Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Adelaide

[MINH HUỆ 27-04-2024] Triển lãm Quốc tế Nghệ thuật Zhen Shan Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) đã được tổ chức tại Phòng trưng bày Black Diamond ở khu vực cảng Adelaide (Port Adelaide), Úc, trong hai tuần, từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 21 tháng 4 năm 2024. 37 bức tranh của 8 họa sỹ đã được trưng bày tại triển lãm.

Bà Claire Boan, Thị trưởng Port Adelaide, đã phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm. Bà ca ngợi thành tựu của các nghệ sỹ và cho biết bà ngưỡng mộ dũng khí của họ trong việc giảng rõ sự thật thông qua những tác phẩm nghệ thuật này. Khách tham quan cho biết những bức tranh đã truyền cảm hứng và khiến họ cảm động. Sau khi tham dự triển lãm, một số người đã đăng ký tham gia các lớp hướng dẫn Pháp Luân Công miễn phí.

b066d5ef582536b82b982aaa88d5987e.jpg

Lễ khai mạc triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại phòng trưng bày Black Diamond, ngày 6 tháng 4 năm 2024.

0e6cae46e3d44eded30c987750a3057a.jpg

Bà Claire Boan, Thị trưởng Port Adelaide, phát biểu tại lễ khai mạc.

Thị trưởng: Đức tin ban cho con người sức mạnh để bước qua bóng tối

a8ac5b83a5181415c0484d6a719816b8.jpg

Chụp ảnh tập thể với bà Claire Boan, Thị trưởng thành phố Port Adelaide (thứ ba bên trái), tại lễ khai mạc triển lãm.

Bà Boan cho biết bà tin rằng mọi người cần có quyền tự do tín ngưỡng để có thể chia sẻ đức tin của mình mà không bị bức hại. “Tôi vô cùng đau lòng trước những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, khi người dân bị bức hại vì đức tin của mình, cuộc triển lãm này không chỉ mang đến cảm xúc cho mỗi người mà còn giúp họ hiểu và góp chung sức mạnh. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều người đến xem triển lãm,” bà nói.

Bà Boan cũng rất xúc động trước các tác phẩm nghệ thuật. “Sau khi xem hết loạt tác phẩm trong triển lãm, tôi thực sự thấu hiểu nhóm người đang bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của họ. Tôi ngưỡng mộ những nghệ sỹ đã dũng cảm chia sẻ những câu chuyện này”, bà bày tỏ.

Bà bước về phía bức tranh có tựa đề “Nước mắt của một cô nhi” và nói: “Bức tranh này là bức đầu tiên khiến tôi cảm động. Nó rất chân thực. Trong cuộc bức hại, không chỉ cha mẹ là nạn nhân mà con cái của họ cũng bị ảnh hưởng và tổn thương. Khi bạn nhận ra điều này rồi, thì cuộc bức hại càng trở nên chân thực hơn và bạn cảm thấy đồng cảm; bạn cảm thấy tiếc cho sự đau khổ của trẻ em. Điều này khiến tôi cảm động, và tôi đã khóc.”

“Những công việc này chứa đựng niềm hy vọng, và tôi nghĩ đó là ý nghĩa của đức tin. Khi có niềm tin, chúng ta có sức mạnh bước qua bóng tối cho dù điều gì xảy ra, và bản thân mỗi chúng ta cũng sẽ có thêm sự kiên định. Những màu sắc tươi sáng và sức mạnh được thể hiện qua các bức tranh cho thấy niềm hy vọng vào tương lai,” bà nói.

Bà Boan còn chia sẻ cảm nghĩ của mình về cuộc triển lãm thông qua một bài đăng trên mạng xã hội: “Bạn đã biết đến những khoảnh khắc khiến bạn lay động như thế nào không? Hôm nay đã có những giọt nước mắt khẽ rơi. Tôi đã biết đến cuộc bức hại nhóm người có đức tin thông qua Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn.” Bà khích lệ mọi người hãy đến xem triển lãm để hiểu “chế độ [Trung Quốc] đang làm gì khi người dân kiên định với hy vọng và niềm tin của họ”.

fa403d081bd9827ffc6e9a830952d06c.jpg

Bà Claire Boan, Thị trưởng Port Adelaide, chia sẻ trải nghiệm của mình khi tham dự Triển lãm nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn trong một bài đăng trên mạng xã hội.

