Bài viết của Đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[MINH HUỆ 02-05-2017] Gần đây tôi phát hiện có đồng tu coi tâm sắc thành tính dục, cho rằng nếu không có chuyện vợ chồng thì sẽ không có tâm sắc dục. Các đồng tu lâu năm cũng có không ít người cũng nhận thức như vậy. Sư phụ giảng:
“‘Dục’ và ‘sắc’ những thứ ấy đều thuộc về tâm chấp trước của con người; những thứ ấy đều nên tống khứ.” (Chuyển Pháp Luân)
Vậy tâm sắc là gì?
Có đồng tu trong khi nằm mơ không vượt được quan sắc dục, nhưng khi hỏi người ấy đã tu bỏ tâm sắc dục như thế nào, thì đồng tu đáp rằng: “Không có tâm sắc dục” (Tức là không có chuyện vợ chồng), cũng có đồng tu cho rằng vợ chồng đã ngủ riêng, thì làm gì còn tâm sắc dục nữa.
Có đồng tu khi ra ngoài giảng chân tướng, gặp người thường thì bảo họ giới thiệu người yêu cho mình, hoặc muốn tìm người yêu là đồng tu độc thân, giới thiệu đối tượng cho đồng tu độc thân, hoặc động chân động tay, kéo mạnh tay… Sau đó lại không hướng nội tìm, cho rằng người thường bây giờ cũng đâu còn tiêu chuẩn đạo đức gì nữa.
Có đồng tu hoặc người nhà đồng tu ở nhà mặc quần áo rất kiệm vải, mặc quần đùi, áo cộc hoặc lộ vai. Có đồng tu còn cảm thấy điều này rất bình thường, vợ chồng ở lâu đã thành thói quen, không coi bạn đời của mình là chúng sinh, bản thân họ vẫn chưa xoay chuyển quan niệm. Cũng có đồng tu cho rằng đó là do tâm sắc dục của đối phương rất mạnh, không chú trọng tới hình thức, cũng không nhận thức được rằng nên tìm bên trong bản thân mình.
Mọi chuyện gặp phải trong tu luyện đều là để cho chúng ta tu nên chúng ta phải hướng nội tìm. Sư phụ giảng:
“Thần: Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.” (Tinh tấn yếu chỉ, Đối thoại với thời gian)
Dưới đây là một vài hiện tượng cũng cần đồng tu lưu tâm hơn:
- Tỏ ra tán thưởng một sở trường, ngoại hình, giọng nói hoặc tài viết lách nào đó, hoặc khí chất của ai đó.
- Có người có ấn tượng sâu sắc về người có kiểu tóc, cách trang điểm và động tác mang đậm cá tính, cho rằng cách trang điểm này, kiểu người này có cá tính, hoặc tán thưởng hay cảm thấy một sự nổi bật nào khác… Trong những tình huống như vậy chúng ta đều cần lưu tâm tới tâm sắc và tâm sắc biến dị.
- Thích mặc áo bó sát người, quần bó, mặc quần siêu ngắn, quần áo mỏng tang, hay mặc váy tới nhóm học Pháp; những điều này đều là một kiểu tâm lý thích thể hiện, cũng là sắc tâm.
- Khi gặp người đối diện đi về phía mình, theo bản năng sẽ nhìn người khác giới trước hoặc chỉ nhìn người khác giới.
- Thích ngắm nhìn những người cùng giới hoặc khác giới xinh đẹp, bình luận quần áo của người này đẹp, người kia trông xinh xắn, ai đó có dáng vóc đẹp, giữa những người cùng giới tính cũng vẫn có thể sinh ra sắc tâm.
- Soi gương khi mặc quần áo, tâm thái lúc đó là vì muốn ăn mặc chỉnh tề hay vì muốn trông xinh đẹp hơn, đây cũng là sự khác biệt rất tinh tế trong nội tâm, cũng có thể phản ánh sắc tâm.
- Bình thường khi đi dạo, nói chuyện phiếm thường hay nhìn ngó thứ gì? Nói về chuyện gì? Phải chăng là quan tâm tới ngoại hình, ăn mặc, dáng dấp?
- Thích giảng chân tướng cho người khác giới, ít giảng cho người cùng giới; thường vô tình nhìn vào những bộ phận nhạy cảm của đối phương (cùng giới cũng vậy), ngay cả trẻ nhỏ.
- Thích xem ti vi, chơi điện thoại di động, lướt wechat, nói chuyện qua QQ… trong đó cũng ẩn giấu sắc tâm rất nặng. Dẫu là khi chơi thì không có tâm đó, nhưng hễ chơi thì sẽ bị lôi kéo. Người già thích nhìn người trẻ cũng là sắc tâm, khi tán thưởng những người trẻ trong gia tộc chúng ta cũng phải đào sâu tâm này; Còn có một kiểu tính dục là người khác giới thường xuất hiện trong giấc mơ, không có khảo nghiệm về tính dục nhưng thường có cảm giác quyến luyến không nỡ chia xa, hay sự lưu luyến về tình cảm.
Nếu những hiện tượng trên xuất hiện chúng ta đều cần phải đào sâu hơn về phương diện sắc này.
Sư phụ giảng: “Không chừng thấy một Đại Bồ Tát quá đỗi khả ái, vị ấy liền phát sinh tà niệm” (Chuyển Pháp Luân)
Những điều trên đa phần là một loại sắc tâm chấp trước vào cái đẹp, là tâm chấp trước rất nghiêm trọng, là một thứ tà niệm.
