Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp Thiên Hoa ở tỉnh Quảng Đông

[MINH HUỆ 3-11-2015] Bố tôi qua đời đột ngột bởi biến chứng sau phẫu thuật vào năm ngoái. Vợ tôi và tôi được gia đình ở Mỹ báo tin tới dự đám tang.

Cả gia đình tôi ở Mỹ đều là những tín đồ Cơ đốc giáo. Nhiều năm nay, họ vẫn khuyến khích và thuyết phục chúng tôi chuyển sang tín ngưỡng này. Mẹ tôi thậm chí còn viết trong di chúc rằng tâm nguyện cuối đời của bà là chúng tôi cũng trở thành tín đồ Cơ đốc giáo. Đã lâu rồi tôi chưa gặp lại anh trai và em gái. Còn bố mẹ tôi đã sống với họ từ mấy năm nay rồi.

Sau khi tới Mỹ, chúng tôi cảm thấy hơi lạc lõng. Nhà thờ tổ chức lễ truy điệu và an táng. Nhiều bạn bè và người quen từ nhà thờ tới viếng mỗi ngày. Mẹ tôi khóc trong nỗi buồn đau sâu sắc và thường đọc nhật ký của cha tôi. Bà chẳng buồn ăn uống mà cũng không có sức để trò chuyện với mọi người.

Tôi và vợ tự hỏi làm thế nào có thể thức tỉnh chúng sinh hữu duyên và giữ vững chính niệm chính hành đây. Chúng tôi tin rằng miễn chúng tôi có Pháp và Sư phụ bên cạnh thì sẽ có cơ hội.

Sư phụ giảng:

“Đối với tôn giáo, chư vị không được có động thái gì; chúng ta chỉ nhắm vào ‘nhân tâm’. Họ muốn tu thì chư vị bảo cho họ, [nếu] họ muốn nghe chân tướng, thì chư vị nói cho họ, thế là được rồi. Không cần phải đi làm gì cả, cũng không cần hữu ý đến chỗ của họ; đợi họ tới là được rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007)

Vị mục sự đưa cho chúng tôi chương trình của lễ truy điệu. Anh tôi sẽ chủ trì buổi tang lễ, vị mục sư sẽ đọc lời sám hối, còn bạn bè sẽ tiễn đưa linh cữu. Là con thứ, tôi không được phân công phát biểu.

Tôi nhớ lại cuộc đời của cha. Ông phải chịu nhiều vất vả, trải qua nhiều chiến dịch tuyên truyền hàng loạt và từng bị bức hại hết lần này đến lần khác. Thân thể và tâm hồn ông còn hằn nhiều vết sẹo và thương tổn.

Ông di cư sang Mỹ vào những năm cuối đời để chạy trốn khỏi nơi chôn rau cắt rốn đã đem lại cho ông quá nhiều nỗi đau tinh thần và thể chất. [Vì thế], tôi đã quyết định sẽ an ủi linh hồn ông cũng như lên tiếng thức tỉnh con người thế tục này.

Vì tôi không được ở bên cạnh khi cha ốm và qua đời, tôi đề nghị nói lời vĩnh biệt ông. Không ai phản đối điều này.

Một số họ hàng không muốn tôi đọc điếu văn. Họ nói lễ truy điệu bên đạo Cơ đốc thường là lạc quan. Nên mừng cho sinh mệnh người ta vì họ được ban phước lên thiên đàng.

Tôi đã bàn trước với mẹ về bài phát biểu tại lễ truy điệu và bà đã vô cùng cảm động bởi những gì tôi nói. Bà đồng ý rằng tôi nên phát biểu.

Hàng trăm người tới dự lễ truy điệu. Rất nhiều người là người Cơ đốc giáo và bạn bè của cha tôi cũng tới. Nhà thờ chật kín người.

