[MINH HUỆ 13-08-2009] Từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 8 năm 2009, Học viên Pháp Luân Công tại Anh đã tham dự Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế để giới thiệu với công chúng về Pháp Luân Công. Liên hoan Nghệ thuật danh tiếng được tổ chức vào tháng Tám hàng năm này gồm rất nhiều tiết mục ở cả nhà hát cũng như ngoài đường phố; thu hút rất nhiều du khách đến với thủ đô Scốt-len này, bao gồm cả du khách trong nước và quốc tế.

Bên cạnh việc chuẩn bị cho buổi diễu hành, các học viên đồng thời còn đến các phố khác giải thích sự thật. Sau khi được biết về sự phổ biến của Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới và cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ tại Trung Quốc, nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ của mình với Pháp Luân Công.

2009-8-13-edinburgh2-01--ss.jpg
Du khách chăm chú đọc ảnh trưng bày tại Quảng trường Thánh James

2009-8-13-edinburgh2-02--ss.jpg
Mọi người xem ảnh trưng bày

2009-8-13-edinburgh2-03--ss.jpg
Du khách ký vào bản thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công tại Quảng trường Thánh James

2009-8-13-edinburgh2-04--ss.jpg
Khách du lịch ký ủng hộ Pháp Luân Công

2009-8-13-edinburgh2-05--ss.jpg
Mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Công bên ngoài Nghị viện Scốt-len

Học viên địa phương đã chọn ba địa điểm có số lượng lớn mọi người đi qua để tổ chức các hoạt động: Quảng trường Thánh James trên phố Prince, Nghị viện Scốt-len và phố High, gần Lâu đài Edinburgh nổi tiếng. Lộ trình cuộc diễu hành cho Liên hoan sẽ kết thúc tại Nghị viện Scốt-len.

Một số học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công với biểu ngữ và bảng trưng bày để phía sau trong khi số khác phân phát tờ bướm và giải thích chi tiết sự thật và khuyến khích mọi người ký vào bản thỉnh nguyện.

Sáng thứ Bảy, ngay khi bắt đầu tập các bài công pháp, các học viên đã thu hút sự chú ý của người qua đường. Một số ngay lập tức ký vào bản thỉnh nguyện sau khi đọc qua tờ bướm nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Rất nhiều người trên phố Prince dừng lại trước những áp phích trưng bày ảnh phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và chăm chú đọc. Sau đó họ ký vào bản thỉnh nguyện.

Nghị viên Scốt-len, nằm đối diện cung điện Scốt-len, thu hút rất nhiều du khách quốc tế. Hai thanh niên sau khi đọc các bảng trưng bày ảnh đã rất ngạc nhiên. Họ hỏi thêm nhiều thông tin và nói với các học viên trước khi rời đi: “Các bạn làm rất tốt. Chúng tôi chúc các bạn thành công.

Một số du khách Trung Quốc cũng đi ngang qua đó. Tính Thiện của các học viên đã khiến một vài người trong số họ xúc động mạnh, và đồng ý nhận các tài liệu thông tin như Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản. Một số khác đến nói chuyện với các học viên.

Sau lễ diễu hành lớn chiều Chủ nhật, nhiều đám đông đã đến khu vực thông tin Pháp Luân Công phía ngoài Nghị viện Scốt-len. Khi vừa nhìn thấy nhóm tập Pháp Luân Đại Pháp hòa ái trong buổi diễu hành, rất nhiều người chỉ vào các học viên và nói “Nhìn kìa, Pháp Luân Đại Pháp!”. Tất cả họ đều sẵn sằng nhận tài liệu thông tin.

Khi mọi người đến ký vào bản thỉnh nguyện, họ thường hỏi tại sao ĐCSTQ muốn bức hại một môn tu tập ôn hòa như vậy. Các học viên giải thích rằng chính bản chất tà ác của ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công. Một số nhận thức rõ bản chất tà ác của ĐCSTQ và lên án hành động tàn bạo của của nó.

2009-8-13-edinburgh2-06--ss.jpg
Ông  Peter nói: “Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của mọi người là điều cơ bản.”

Ông Peter, một người Scốt-len đã ký vào bản thỉnh nguyện. Sau đó ông cho phóng viên biết bản thân đã vài lần xem Pháp Luân Công tại Lễ diễu hành Liên hoan Endinburgh. Ông nói: “Cuộc bức hại đã kéo dài quá lâu. Thực sự không thể tin nổi ĐCSTQ. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của mọi người là một vấn đề cơ bản.

Hai phụ nữ người Scốt-len đi cùng với ông Peter đều ký vào bản thỉnh nguyện. Một trong hai người bình luận: “Đảng cộng sản có nghĩa là độc tài và tranh đấu. Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng Cộng sản Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa đối với sự tự do của thế giới.”

2009-8-13-edinburgh2-07--ss.jpg
Bà Jenica nói: “Mọi người cần có quyền tự do tín ngưỡng”

Khi các học viên Pháp Luân Công chuẩn bị kết thúc các hoạt động trước Nghị viện Scốt-len, một người phụ nữ đã đi thẳng đến đó. Bà ấy là Jenica, đang sống tại Edinburgh. Jenica đã nhìn thấy Pháp Luân Đại Pháp trong lễ diễu hành lúc chiều hôm đó. Bà phát biểu trước phóng viên: “Tại sao một môn tập luyện hòa ái như vậy lại bị ức hại? Họ (ĐCSTQ) thực sự sợ hãi trước những người có niềm tin và chính kiến của riêng mình. Mọi người cần có quyền tự do tín ngưỡng.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/18/110122.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/13/206476p.html
Đăng ngày: 21-08-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share