Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 11-12-2018] Mấy năm gần đây, dù là học kỹ thuật trong các hạng mục Đại Pháp hay học kỹ thuật phục vụ cho công tác người thường, tôi đều có đề cao. Đôi khi tôi hiển thị bản thân, thể hiện cho mọi người thấy tôi có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, cho mọi người thấy tôi đã thực hiện như thế nào và cuối cùng là vấn đề đã được giải quyết ra làm sao. Tôi nhận ra rằng tôi đã không chứng thực Pháp, mà thay vào đó là chứng thực bản thân.
Có lẽ tất cả chúng ta đều từng có trải nghiệm này, đó là khi chúng ta gặp một sự cố kỹ thuật nào đó đang không biết phải giải quyết như thế nào, thì trong tâm trí chợt lóe lên một sáng kiến, sau đó chúng ta làm theo suy nghĩ này và vấn đề đã được giải quyết một cách dễ dàng. Kỳ thực mọi thứ đều là do Sư phụ làm. Nếu chỉ bằng tư duy và kỹ năng của người thường, chúng ta làm sao có thể nhanh chóng nghĩ ra phương án giải quyết vấn đề chuẩn xác như vậy được.
Thật ra thì dù hiểu Pháp lý này, nhưng trong quá trình thực tu, không phải lúc nào tôi cũng đối đãi vấn đề như là một người tu luyện. Khi giải quyết được một vấn đề khó mà các đồng tu khác không giải quyết được, tôi đã không ít lần xuất hiện tâm hoan hỷ và tâm hiển thị, mặc nhận đó là vì bản thân có năng lực. Mãi đến sau này nhờ không ngừng hướng nội, tôi mới nhận ra rằng tôi đã xem những trí huệ và năng lực mà Pháp cấp là năng lực của mình, tự nhận mình là người rất có năng lực. Đó là chứng thực bản thân, chứ không phải chứng thực Pháp.
Trong video “Giảng Pháp cho các học viên Úc Châu”, Sư phụ đã nhiều lần đề cập đến vấn đề chứng thực bản thân và chứng thực Pháp. Nhưng nghe chỉ là để nghe, chứ tôi căn bản không có đối chiếu bản thân với Pháp. Kỳ thực, đây cũng chính là bộc lộ ra một vấn đề của bản thân, chính là không luôn xem bản thân là người luyện công.
Sư phụ giảng:
“Nếu chư vị không thể đối đãi một cách ngay chính, không thể tự coi mình là người tu luyện mà hướng nội tìm, thì quả thực không có cách nào tu.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Sư phụ cũng giảng:
“Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu” (Thực tu, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Mỗi mỗi đối chiếu
Làm thế là tu”
Vậy mà tôi đã bao nhiêu lần dùng niệm đầu không chính xác mà đối đãi [vấn đề]? Đã bao nhiêu lần tôi không chiểu theo tiêu chuẩn của Pháp mà tu? Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng bản thân đã không thực tu. Đào sâu hơn nữa, tôi phát hiện thêm nhiều chấp trước của bản thân.
Ở phần “Tâm lý hiển thị” trong sách “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ giảng:
“Tâm lý hiển thị này ở đâu cũng thể hiện ra; khi làm điều tốt cũng có thể thể hiện ra tâm lý hiển thị. Bình thường thì vì danh [tiếng] cho bản thân, vì để được lợi hơn một chút, [mà] phô diễn, [mà] hiển thị: ‘Tôi có khả năng, là người mạnh hơn’” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Đối chiếu với bản thân, chẳng phải tôi luôn cho rằng mình là một người có bản sự, là ‘kẻ mạnh’ sao? Đây chẳng phải là tâm lý hiển thị thì là gì? Chẳng phải tôi có tâm cầu danh cầu lợi sao? Khẳng định là có. Chấp trước vào danh thể hiện ra là tôi muốn người khác thừa nhận rằng tôi là người có năng lực để tôi có được danh tiếng. Tôi nên cảnh giác khi được các học viên khác khen ngợi, tôi phải nhớ lời dạy của Sư phụ:
“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm. (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi cũng biết rằng bản thân phải chú ý không sinh tâm hoan hỷ, nếu không dù có làm tốt đến đâu, cũng đều có thể hỏng trong gang tấc. Hướng nội tìm, tôi lại phát hiện ra có tâm hiển thị, tâm cầu danh ẩn bên trong tâm hoan hỷ.
