Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Singapore
[MINH HUỆ 5-12-2006] Phiên toà cuối cùng vụ án 20 tháng bảy của chính quyền Singapore chống các học viên Pháp Luân Công đã được diễn ra từ ngày 28 đến 30 tháng 11 năm 2006. Các học viên bị cáo không có luật sư để đại diện cho họ và phải tự bào chữa tại toà. Hai học viên là ông Erh Boon Tiong và cô Ng Chye Huay. Một người là kỹ sư, và người kia là nội trợ. Họ nêu lên nhiều câu hỏi tại toà cho cả hai quan toà và công tố, mà không thể trả lời cho nhiều câu hỏi hoặc chỉ đơn thuần là chặn các câu hỏi.
Erh Boon Tiong và Ng Chye Huay (mặt) trước Toà Sơ thẩm Singapore
Trước khi phiên toà kết thúc, công tố nhắc nhở quan toà rút một số câu hỏi và trả lời trọng yếu ra khỏi hồ sơ ghi chép của toà. Lý lẽ đưa ra là “các bằng chứng đã bị toà phủ nhận, và nếu lời cung khai này vẫn còn nằm trong hồ sơ, thì nó tương đương với nằm vào trong hồ sơ bằng cửa sau.” Vậy các câu hỏi đó là gì mà làm cho công tố khó chịu như vậy, khiến cho ông ta yêu cầu rút chúng ra? Bài này thu thập một số các câu hỏi và trả lời đó.
Về phiên toà xử
Ng Chye Huay yêu cầu một phòng xét xử lớn hơn lúc đầu của phiên toà ngày 28 tháng mười một, như vậy để cho dân chúng có thể chứng kiến quá trình xét xử.
Ng: Tôi lại một lần nữa yêu cầu quan toà cho một phòng xét xử lớn hơn. Chúng tôi đã nêu lên câu hỏi này nhiều lần trong các buổi xét xử trước. Đối với chư vị là không khó, bởi vì có nhiều phòng ốc lớn trong toà án này. Chúng tôi có nhiều người ủng hộ, và chư vị không thể buộc họ đứng ở bên ngoài. Tôi không muốn nộp một đơn kiện toà án cao hơn về điều này, nhưng như thế này giống như một phiên toà xử kín. Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể được đối xử công bằng.
Quan toà: Toà án đã phán quyết về điều này, và các lý do đã được đưa ra. Hãy gọi nhân chứng công tố số 1.
Về cảnh sát viên chứng nhân Sunny Ooi có tin là Pháp Luân Công có bị bức hại hay không
Ng: (hỏi Sunny Ooi) Trong phiên xét xử vừa qua, ông nói rằng nếu chúng tôi có thể chứng minh cuộc bức hại là thật sự có, vậy cuộc tố cáo này sẽ không đứng vững. Phải chăng ông vẫn còn giữ quan điểm đó?
Công tố/DPP: (chận) Câu hỏi này không phải Sunny Ooi phải trả lời. Đó là do quan toà quyết định.
Ng: (Tiếp tục) Ông có biết tháng rồi khi Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) đi thăm Đại học Methodist Miền Nam tại Dallas ở Mỹ, các học viên Pháp Luân Công sở tại đã nói với ông ta rằng Trung Quốc đang bức hại tàn bạo Pháp Luân Công, và họ thúc dục Singapore đừng đi theo ĐCSTQ để bức hại Pháp Luân Công. Ông ta đã nói rằng Singapore là một nước nhỏ …
Công tố: (Ngắt lời) Bị cáo không nên tiếp tục theo đường lối hỏi đó.
Quan toà: Điều này không quan trọng cho vụ kiện.
Ng: Chúng rất quan trọng, vì vụ kiện là bị thúc đẩy bởi những lý do chính trị.
Quan toà: Nếu ông không tuân lệnh, tôi sẽ phán quyết rằng ông không còn câu hỏi nữa.