Tôi bắt đầu bài phát biểu “Cha sẽ đi tới một nơi đẹp đẽ nơi không có ‘chiến dịch chống cánh hữu’ làm nhục và bức hại cha. Cha sẽ không còn phải chịu đựng những vụ lục soát nhà hay những buổi họp đấu tố đẫm máu, chỉ trích hay lăng mạ. Sẽ không còn trại lao động cưỡng bức hay phải lo lắng các con của mình bị đuổi học hay tương lai của chúng sẽ ra sao. Không ai sẽ xa lánh cha nữa…”

Toàn thể nhà thờ đều xúc động. Có thể nghe thấy tiếng thổn thức khắp thánh đường. Chúng tôi biết mọi người ở đây giờ đã hiểu rõ về Đảng Cộng sản Trung Quốc và những gì cha tôi phải chịu đựng.

Chúng tôi ở cùng em gái và chồng cô ấy hơn một tháng. Vợ tôi lo chợ búa, nấu nướng và dọn dẹp cho cả nhà. Anh tôi đã làm lễ rửa tội nhưng mẹ tôi không còn thúc chúng tôi làm việc đó nữa. Bà lặng lẽ quan sát và chăm chú lắng nghe chúng tôi.

Một số người cho là chúng tôi làm chính trị. Đáp lại, tôi nói: “ĐCSTQ dùng chính trị làm công cụ để đạt được quyền lực và bức hại công dân của nó. Khi người khác thực hiện quyền của họ thì lại bị dán nhãn ‘làm chính trị’. Là người tu luyện, chúng tôi không quan tâm tới quyền lực hay chính trị. Chúng tôi chỉ phản đối cuộc bức hại.

“Đức tin là nền tảng của tinh thần con người. Nếu bạn phải trải qua hàng trăm năm khủng bố và bức hại Cơ đốc giáo một lần nữa, các bạn sẽ làm gì? Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng bố và sự tàn ác chưa từng có. Nhiều người tu luyện đã mất mạng, bị chính quyền thu hoạch nội tạng để lấy lợi nhuận, nhưng chúng tôi vẫn kiên định và vững vàng tiếp tục con đường của mình.” Mắt mẹ tôi đẫm lệ khi bà nghe những điều này.

Để giúp mẹ vượt qua nỗi đau buồn này, chúng tôi đưa bà cùng trở về Trung Quốc để thay đổi hoàn cảnh. Bà muốn tới nhà thờ Cơ đốc giáo ở đây và thăm các nhóm dân tộc thiểu số để tặng họ Kinh Thánh và chúng tôi đã đồng ý.

Chúng tôi tìm thấy một nhà thờ gần nhà khi trở về và đã giới thiệu mẹ tôi với họ. Lời nói và cử chỉ của chúng tôi đã đánh thức phần biết của bà. Bà bắt đầu suy nghĩ: Đại Pháp là gì? Tại sao các học viên Đại Pháp đều có tấm lòng rộng mở, bao dung, an hòa và quan tâm đến người khác?

Một hôm, mẹ tôi đột nhiên hỏi vợ tôi: “Con cho mẹ các sách Đại Pháp, đĩa DVD và các tài liệu khác được không?” Giọng bà rất bình thản và chắc chắn. Chúng tôi hiểu rằng đó là sự khích lệ của Sư phụ. Chúng tôi vô cùng xúc động bởi sự từ bi của Sư phụ.

Từ đó mẹ tôi bước vào tu luyện Đại Pháp. Bà say sưa đọc các bài giảng Đại Pháp, xem các bài giảng Pháp và luyện công. Sức khỏe của bà được cải thiện, sự bình an và thanh thản đã thế chỗ cho nỗi đau và buồn khổ của bà. Một tín đồ Cơ đốc 88 tuổi đã trở thành một học viên Đại Pháp vững vàng!

Khi mẹ tôi quay về Mỹ, bà đã tìm được một nhóm học viên địa phương. Bà đã tham gia hai lần Pháp Hội và được gặp Sư Phụ. Bà cũng tham gia luyện công tập thể, diễu hành và mít tinh. Tinh thần và năng lượng của bà tràn trề như một người trẻ tuổi!

Chúng con vô cùng biết ơn sự từ bi vô lượng và ơn cứu độ của Sư phụ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/3/318469.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/5/153533.html

Đăng ngày 14-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share