Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Sydney, Úc

[MINH HUỆ 30-01-2022] Nhân dịp năm mới sắp đến, ngày 30 tháng 1 năm 2022, các giáo viên, học sinh và phụ huynh trường Minh Huệ tại Sydney đã tập trung ở cảng Darling để gửi lời chúc mừng năm mới đến Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

2d075624f0e826ff560233b43498fc80.jpg

Học sinh, giáo viên và phụ huynh Trường Minh Huệ tại Sydney kính chúc Sư phụ một Tết Nguyên Đán vui vẻ

Trường Minh Huệ: Môi trường an lành để dạy dỗ học sinh

Trường Minh Huệ tại Sydney đã thành lập được 20 năm. Mỗi năm, các thầy cô giáo đều khích lệ các em học sinh biểu diễn trong chương trình tài năng của trường như âm nhạc, múa và hội họa. Mục tiêu của nhà trường là dạy các em những giá trị đạo đức cao thượng.

Trong nhiều năm qua, học sinh của lớp múa đã tham gia nhiều sự kiện cộng đồng khác nhau. Năm ngoái, các em đã được chọn để biểu diễn tiết mục hạ màn trong buổi dạ tiệc của cộng đồng địa phương. Các em đã nhận được nhiều sự chú ý và nhiều người khen ngợi các em múa rất đẹp. Sau buổi diễn, các giáo viên và học sinh đã tặng được gần một trăm bông hoa sen giấy cho nhiều khách mời và các chính trị gia địa phương.

Các em học sinh trường Minh Huệ năm nào cũng tham gia cuộc thi vẽ tranh thường niên do sở giáo dục hay cộng đồng địa phương tổ chức, và năm nào cũng đoạt giải. Năm nay, một em đã đoạt giải nhì. Bức tranh của em đã được trao tặng cho một nghị sỹ tiểu bang, và em đã được vinh dự chụp ảnh cùng nghị sỹ đó.

Năm ngoái, trường Minh Huệ cũng đã đề cử một học sinh tham gia Giải thưởng của Bộ trưởng hàng năm, giải thưởng này mỗi năm chỉ chọn 10 học sinh có thành tích xuất sắc từ các trường ngôn ngữ cộng đồng, 5 em từ các trường tiểu học và 5 em từ các trường trung học. Em học sinh của trường Minh Huệ đã vinh dự được nhận “Giải được đánh giá cao”.

Các học sinh trường Minh Huệ cũng tham gia các lớp học chữ Hán truyền thống, bởi chữ Hán truyền thống không chỉ là báu vật của văn hóa Trung Hoa, mà còn là kiệt tác quý giá của văn hóa thế giới. Chữ Hán là hiện thân của tinh hoa nền văn minh 5.000 năm, và được người Trung Quốc tin rằng là do Thần truyền. Sự hình thành và cách phát âm của mỗi chữ, cũng như thành ngữ và ngụ ý được tạo nên qua sự kết hợp các Hán tự có nội hàm văn hóa rất thâm sâu. Các giáo viên của trường Minh Huệ đã triển khai chương trình dạy tiếng Trung bằng cách chiếu các loạt phim hoạt hình do Đài Truyền hình NTD phát sóng như “Thế giới tuyệt vời của Hán tự.”

Hiệu trưởng trường Minh Huệ: Không để Sư phụ phiền lòng

Thầy Nhân Trí Huy làm hiệu trưởng trường Minh Huệ từ năm 2007, cho biết thầy đã vài lần muốn từ chức hiệu trưởng khi mọi việc gặp khó khăn. Tuy nhiên, nghĩ đến sự mong đợi của Sư phụ và lòng từ bi vô hạn của Ngài đối với các học viên, thầy đã tự nhủ rằng cần phải kiên định. Chứng kiến các em nhỏ trưởng thành và tinh tấn trong tu luyện đã đem lại sự khích lệ cho thầy tiếp tục công việc của mình.

“Các em học sinh thường có hành xử của đệ tử Đại Pháp. Tôi nhớ có lần chúng tôi lái xe rất xa đến Brisbane, Melbourne và Adelaide, và các em đã trả lời 40 cuộc phỏng vấn và gặp các chính trị gia và thị trưởng các thành phố đó. Các em đã rất đặt tâm khi giảng chân tướng trong các hoạt động cộng đồng.”

“Nhiều em thậm chí còn được nhận vào Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun nổi tiếng thế giới. Những thành tựu này là nhờ sự đóng góp vô tư vô ngã của giáo viên và phụ huynh. Điều này khiến tôi rất cảm động!”

