Bài viết của học viên Hạ Thuần Thanh ở Melbourne, Australia

[MINH HUỆ 19-11-2012] Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Úc đã giúp nâng cao nhận thức về những thủ đoạn vô nhân đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Sự kiện này đã diễn ra trên vỉa hè của cầu Hoàng tử (Princes Bridge), cây cầu nổi tiếng ở trung tâm thành phố Melbourne, Australia, vào ngày 17 tháng 11 năm 2012.

Từ những đoạn băng thâu âm, người ta có thể hình dung về chiến dịch bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Đại Pháp vô tội mang tầm vóc quốc gia của ĐCSTQ trong suốt 13 năm qua. Các biểu ngữ và bảng thông tin cũng được sử dụng để phơi bày một số tội ác của ĐCSTQ. Khách qua đường đã dừng lại để xem các bảng thông tin và chăm chú lắng nghe các đoạn băng thâu âm. Một số người đã bật khóc vì cảm thương cho các học viên ở Trung Quốc. Những người khác đã đề nghị được ký tên thỉnh nguyện để lên án cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ.

Các học viên ở Melbourne nâng cao nhận thức về những tội ác của ĐCSTQ bằng các biểu ngữ và bảng thông tin

Người dân tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công ở trung tâm thành phố Melbourne

Cô Amba Romb kí tên thỉnh nguyện để lên án nạn mổ cướp nội tạng sống cưỡng bức của ĐCSTQ

Simon, một học viên địa phương, nói rằng Camilla Allen đã chủ động ký tên thỉnh nguyện. Allen cho biết mặc dù bà đã từng ở Trung Quốc một năm, nhưng bà không hề biết tội ác phi nhân tính này đang diễn ra ở đó. Bà nói: “Tất cả mọi người nên biết về điều này, và ngăn chặn các hành động mổ cướp nội tạng sống tàn ác“. Quá sốc và cảm thấy thương tâm, bà đã không thể cầm được nước mắt.

Học viên Cố kể rằng có một người đàn ông khoảng 50 tuổi đã ký tên thỉnh nguyện với niềm cảm thương sâu sắc sau khi xem xong các biểu ngữ và bảng thông tin. Ông nói rằng ông hy vọng chữ ký của mình có thể giúp chấm dứt những thủ đoạn mổ cướp nội tạng dã man càng sớm càng tốt.

Bà Cố giải thích: “Nhiều du khách đã hỏi lý do tại sao chúng tôi ở đây, và Pháp Luân Đại Pháp là gì. Sau khi biết sự thật, họ đã muốn ký tên thỉnh nguyện để ủng hộ cho những nỗ lực của chúng tôi trong việc chấm dứt cuộc bức hại này“.

Amba Romb đến từ Adelaide, thủ phủ của Nam Úc, hiện đang làm việc trong ngành giao thông công cộng của chính phủ. Cô đã dành một thời gian lâu để cẩn thận đọc từng biểu ngữ và bảng thông tin.

Cô nói với một phóng viên: “Hoạt động này rất có ý nghĩa, nó giúp công chúng tìm hiểu về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc bởi vì các phương tiện truyền thông chính thống hiếm khi đưa tin về những việc này. Tôi chưa bao giờ nghe nói về cuộc đàn áp này. Thật là kinh khủng. Chúng ta cần phải nhận thức được những gì đang xảy ra trên thế giới“.

Dean, một nhà soạn nhạc kịch trẻ, đã đi ngang qua cầu Hoàng tử khi trên đường đi đến công viên. Anh cũng đã dừng lại để ký tên thỉnh nguyện. Anh nói với một phóng viên rằng mặc dù anh đã nhìn thấy nhiều hoạt động kháng nghị của Pháp Luân Đại Pháp trong những năm qua, nhưng anh không hình dung được chữ ký của mình có thể đóng vai trò gì trong việc phục hồi các nhân quyền cơ bản ở Trung Quốc. Anh nói rằng anh hy vọng chữ ký của mình có thể tạo ra được một sự khác biệt nho nhỏ.

Cách đây 13 năm, vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã bắt đầu một chiến dịch đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Đại Pháp, và nó hiện vẫn đang tiếp diễn cho đến tận ngày nay. Giang đã lên kế hoạch để nhổ tận gốc Pháp Luân Đại Pháp trong vòng ba tháng, nhưng điều đó không những không lay chuyển được niềm tin kiên định của các học viên vào Phật Pháp, mà xuyên suốt cuộc đàn áp, các học viên còn truyền rộng Pháp Luân Đại Pháp đến hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Bằng cách tiếp tục đứng lên chống lại cuộc đàn áp này, các học viên này đã giúp cho hàng triệu người dân Trung Quốc và các quan chức ĐCSTQ nhận thức được sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng đã đánh thức lương tâm của người dân bên ngoài Trung Quốc để cùng nhau giúp chấm dứt cuộc bức hại này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/11/19/法轮功学员墨尔本市中心揭露中共活摘器官-265633.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/24/136417.html

Đăng ngày: 10– 12 – 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share