Bài viết bởi Chương Vận

[MINH HUỆ 05 – 10 – 2010] Sự kiện Nuit Blanche thường niên lần thứ năm, còn gọi là Đêm Trắng, là một cuộc trưng bày nghệ thuật đương đại thâu đêm ở khắp Toronto. Sự kiện Nuit Blance  năm nay bắt đầu lúc 6 giờ 57 phút chiều ngày 2 tháng 10 năm 2010 và kết thúc lúc bình minh ngày 3 tháng 10. Các học viên Pháp Luân Công đã trưng bày ở một khu rộng lớn “Những mẩu tác phẩm và hiện vật”, một dự án hợp tác giữa một vài nghệ sĩ đương đại và Trung tâm tư pháp quốc tế Canada. Cuộc triển lãm diễn ra tại sân vận động Lamport, kêu gọi sự chú ý tới những hành động vô nhân đạo trên khắp thế giới, được trải nghiệm trực tiếp bởi những người dân hiện đang sinh sống ở Toronto. Cuộc triển lãm đã kết hợp các hiện vật và những bằng chứng bằng văn bản do những người còn sống sót qua những hành động tàn bạo gửi tới, trong đó có cả một bộ sưu tầm hơn 70 bằng chứng về những tội ác đàn áp các học viên Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc.  Câu chuyện về người dân Tây Tạng, Myanma và Rwanda cũng được thể hiện trong khu trưng bày.

2010-10-5-toronto-exhibition-01--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công trong cuộc trưng bày “Những tác phẩm dang dở và hiện vật” ở sân vận động Lamport

2010-10-5-toronto-exhibition-02--ss.jpg
Khách tham quan lắng nghe các học viên Pháp Luân Công nói về cuộc đàn áp ở Trung Quốc

Những ký ức chân thực về cuộc đàn áp

Các vật trưng bày được cung cấp bởi các học viên Pháp Luân Công gồm có những ghi chép về việc lao động cưỡng bức bất hợp pháp, những bản án bằng văn bản bất hợp pháp, danh sách những vật bị tịch thu từ việc khám xét bất hợp pháp, ảnh, và những minh họa tra tấn trong các trại giam.

Theo một học viên đã từng phải chịu án tù ba năm rưỡi ở Trung Quốc vì viết cho bạn bè của ông về Pháp Luân Công, ở Toronto vẫn còn nhiều học viên  đã từng bị đàn áp ở Trung Quốc mà những câu chuyện của họ không được trưng bày ở triển lãm.

2010-10-5-toronto-exhibition-03--ss.jpg
Bà Johanna McDonald đến từ Trung tâm tư pháp quốc tế Canada

Bà Johanna McDonald đến từ Trung tâm tư pháp quốc tế Canada nói rằng thật là sai lầm  bức hại một người vì niềm tin của họ.

Tôi ủng hộ nỗ lực của Pháp Luân Công tìm cách chấm dứt cuộc đàn áp”, bà McDonald nói.

2010-10-5-toronto-exhibition-04--ss.jpg
Bà Andrea Rees đến từ Toronto

Bà Andrea Rees đến từ Toronto cảm thấy chính quyền Trung Quốc đã sai khi kiểm soát những người dân của nó theo một cách áp bức như vậy. “Tôi ước gì người dân Trung Quốc không phải trải qua [cuộc đàn áp] như vậy”, bà nói.

2010-10-5-toronto-exhibition-05--ss.jpg
Người dân Toronto bà Deborah Lindsay

Một người dân Toronto khác, bà Deborah Lindsay, nói bà nghĩ rằng chính phủ Canada nên hành động nhiều hơn để giúp chấm dứt cuộc đàn áp. “Tôi đánh giá cao những gì [các học viên] đang làm để người dân ở Canada biết được một điều bất công như vậy”.

