Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 10-02-2023] Các học viên trẻ đến từ Nhóm các sinh viên tu luyện Pháp Luân Công (SFFG) và Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI) đã tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF) tại Washington, D.C từ ngày 31 tháng 1 tới ngày 1 tháng 2.
Đến từ California, New York và Maryland, nhóm các học viên trẻ tuổi này bao gồm các sinh viên và chuyên gia trẻ tuổi trong các lĩnh vực âm nhạc, y tế, công nghệ, phát triển phần mềm và công nghệ sinh học. Trong hai ngày diễn ra hội nghị, các thành viên của SFFG và FDI đã phổ biến cho những người tham dự cùng các quan chức chính phủ về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Nhiều diễn giả và chuyên gia nhân quyền tại hội nghị đã ca ngợi sự kiên cường và can đảm của các học viên, đồng thời lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên trẻ đến từ Nhóm các sinh viên tu luyện Pháp Luân Công (SFFG) và Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI) tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế tại Washington, D.C. diễn ra từ ngày 31 tháng 1 đến 1 tháng 2.
Thảo luận nhóm
Cô Grace Trần sinh ra ở Trung Quốc, hiện đang học tập tại Hoa Kỳ. Cô được mời đại diện cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong nhóm thảo luận “Phong trào vì Tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo ở Trung Quốc” tại hội nghị. Cha mẹ của cô Grace đều bị cầm tù ở Trung Quốc bởi họ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Cô Grace Trần có bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh IRF với chủ đề trả tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo ở Trung Quốc.
Cô Grace đã chia sẻ về những trải nghiệm của mình ở Trung Quốc với tư cách là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, nhóm đã bị ĐCSTQ bức hại. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và tra tấn. Trong suốt thời niên thiếu, cô Grace đã nhiều lần chứng kiến cha mẹ mình bị bắt giữ. Mẹ cô từng bị cảnh sát bắt cóc khi đang đưa cô tới nhà trẻ và không thể trở về nhà trong nhiều tuần. Cô cũng kể lại thủ đoạn mà ĐCSTQ thường dùng để phát tán những tuyên truyền phỉ báng đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Sự phỉ báng này còn xuất hiện cả trong sách giáo khoa tiểu học, hiệu trưởng và các giáo viên được yêu cầu chuẩn bị những bài phát biểu bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp trước toàn trường.
Cô Grace Trần cùng mẹ, bà Cao Chí Mẫn, hiện đang bị giam cầm ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Năm 2019, cô Grace rời Trung Quốc để tới New York học âm nhạc trong khi cha mẹ cô vẫn ở Trung Quốc làm việc và hỗ trợ cho việc học tập của cô. Cuối năm 2020, cha mẹ cô lại bị bắt trong một đợt bắt bớ hàng loạt các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Trong hơn hai năm qua, cô không thể liên lạc hay được nghe giọng nói của cha mẹ mình.
Thảo luận nhóm
Sau khi các bài phát biểu và phần hỏi đáp kết thúc, một khán giả đặc biệt cảm ơn các thành viên của nhóm, trong đó có cô Grace, vì dũng khí của họ. Cảm động đến rơi lệ trước bài phát biểu của cô Grace, bà cho biết bà không thể hình dung được rằng chính quyền cộng sản Trung Quốc lại có thể [hành xử] thô bạo với một cô gái 17 tuổi đến vậy. Khán giả cũng khích lệ cô Trần tiếp tục kiên định trong những nỗ lực vạch trần ĐCSTQ.
Sự ủng hộ từ các diễn giả và nhà lãnh đạo hội nghị
Thông qua hội nghị này, một số diễn giả đã đề cập tới cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và ca ngợi nỗ lực của các học viên.
Trong một phiên thảo luận, anh Simon Trương đã miêu tả việc mẹ anh (bà Quý Vân Chi) đã hai lần bị đưa tới trại lao động cưỡng bức vì đức tin của bà vào Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã qua đời Trại tạm giam Ba Lâm Tả Kỳ vào ngày 22 tháng 3 năm 2022.
