Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Tây Úc

[MINH HUỆ 01-03-2023] (Tiếp theo Phần 1)

Chính Pháp đang thần tốc tiến tới là lời nhắc nhở chúng ta nắm chắc thời gian quý báu còn lại để hoàn thành sứ mệnh trợ Sư cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa. Đây cũng là lúc chúng ta cần đề cao nhận thức và mở rộng tâm từ bi.

Có lần, tôi đã được trải nghiệm sự từ bi thực sự trong khi thiền định, khi đó tôi đang suy nghĩ về những khổ nạn mà gia đình tôi phải gánh chịu vì chưa minh bạch chân tướng của Pháp Luân Công. Tôi thường vắng nhà để tham gia vào các hạng mục giảng chân tướng quan trọng và không mấy quan tâm đến chuyện thế sự. Mặc dù tôi đã cố gắng giải thích với mọi người về việc tôi đang làm, nhưng họ đều không muốn nghe. Tôi thực sự cảm nhận được nỗi thống khổ của họ. Trong lúc thiền định, tim tôi bắt đầu ấm lên; rồi nóng rực đến mức như thể bản thân tan chảy vào vũ trụ.

Đó là một trải nghiệm phi thường. Sư phụ giảng:

“Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Trải nghiệm này giúp tôi nhận ra cảnh giới tu luyện mà mình cần hướng đến. Ngày hôm sau, tôi nhận thấy một phần năng lượng tiêu cực của người thân trong gia đình mình đã được tiêu trừ.

Vẽ tranh là một phần trong quá trình tu luyện của tôi. Khi tôi nghe một học viên hát nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tôi đã vô cùng xúc động trước sự chân thành và vẻ đẹp của cô ấy, nhưng trong mắt cô phảng phất nỗi buồn. Tôi nghĩ điều đó bắt nguồn từ việc cô ấy thực sự thương xót cho những người không thể nhận ra tầm quan trọng của sự lựa chọn của họ. Thông điệp mà cô truyền đến mọi người là: “Đắc độ, chớ bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.” Tôi muốn lưu lại khoảnh khắc này trong bức họa tiếp theo của mình. Tôi hình dung cảnh cô hạ xuống nhân gian, uy nghiêm và từ bi và hoàn thành thệ ước của mình, tôi đặt tên cho bức tranh là “Đắc độ”.

Lời bài hát Đắc độ

“Trầm luân, mê sâu nơi thế gian,

Vô vọng, lạc lối quên đường về.

Mòn mỏi kiếm tìm trăm nghìn năm,

May mắn gặp Sư tôn phổ độ,

Đắc độ, đắc độ,

Chớ bỏ lỡ cơ duyên lần nữa.”

8624fd21483b0cde2380c4a0872fef48.jpg

Bức tranh “Đắc độ”; sơn dầu trên canvas; kích thước 115 cm x 87 cm

Năm 2018, tôi tham gia một triển lãm nghệ thuật ở trung tâm thương mại của Melbourne với chủ đề kỷ niệm 100 năm ngày độc lập Ba Lan. Tôi đã vẽ hai bức chân dung bằng phấn màu, về một cậu bé và một cô bé trong trang phục dân tộc Ba Lan quê tôi. Trong cuộc triển lãm, một phụ nữ đã bắt chuyện với tôi. Bà kể rằng chồng bà đã nhìn thấy một vầng hào quang tuyệt đẹp xung quanh những bức tranh tôi vẽ mà ông chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Ông cũng nói ông thấy những đứa trẻ trong bức tranh của tôi thật chân thực và sống động. Tôi khen rằng bà rất may mắn vì có một người chồng thật tốt, bởi vì không nhiều người được phép nhìn thấy những điều tuyệt vời như vậy. Tôi đưa cho bà một cuốn tài liệu về Pháp Luân Công và giải thích rằng tất cả năng lượng và trí tuệ của tôi đều đến từ Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp.

Sau đó, tôi vẽ về nhiều trẻ em ở các quốc gia khác nhau trong trang phục dân tộc. Tôi muốn thể hiện sự tốt bụng, nét thuần khiết và vẻ đẹp của các em bất kể chúng đến từ quốc gia nào. Khi tôi vẽ một cậu bé thổ dân, tôi cố gắng vẽ cậu bé trông thật hạnh phúc, nhưng tôi không thể. Ngày hôm sau tôi hiểu ra rằng, chúng ta đã không cứu đủ người dân bản địa ở Úc.

Đôi khi trong đầu tôi xuất hiện một hình ảnh quá kinh sợ đến mức không thể vẽ được, nhưng tôi vẫn cố gắng miêu tả nó. Tôi nhìn thấy một đống xác người trong bóng tối với cánh tay với lên trên. Tôi hiểu rằng tất cả họ đã chết trong khi kêu cứu. Người dân ở khắp mọi nơi đang mong chờ chúng ta đến cứu họ, và đó là trách nhiệm của chúng ta. Có thể tìm được họ hay không là tùy thuộc vào chúng ta.

Tôi tham gia vào nhiều hạng mục, nhưng hội họa là niềm đam mê của tôi. Thông qua những tác phẩm của mình, tôi muốn vạch trần cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công và thể hiện sự vĩ đại, niềm hy vọng và hạnh phúc mà chính tín đem lại.

