Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Toronto, Canada
[MINH HUỆ 06-10-2022] Trời đã chuyển mùa, thu đã đến, và Thác Niagara nổi tiếng thế giới lại thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi ngày. Nhiều người ghé qua quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp, họ rất vui khi được biết đến môn tu luyện và học các bài công pháp.
Khách du lịch học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại Thác Niagara.
Hai thanh niên vui mừng khi biết đến Pháp Luân Đại Pháp.
Người qua đường muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp.
Nhà vận động nhân quyền: Tôi sẽ nói với cả thế giới
Nhà vận động nhân quyền Thomas Ndayiragige (trái) và con trai
Anh Thomas Ndayiragige, một nhà hoạt động nhân quyền từ Ottawa, và con trai Liam đã xem các học viên Pháp Luân Đại Pháp biểu diễn các bài công pháp. Ấn tượng trước những động tác nhẹ nhàng và bông hoa sen xinh đẹp mà một học viên tặng cho anh, anh cho biết anh cảm nhận được năng lượng tích cực từ các học viên và rất vui được gặp họ.
Sau khi biết các học viên ở Trung Quốc bị bức hại như thế nào, anh Ndayiragige nói rằng chỉ vì tu luyện mà họ bị ngược đãi là sai. Trước khi rời đi, anh nhắc đi nhắc lại: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Anh cho biết anh sẽ chia sẻ thông tin với tất cả những người mà anh biết.
Hạnh phúc khi được biết đến Pháp Luân Đại Pháp
Cô Monica (thứ hai từ trái sang), một nhiếp ảnh gia ở New York, cùng bạn cô là Patricia (thứ nhất từ trái sang) học bài công pháp thứ hai của Pháp Luân Đại Pháp.
Cô Monica, một nhiếp ảnh gia từ New York, cho biết cô đến Toronto cùng một nhóm du lịch vào ngày hôm trước. Chuyến đi kéo dài gần mười tiếng đồng hồ, và cô rất mệt. Sáng hôm đó, lúc đến Thác Niagara, cô nói cô cảm thấy một sức hút với điểm luyện công của các học viên như thể có lực kéo cô tới. Cô giải thích: “Lúc luyện công, tôi cảm thấy rất dễ chịu và thoải mái. Tôi rất xúc động.“ Khi tập xong bài công pháp thứ hai, đôi mắt cô ngân ngấn nước.
Một lúc sau, cô Monica rời đi và quay lại cùng bạn cô là cô Patricia. Sau khi tập cả năm bài công pháp, cô Patricia cũng rất hào hứng. “Tôi chưa bao giờ thiền, nhưng trải nghiệm ngày hôm nay thật tuyệt vời. Tôi nhất định sẽ tiếp tục tập môn này”, cô nói.
Cả hai cô đều sinh ra ở Ba Lan. Cô Monica cho biết, cô sống ở New York, vì vậy thật thú vị khi họ gặp một môn tu luyện cổ xưa của Trung Quốc ở Canada. Một học viên giải thích, “Nhiều học viên trong chúng tôi cảm thấy chúng tôi đã chờ đợi môn tu luyện này cũng như nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn bao nhiêu năm rồi.”
“Vâng, tôi cũng cảm thấy hệt như vậy”, cô Monica nói. Bạn của cô, cô Patricia cũng gật đầu đồng ý.
Trải nghiệm tuyệt vời
Cô Lindsy (đầu tiên từ trái qua hàng sau) và cô Jenny (thứ hai từ trái sang hàng sau) học các bài công pháp.
Cô Lindsy và cô Jenny cũng là thành viên trong đoàn du lịch từ New York. Cô Lindsy cho biết: “Sau khi một số người trong đoàn du lịch chúng tôi học môn tập này, họ đã khuyên chúng tôi nhất định phải thử.”
Tuy nhiên vì chấn thương cổ nên cô Lindsy bị khó cử động. Một học viên nói với cô rằng nhiều người đã khỏi bệnh nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô Lindsy yên lặng lắng nghe và thực hiện cả năm bài tập hai lần. Dần dần, tay cô hết run và cổ không còn cứng nữa. “Tuyệt vời quá!”, cô thốt lên.
Cô Jenny từ Mexico đã đến New York trong một chuyến công tác. Sau 20 phút ngồi thiền, cô cho biết cô rất phấn chấn khi học được một môn tập phi thường như vậy. Cả hai cho biết họ sẽ tham gia một điểm luyện công nhóm gần nhà sau khi về.
Trải nghiệm đầy cảm hứng
Bà Tracy (phải), chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên ăn kiêng, cho biết bà rất thích Pháp Luân Đại Pháp.
Bà Tracy là chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên ăn kiêng ở gần Thác Niagara. Khi đi ngang qua chỗ các học viên, bà đã dừng chân, đọc các áp phích và xem họ luyện công.
Khi một học viên nói với bà rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện cổ xưa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, bà Tracy liền nói muốn học các bài công pháp. Vì con dâu của bà là người Trung Quốc nên bà rất tò mò về văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Bà nói: “Sáng nay, lúc ra khỏi nhà, tôi rất buồn. Vậy mà giờ tôi thấy dễ chịu hơn nhiều rồi. Cảm ơn bà rất nhiều!“
Bà Tracy thấy đau lòng khi biết các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc bị ngược đãi chỉ vì tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Bà nói bà hy vọng họ có thể sớm được tự do thực hành đức tin của mình.
(Còn nữa)
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/6/450453.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/8/204214.html
Đăng ngày 10-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.