đây bốn năm, bà Park Seungok thấy một người hơn 80 tuổi luyện tập Pháp Luân Đại Pháp gần Bệnh viện Bohoon Seoul. Sau đó, bà bắt đầu tu luyện.
Bà cho hay: “Trước đó, tôi đã thử các tôn giáo khác nhau và đã tiêu tốn rất nhiều tiền, vì vậy khi biết Pháp Luân Đại Pháp được truyền dạy miễn phí, tôi đã rất ngạc nhiên.” Ba ngày sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, chân của bà vốn lúc nào cũng tê cóng (bà không thể chịu được máy lạnh hay quạt) do loãng xương đã khỏi bệnh một cách thần kỳ.
Bà Park Seungok đã chia sẻ điều kỳ diệu xảy ra với bà. Một hôm, bà bị trượt chân và ngã trong nhà vệ sinh và bị thương ở cổ tay. Việc châm cứu cũng không có tác dụng và cổ tay bà ngày càng sưng to. Bệnh viện cho biết tình trạng sưng đó là do căng dây chằng và phải mất một thời gian mới hết sưng. Sau đó, bà nhớ tới Pháp Luân Đại Pháp nên đã luyện bài công pháp thứ 3. Sau khi luyện công trong 10 phút, chỗ sưng thực sự đã biến mất.
Bà rất ngạc nhiên và sau đó hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện chân chính.
Chồng bà, ông Park sucheon, rất thích nghe nhạc luyện công, vì vậy mỗi khi ông cảm thấy bực bội, bà sẽ bật nhạc luyện công cho ông nghe. Sau khi chứng kiến những thay đổi ở vợ, ông Park Sucheon cũng tham gia lớp học chín ngày.
Ông Park Sucheon từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Ông chia sẻ: “Khi đó, trên chiến trường, tôi không ngại hy sinh vì đất nước. Tôi nghĩ nếu bản thân may mắn sống sót trở về thì nhất định phải sống chân chính cho đến cuối đời. Vì tôi đã sống sót trở về nên tôi phải làm nhiều điều tốt hơn trong phần còn lại của cuộc đời mình. Những đồng đội của tôi trong cuộc chiến tranh vẫn đang phải chịu tác dụng phụ của chất độc màu da cam, vì vậy tôi cũng muốn giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho họ.”
Hiệu sách Thiên Thê ở Seoul, Hàn Quốc, nằm gần lối vào của cửa ra số 13 của ga Samgakji. Các lớp học chín ngày Pháp Luân Đại Pháp tiếp theo sẽ được tổ chức từ ngày 11 tháng 7 đến ngày 19 tháng 7 năm 2023. Các lớp học buổi sáng sẽ được tổ chức từ 9 giờ 30 sáng đến trưa, và các lớp buổi tối từ 19 giờ 15 đến 21 giờ 30. Để tìm hiểu thêm về các lớp học, vui lòng gọi tới đường dây nóng: 02-504-0860.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/28/462437.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/3/210153.html
Đăng ngày 11-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.