[MINH HUỆ 12-01-2015] Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn kéo dài hai tuần khai mạc vào ngày 10 tháng 01 năm 2015 tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Northumberland ở Cobourg, Canada. Nhiều nghệ sỹ trứ danh và quan chức đã tham dự lễ khai mạc triển lãm. Họ ca ngợi những bức họa vì giá trị cao về mặt nghệ thuật và tinh thần. Toàn bộ tranh của triển lãm là do các học viên Pháp Luân Công sáng tác.

Hơn 30 bức tranh trưng bày tại triển lãm khắc họa nhiều chủ đề, bao gồm sự hài hòa giữa trời và đất, sự từ bi của Thần Phật và sự kiên định của các học viên Pháp Luân Công trong lúc bị đàn áp.

28a9aac999ef0b3ebd5de99807e1ccb3.jpg

6cf6dee6c38fbc5968cde67293119060.jpg

Nhiều người đến xem Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân – Thiện – Nhẫn kéo dài hai tuần khai mạc vào ngày 10 tháng 01 năm 2015 tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Northumberland

“Năng lượng của vũ trụ dành cho tất cả chúng ta”

Bà Jillian Roos-Markowitz, họa sỹ kiêm quản lý phòng triển lãm tranh, cho biết bà thấy những bức họa trưng bày tại đây có trình độ nghệ thuật xuất chúng. Bà nói để lồng ghép các yếu tố về tư tưởng vào một bức tranh trường phái hiện thực không hề dễ, song các tác phẩm nghệ thuật này lại đạt được hiệu quả đó hết sức xuất sắc. “Chúng [những bức họa] khiến tôi cảm động và rơi lệ, vì tôi thấy được những gì các nhân vật phải trải qua.”

Chẳng hạn, bà nói trong bức tranh “Con trai tôi” với một bà mẹ ôm thi thể của người con trai đã chết vì bị bức hại tàn khốc ở Trung Quốc, bà cảm nhận được nỗi đau trên gương mặt của người mẹ. Một bức tranh khác có tên “Sốc” miêu tả một học viên bị ngược đãi trong nhà tù. Bà Roos-Markowitz nói người ta có thể thấy được nỗi khiếp sợ của những kẻ tra tấn các học viên vô tội qua những bức tranh này.

“Vâng, và có cả niềm hy vọng nữa. Bạn gọi đó là thiên thần cũng được, vì đó là năng lượng và nó thực sự có ở đó. Nó tồn tại giữa tất cả chúng ta. Ai cũng có nó [năng lượng này] và tất cả đều kết nối với nhau.” Bà giải thích “[Đó là] năng lượng của vũ trụ dành cho tất cả chúng ta. Điều đó kết nối và đem lại cho chúng ta hy vọng, tình thương và khả năng dung nhẫn.”

8eb06eae42b655e5e1912e9a0511f5ce.jpg

Bà Jillian Roos-Markowitz, họa sỹ kiêm quản lý phòng tranh, ca ngợi các tác phẩm.

Bà Frances Clancy, một nghệ sỹ mỹ thuật kiêm ủy viên hội đồng quản trị của Phòng tranh Northumberland, cho biết triển lãm này là một trong những triển lãm đẹp nhất của phòng tranh từ trước đến nay. Bà nói các họa sỹ này có tài năng xuất chúng vì các bức họa cực kỳ tinh tế, cực kỳ cảm động, và khi ngắm các nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật này, ta như được nghe câu chuyện của họ.

Nghệ sỹ Judith Kreps Hawkins, cũng cảm nhận như vậy: “Tôi thấy họ thật xuất sắc. Thực sự là như thế. Nó khiến tôi bị chấn động từ sâu thẳm.” “Mỗi từng bức tranh ở kia đều là một câu chuyện, một câu chuyện nói lên rất nhiều điều. Cách thể hiện những câu chuyện đó cho thấy các nghệ sỹ có trình độ bậc thầy trong loại hình nghệ thuật này.”

Khi được biết một số nghệ sỹ trong các tác giả này đã bị ngược đãi vì tín ngưỡng của mình tương tự như các nhân vật trong tranh, bà Hawkins nói bà vô cùng xúc động. “Khi thấy các họa sỹ phải trải qua những điều này cũng như sự hy sinh của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ họ. Tôi nghĩ những thử thách và đau khổ của tôi thật nhỏ bé so với những gì họ phải chịu đựng.”

Bà Hawkins đã khóc và hết sức bất bình với cuộc đàn áp vì nó quá khắc nghiệt. Bà nói: “Thật xúc động, nó khiến tôi nghĩ là khi bước ra khỏi đây hôm nay, tôi sẽ trở thành một người khác.”

5c9568b973bd7fda10950c08388544d7.jpg

Nghệ sỹ Judith Kreps Hawkins nói bà vô cùng xúc động trước các bức họa

“Điều này đòi hỏi lòng can đảm rất lớn”

Ông Lou Rinaldi, một nghị sỹ của Nghị viện tỉnh Ontario, cho biết triển lãm có ý nghĩa sâu sắc bởi đề tài của các bức tranh đã mang lại thông điệp về những gì đang diễn ra. Ông nói triển lãm đã đem lại nhiều thông tin quý giá cho mọi người. Ông cũng bày tỏ hy vọng tình hình ở Trung Quốc sẽ thay đổi.

00adc87a8264599b5cb506db5714993a.jpg

Ông Lou Rinaldi, một nghị sỹ của Nghị viện tỉnh Ontario, cho biết triển lãm có ý nghĩa sâu sắc

Ông John Henderson, phó thị trưởng thành phố Cobourg, cũng tham dự triển lãm. Ông nói ông rất xúc động trước những bức họa này vì nó truyền tải những thông điệp thiết thực và mạnh mẽ. Ông có kiến thức về lịch sử Trung Quốc, kể cả thuyết âm dương cũng như tính an hòa của đạo Phật, nên ông hiểu các bức tranh sâu sắc hơn.

Bà Debra McCarthy, thị trưởng thành phố Cobourg, phụ trách về nghệ thuật. Khi nói về những bức họa lột tả cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, bà nói đó là điều người ta cần chú ý. Bà cảm thấy chính việc tu luyện Pháp Luân Công đã giúp các học viên vượt qua được sự đàn áp.

Bà bình luận màu sắc của tranh rất nổi bật, “cứ như là vẽ chính bạn vào tranh vậy. Qua những tác phẩm nghệ thuật này, người ta có thể cảm nhận được nỗi đau, sự kiên định vào tín ngưỡng, cũng như niềm hy vọng, bởi các nghệ sỹ đã thể hiện rất xuất sắc khi tái hiện những thông điệp này.”

Bà McCarthy nói, qua những bức tranh này, bà có thể nói rằng các nghệ sỹ hết sức trân trọng tín ngưỡng của mình, điều đó khiến bà tin rằng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn là kim chỉ nam cho mọi người. Bà nói mặc dù người ta vẫn chưa nhận ra điều đó nhưng ít nhất nó có thể là một mục tiêu để hướng tới vì chúng ta đều nên trân trọng các nguyên lý này.

Bà nói triển lãm rất lôi cuốn về mặt thị giác. Nó nhắc chúng ta rằng không phải ở đâu con người cũng có tự do như người dân Canada. “Triển lãm thể hiện một thông điệp rõ ràng rằng bất chấp cuộc bức hại đang diễn ra, chúng ta cần nói lên sự thực và để làm được điều đó, cần phải có sự can đảm.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/12/303104.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/15/147974.html

Đăng ngày 07-02-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share