Ông Andrew Streeter, điều phối viên của Phòng trưng bày Black Diamond, rất vui khi có Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn ở Port Adelaide. Ông cho biết đây là một cuộc triển lãm đầy cảm động và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Ông nói: “Thông điệp mà các bức tranh truyền tải không cần đến lời nói, đó là thứ bạn chỉ cần nhìn, đọc thôi là có thể cảm nhận được rồi”.

a5d583c9e2654c0db5428ed048b6c46d.jpg

Ông Andrew Streeter (bên phải), điều phối viên Phòng trưng bày Black Diamond, cho biết những bức tranh truyền tải thông điệp về lòng dũng cảm không hề sợ hãi.

Bà Erin Roud, thư ký của Trung tâm Nghệ thuật Port Adelaide, tham dự triển lãm và cho biết các tác phẩm nghệ thuật rất cảm động và nên được nhiều người hơn đến xem. “Nhiều năm trước, chúng tôi đã trò chuyện với các sinh viên đến từ Trung Quốc. Họ bảo rằng họ không biết cuộc bức hại đang diễn ra, một số người thậm chí còn phủ nhận đó là sự thật. Tôi hy vọng nhiều người có thể đến xem triển lãm này,” bà nói.

Những kiệt tác nghệ thuật

Ông Allen Remachan, một giáo viên mỹ thuật trong cộng đồng, đã thưởng lãm từng bức tranh trong triển lãm một cách cẩn thận. Ông nhận xét: “Đây quả là những kiệt tác, không chỉ có kỹ thuật tuyệt vời, bố cục tinh tế mà còn thể hiện nội dung tinh thần phong phú. Bức tranh nào cũng có sức hút lớn. Tôi đặc biệt thích bức vẽ miêu tả ý nghĩa của việc tu luyện và sự tĩnh lặng của thiền định.”

Ông chỉ vào bức tranh có tựa đề “Phiêu bạt” và nói: “Thiên thần trong bức tranh này đang chơi nhạc cho cô gái phải phiêu bạt khắp nơi để tránh bị bức hại, thật là bình yên”.

209c5689c14ba5310afbf8dd5a53ee4a.jpg

Ông Roger cho biết những bức tranh có ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Khách tham quan cảm nhận được sự ấm áp và từ bi

Anh Jeff, một sinh viên đến từ Trung Quốc, bị thu hút bởi cuộc triển lãm. Anh nói: “Tôi có một cảm giác đặc biệt ấm áp sau khi chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật đầu tiên – tác phẩm điêu khắc tượng Phật. Đó là một hình thức của lòng từ bi. Còn trong bức tranh ‘Học Pháp’, hình ảnh một người mẹ trẻ đang ôm con đọc Pháp dưới ánh đèn ấm áp khiến tôi nhớ đến mẹ tôi.”

25e7be7890699fd1ac7e500041bc075a.jpg

Cô Hunter cho biết cô rất cảm động trước những bức tranh.

Anh Robert, một thanh niên người Úc, đã quan sát từng bức tranh và đọc kỹ lời chú giải. Anh cho biết mỗi bức vẽ đều kể một câu chuyện. Anh kể rằng khi đang đi dạo ở trung tâm thành phố, anh đã gặp một người phụ nữ và người đó nói với anh về Pháp Luân Công. Anh đã ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Khi về nhà, anh thấy thông tin về triển lãm trên Facebook. Anh thậm chí còn mua bức tranh “Hoa sen” làm quà lưu niệm và cho hay anh muốn học thiền. Anh còn tham gia buổi hướng dẫn Pháp Luân Công miễn phí vào ngày hôm sau.

Tôi ủng hộ Pháp Luân Công trong việc kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại

Port Adelaide là một thành phố du lịch và là điểm cập bến của tàu du lịch. Trong thời gian triển lãm, khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã đến xem tranh. Nhiều người đã lưu lại những cảm nghĩ của mình trong sổ lưu bút như “chấn động”, “tuyệt đẹp”, “tác phẩm ghi lại ký ức, phản ánh nhân quyền, cõi thiền định, trí tuệ và hy vọng”. Nhiều vị khách đã ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Một nhóm du khách đến từ Hồng Kông dừng chân tại Port Adelaide khi đang đi du thuyền biết có Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã đến thưởng lãm tranh. Một số chụp ảnh bằng điện thoại di động trong khi những người khác lấy tờ thông tin. Một trong số họ, ông Giang, cho biết những bức tranh rất đẹp và thể hiện văn hóa tu luyện ‘Thiên nhân hợp nhất’ của Trung Quốc. Ông nói ông ủng hộ việc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/27/475676.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/8/216953.html

Đăng ngày 12-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share