Bài viết của Wu Shu-his
[MINH HUỆ 11-10-2008] Ngày 19 tháng 8 năm 2008, bốn người chúng tôi đã tới thăm bốn trường học ở Ấn Độ để phổ biến Pháp Luân Công.
Giáo viên và học sinh ở một trường Công giáo chào đón Pháp Luân Đại Pháp.
Trường đầu tiên mà chúng ta tới thăm là trường St.Joseph’s Convent 150 năm tuổi, đây là một trường Công giáo được thành lập bởi người Anh. Chúng tôi đã trao tặng cho các giáo viên trong trường 20 cuốn Chuyển Pháp Luân. Mọi người rất vui mừng nhận sách.
Giáo viên ở trường St.Josep’s Convent chụp ảnh với học viên Pháp Luân Công Chitra sau khi nhận 20 quyển sách Chuyển Pháp Luân
Nhiều giáo viên trong trường tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù trường học ở xa Bangalore, nhưng thình thoảng họ tới đó để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện với các học viên ở đó. Vì nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc các sách Đại Pháp, họ cần gấp thêm nhiều sách Chuyển Pháp Luân, và bởi vậy các học viên Ấn Độ đã yêu cầu chúng tôi chuyển sách đến cho họ. Sau khi thăm quan qua, chúng tôi đã rời khỏi ngôi trường và đi tới trường học kế tiếp.
Giáo viên và học sinh ở trường Vidya Jyothi đã đợi dưới ánh nắng nóng để học các bài tập công pháp
Pháp Luân Công mới đây đã được giới thiệu ở trường Vidya Jyothi, và giáo viên và học sinh đã xếp hang trên sân vận động đợi chúng tôi. Sau khi chúng tôi đến, chúng tôi bắt đầu dạy các bài tập công. Hai học viên biểu diễn các bài luyện công trên sân khấu, trong khi một học viên giải thích và hướng dẫn các tư thế tay cho học sinh làm theo. Sau đó chúng tôi chỉnh sửa lại các tư thế tay cho các em học sinh. Vì có nhiều học sinh, họ chia thành nhiều nhóm để cùng nhau tập công.
Nhóm luyện công gồm giáo viên và học sinh ở trường Vidya Jyothi thành nhiều nhóm để cùng nhau học các bài tập công.
Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho một trường học mà một học viên đã tốt nghiệp ở đó
Sau khi rời khỏi trường Vidya Jyothi, chúng tôi đi tới một trường khác để giới thiệu Pháp Luân Công. Đây là một trường tôn giáo. Học viên Lakshimi R. đã tốt nghiệp từ trường này. Vì Lakchmi cảm thấy Pháp Luân Công đã mang lại cho cô rất nhiều, nên cô đã quay lại trường để giới thiệu Pháp Luân Công. Cô đã giới thiệu những nguyên lý của Pháp Luân Công và giải thích các bài công pháp. Giáo viên và học sinh đều chú ý lắng nghe.
Lakshmi R.(thứ 2 từ phải sang) giới thiệu Pháp Luân Công, trong khi các học viên khác trình diễn các bài tập công
Vào cuối buổi hội thảo, một học viên đã hỏi các giáo viên và học sinh là họ có thích Pháp Luân Công không và họ có thích tập luyện không. Tất cả họ đều nói “Có!” và giơ tay của họ lên để bày tỏ mong muốn tập luyện Pháp Luân Công của họ.
Học sinh giơ tay để chứng tỏ rằng họ mong muốn tập luyện Pháp Luân Công
Giới thiệu Pháp Luân Công cho một trường học xa xôi
Luyện công theo nhóm ở trường công lập B.G.S
Ấn Độ thật là rộng lớn. Chúng tôi đã tới thăm trường công lập B.G.S sau khi đi hơn một tiếng rưỡi. Đây là một ngôi trường công lập ở vùng xa xôi hẻo lánh. Tổng số giáo viên và học sinh chỉ có 227 người. Đây là ngôi trường nhỏ nhất mà tôi đã từng tới thăm. Trước khi chúng tôi đến, nhiều giáo viên đã nói với các học viên Ấn Độ từ những vùng khác. Hiệu trưởng Sri Ram Reddy của trường Byreshawara, học viên Akhila và những người khác đã đến đó từ rất xa để giúp dạy các bài công pháp. Thật là cảm động.
Chúng tôi được hiệu trưởng C.Byrappa và các giáo viên, học sinh chào đón nồng nhiệt. Sau khi Akhila giới thiệu ngắn gọn với họ rằng chúng tôi đã đến từ Đài Loan và Malaysia, chúng tôi đã bắt đầu giải thích và biểu diễn các bài tập công. Đó là một kinh nghiệm quý báu đối với học sinh. Vì chúng tôi chỉ có ba tiếng để trở về Bangalore, chúng tôi đã nói lời tạm biệt với ông hiệu trưởng, giáo viên và học sinh sau khi dùng bữa và nói chuyện một chút với họ. Trên đường về, tôi rất vui vì ngôi trường xa xôi này đã có cơ hội biết Pháp Luân Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: http: //www.minghui.org/mh/articles/2008/10/11/187526.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/10/12/101435.html
Đăng ngày 24-10-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản