Theo phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

Tên: Đàm Ngọc Nhị (谭 玉蕊)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 39
Địa chỉ: Thị trấn Tân Hoa, Thành phố A Thành, tỉnh Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Giáo viên
Ngày bị bắt gần nhất: Ngày 10 tháng 07 năm 2012
Nơi giam giữ gần đây nhất: Đồn cảnh sát Thị trấn Tân Hoa, thành phố A Thành, Hắc long Giang
Thành phố: A Thành
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bị bức hại: Giam giữ, lục soát nhà, mất việc, tống tiền, tẩy não, lao động cưỡng bức, ngồi xổm và đứng trong thời gian dài, đánh đập, làm nhục, treo lên bằng còng tay, bị đông cứng.

[MINH HUỆ 06 – 10 – 2012] Đồn công an thị trấn Tân Hoa ở thành phố A Thành, tỉnh Hắc Long Giang đã bắt cô Đàm Ngọc Nhị hơn 02 tháng trước và vẫn chưa thả cô. Vì nhớ mẹ mà cậu con trai mười tuổi của cô đã trở nên suy nhược. Người dân trong thôn rất đỗi cảm thông và 400 người trong số họ mới đây đã ký tên và lăn dấu vân tay của mình để yêu cầu công an thả cô ra.

Cô Đàm Ngọc Nhị

Ngày 10 tháng 07 năm 2012, vài học viên Pháp Luân Công gồm cả cô Đàm Ngọc Nhị đã đi tới thôn Vu Bài, thị trấn Tân Hoa để giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho những người dân trong thôn. Một người dân trong thôn tên là Triệu Liên Trung vì bị thua bạc, nên đã trút giận lên những học viên này. Người dân cho biết, Triệu Liên Trung đã thực hiện ba cuộc gọi điện thoại, yêu cầu công an tới bắt giữ các học viên.

Nghe tin vợ mình bị bắt, chồng của cô Đàm, dù làm việc ở ngoài thành phố, đã vội vã trở về nhà. Anh thấy ngôi nhà của mình trong trong tình trạng bừa bãi sau khi bị lục soát. Cậu con trai mười tuổi của anh bị suy nhược. Trước tình thế như vậy, anh muốn khóc nhưng không còn nước mắt. Trước đây, cô Đàm đã hai lần bị bắt và bị tra tấn nặng nề. Điều mà chồng cô bận tâm nhất khi anh làm việc bên ngoài thành phố là sự an toàn của cô.

Con trai cô Đàm Ngọc Nhị, cháu Hồng Dương

Hiện con trai của cô Đàm Ngọc Nhị là Hồng Dương luôn khóc đòi mẹ khi thức dậy vào nửa đêm. Cháu  nói: “Con nhớ mẹ. Mẹ con là một người tốt. Con muốn mẹ sớm trở về nhà.”

Hơn 400 người dân trong làng đã tự nguyện ký tên vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu thả tự do cho cô Đàm Ngọc Nhị

     

  

Chữ ký của những người dân làng trong đơn thỉnh nguyện yêu cầu thả cô Đàm

Quá trình bức hại cô Đàm Ngọc Nhị

Cô Đàm Ngọc Nhị từng là một giáo viên tại Trường Lâm nghiệp Hồng Tinh. Cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 28 tháng 02 năm 1999. Những bệnh tật của cô đã được chữa lành và cô trở thành một người khỏe mạnh, luôn nghĩ đến người khác.

Tuy nhiên, chưa đầy sáu tháng sau, vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo. Người giám sát của cô tại Trường Lâm nghiệp Hồng Tinh và công an Cục Lâm nghiệp thường xuyên sách nhiễu cô. Họ đe dọa và ép buộc cô từ bỏ niềm tin của mình. Sau đó, Trường Lâm nghiệp Hồng Tinh đã cắt hợp đồng và cô Đàm Ngọc Nhị  buộc phải rời khỏi vị trí giảng dạy của mình. Sau đó, cô đã không có thu nhập nữa.

Ngày 13 tháng 10 năm 2000, cô đã bị tố giác với công an vì dán một biểu ngữ có viết “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Cô bị đưa đến Trại tạm giam A Thành. Họ đã tống tiền cô hơn 16.000 nhân dân tệ trước khi thả cô ra.