Tong bài phát biểu của mình, anh cho biết: “Trong 23 năm cuối của 65 năm cuộc đời của mẹ tôi, bà đã luôn bị giám sát, sách nhiễu, bắt bớ, tra tấn và nhục mạ. Tất cả những điều bà đã làm là luôn chân chính chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. Bà luôn liên định với đức tin của mình, ngay cả khi đối mặt với tra tấn về cả thể chất lẫn tinh thần. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2022, chỉ vài ngày trước khi diễn ra lễ khai mạc của Thế vận hội Bắc Kinh 2022, bà Quý lại bị bắt. Trong khoảng thời gian đó, bà bị giam cầm và bị tra tấn đến chết vào ngày 21 tháng 3.
Anh Simon Trương cầm trên tay bức di ảnh của mẹ, bà Quý Vân Chi, người đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Sau khi nghe bài phát biểu của anh Simon, bà Katrina Lantos Swett, cựu chủ tịch của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) kiêm đồng chủ tịch của Hội nghị Thượng đỉnh IRF, đã khen ngợi các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Bà phát biểu: “Trong rất nhiều năm qua, cá nhân tôi cũng như gia đình tôi, gia đình Lantos và Quỹ Lantos đã luôn sát cánh cùng cộng đồng Pháp Luân Công. Và ở họ, chúng tôi cũng thấy được những biểu hiện kiệt xuất về phẩm giá, lòng nhẫn nại và khả năng tha thứ phi thường khi phải đối mặt với nỗi kinh hoàng không thể hình dung được”.
Ông Marco Respinti từ Tạp chí nhân quyền Bitter Winter phát biểu trong phiên thảo luận về tầm quan trọng của việc giáo dục tự do tôn giáo quốc tế.
Trong một phiên họp toàn thể tại hội nghị, ông Marco Respinti từ Tạp chí Bitter Winter đã nhấn mạnh rằng các nhà báo cần phải được giáo dục tốt về tất cả các khía cạnh của nhân quyền và không chỉ về các nhóm bị bức hại gần đây nhất hoặc công khai nhất. Ông nhận thấy các nhà báo có khuynh hướng tập trung vào những nhóm bị chà đạp nhân quyền “phổ biến nhất” nhưng còn nhiều nhóm bị bức hại ít được biết đến với hàng triệu nạn nhân, trong đó có Pháp Luân Công. Những nhóm này cũng cần được điều tra và báo cáo. Ông Respinti là tổng biên tập của Bitter Winter, một tạp chí trực tuyến về tự do tín ngưỡng và nhân quyền ở Trung Quốc và trên khắp thế giới.
Ông Marco Repinti (ở giữa) từ tạp chí Bitter Winter tới thăm quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Respinti cũng nán lại quầy của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI) và Pháp Luân Công trong hội trường triển lãm. Ông cho hay ông đã hiểu rất rõ về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và quan tâm tới ấn bản mới nhất ‘Cuộc bức hại Pháp Luân Công: Các xu hướng chính từ năm 2022 và những điều cần lưu ý trong tương lai’ của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Ông cũng đã nhận một bản báo cáo này.
Hai đại diện của USCIRF, ông Dyland Schexnaydre (ảnh trái) và ông Kurt Werthmuller (ảnh phải) đã trò chuyện với cô Grace Trần về gia đình của cô.
Sau phiên họp, ông Dyland Schexnaydre, một nhà nghiên cứu của USCIRF, và ông Kurt Werthmuller, nhà phân tích giám sát chính sách của USCIRF đã trò chuyện với cô Grace Trần và chia buồn về việc cha mẹ cô bị cầm tù [ở Trung Quốc]. Ông Schexnaydre đã cầm một cuốn báo cáo mới nhất về cuộc bức hại của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp và cho biết tổ chức của ông sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với cộng đồng Pháp Luân Công. Ông Werthmuller cho hay ông đã làm việc cùng các học viên Pháp Luân Công trong một thời gian dài. Ông cũng đã có bài phát biểu tại một cuộc mít-tinh nhân ngày 20 tháng 7 ở Washington,D.C. vào năm 2021, nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công vốn bắt đầu từ năm 1999.
