[Minh Huệ 24-11-2012]  “Bức tranh người phụ nữ trẻ đang ngồi thiền tĩnh lặng có quan hệ gì với bức tranh người phụ nữ than khóc trước cái chết của chồng cô? Những cảnh tra tấn có liên quan với những cảnh trên thiên đường và các bài tĩnh công thiền định như thế nào và tại sao?“, bà Hanny Levin, thủ quỹ của Triển lãm Quốc tế Nghệ  thuật Chân – Thiện – Nhẫn, đã đặt ra những câu hỏi này trong bài phát biểu của mình tại lễ khai mạc triển lãm diễn ra gần đây ở Hội trường Văn hóa thuộc thị trấn  Or Yehuda, Israel.

Những người tham dự lắng nghe phát biểu khai mạc Triển lãm Quốc tế nghệ thuật Chân – Thiện – Nhẫn ở Or Yehuda, Israel.

“Zhen, Shan, Ren” là tiếng Trung Quốc, có nghĩa là Chân, Thiện, Nhẫn. Triển lãm là một bộ sưu tập các bức tranh của một nhóm các nghệ sĩ theo phong cách tranh hiện thực và cổ điển Trung Quốc. Các tác phẩm nghệ thuật phản ánh những câu chuyện về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), một môn tu luyện dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Pháp Luân Công được tập luyện một cách công khai và tự do trên toàn thế giới, trong đó có Israel, tuy nhiên, nó lại bị đàn áp bởi chế độ cộng sản ở Trung Quốc.

Tất cả các họa sỹ, đều là những người tu luyện Pháp Luân Công, luôn duy trì một tiêu chuẩn đạo đức cao trong cuộc sống hàng ngày theo các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn. Mục đích của triển lãm này là nói cho thế giới biết về cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã kéo dài 13 năm và hiện vẫn đang tiếp diễn, cũng như những lợi ích của môn tu luyện này. Hầu hết các tác giả của triển lãm này là những người gốc Hoa hiện đang sống ở phương Tây.

Bà Rina Dor, Tổng giám đốc của công ty MY ở Or Yehuda, đã chào đón nồng nhiệt các nhà tổ chức của cuộc triển lãm. MY hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, kiến ​​thức, và giải trí ở Or Yehuda.

Sau màn chào hỏi, khán giả đã được xem một bộ phim đầy truyền cảm, trong đó các nghệ sĩ tham gia triển lãm đã chia sẻ về những động lực đã thôi thúc họ vẽ ra những bức tranh này – ví dụ, họ mong muốn được thể hiện những trải nghiệm của bản thân trong quá trình tu luyện và sự cấp thiết trong việc phơi bày tội ác phi nhân tính mà chế độ Cộng sản Trung Quốc đã gây ra cho những người dân vô tội.

Một động lực khác đã thôi thúc các nghệ sĩ sáng tác là giúp người dân trên toàn thế giới đề cao tiêu chuẩn đạo đức. Theo các nghệ sĩ, sống theo các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn sẽ giúp con người cảm thấy bình an trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả khi họ bị đe dọa đến tính mạng và ở trong những tình huống khó khăn nhất.

Trước khi bắt đầu bộ phim, hội trường đang rất huyên náo  với những tiếng nói chuyện, nhưng khi bộ phim vừa bắt đầu, khán giả đã lập tức im lặng và say mê lắng nghe các nghệ sĩ chia sẻ. Sau đó, khán giả đã được mời tham quan một vòng triển lãm với sự giới thiệu của hướng dẫn viên.

Công chúng chiêm ngưỡng các tác phẩm trong Triển lãm Nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn ở Or Yehuda, Israel với sự giới thiệu của hướng dẫn viên.

Tour thăm quan này có tính tương tác cao. Những người tham dự đã đặt nhiêu câu hỏi và bàn luận về chúng. Những cụm từ như “hài hòa“, “cân bằng“, “tĩnh lặng” và “hòa bình” thường được nhắc đến khi mọi người chiêm ngưỡng bức tranh “Thiên nhân hợp nhất” và “Đồng hóa”.

Những cụm từ như “chúng ta sẽ không bị xiềng xích”, “kiên định với những nguyên lý cao hơn”, “sự quyết tâm”, và “lựa chọn thiện và ác” đã được nhiều người thốt ra khi họ thảo luận về những bức tranh “Đức tin”, “Bi kịch ở Trung Quốc” và “Kiên định bất khuất”.

Các bức tranh đã tác động sâu sắc tới người xem, và mọi người cũng tỏ ra rất thích học Pháp Luân Công. Câu chuyện về cuộc đàn áp tàn nhẫn đang diễn ra tại Trung Quốc, cùng với các tác phẩm nghệ thuật ghi lại cuộc đàn áp, đã khơi dậy thiện niệm của công chúng và hướng họ đến một cảnh giới tinh thần cao hơn. Mọi người thường bình luận những điều như “Thế giới cần được biết về những gì đang xảy ra ở đó [Trung Quốc]” và “Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp nên để cho công chúng được biết“.

Bà Hanna, một tình nguyện viên ở Trung tâm Văn hóa & Thể thao Thanh niên Or Yehuda, đã bị sốc trước những câu chuyện về cuộc đàn áp được miêu tả trong các bức tranh. Trước sự kiện này, bà chưa từng được nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp. Bà cho biết bà cảm thấy những bức tranh này phản ánh sự quyết tâm của các học viên Đại Pháp trong việc làm rõ sự thật. Bà nói rằng các tác phẩm nghệ thuật này đã giúp bà nhận thức nhiều hơn về những vấn đề đang tồn tại trên thế giới, và thông điệp mà bà nhận được từ cuộc triển lãm là không đầu hàng và kiên định đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn.

Bà Hanna Pizzuati-Yosef, Giám đốc Sở Văn hóa Or Yehuda, cho biết: “Cuộc triển lãm có thông điệp thật mạnh mẽ. Nó vẫn đi theo bạn ngay cả khi bạn rời khỏi đây“. Bà tin rằng thông điệp của cuộc triển lãm phải được công bố rộng rãi trên toàn thế giới. “Điều quan trọng là chúng tôi đã hành động, cho dù đó là những hành động nhỏ nhất, chứ không chỉ đơn thuần đứng nhìn từ bên ngoài”.  Bà nói: “Chúng tôi sẽ truyền thông điệp này tới bạn bè của mình và nhờ họ tiếp tục truyền rộng nó“.

Bà Pizzuati-Yosef đã được nghe về việc một số nhóm người ở Trung Quốc bị đàn áp, nhưng chưa từng nghe nói về cuộc đàn áp Pháp Luân Công trước khi đến thăm cuộc triển lãm. Bà cho biết mình sẽ nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này trên Internet.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/24/136417.html

Đăng ngày: 13– 12– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share