Ngày 18 tháng 12 năm 2000, khi cô đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, cô đã bị bắt và bị đưa đến đồn công an Tiên Nông Đàn ở Bắc Kinh. Sau đó cô đã bị đồng nghiệp ở nơi làm việc của cô đưa đi và bị giam  tại trại tạm giam A Thành số 02. Cô bị chuyển đến một trại tẩy não sau đó. Không hề có bất kỳ thủ tục pháp lý nào được tiến hành, cô đã bị chuyển đến Đội số 12 của Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia và bị tra tấn.

Trong trại, đội trưởng Trương Ba và những người theo ông ta đã sử dụng tất cả các loại phương tiện tàn bạo để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Đầu tiên, Trương Ba đã bắt các học viên, bao gồm cả cô Đàm, xem video và các chương trình truyền hình nói xấu Sư phụ và Đại Pháp. Họ cũng đã ép các cộng tác viên cố gắng để “chuyển hóa” các học viên. Nếu các học viên từ chối nghe hoặc xem, công an và các cộng tác viên sẽ bắt họ phải ngồi xổm hoặc đứng. Họ thường xuyên bị chửi rủa và đánh đập. Do điều kiện sống của họ rất tồi tệ, cô Đàm Ngọc Nhị và nhiều học viên khác đã bị ghẻ khắp người.

Khi công an lừa cô Đàm và các học viên khác vào phòng của đội trưởng. Họ đã sử dụng một cái muỗng kim loại để cạo và cắt ghẻ của các học viên, khiến cho máu mủ chảy đầy người họ. Những tiếng kêu thét thất thanh của các học viên nữ thật đau xé lòng.

Công an tại trại lao động cũng bắt các học viên bị thương nặng làm việc tại một nhà xưởng. Họ phải dán các băng màu khác nhau lên những chiếc tăm xỉa răng. Đôi khi họ không cẩn thận, các băng màu đã bị dính máu khi dán lên. Người ta nói rằng tất cả những chiếc tăm này sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia còn khiến học viên bị quá tải với khối lượng công việc quá mức. Tất cả các học viên nữ từ chối làm việc hay tham gia các hoạt động tập thể đều bị tra tấn. Họ bị tách thành các nhóm nhỏ và ném vào các phòng giam nam. Họ cũng bị tra tấn bằng dùi cui điện, roi da, ngồi trên ghế hổ, không cho ngủ, không được sử dụng nhà vệ sinh, và ngồi xổm bên cạnh một ống sưởi nóng.

Ngồi xổm bên cạnh một ống sưởi nóng gồm cả việc bị còng tay ra sau lưng gần ống gia nhiệt. Sau một thời gian dài không được ngồi hoặc đứng, phần chân bên dưới sẽ trở nên tê cứng và có cảm giác như hàng ngàn chiếc kim tiêm đang xuyên qua. Sau một lúc, chân không còn có cảm giác nữa và nạn nhân hầu như không thể di chuyển được. Mỗi ngày, họ đều bị tra tấn như thế này. Kết quả đã khiến chân và bàn chân của họ bị sưng lên. Công an đã cố dùng tất cả các loại hình tra tấn khác nhau để tra tấn các học viên. Khi thấy họ vẫn từ chối bị “chuyển hóa”, công an sẽ treo họ lên bằng các còng tay.

Một ngày, khi mưa lớn và gió đã đập vào cửa sổ, khiến những công an, dù có áo khoác bông cũng bị tê lạnh và phải đi qua đi lại để giữ ấm. Tuy nhiên, họ lại treo cô Đàm và các học viên khác lên các thanh sắt. Công an đã mở tất cả các cửa sổ để khiến các học viên chịu lạnh với quần áo mỏng manh và chân trần trên sàn nhà lạnh giá. Gió mưa dữ dội đã bắn vào lưng các học viên. Một lúc sau, cả một dòng nước lớn đã tụ lại dưới chân họ. Quần áo cô Đàm đã bị ướt sũng, toàn thân cô run rẩy lên, hàm răng nghiến chặt lại. Công an vẫn treo họ lên, sao cho chỉ để các đầu ngón chân chạm đất. Cánh tay của họ có cảm giác như bị gãy ra. Tiếng kêu thét thương tâm của họ khiến cô Đàm phải rùng mình sợ hãi ngay cả khi cô nhớ lại những giây phút này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/10/6/阿城谭玉蕊三陷囹圄-四百余乡邻签名要求放人-263734.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/10/23/136002.html
Đăng ngày: 8-11-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share