Tôi cũng thấy rằng khi các kỹ năng của tôi ngày càng tốt lên, tôi đã phát sinh ý nghĩ cho rằng bản thân mình có năng lực. Thật ra, mọi năng lực của chúng ta đều là từ Pháp mà có. Tất cả đều được sinh ra trong Pháp. Khi chúng ta đi chệch khỏi Pháp, chúng ta không có gì cả.
Sư phụ giảng:
“Nếu như chư vị xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu; hoặc là người đã khai ngộ bèn cho rằng nhận thức của bản thân mình như thế này như thế kia là đúng, thậm chí cho rằng bản thân mình thật xuất sắc, vượt trên cả Đại Pháp, [thì] tôi nói rằng chư vị đã bắt đầu rớt xuống phía dưới, đã nguy hiểm, sẽ càng ngày càng có vấn đề.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Đối chiếu bản thân, tôi nhận ra rằng cơ điểm của tôi không chính. Tôi đã truy cầu các kỹ năng cá nhân. Đôi khi tôi lơ là học Pháp. Tôi ngày càng nỗ lực nhiều hơn để cải thiện năng lực kỹ thuật của mình. Điều này giống như những gì Sư phụ đã giảng:
“… xếp Đại Pháp vào vị trí thứ yếu, [và] xếp thần thông của chư vị vào vị trí trọng yếu;” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Xuất phát điểm của tôi không chính. Tôi đã đặt bản thân vào vị trí trọng yếu.
Suy xét cẩn thận một chút, tại sao tôi lại đặt bản thân mình lên hàng đầu, thậm chí trên cả Đại Pháp? Tôi có tự cho là bản thân trọng yếu hơn cả Pháp không đây? Đây chính là một thuộc tính của vị tư, xem bản thân là trung tâm. Bởi không thực tu, nên trong những năm gần đây tôi đã phải chịu nhiều khổ nạn. Nhiều khảo nghiệm liên quan đến cách tôi đưa ra lựa chọn. Tôi ưu tiên suy xét cho sự an nguy, trạng thái của bản thân, hay là đặt Pháp và việc cứu độ chúng sinh lên vị trí thứ nhất.?
Sư phụ giảng:
“Chân tu Đại Pháp
Duy thử vi đại” (Đắc Pháp, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Chân tu Đại Pháp
Chỉ đó là lớn”
Mà vị tư là trái ngược hoàn toàn với Pháp của vũ trụ, chính là đặt bản thân lên trước, cho nên, đối diện với sống chết trước mắt, tôi đã đặt sự an nguy của bản thân đặt ở ví trí trọng yếu. Sau khi hướng nội, tôi nhận ra rằng, phàm là việc gì mà ưu tiên bản thân lên trước thì đều là tư tâm.
Tôi còn phát hiện ra cái chủng tâm “vị tư” thâm căn cố đế này đôi khi được che giấu nên rất khó có thể phát giác ra nó. Một khi không chú ý, là tôi liền thuận theo quan niệm vị tư vị ngã mà thực hiện. Vậy cuối cùng thì phải làm thế nào tôi mới có thể vứt bỏ được nó? Làm thế nào để không đi theo an bài của cựu thế lực đây?
Tôi nhận ra rằng sự vị tư của tôi đã bám rễ sâu. Đôi khi nó được che giấu và không dễ nhận biết. Tuy nhiên, tôi đã rất vui khi làm theo tâm lý vị tư này. Tôi tự hỏi bản thân làm cách nào để thoát khỏi nó.
Sư phụ giảng:
“ ..không nằm trong phạm vi của trường thời gian thì không chịu ước chế của thời gian” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Tôi lý giải rằng, chúng ta phải tận lực để sao cho từng ý từng niệm của chúng ta đều đặt tại Pháp. Bởi lúc này vì chúng ta đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, nên chúng ta sẽ không nằm trong đặc tính vị tư của cựu vũ trụ. Do đó lý của cựu vũ trụ dĩ nhiên sẽ không thể khởi tác dụng chế ước chúng ta nữa; cũng chính là tôi phải vứt bỏ được hết thảy mọi ý niệm được sinh ra từ vị tư của mình và thời thời khắc khắc dùng Pháp để đo lường, quy chính nó, thì mới có thể không đi theo con đường mà cựu thế lực an bài.