Simon và bố mẹ của anh, vừa đến từ Trung Quốc đã tới thăm triển lãm. Bố mẹ của Simon nói với phóng viên rằng họ đã biết về Pháp Luân Công nhưng không dám tìm hiểu thêm về nó ở Trung Quốc vì sợ có thể bị chính quyền đàn áp.

Simon biết về cuộc đàn áp ở Canada nhưng không rõ Pháp Luân Công là gì. Khi anh hiểu rằng đó là một hình thức tu luyện cổ xưa của Trung Quốc, anh thích thú và muốn tìm hiểu thêm.

Anh Lý lớn lên ở Canada. Anh đưa gia đình đến cuộc triển lãm và ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp. “Tôi cảm thấy thực sự tồi tệ khi biết về nó [cuộc đàn áp]. Cuộc đàn áp không nên tồn tại. Tôi sẽ ủng hộ những người đang hành động để chấm dứt nó”, anh Lý nói.

Một chiếc ô được in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”

2010-10-5-toronto-exhibition-06--ss.jpg
Chiếc ô của bà Tang Ái Hà với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”

Trong triển lãm còn có một bức hình của một chiếc ô thuộc về bà Tang Ái Hà đến từ Trùng Khánh, Trung Quốc. Bà Tang, một bác sĩ y khoa, năm ngoái đã chuyển đến Canada. Ở Trung Quốc, bà đã bị bắt với tội danh giả dối là “vi phạm an ninh công cộng” vì bà đã in những chữ “Pháp Luân Đại Pháp là tốt” lên trên ô của bà. Bà bị giam tại trung tâm giam giữ thành phố Đại Khánh 30 ngày. “Tôi đã ngủ trên nền bê tông mốc meo 30 ngày. Có 27 người đã bị giam trong một căn phòng nhỏ xíu không có cửa sổ. Chúng tôi ăn, ngủ và đi vệ sinh ngay tại phòng giam. Không có chỗ cho mọi người ngả lưng. Phòng giam bốc mùi khủng khiếp. Hầu hết các học viên đều bị bầm đen vì tra tấn”, bà Tang Ái Hà nói.

Bà Tang đã cung cấp câu chuyện người hàng xóm của bà là ông Cù Duyên Lai bị đàn áp,  nó cũng được trưng bày trong triển lãm.

1825 ngày trong một nhà tù của Trung Quốc

2010-10-5-toronto-exhibition-07--ss.jpg
Câu chuyện về trải nghiệm của ông Cù Duyên Lai tại một nhà tù của Trung Quốc, là một phần của triển lãm “Những mẩu tác phẩm và hiện vật”

Theo bà Tang, ông Cù Duyên Lai là hàng xóm của bà. Ông Cù thông minh và tốt bụng, và thường đoạt giải toán học và khoa học cấp quốc gia . Ông làm việc trong một công ty ở Thượng Hải sau khi tốt nghiệp đại học. Vào một ngày nọ, ông Cù đưa đĩa CD về Pháp Luân Đại Pháp cho một cặp vợ chồng mà ông quen biết. Vì điều đó, cặp vợ chồng này đã bị giam giữ và ông bị kết án 5 năm tại nhà giam Đề Lam Kiều ở Thượng Hải. Trong nhà giam ông Cù đã phải chịu đựng rất nhiều hình thức tra tấn. Một lần, ông đã bị trói chặt trên giường chết trong hơn 6 tháng. Ông không được tắm, phải đi vệ sinh ngay trên giường, bị đứng dưới ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt trong một thời gian dài, và bị ép ăn bằng một cái ống. Ông đã suýt chết vài lần. Ông Cù được thả vào năm 2007 nhưng cảnh sát vẫn theo dõi các hoạt động hằng ngày của ông.

Triển lãm “Những mẩu tác phẩm và hiện vật” đã thu hút nhiều người trong sự kiện Nuit Blanche.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/5/230603.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/7/120485.html
Đăng ngày: 14– 10 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share