Giáo viên trường Minh Huệ: Chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn là rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ

Năm năm trước, cô Lâm Viễn Tuần đưa cậu con trai bốn tuổi đến trường Minh Huệ. Đây là lần đầu tiên cô thấy con trai mình bắt chước những trẻ em khác luyện năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Cô rất vui vì khi ở nhà cậu bé không chịu luyện công. Cô quyết định đưa cậu đến trường Minh Huệ. Cô xem ngôi trường như một môi trường tu luyện mà Sư phụ đã ban cho các tiểu đệ tử Đại Pháp.

Cô Lâm dần dần từ một giáo viên trở thành phó hiệu trưởng của trường. Cô tiếp cận từng em một cách cẩn thận và đề xuất các biện pháp cải thiện. Trong các cuộc họp phụ huynh, họ đọc các bài kinh văn của Sư phụ giảng về cách giáo dục trẻ nhỏ. Cô Lâm cũng đọc “Ma quỷ đang thống trị thế giới chúng ta” vào thời gian rảnh.

Cô nói: “Tôi ngộ ra một điều rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đào tạo thế hệ trẻ có tài nhưng không có đức, trong khi không ngừng thâm nhập vào hệ thống giáo dục phương Tây để làm thui chột các em nhỏ – vì ĐCSTQ sợ những người có tài và có đức. Chúng ta cần nuôi dạy các tiểu đệ tử có cả tài lẫn đức. Đây là một quá trình lâu dài và gian khổ, nhưng để làm mọi việc được tốt thì chúng ta cần dẫn dắt các em trong việc học Pháp, luyện công và làm tốt ba việc. Chỉ bằng cách chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ sẽ giúp các em và thanh trừ can nhiễu.”

“Vậy chúng tôi có thể giúp các phụ huynh như thế nào khi trường Minh Huệ chỉ dạy vào Chủ Nhật hàng tuần?” Cô Lâm và các giáo viên khác đã nghĩ ra việc lập các nhóm học Pháp và luyện công nhỏ.

“Tôi lập một nhóm học Pháp và luyện công từ 6:30 đến 7:30 hàng sáng. Bằng cách này, các em có thể hình thành một thói quen tốt. Có câu thành ngữ rằng: “Công việc của cả ngày phụ thuộc vào sự khởi đầu tốt lúc buổi sáng.” Nhiều phụ huynh và giáo viên khác cũng lập các nhóm nhỏ từ 2 đến 5 em. Nhiều nhóm học Pháp và luyện công ở các độ tuổi khác nhau đã được thành lập vào tháng 12 năm 2019. Một vài nhóm đọc Hồng Ngâm trong khi các nhóm khác đọc Chuyển Pháp Luân. Trong vòng một năm, tôi có thể thấy các em nhỏ đã tiến bộ ở các phương diện khác nhau như thế nào, cũng như khả năng nhận diện Hán tự của các em.”

Phụ huynh: Ngôi trường là một miền tịnh thổ

Năm 2018, cô Nguyễn Phương Mai chuyển đến sống tại Sydney và đã đưa con gái đến trường Minh Huệ học ngay. Cô cho biết: “Trường Minh Huệ là một miền tịnh thổ. Chúng tôi rất may mắn vì con gái chúng tôi có thể có một môi trường tu luyện như thế này. Cháu cũng rất may mắn được học múa cổ điển Trung Quốc thực thụ. Ngoài sự hỗ trợ và khích lệ của các thầy cô giáo, con gái tôi cũng rất vui khi chơi với các bạn ở trường. Tôi biết Sư phụ đã an bài điều này cho chúng tôi. Con xin tạ ơn Sư phụ! Tôi cảm ơn tất cả các giáo viên, phụ huynh và các em học sinh trường Minh Huệ. Chúng tôi thực sự trân quý điều này!”

Mặc dù phải mất khoảng tiếng rưỡi để đến trường nhưng cô Mai vẫn kiên trì đưa con đi học. Hai mẹ con cô đi bằng tàu hỏa và xe buýt để đến trường. Có lần, do thời tiết khắc nghiệt, phải mất hơn hai giờ đồng hồ họ mới có thể đến được trường. “Mặc dù phải đi khá xa nhưng hàng tuần tôi vẫn kiên trì đưa con gái đến trường Minh Huệ vì việc học ở ngôi trường này rất quan trọng đối với con gái tôi.”

Cô Mai là người Việt Nam và biết rằng việc nhận diện Hán tự là rất quan trọng. Cô bắt đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân bản có phù hiệu chú âm. Mới đầu con gái cô ngại học phù hiệu chú âm vì cháu đã biết đọc bính âm rồi. Cô nói: “Tôi đã nghĩ ra một số trò chơi ghi nhớ phù hiệu chú âm cho con gái, nhưng cháu vẫn đọc rất chậm. Có một lần, khi cháu thấy tôi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân bản tiếng Trung có phù hiệu chú âm, cháu đã hào hứng học các phù hiệu chú âm. Đại Pháp thật huyền diệu. Trong vòng một năm, cả hai chúng tôi đã nhớ được các phù hiệu chú âm và có thể đọc cuốn Chuyển Pháp Luân có phù hiệu chú âm. Bây giờ con gái tôi có thể tự học tiếng Trung, làm bài tập về nhà của trường Minh Huệ và học các bài giảng của Sư phụ. Cháu cũng nói cháu thích tiếng Trung.”