Đo lường từng ý niệm
Một hôm, vào buổi chiều, lãnh đạo đơn vị có việc cần rời đi sớm và tôi ở tại văn phòng một mình. Tôi nghĩ rằng mọi người đều đi hết cả rồi, tôi có thể về nhà sớm khi tôi xong việc. Nhưng sau đó tôi nhớ đến lời giảng của Sư phụ:
“‘Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp của các ông, đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà;” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Đối chiếu với Pháp của Sư phụ, tôi cảm thấy suy nghĩ vừa rồi của mình không đúng, cơ bản là tôi đã không suy nghĩ như một người tu luyện. Người luyện công đều nên nghĩ cho người khác trước, cần phải đi làm sớm, về nhà muộn và làm việc chăm chỉ. Nên tôi đã quyết định ở lại làm việc.
Trải nghiệm này giúp tôi có nhận thực sâu hơn về đoạn Pháp trên.
Sư phụ giảng:
“… không thể nói rằng [hễ] chư vị ngồi ở đây, [thì] chư vị là người tu luyện. Khi trong tư tưởng [chư vị] có chuyển biến căn bản, thì chúng tôi có thể cấp [cho chư vị]…” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Đưa ra lựa chọn dựa trên ưu tiên hàng đầu
Còn có một sự việc khác liên quan đến việc phát chính niệm. Đôi lúc khi đôi đang bận làm dở một vài việc, thì đến giờ phát chính niệm, cũng có đồng tu nhắc tôi đã đến giờ, nhưng tôi cho rằng chỉ mất một vài phút để hoàn thành công việc và sau đó tôi có thể phát chính niệm. Niệm đầu này là không phù hợp với Pháp. Nói một cách nghiêm khắc thì là tôi đã đặt bản thân lên trên Pháp, và nó là vị tư.
Hậu quả là, do thời gian thanh lý trường không gian của bản thân trước khi phát chính niệm ngắn, nên phát chính niệm có rất nhiều tạp niệm, tư tưởng không thể tập trung, ảnh hưởng đến uy lực trừ ác của chính niệm. Kỳ thực, nguyên nhân căn bản của việc này là bởi tôi nghĩ rằng một hai phút nữa làm xong việc thì tôi sẽ phát chính niệm.
Nhất tư nhất niệm không tại Pháp thì chẳng phải là đang đi theo con đường mà cựu thế lực an bài sao? Vậy nếu đi theo nó thì trong quá trình đó làm sao có thể hoàn toàn phủ định cựu thế lực đây? Với những niệm đầu bất chính không chiểu theo Pháp như niệm đầu nói trên, chúng ta cần phải ngay lập tức bài trừ nó, phủ định nó. Nhưng có rất nhiều khi, những niệm đầu bất chính lại không tức thì hiển thị rõ hậu quả, hoặc là chúng ta không nhận thức ra là bản thân không tu từng niệm đầu của mình dựa trên Pháp, nên không chú ý. Thế nhưng, khi quá nhiều niệm đầu như vậy, chúng ta sẽ dần dần đi chệch khỏi Pháp.
Sư phụ giảng cho chúng ta:
“Bản thân chư vị mà phóng túng hay tuỳ ý đối với chính mình, nhưng trong con mắt chư Thần không nhìn như vậy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Sư phụ cũng giảng:
“Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Hy vọng từ giờ trở đi, tôi có thể quy chính mọi suy nghĩ và hành động của bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp. Tôi hy vọng bản thân có thể nhớ Pháp của Sư phụ và tuân theo Đại Pháp khi khảo nghiệm đến.
Sư phụ giảng:
“…chỉ có tuân theo Đại Pháp này mà hành động mới là đúng.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tầng thứ của bản thân còn hữu hạn, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều chưa phù hợp. Hợp thập.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/11/378291.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/16/178091.html
Đăng ngày 13-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.