[MINH HUỆ 01-07-2009] Ngày 30 tháng 6 năm 2009, tại Cung điện Martin, trung tâm thành phố Syney, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi trưng bày giảng thanh chân tướng nhằm giới thiệu Pháp Luân Công và làm rõ cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc

2009-6-30-sydney630-01--ss.jpg
Nhóm biểu diễn các bài Công pháp

2009-6-30-sydney630-02--ss.jpg
Minh họa lại cảnh tra tấn để làm rõ sự bức hại tàn khốc của ĐCSTQ với Pháp Luân Công

2009-6-30-sydney630-03--ss.jpg
Phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công trước tòa án tối cao

2009-6-30-sydney630-06--ss.jpg
thỉnh nguyện chấm dứt cuộc đàn áp

2009-6-30-sydney630-07--ss.jpg
Đọc các bảng trưng bày

Cung điện Martin là trung tâm của Sydney, xung quanh là các trung tâm tài chính, bưu điện trung tâm, các văn phòng luật, trụ sở của của Ngân hàng Quốc gia, Đài truyền hình và nhiều cơ quan của rất nhiều tổ chức khác. Đây là vùng thương mại phát triển với mật độ giao thông của người bản địa và du khách nước ngoài rất lớn.

Ngày 30 tháng 6, các học viên Pháp Luân Công bắt đầu các hoạt động của mình bằng một nhóm luyện công. Bộ đồng phục màu vàng rất sáng và bắt mắt. Rất nhiều người ngồi dọc theo sân khấu ngoài trời và tận hưởng giây phút yên bình, hài hòa đó. Các học viên tham gia cũng dựng một bàn thông tin để trưng bày và phát tài liệu làm rõ sự thật. Một TV màn hình lớn phát liên tục đoạn video nói về việc Pháp Luân Đại Pháp được phổ biến rộng rãi trên thế giới như thế nào và phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Buổi chiều, các học viên diễn minh họa lại những phương pháp tra tấn được ĐCSTQ sử dụng chống lại học viên Pháp Luân Công, khiến rất nhiều người dân Úc bị sốc. Bà Vương Thuần Anh, 70 tuổi, học viên Pháp Luân Công, là một trong số các diễn viên. Khi được hỏi bà cảm thấy thế nào, người phụ nữ lớn tuổi ấy trả lời trong nước mắt: “Tham gia vào tiết mục này gợi nhớ trong tôi ký ức về con trai và con gái của mình. Đó là thời điểm cảnh sát bắt con trai tôi vào trại lao động cưỡng bức ở quận Hồng Kiều, thành phố Thiên Tân. Từ cổng vào trong phòng giam chỉ khoảng 50-60m nhưng nó phải mất 2h30 mới vào được đó, bởi vì cảnh sát đánh đập suốt quãng đường đi. Họ bắt con tôi quỳ xuống và đá nó. Khi nó gượng đứng dậy, họ tiếp tục đánh nó gục xuống. Mũi và miệng nó đầy máu, đầu và cơ thể nó chỗ nào cũng chảy máu.”

Bà Vương kêu gọi những người có lương tri đứng ra và giúp đỡ để chấm dứt cuộc bức hại này, và hãy để cho thế giới thấy được vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp, của “Chân, Thiện, Nhẫn.”

2009-6-30-sydney630-05--ss.jpg
Rebecca: tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc bức hại này

Rebbecca đã xem tiết mục minh họa lại cảnh tra tấn và dùng điện thoại chụp vài tấm hình. Sau khi biết được sự thật về cuộc bức hại, cô nói sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc bức hại.

Bonnie và Samantha là hai sinh viên đại học chuyên ngành báo chí. Sau khi xem bảng trưng bày và tiết mục minh họa lại cảnh tra tấn, họ rất sốc “Thật rùng rợn khi biết được những điều này xảy ra với những người ở Trung Quốc”. Họ lấy một số tấm ảnh và nói sẽ viết một câu chuyện gửi cho các phương tiện truyền thông và chia sẻ với bạn bè của họ.

2009-6-30-sydney630-04--ss.jpg
Ông Phan Bình đến từ Bắc Kinh nói rằng ông rất tôn trọng những người tu luyện Pháp Luân Công

Ông Phan Bình, đến từ Bắc Kinh. “Tôi tôn trọng những gì (các học viên) Pháp Luân Công đã làm.” Ông nói: “Tôi có vài người bạn tu luyện Pháp Luân Công và tôi biết họ thực sự tốt. Tôi cũng muốn luyện công nhưng quá bận. Tôi không thích những gì ĐCSTQ đang làm và tôi ủng hộ các bạn. Cách đây một thời gian, khi đến thăm Canberra, tôi thấy Pháp Luân Công đang thỉnh nguyện trước Đại sứ quán Trung Quốc và phát tờ bướm cho du khách. Tôi tham gia cùng họ, giữ biểu ngữ rồi sau đó phát tờ bướm. Đó là những gì tôi có thể làm.

“Tôi tin rằng nếu toàn thế giới biết được sự thật, mọi người sẽ chống lại cuộc bức hại phi nhân tính này. Tôi hi vọng thế giới sẽ bước ra để giúp chấm dứt cuộc bức hại này”

Theo bà Triệu, người đứng đầu Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Sydney, cuộc bức hại này đã kéo dài gần 10 năm kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999. Cứ vào ngày 20 tháng 7, một loạt các hoạt động sẽ được tổ chức bao gồm thảo luận trên các diễn đàn, diễu hành. Bà hi vọng các hoạt động này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của chính phủ Úc, các phương tiện truyền thông và công chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Bà cũng cho biết, ngày càng có nhiều người luyện tập Pháp Luân Công tại Úc.

Ở phía bên kia Cung điện Martin, các học viên Pháp Luân Công đã tập trung ở phía trước của Tòa án tối cao. Trường hợp học viên Pháp Luân Công người Úc Chương Thúy Anh kiện cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân sẽ được điều trần vào ngày 20 tháng 7 tại Tòa án Tối cao. Trường hợp này đã được thực hiện liên tục trong năm năm, và nhận được sự hỗ trợ lớn lao từ người dân Úc. Trong vài tháng, trường hợp của Chương đã nhận được trên 8.000 chữ ký ủng hộ.

Bà Chương cho biết: “Nhiều người Úc cầu mong chúng tôi thành công và một số luật sư muốn tu luyện Pháp Luân Công. Ngày càng có nhiều người hiểu rõ sự thật. Tôi muốn đưa Giang Trạch Dân ra công lý, vì ông ta là kẻ có tội chính trong sự kiện đàn áp Pháp Luân Công; và chấm dứt cuộc bức hại càng sớm càng tốt.”

Các hoạt động kết thúc vào khoảng 6 giờ chiều


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/3/108804.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/1/203768.html
Đăng ngày: 04-07-09. Bản dịch có thể được sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share