Đồng thời, trong Chuyển Pháp Luân Sư phụ cũng giảng:
“Kết quả là ma đến doạ nạt nó, hoá thành mỹ nữ dẫn dụ nó, chuyện gì cũng có. Nhưng rồi thấy rằng nó thật sự không động tâm, bởi vì phó nguyên thần tương đối dễ tu hơn, nó có thể biết được chân tướng.”
Khi đối diện với “mỹ nữ” (Một loại ma “xinh đẹp”) phó nguyên thần có thể làm được bất động tâm, là vì nó “biết được chân tướng”, là chủ nguyên thần của đồng tu tu luyện trong tam giới, trong cõi mê này, thông qua học Pháp của Sư phụ, nên cũng “biết được chân tướng”, từ đó chủ nguyên thần (Chủ thể của đồng tu) có thể làm được việc “thật sự không động tâm”, tức là đồng tu đã vượt qua quan sắc này.
Ngoài ra, khi học Pháp chúng ta cảm thấy buồn ngủ, phát chính niệm thì tay nghiêng ngả, luyện tĩnh công cũng thấy buồn ngủ, thì những trường hợp này đa phần có liên quan tới sắc tâm. Nếu đột nhiên chúng ta cảm thấy buồn ngủ thì hãy thử nhớ lại những việc mình đã nhìn, mình đã nghĩ có liên quan tới sắc tâm hay không. Khi gặp mặt người khác giới thì từng suy nghĩ, từng ý niệm, từng lời nói, từng cử chỉ, giọng nói, ngữ khí, khoảng cách, ánh mắt của chúng ta, tình cảm trước khi gặp mặt và sau khi chia tay diễn biến như thế nào, chúng ta cũng đều phải để tâm tìm kiếm. Những hỷ nộ, ai, lạc đều là tình, sắc đều ẩn nấp trong đó.
Cá nhân tôi cho rằng, muốn tìm được tâm sắc dục thì còn phải tìm thêm các loại nhân tố liên quan tới nó, ví như như tâm lợi ích, tâm an dật, tâm danh lợi, tâm sợ hãi, tâm dựa dẫm, tâm báo đáp, cảm giác, cảm giác an toàn… cũng liên quan mật thiết tới tâm sắc dục. Đôi khi chúng ta không quan sát được sắc tâm của mình, bởi vì chúng ta so sánh mình với đạo đức đã trượt dốc ngày nay. Khi đối chiếu với môi trường, con người và sự vật xung quanh mình, đối chiếu với Pháp và hướng nội tìm là chúng ta có thể đào sâu được tâm chấp trước mà chúng ta đã quen thuộc từ lâu.
Nếu xung quanh chúng ta xuất những hiện tượng này cũng sẽ đồng nghĩa với việc nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại thứ vật chất sắc dục trong trường không gian của mình. Khi phát hiện ra những hiện tượng này, thì đừng bỏ qua, phải quy chính lại những thứ bất hảo trong tư tưởng theo tiêu chuẩn của Pháp. Sau đó hãy phủ nhận những tư tưởng và nhận thức bất hảo này, thanh trừ chúng, không cần chúng, và thay đổi quan niệm.
Dưới đây chúng ta cùng nhau ôn lại những đoạn giảng Pháp của Sư phụ giảng về sắc tâm:
“Đầu tiên chư vị cần phải tu bỏ những tư tưởng bất hảo, chư vị có thể trừ bỏ những thứ bất hảo đó là vì chư vị không thừa nhận nó là chư vị, đây là điều cực kỳ quan trọng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])
“Dùng Đại Pháp đo lường mà, tất cả những tư tưởng bất hảo kỳ thực đều không phải là chư vị. Chư vị có thể làm được điểm này thì đã phân được rõ: Ồ, tư tưởng này bất hảo, nên tiêu trừ đi, trừ bỏ nó, tôi không nên nghĩ như vậy. Điều này bản thân đã là đang tiêu đi mà.” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc [1999])
“Đương nhiên, không dễ mà chuyển biến ngay lập tức tư tưởng của chư vị; trong khi nghe bài giảng từ nay trở đi, chư vị sẽ chuyển biến tư tưởng của mình một cách từ từ; cũng mong muốn rằng chư vị chú ý nghe [giảng].” (Chuyển Pháp Luân)
“Thực ra [ngay cả] chủ nguyên thần cũng không nhất định có cùng [giới tính] với nhục thân; bởi vì chúng tôi đã phát hiện rằng bây giờ nữ nguyên thần của nam có rất nhiều, nam nguyên thần của nữ cũng có rất nhiều; hoàn toàn phù hợp với điều mà hiện nay Đạo gia gọi là thiên tượng âm dương đảo chiều và âm thịnh dương suy.” (Chuyển Pháp Luân)
“Có những người mà về tu luyện xem ra rất tinh tấn, cũng đang học Pháp, cũng đang luyện công, nhưng, không hướng nội tìm, không hướng nội tìm ấy, mọi người nghĩ xem, đó chẳng phải chính là người thường mà. Người thường có ai hướng nội tìm chăng? Trong người thường nào có ai hướng nội tìm?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
“Ai có thể kiên định, thì nghiệp có thể tiêu.” (Chuyển Pháp Luân)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/2/346548.html
Đăng ngày 24-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.