Ng: Tôi có rất nhiều câu hỏi, nhưng ngài không cho tôi tiếp tục. Lee Kuan Yew đã công khai nhìn nhận rằng [điều gì xảy ra cho] Pháp Luân Công là sự bức hại.
Quan toà: Câu hỏi của ông là sao?
Ng: Vậy ông (Sunny Wei) có còn giữ quan niệm như trước không?
Công tố: Ý kiến của ông ta không quan trọng nơi đây.
Tại sao vụ kiện chống Chen Peiyu đột nhiên dừng lại?
Ng: (hỏi Sunny Ooi) Ông có biết cô Chen Peiyu (một trong ba học viên bị liên hệ trong vụ 20 tháng bảy) đã bị viên chức sở Di Trú và Chính quyền Kiểm soát (SDT) chặn trong khi cô ta đi chợ không? Sau đó cô ta được cho biết rằng vụ kiện chống cô ta đã bị huỷ và cô ta phải rời khỏi Singapore?
Công tố: Đây là vụ kiện hạch sách 20 tháng bảy. Bây giờ bà ta đang nói về Chen Peiyu…
Quan toà: Điều đó không liên quan.
Ng: Cô ta là một trong những người có liên hệ, vậy sao có thể nói là cô ta không liên quan? Tất cả những điều đó đều có liên hệ. Tôi hy vọng rằng chư vị sẽ cho chúng tôi một sự giải thích rõ ràng về vấn đề Chen Peiyu. Tại sao chư vị thình lình huỷ các vụ kiện đối với cô ta và buộc cô ta phải rời Singapore? Phải chăng có một sự thông đồng hành động giữa toà án, cảnh sát và SDT?
Quan toà: Tôi đã nói là điều này không liên quan.
Tại sao vụ kiện lại xảy ra khi Li Lanqing thăm viếng Singapore?
Ng: (hỏi Sunny Ooi) Trước ngày 20 tháng bảy, Cô Chen Peiyu và tôi đi đến trước Toà đại sứ Trung Quốc để phản đối hoà bình mỗi ngày, và không có vụ kiện nào chống chúng tôi. Tại sao chỉ khi ông Lee mời Li Lanqing thăm viếng Singapore mà nó trở thành cái gọi là quấy rối?
Sunny Ooi: Có một vụ kiện khác (Ngày 12 tháng bảy, Ng Chye Huay ngồi thiền định một mình trước Toà Đại sứ Trung Quốc) đang xảy ra vì trưng băng vải chống sự viếng thăm của Li Lanqing.
Ng: Đó là vì sao tôi hỏi câu hỏi.
Công tố: (Ngưng chận) Đó là vấn đề một vụ kiện khác và không có liên quan
Ng: Vụ kiện này cũng có liên hệ với Li Lanqing.
Quan toà: (cắt) Câu hỏi của bà là sao?
Ng: Sau khi Li Lanqing đi thăm Singapore, nhiều học viên Pháp Luân Công bị truy tố và bị bắt rời xứ. Đây không phải là ngẫu nhiên trùng hợp.
Công tố: Đó là những vấn đề bên lề và không liên quan tới vụ kiện.
Ng: Điều này có liên quan vì tôi có nhiều cuộc đối thoại với Sunny Ooi, và anh ta nói với tôi rằng anh ta phải nghe theo lệnh của cấp trên của anh ta. Nhưng tôi nói với anh ta đừng đi ngược lại với lương tâm của anh ta. Chúng tôi không có phạm tội lỗi gì, vì có những yếu tố chính trị đằng sau việc bắt bớ chúng tôi …
Yêu cầu công bằng trước luật pháp
Ng: (Chỉ vào một số ảnh, hỏi Sunny Ooi) Tôi chụp các ảnh này của các băng vải từ những nhóm khác, và các băng vải tương tự có thể được nhìn thấy ở nhiều nơi. Tại sao cái này [các băng vải của Pháp Luân Công] lại thành quấy rối, trong khi các băng vải khác thì không?