Tìm hiểu về Pháp Luân Công
Nhóm các sinh viên tu luyện Pháp Luân Công (SFFG) và Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp (FDI) đã lập một quầy thông tin tại hội trường triển lãm IRF nhằm trưng bày các tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp và thông tin cập nhật về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Nhiều người đã nán lại để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp, tại sao ĐCSTQ lại bức hại môn tu luyện ôn hòa này và làm cách nào để có thể trợ giúp.
Một học viên trẻ (bên phải) giảng chân tướng cho một người tham gia hội nghị.
Anh Enes Kanter Freedom, vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp và nhà hoạt động nhân quyền, đã ghé thăm quầy và trò chuyện với các học viên. Anh Freedom đã công khai lên án các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, trong đó có tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Anh nói: “Pháp Luân Công, tôi cầu nguyện cho tất cả các bạn”. Các học viên tại quầy đã tặng anh bông sen nhỏ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn” trên đó. Anh cảm ơn các học viên và chúc họ thành công trong nỗ lực ôn hòa phản bức hại của mình.
Anh Enes Kanter Freedom trò chuyện cùng các học viên
Một người phụ nữ dừng lại tại quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp và cho biết cô từng nghe nói đôi chút về cuộc bức hại. Cô đã chấn động khi biết ĐCSTQ đã bức hại các học viên trong 24 năm qua và đặt câu hỏi liệu rằng chính phủ Hoa Kỳ đã làm gì để giúp ngăn chặn điều này. Khi biết từ năm 2020 tới năm 2022, chính phủ Hoa Kỳ đã ba lần trừng phạt nhiều quan chức ĐCSTQ vì những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với Pháp Luân Đại Pháp, người phụ nữ nói hy vọng những biện pháp đó có hiệu quả.
Một người phụ nữ Miến Điện trẻ tuổi (bên trái) trao đổi với một học viên tại quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Một nhà hoạt động trẻ người Miến Điện đã nán lại quầy thông tin của các học viên và cho biết cô quan tâm tới SFFG và công việc của họ. Cô cho hay cô là thành viên của một hiệp hội Miến Điện và đang tìm cách khích lệ nhiều người hơn nữa, đặc biệt là thế hệ trẻ, ủng hộ nhân quyền. Cô đã đặt câu hỏi về cách SFFG truyền động lực cho các sinh viên cùng các chuyên gia trẻ tuổi tham gia và ca ngợi những học viên trẻ tuổi.
Một người tham dự sự kiện nói chuyện với các học viên để tìm hiểu điều gì đang diễn ra ở Trung Quốc.
Một người đàn ông cho biết ông rất muốn học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt là bài thiền định và đã đặt một số câu hỏi. Ông sửng sốt khi biết đến cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ và hy vọng thảm kịch này sẽ sớm kết thúc. Ông đã nhận bông sen cũng như một tập gồm các tài liệu trưng bày trên bàn. Ông cho hay ông sẽ đọc kỹ chúng để tìm hiểu thêm về môn tu luyện tuyệt vời này.
Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ bức hại môn này?
Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của pháp môn tu luyện sẽ là mỗi đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của ĐCSTQ và vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông ta đã ra lệnh diệt trừ môn tu luyện này.
Dưới dự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền kiểm soát hệ thống cảnh sát, tư pháp và có chức năng duy nhất là thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.
Minghui.org xác nhận cuộc bức hại đã dẫn tới cái chết của hàng nghìn học viên trong suốt 24 năm qua. Con số thực tế được cho là cao hơn nhiều. Vô số các học viên đã bị bỏ tù và tra tấn đến chết.
Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ phê chuẩn việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam giữ, những người đã bị sát hại, để cung cấp cho ngành cấy ghép nội tạng Trung Quốc.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/10/456620.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/12/207288.html
Đăng ngày 28-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.