Sắp đến Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tôi bắt đầu vẽ về những đứa trẻ mà tôi luôn muốn vẽ. Hai bé gái hạnh phúc cầm hoa sen với thông điệp: Pháp Luân Đại Pháp hảo. Tay của hai em trong tư thế hợp thập và xung quanh là hào quang tỏa sáng. Để tôn vinh tinh thần của ngày trọng đại này, tôi vẽ bức tranh thể hiện niềm vui, hạnh phúc và lòng biết ơn của những tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp dành cho Sư phụ Lý Hồng Chí từ bi và tôn kính của chúng ta.

Để thể hiện được bức họa này, tôi đã phải đề cao tâm tính một lần nữa và chịu đựng một số khảo nghiệm và khổ nạn. Người ta thường nói nghệ sỹ phải hy sinh vì nghệ thuật. Quả đúng là như vậy. Bề ngoài có vẻ như bạn đang tận hưởng, nhưng đôi khi bên trong lại đang tự dằn vặt. Đôi khi điều mà bạn thích nhất hôm nay lại trở nên không ổn chút nào vào hôm sau. Bạn phải liên tục tìm kiếm giải pháp tốt nhất và lưu lại mọi khoảnh khắc bằng hình khối và màu sắc. Dù phải chịu đựng khó khăn, đau đớn, nhưng sau khi hoàn thành mỗi tác phẩm, trong lòng tôi tràn ngập sự mãn nguyện và bình yên.

Để tham dự Cuộc thi Nghệ thuật Tân Đường Nhân 2019 tại New York, tôi đã phải hướng nội và đào sâu tất cả những phiền muộn còn lại trong lòng.

Khi tôi buông bỏ được, tim tôi lại ấm lên, và hôm sau tôi nhận được thông báo rằng tác phẩm “Lòng biết ơn” vẽ hai cô gái nhỏ của tôi đã được chọn tham gia Cuộc thi Tranh sơn dầu Quốc tế lần thứ năm.

Tôi vẫn muốn cải thiện bức tranh. Tôi mang bức tranh về phòng ngủ của mình mỗi ngày và kiểm tra dưới những ánh sáng khác nhau. Đôi khi các em bé trông kém vui hơn. Tôi đã nói chuyện với các em. Các em làm một ngày của tôi trở nên ý nghĩa. Tôi mỉm cười với các em. Tôi tiếp tục cải thiện bức tranh và buông bỏ cảm xúc của mình. Khi tôi nhận được một số lời khen ngợi, tôi nhắc nhở bản thân về điều Sư phụ giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

5aa00efc4a5c430cae7ed329d9f9a93c.jpg

Bức tranh “Lòng biết ơn”; sơn dầu trên canvas; kích thước 116 cm x 84 cm.

Hành trình đến New York của tôi cùng với bức tranh thật kỳ diệu, tôi có rất nhiều cơ hội trò chuyện với những người hữu duyên trong suốt hành trình của mình.

Để kỷ niệm 30 năm ngày Sư phụ Lý Hồng Chí giới truyền dạy Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp) ra công chúng, tôi đã vẽ bức tranh về một cô gái trẻ đang học Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, của Sư phụ Lý Hồng Chí.

8d792d2594ccb60aa63a1f0cd832fc7e.jpg

Bức tranh “Học Đại Pháp của vũ trụ”; sơn dầu trên canvas; kích thước 70 cm x 85 cm

Tôi đặt tên cho bức tranh là: “Học Đại Pháp của vũ trụ”. Đó là Pháp của Sáng Thế Chủ, mang lại hy vọng cho nhân loại trong thời kỳ cuối của nền văn minh lần này.

Khi đọc Chuyển Pháp Luân, một số độc giả nhìn thấy cuốn sách tỏa ra ánh vàng kim, và một số nhìn thấy chữ, màu sắc và hình ảnh trong đó xuất hiện ở không gian khác.

Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa biết đến Pháp tối thượng (Đại Pháp) và trân quý pháp môn này, bởi đây là món quà quý báu đến bất khả tư nghị đối với con người trong thời kỳ cuối cùng của nền văn minh nhân loại, là nấc thang lên thiên đường.

Sau khi bước vào tu luyện, tôi rất muốn cảm tạ Sư phụ vì biết bao lần Ngài đã cứu vớt cuộc đời tôi.

Một ngày nọ, tôi thấy một cảnh tượng. Tôi nhìn thấy Sư phụ mặc áo cà sa vàng trông rất đẹp và vô cùng chân thực. Sự từ bi trên khuôn mặt Ngài bao trùm tất cả. Khi tôi hợp thập và tiến về phía Sư phụ để bày tỏ lòng biết ơn của mình, Sư phụ liền biến mất và xuất hiện trở lại ở vị trí khác. Tôi đổi hướng tiến đến gần thì Sư phụ lại biến mất. Xảy ra ba lần như vậy. Tôi hiểu rằng bản thân phải đích thân gặp Sư phụ. Khi tôi xuống xe buýt ở Hoa Kỳ, Sư phụ đang đứng ở đó và mỉm cười. Tôi hợp thập và nói: “Cảm tạ Sư phụ”.

Đây là bức tranh quý giá nhất đọng lại trong tâm trí tôi, vì không có chất liệu nào trên thế giới này đủ thuần tịnh để biểu đạt nó, và tôi không thể nào diễn tả hết được lòng từ bi thiêng liêng bao la của Sư phụ dành cho chúng sinh.

Nội hàm của Pháp rất cao thâm. Đây chỉ là điều mà tôi thể ngộ được tại tầng thứ tu luyện của mình.

Cảm ân Sư phụ, cảm ơn các đồng tu.

(Hết)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/1/457195.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/7/207585.html

Đăng ngày 18-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share