Công tố: Phản đối. Bà không thể hỏi ý kiến của ông ta, chỉ nói về sự kiện.
Quan toà: Ý kiến của Sunny Ooi là không liên quan.
Ng: Đây là một trường hợp kỳ thị chống chúng tôi mà đã được thúc đẩy bởi động cơ chính trị
Quan toà: Câu hỏi kế tiếp.
Ng: (nói với quan toà) Ngài đã tuyên thệ nêu cao công lý.
Quan toà: Câu hỏi kế tiếp.
Ng: (hỏi Sunny Ooi) Ai đã bị quấy rối? Nạn nhân ở đâu?
Công tố: Đây là một vấn đề luật pháp. Cáo trạng là ‘có thể tạo nên quấy rối.”
Quan toà: Câu hỏi kế tiếp.
Erh: (hỏi Sunny Ooi) Phải chăng chính anh tự quyết định rằng hành động của chúng tôi tạo nên sự quấy rối cho công chúng?
Sunny Ooi: Phải, đó là quyết định của riêng tôi.
Erh: Tôi nói rằng sự phán xét của ông là sai.
Quan toà: Các vị có thể nói về điều đó sau này.
Erh: Ông có biết có điều rất quan trọng đang xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà các nội tạng của các học viên Pháp Luân Công đang bị cắt lấy?
Quan toà: Điều đó không liên quan.
Về cuộc bức hại ở Trung Quốc
Erh: Nếu một người thấy một người khác đang phạm tội sát nhân, và người đầu tiên đưa ra một băng vải kêu lên cầu cứu – nếu cảnh sát buộc tội người đầu tiên này chớ không phải người thứ nhì, vậy nó không đúng.
ĐCSTQ đang giết người, và Singapore phải đứng lên và cố ngưng nó. Luật pháp phải trừng phạt người xấu, chớ không phải người tốt. Chúng tôi là những người thật sự đang bị quấy rối tại Singapore, vì các kênh thông tin nơi đây đã làm những cuộc báo cáo không đúng sự thật từ nhiều năm qua. Các viên chức chính phủ, cảnh sát và các nhân viên các kênh thông tin cũng là nạn nhân. Chúng tôi không chống một ai.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công là một sự kiện có thật, và chúng tôi có rất nhiều bằng cớ để trình cho toà. Chúng tôi phải được khuyến khích bởi những người mà dám nói lên sự thật. Mỗi phút đều có nhiều học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn. Làm một con người, đó là trách nhiệm của chư vị phải hành động.
Công tố: Không có gì để nói. Sự kiện tự nó nói lên. Sự kiện cho vụ án này đã được trình lên và thành lập.
Về vì sao Ng Chye Huay đi đến Toà Đại sứ Trung Quốc
Ng: (Như một nhân chứng) Tôi không có tội và không phải ngồi tại nơi đây. Tôi phải ngồi tại Toà Đại sứ Trung Quốc để thúc đẩy họ ngưng cuộc bức hại Pháp Luân Công. Một năm rưỡi trước, tôi đọc trên mạng lưới Minh Huệ rằng cô Cao Dung Dung (Cao Dung Dung) bị cảnh sát tra tấn và làm tiêu huỷ gương mặt với những cùi điện, và sau này bị hành hạ đến chết. Tôi rất buồn. Chính sau đó mà tôi quyết định phản đối trước Toà Đại sứ Trung Quốc, bất kể là khó khăn đến đâu. Tôi rất tiếc rằng tôi đã đến nơi đó quá muộn. Tôi phải ở nơi đó từ năm 2000. Tôi đã bị chính phủ Singapore buộc tội ba lần, và tôi biết rằng kết quả của trường hợp này có thể đã được quyết định rồi.