Cô Mai nhớ có lần Sư phụ giảng cần khôi phục văn hóa truyền thống. “Khi dạy con, tôi so sánh hành xử của người xưa với thời nay. Tôi cũng dạy cháu về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là những giá trị căn bản trong văn hóa Trung Quốc cổ đại. Tôi cũng đọc cho con nghe những câu chuyện về tu luyện và văn hóa truyền thống mà có những nhân vật được nhắc đến trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Qua những câu chuyện này, con gái tôi đã có thể dễ nhận ra những quan niệm, hành xử và nghệ thuật biến dị của xã hội ngày nay. Con gái tôi rất thích truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa. Cháu nói với tôi: ‘Mẹ ơi, con muốn giống Nhạc Phi.’” Có một lần khi cháu cãi lại tôi, tôi đã bảo cháu rằng: “Con xem, mặc dù Nhạc Phi là vị đại nguyên soái thống lĩnh vạn quân, vậy mà ông không bao giờ cãi lại mẹ như con đâu. Ông ấy rất kính trọng mẹ của mình.” Con gái lập tức im lặng và sau đó đã xin lỗi tôi. Qua trải nghiệm này, tôi nhận ra tầm quan trọng của giá trị văn hóa truyền thống trong việc nuôi dạy trẻ.

Học sinh: Cháu muốn tu luyện tinh tấn

Tưởng Trấn Hồng, 9 tuổi, sinh ra và lớn lên tại Úc, và bắt đầu học ở trường Minh Huệ khi mới 4 tuổi. “Sáng nào cháu cũng học Pháp với các bạn ở trường Minh Huệ lúc 6 rưỡi. Cháu loại bỏ tâm an dật bằng cách dậy sớm hàng sáng. Gần đây, cháu đã động viên anh họ cháu dậy học Pháp cùng cháu. Chúng cháu đọc Hồng Ngâm và bây giờ đã đọc đến cuốn Hồng Ngâm V rồi ạ.”

“Cháu cũng bắt đầu luyện năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp ngoài trời cùng bố mẹ cháu. Một vài người còn giơ ngón tay cái ra hiệu khen cháu. Trước kia cháu không tinh tấn trong việc luyện công và ngó ngoáy rất nhiều. Giờ cháu đã bắt đầu luyện công nghiêm túc và tham gia lớp học 9 ngày trực tuyến. Mặc dù cháu không học hết cả 9 ngày nhưng cháu vẫn rất vui vì được nhìn thấy Sư phụ. Con xin tạ ơn Sư phụ!”

Tạ Thiên Thụy, 8 tuổi, cho biết cháu muốn tu luyện tinh tấn. “Kể từ năm ngoái, hàng sáng, mẹ cháu, em gái cháu và cháu cùng đọc Hồng Ngâm trong khoảng 40 phút. Chúng cháu đọc Chuyển Pháp Luân và luyện công vào buổi tối. Cháu cũng có thể phát chính niệm vào buổi sáng, buổi trưa và tối với mẹ cháu khi trường cháu cho học trực tuyến. Cháu đã có thể nhẫn hơn trước. Trước đây, cháu thường trở nên tức giận khi mẹ cháu bảo cháu chép lại bài tập về nhà. Giờ đây cháu có thể chép lại bài tập về nhà kiên nhẫn hơn và thậm chí cháu còn đạt điểm 100 trong bài kiểm tra từ vựng.”

Mạnh Thượng Ân là học sinh tiểu học ở Trường Minh Huệ. “Cháu bắt đầu học Pháp và luyện công với mẹ khi còn nhỏ. Cháu cũng thích nhẩm đọc Hồng Ngâm cùng với mẹ cháu.”

Thượng Ân nói tiếp: “Khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong ngày của cháu là được học Pháp và luyện công với các tiểu đệ tử khác. Trước kia, cháu thường dậy muộn và vội vàng đến trường. Cháu không thể tập trung ở trên lớp. Sau khi học Pháp và luyện công vào buổi sáng, cháu có thể vượt qua được cơn buồn ngủ. Cháu có thể tự thức dậy và chuẩn bị học Pháp cùng các bạn nhỏ khác. Năm vừa rồi cháu đã nhận diện được rất nhiều Hán tự. Ngoài ra, cháu còn ngộ được nhiều Pháp lý nữa ạ.”

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://greetings.minghui.org/mh/articles/2022/1/30/437874.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/1/198785.html

Đăng ngày 03-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share