Bài của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 08-01-2011] Huyện Gia Nghĩa là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp ở Đài Loan. Vào mùa đông năm 1998, một anh thanh niên từ Đài Bắc về quê ở Gia Nghĩa với quyển Chuyển Pháp Luân và đã truyền bá môn tập ở công viên Gia Nghĩa với một vài học viên khác. Đây là điểm tập công đầu tiên ở Gia Nghĩa và nó đã gieo hạt cho Pháp Luân Công được lan truyền khắp huyện. Vì Pháp Luân Công chú trọng đến đạo đức và mang lại lợi ích kỳ diệu về thể chất cũng như tinh thần của người tu tập nên Pháp Luân Công lan rộng một cách nhanh chóng bằng việc truyền miệng. Ngày nay, người ta có thể nghe thấy tiếng nhạc tập công và nhìn thấy các học viên tập công ở khuôn viên trường, ở công viên, ở chỗ tập thể dục và thậm chí cả ở trong núi.
Các học viên tập công ở công viên Gia Nghĩa vào buổi sáng.
Các học viên tập công ở công viên Gia Nghĩa.
Trình diễn các bài tập Pháp Luân Công ở sự kiện hội thể thao Gia Nghĩa
Trình diễn các bài tập công ở khu cắm trại hè của giáo viên
Thanh âm thành chí trên đỉnh núi với cảnh mặt trời mọc: Pháp Luân Đại Pháp Hảo!
Núi A Lý nằm ở mạn Đông Bắc của huyện vốn tự hào vì có năm loại cây khác nhau: cây sam Đài Loan, cây thiết sam, cây hồng cối, cây thiên bách và cây tùng Hoà Hoa Sơn. Nó được biết đến với ba kỳ quan: rừng, mây và cảnh mặt trời mọc. Núi A Lý đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng mà khách du lịch Trung Quốc thường lui tới.
Vào ngày 20/082008, 47 học viên Pháp Luân Công trưởng thành và 43 tiểu đệ tử từ Trường Minh Huệ đã leo lên ngọn Phong Đỉnh của núi A Lý. Họ luyện bộ năm bài công pháp Pháp Luân Công khi những tia sáng đầu tiên của mặt trời lóe dạng, truyền bá lợi ích và vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp cho khách du lịch. Sau khi tập công xong, họ phân phát các tư liệu thông tin cùng các bông hoa sen giấy cho du khách Trung Quốc đến từ đại lục. Tâm từ thiện của trẻ em khiến cho rất nhiều du khách cảm động. Có thể từ gương mặt của các bé mà người ta hiểu rằng chúng thật sự rất trân quý tư liệu giảng rõ sự thật. Một du khách đã cầm bông sen với thẻ đánh dấu trang sách in “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” rất lâu bằng cả hai tay.
Các tiểu đệ tử Pháp Luân Công luyện công trong cảnh mặt trời mọc trên ngọn Phong Đỉnh.
Du khách vui vẻ nhận tư liệu giảng rõ sự thật từ các tiểu đệ tử.
“Chú ơi, cháu tặng chú một đoá sen này!”
Lão bà: Nói với tất cả mọi người về sự tuyệt diệu của Pháp Luân Đại Pháp
Một gia đình từ Núi A Lý đã chứng thực được ích lợi từ việc tu tập Pháp Luân Công. Toàn bộ gia đình này đều tập Pháp Luân Công. Vào lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13/05/2010, cụ bà 80 tuổi cùng gia đình mình đã lên bục sân khấu và nói với khán giả rằng Pháp Luân Công đã chữa lành bệnh của bà như thế nào. Bà kể rằng trước khi tu tập Pháp Luân Công xương hông của bà không tốt, và bà thậm chí không thể ngồi xổm được. Giờ bà rất hạnh phúc khi thấp toàn bộ con cháu của mình đều tập Pháp Luân Công.
Bức ảnh gia đình cụ bà A Ma, con gái đầu lòng Tố Dung (người thứ nhất tính từ bên phải), con gái thứ hai Nhược Lan (người thứ hai tính từ bên phải) và người con trai Thuần Hỉ cùng với gia đình anh.
Cụ bà A Ma gửi các thông tin về Pháp Luân Công cho người dân Trung Hoa bằng máy tính của mình.
Một vài năm trước, con dâu bà đã mua cho bà một cái máy tính, chị chỉ cho bà các phím chữ để giảng rõ sự thật cho người Trung Quốc. Bà rất hạnh phúc và tự chi trả các chi phí. Con dâu bà nói: “Ban đầu mẹ tôi dùng chuột không được thạo, bà nói dùng chuột còn khó hơn cả dùng cuốc. Tuy nhiên bà vẫn học chăm chỉ và bà đã dùng thạo chỉ trong vòng có một tuần.” Bà A Ma vừa ngồi trước máy tính vừa nói “Pháp Luân Đại Pháp rất là tốt. Tại sao lại đi bức hại chứ? Tôi cần phải nói cho người dân biết về sự tuyệt diệu của Pháp Luân Công.”
Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là một môn khí công tu tâm dưỡng tính cổ của Trung Hoa với những bài tập công có những động tác chậm rãi, hoãn mạn viên với bài tập thiền. Cách học dễ dàng, các bài luyện công thú vị và hoàn toàn miễn phí. Dựa theo nguyên lý chủ đạo là Chân – Thiện – Nhẫn. Môn khí công này được phổ biến vào năm 1992 thông qua con đường truyền miệng trên toàn Trung Quốc và còn lan xa hơn nữa. Môn công pháp này giúp đề cao thể chất cá nhân, tâm tính và tâm hồn con người, chưa kể đến nó có ảnh hưởng tích cực đến toàn cộng đồng và xã hội nói chung, điều này không thể phủ nhận được. Trên thực tế, Pháp Luân Công đã được tập luyện bởi trên 100 triệu người trên 100 quốc gia trên toàn thế giới. Các tác phẩm chính của Pháp Luân Công đã được dịch ra trên 30 thứ tiếng khác nhau.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/8/122379.html
Bản tiếng Trung: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/6/修者足迹遍天涯-台湾嘉义(图)-234588.html
Đăng ngày: 19-1-2011; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.