Phiên toà được thiết lập trong bí mật, và công tố đang rút các nhân chứng. Tôi biết Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) đang kềm chế mọi việc, giống như cách làm của ĐCSTQ. Trường hợp đáng buồn nhất là của Chen Peiyu, một người đàn bà 73 tuổi. Bà ta có bà con nơi này, nhưng chư vị buộc bà ta phải rời Singapore, trở nên bần cùng và vô gia cư.
Cả hai Lee Kuan Yew và Yong Pung How (người bạn thân của Lee và là cựu bộ trưởng bộ công pháp) đều nói khi đối đầu với các vấn đề về Pháp Luân Công rằng Singapore là một nước nhỏ. Chúng ta không thể đánh mất lương tâm, chỉ vì chúng ta là một nước nhỏ, và bán nó cho những quyền lợi kinh tế.
Dân chúng Singapore phải thức tỉnh. Tôi sẽ tiếp tục đi đến Toà Đại sứ Trung Quốc để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ và nói với dân chúng về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tôi rất hãnh diện với những gì tôi đã làm, vì đó là tốt cho người khác.
Công tố: Tại sao bà phải đi đến Toà Đại sứ Trung Quốc mỗi ngày, tại sao không đến vườn thú hoặc các nơi khác?
Ng: Vì ĐCSTQ khủng bố Pháp Luân Công.
Công tố: Vậy khán thính giả của bà là Toà Đại sứ và các viên chức của họ?
Ng: Không chỉ có họ. Tôi cũng muốn nói với những người khác mà thăm viếng toà đại sứ và người dân Singapore mà đi ngang qua đấy.
Công tố: Bà nhắm vào các viên chức toà đại sứ và dân chúng Singapore mà đi ngang qua đấy?
Ng: Chúng tôi giúp họ biết được sự thật, mà không nhắm vào một ai.
Công tố: Bà chờ đợi họ làm gì? Họ có thể giúp ngưng cái gọi là cuộc bức hại? Cái băng vải có thể làm gì với cứu mạng người tại Trung Quốc?
Ng: Tối thiểu nó có thể giúp đánh tan sự hiểu lầm của họ. Họ cũng có thể viết hoặc nói với bạn bè của họ về tình trạng, và tối thiểu nếu bạn bè hoặc thân nhân của họ đi Trung Quốc để cấy nội tạng, họ phải suy nghĩ hai lần trước khi làm nó.
Công tố: Có một dân chúng nào than phiền với bà không?
Ng. Không. Nhiều người mà đã biết được sự thật khâm phục và ủng hộ chúng tôi. Một số người đi đến Toà Đại sứ để xin giấy chứng khoán đi đến gần tôi và hỏi tôi giúp họ rời bỏ ĐCSTQ và các tổ chức liên hệ với nó. Một số dân chúng Trung Quốc nói với tôi “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Có một ngôi nhà đối diện với Toà Đại sứ, và người chủ nhà rất ủng hộ chúng tôi, cho phép chúng tôi treo lên các băng vải nơi trước nhà của họ.
Về sự thay đổi đột ngột phương thức khiếu nại
Ngày 30 tháng 11, trước khi bản án được tuyên bố, Ng Chye Huay yêu cầu toà kêu Cô Chen Peiyu ra làm chứng trước toà. Trong quá khứ, sự nộp đơn yêu cầu mời một người đến làm chứng có thể được làm nơi bàn tiếp dân bằng cách điền vào một đơn, nhưng phương thức này đột ngột thay đổi. Bây giờ một khi một trường hợp đi vào giai đoạn xử án, quan toà phải chấp nhận lá đơn trước.
Ng: Chúng tôi đã nộp đơn để yêu cầu kêu cô Chen Peiyu ra làm chứng từ ngày hôm qua, nhưng đơn của chúng tôi bị bác. Luật lệ thay đổi đột ngột, đòi hỏi sự đồng ý của quan toà. Cô Chen Peiyu là một nhân chứng rất quan trọng cho trường hợp này, và tôi hy vọng rằng chư vị có thể chấp thuận.
