Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại New Zealand
[MINH HUỆ 23-07-2014] “Tôi đã không biết tin vợ mình qua đời trong tay cảnh sát cho đến 4 tháng sau đó. Cô ấy bị giam trong một trung tâm tẩy não còn tôi bị đưa tới trại lao động cưỡng bức, chỉ vì chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công,” ông Hoàng Quốc Hoa phát biểu tại cuộc mít-tinh ngày 20 tháng 07 năm 2014.
“Cô ấy đã mất đi sinh mạng ở tuổi 29 và đang có thai 3 tháng,” ông nói.
Vào ngày mùa đông giá lạnh này, các học viên đã tổ chức một buổi diễu hành và mít-tinh tại Quảng trường Nữ hoàng Elizabeth ở trung tâm thành phố Auckland, New Zealand, để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài 15 năm ở Trung Quốc.
Người qua đường vây quanh để tìm hiểu thông tin. Các học viên biểu diễn các bài công pháp, giơ cao biểu ngữ, và tái hiện một vài phương pháp tra tấn mà các học viên thường phải chịu trong khi bị cảnh sát giam giữ.
Các học viên nói với người qua đường về cuộc đàn áp đã kéo dài 15 năm tại Trung Quốc
Nhiếp ảnh gia: Truyền thông phương Tây không nên phớt lờ một vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như thế này
Chỉ vào một cái lồng ở bên cạnh, ông Hoàng nói rằng ông đã từng bị giam trong một cái lồng như thế ở đồn cảnh sát vào năm 2000 sau khi họ biết ông tập luyện Pháp Luân Công. “Ngoài ra, tôi còn bị đánh đập dã man và bị ép lao động khổ sai,” ông nói.
Tái hiện các phương thức tra tấn các học viên ở Trung Quốc: Lồng sắt và mổ cướp nội tạng sống
Cô La Chức Tương, vợ của ông Hoàng, đã qua đời ở tuổi 29 khi bị cảnh sát giam giữ vào năm 2002
Cô La Chức Tương là một kiến trúc sư làm việc tại Tổng công ty Công nghiệp Nông Khẩn ở tỉnh Quảng Đông. Cô bị bắt ngày 20 tháng 09 năm 2002 và bị giữ tại một nhà giam. Sau khi họ xác nhận cô có thai, thay vì được thả ra, cô lại bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Cô đã qua đời vài ngày sau đó, vào ngày 04 tháng 12.
Nhiều người qua đường đã dừng lại để xem và đến gần để có thêm thông tin. Một nhiếp ảnh gia tại một hãng tin đã chụp nhiều tấm ảnh. Anh cũng lấy một vài tài liệu và nói rằng báo chí phương Tây không nên phớt lờ một vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như thế này.
Người dân Trung Quốc được nghe sự thật
Các sinh viên và khách du lịch Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới sự kiện này. Một người đàn ông Trung Quốc mới đến từ Đại lục nói rằng ông đang tìm cách để vượt qua phong tỏa internet để xem thông tin không kiểm duyệt khi quay về Trung Quốc.
Các sinh viên và du khách Trung Quốc tìm hiểu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại
Các sinh viên và du khách cũng bị chấn động trước sự tàn ác của cuộc bức hại. Sau khi các học viên giải thích tầm quan trọng của việc thoái các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khoảng 90 người Trung Quốc đã thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới.
Các sự kiện tương tự cũng được tổ chức ở Wellington, thủ đô của New Zealand vào ngày 18 và 19 tháng 07. Vào buổi chiều tối ngày 20 tháng 07, một buổi thắp nến tưởng niệm đã được tổ chức trước Đại sứ quán Trung Quốc để tưởng nhớ các học viên đã qua đời do cuộc bức hại và kêu gọi sự giúp đỡ để chấm dứt tội ác này.
Mít-tinh tại Wellington, thủ đô của New Zealand, vào ngày 18 và 19 tháng 07, nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại
Buổi thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc vào buổi chiều tối ngày 20 tháng 07. Các học viên cầm ảnh của những nạn nhân đã tử vong trong cuộc đàn áp
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/23/新西兰反迫害集会游行-九十名华人当场三退-295116.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/26/2232.html
Đăng ngày 06-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.