Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Ấn Độ

[MINH HUỆ 15-08-2014] Varanasi, hay là Benaras, thành phố nằm bên bờ sông Hằng ở miền Bắc của Ấn Độ, là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới có người sinh sống. Varanasi được xem là chốn hành hương thiêng liêng nhất, với niềm tin rằng một người nào đó ngâm mình dưới nước sông Hằng thì họ sẽ được xá bỏ mọi tội lỗi của mình.

Một học viên Pháp Luân Công sống ở Sarnath, cách Varanasi khoảng 20km (nơi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp lần đầu tiên) đã cảm thấy rằng khoảng thời gian trước khi mùa mưa đến là thời điểm thuận lợi để giảng chân tướng cho người dân trong khu vực này, đặc biệt là nhằm kỷ niệm 15 năm thỉnh nguyện ôn hòa phản bức hại của Pháp Luân Công.

Các học viên đã trưng bày các thông tin vào các ngày 12, 13 và ngày 19 tháng 07 năm 2014. Bản nhạc Pháp Luân Đại Pháp hòa ái được sử dụng làm nhạc nền và nhiều biểu ngữ khác nhau cùng những áp phích về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại ở Trung Quốc cũng được trưng bày.

Trời mưa khiến cho các sự kiện diễn ra trong ngày 12 và 13 kết thúc sớm hơn so với dự kiến. Mưa nặng hạt vào ngày 19, nhưng các học viên vẫn quyết tâm đi đến Assi Ghat ở Varanasi, luôn là nơi tụ tập đông đúc của những đạo sư, những lãnh tụ tâm linh, và các du khách. Đột nhiên, khoảng giữa trưa, trời bắt đầu mưa nặng hạt và có sấm sét, và mọi thứ dường như lập tức chìm trong lụt lội. Tuy nhiên, sau trận mưa đột ngột này, bầu trời lại trở nên quang đãng và mọi người lại tiếp tục đi ra ngoài.

Các học viên đã dựng các [bảng trưng bày thông tin] sớm nhất có thể, đề phòng trường hợp có thể xảy một trận mưa khác ở đó. Thậm chí trước khi các tấm áp phích được trưng hết lên, thì một nhóm đông đã tụ lại xung quanh khu vực đó, trong vài giờ trước khi diễn ra trận mưa tiếp theo, có rất nhiều người dừng lại để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.

Người dân thuộc mọi tầng lớp đến xem các bảng trưng bày

Bất chấp trời mưa, suốt thời gian diễn ra ba hoạt động thường lệ thì có một dòng người nối tiếp nhau đến từ mọi tầng lớp dân cư đã dừng lại để đọc các tài liệu và nói chuyện với các học viên. Có nhiều sinh viên và bác sỹ đến từ Trường Đại học Banares Hindu (BHU) và các tổ chức giáo dục khác. Những người khác gồm cả những người dân lao động, nông dân, kỹ sư, sinh viên, bác sỹ, giáo sư, môn đồ của nhiều đạo sư khác nhau, những đoàn người tu đạo Hindu, thuyền viên, chủ cửa hàng, và người ăn xin. Có những người “sùng đạo” trong những chiếc áo choàng màu cam, trắng, đỏ, hoặc vàng, [đây là điều] khiến Varanis trở nên nổi tiếng. Cũng có nhiều du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, thuộc mọi lứa tuổi, từ người rất trẻ đến rất già, gồm cả những người gặp khó khăn trong đi lại v.v… Mỗi người đều tò mò muốn tìm hiểu xem các bảng trưng bày [nói về] điều gì.

Nhiều người trong số họ không biết đọc hoặc viết, và chỉ thông qua việc nhìn các biểu ngữ giảng chân tướng và có thêm thông tin bằng tiếng Hindu (phương ngữ của vùng này), họ cũng muốn ủng hộ nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại.

Trong số họ có nhiều người đã sốt sắng ký tên cho đợt xin chữ ký thỉnh nguyện của Hiệp hội Bác sỹ Chống Cưỡng bức Mổ cướp Nội tạng (DAFOH), kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc chấm dứt tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị bức hại. Một nhóm thanh niên, dường như họ không nói được, cũng đã lắng nghe và ký tên thỉnh nguyện.

Một sinh viên đã lấy một mẫu đơn thỉnh nguyện để thu thập chữ ký từ bạn bè của anh ấy.

Không ít người bày tỏ mong muốn được học các bài công pháp của Pháp Luân Công, và những người khác thì đề nghị các học viên Pháp Luân Công tổ chức nhiều sự kiện khác trong tương lai và đến giới thiệu các bài công pháp cũng như nói về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Một số người, bao gồm cả du khách ngoại quốc, đã ra dấu giơ ngón tay cái lên khích lệ các học viên tiếp tục duy trì hành động cao đẹp này.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/13/2492.html

Đăng ngày 30-08-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share