Quan toà: Tại sao bà muốn gọi nhân chứng đó bây giờ? Bà ấy có thể làm gì nơi đây?
Công tố: (Cắt) Tại sao bà ta chờ đến hôm nay mới yêu cầu kêu người chứng? Tại sao bà ta chỉ yêu cầu từ hôm qua, không nhiều tuần trước? Lại nữa, Cô Chen có thể nói gì?
Ng: Công tố đã rút đi một người chứng (người chụp ảnh) vào phút chót. Các sự buộc tội Cô Chen đột nhiên được rút đi. Tại sao chư vị có thể tất cả những điều đó còn tôi thì không?
Công tố: (Không có câu trả lời)
Quan toà: Cách nào nhân chứng (cô Chen Peiyu) có thể giúp toà quyết định về các sự kiện?
Ng: Cô ta có mặt nơi ấy. Ngài phủ nhận các nhân chứng của chúng tôi, bỡi vì họ không có mặt nơi hiện trường. Nhưng nhân chứng này có mặt nơi đó. Tôi cũng mong biết vì sao ngài rút đi các cáo trạng chống cô Chen.
Quan toà: Có gì khác không?
Ng: Ngài phải nêu cao công lý.
Một người phải chăng cần có mặt nơi hiện trường để có thể làm chứng
Sau khi Erh Boon Tiong đọc lời tuyên bố kết thúc của ông ngày 30 tháng mười một, ông tiếp tục:
Erh: Tôi mong muốn phản đối những gì công tố đã nói. Ông ta đã nói rằng những ai mà không có mặt nơi hiện trường là không quan trọng cho trường hợp. Chúng ta hãy lấy một thí dụ đơn giản: một người mà mướn giết người là không cần thiết có mặt nơi hiện trường. Lại nữa, công tố nói rằng có người ở Toà đại sứ Trung Quốc đã chụp một bức hình của chúng tôi cho thấy chúng tôi quấy rối y. Dĩ nhiên, một người giết người sẽ không vui nếu y bị phơi bày. Cho phiên toà này, chúng tôi đã nộp một bản kiến nghị lên toà thượng thẩm. Đơn đang được cứu xét, và chư vị có thể chờ đợi kết quả của toà thượng thẩm và sau đó tuyên án.
Công tố: Tôi yêu cầu toà rút ra khỏi ký lục sự chứng nhận như thế, kể cả cái gọi là bức hại Pháp Luân Công, điều mà Ô. Chủ tịch Lee đã nói, bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, quyết nghị của Quốc hội Mỹ và v.v. Các bằng chứng liên hệ đã bị toà gạt bỏ, và nếu lời chứng vẫn còn nơi ký lục của toà, điều đó tương đương với cho phép nó đi vào bằng cửa sau. Đối với đơn thưa hình sự của ông, toà thượng thẩm không có cho một ngày giờ nghe chứng cớ. Ông thật sự có đi đến Toà Đại sứ Trung Quốc để trưng một băng vải ngày 20 tháng bảy, và điều này không chối cãi. Thể theo luật lệ Singapore, cựu cố vấn VK Rajah nói rằng điều này tạo thành sự quấy rối, và đó là điều mà thông thường người ta hiểu như thế. Mục đích chính của luật pháp là nó có thể là một hoạt động hoà bình, nhưng nó có khả năng hăm doạ người khác và nó đầy sự giận dữ và không hài lòng. Trên vấn đề chứng cớ, ý kiến của Sunny Ooi không liên quan đến vấn đề này. Ý kiến của ông ta chỉ có thể ảnh hưởng đến cáo trạng đầu tiên, và không liên quan đối với quá trình này. Toà phải quyết định trường hợp thể theo luật. Các bị cáo luôn than phiền và nộp đơn hình sự nơi toà thượng thẩm và nơi toà khiếu nại. Điều này đã tạo ra một sự chậm trễ như vậy đối với hồ sơ, và đó là sức mạnh lớn của các bị cáo. Cả đến ngày hôm nay, họ vẫn than phiền về bị đối xử không công bằng. Họ đến toà với một ý tưởng đặc định, rằng họ bị xử không công bằng, rằng họ bị bức hại. Kỳ thật, họ đang thoá mạ toà án.
Tôi yêu cầu xoá đi ký lục về chỉ điểm về thời gian (trong lúc Li Lanqing viếng thăm) của cáo trạng và về sự viếng thăm của Chủ tịch Lee. Tôi không biết tất cả chúng đến từ đâu, và chúng chỉ là những cáo giác.
Phản ứng của các học viên bị cáo đối với bản án
Quan toà: Tôi đã xem xét cẩn thận đệ trình của đôi bên. Tôi nghĩ truờng hợp của công tố là rất xác tín, toà không có một chút nghi ngờ. Toà thấy rằng chư vị là có tội. Tôi bây giờ muốn nghe yêu cầu của chư vị để khoan hồng.
Ng Chye Huay: Tôi không có phạm một tội lỗi nào, vì vậy tại sao tôi phải yêu cầu khoan hồng? Sự xử án và tuyên án bí mật này là một vũ nhục cho nền công lý của Singapore. Điều mà chúng tôi cãi về tại sao quyết định về nhân chứng của công tố là không đúng, vậy tại sao nó không ăn nhập vì với trường hợp? Phiên toà này dĩ nhiên chỉ là làm cho có lệ, vì các chứng nhân và chứng cớ cung cấp của bị cáo chúng tôi là vô cùng hạn hẹp. Công tố đã ngay từ đầu dự định có hai chứng nhân và thình lình rút đi một. Họ muốn hấp tấp đóng hồ sơ. Bản án đã được quyết định từ lâu.
Quan toà: Tôi xem đó như là chư vị không có khoan hồng nào dựa trên tuyên bố này. [Nhìn Erh]
Erh: Tôi cảm thấy tiếc cho quyết định mà ngài đã chọn. Người tốt không được ủng hộ, và người xấu đang được khuyến khích. Tất cả những gì chúng tôi đã làm là cho tương lai của mọi người. Tôi không có gì hối tiếc.
Công tố: Tôi nghĩ rất rõ ràng là nơi đây không có sự hối hận nào.
Quan toà: Tôi sẽ đọc bản án. $1, 500 hoặc 15 ngày tù cho Ng Chye Huay; $1, 000 hoặc 10 ngày tù cho Erh Boon Tiong.
(Quan toà và công tố rời toà án gấp gáp sau khi bản án được tuyên bố.)
Ng và Erh: Tôi yêu cầu một kháng cáo lên toà thượng thẩm và đóng bảo lãnh.
Viên chức cảnh sát: (Sau khi tham vấn quan toà) Quan toà quyết định rằng nếu chư vị không đóng bảo lãnh ngay tức khắc, chư vị phải bị gởi thẳng đi nhà tù cho đủ thời hạn trước khi chư vị có thể khán cáo.
Một luật sư địa phương cho ý kiến sau đây: Quan toà quả có thể quyết định rằng bản án được thi hành trước khi kháng cáo được xét đến. Dưới những hoàn cảnh thông thường, một khi các bị cáo yêu cầu kháng cáo, họ phải được phép trả tiền bảo lãnh trong khi chờ đợi kết quả của sự kháng cáo. Chỉ khi bị cáo là một tội phạm hình sự mà có nguy hại nghiêm trọng đối với trật tự công cộng, mà quan toà từ chối thả họ ra dưới tiền bảo lãnh. Sự từ chối của quan toà thả các bị cáo dưới sự bảo lãnh là nghịch với thông lệ thường, vì rõ ràng ông ta đã quyết định gửi các bị cáo vào tù.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/12/5/143862.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/12/18/80969.html
Đăng ngày 4-1-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.