Bài viết của phóng viên Minh Huệ Lý Duy An
[MINH HUỆ 13-06-2019] Ngày 9 tháng 6 năm 2019, các học viên miền trung Đài Loan đã họp mặt tại một trường tiểu học ở huyện Vân Lâm để học các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp và chia sẻ về việc làm thế nào để có thể chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Các học viên đến từ Đài Trung, Chương Hóa, Nam Đầu, Vân Lâm, và các huyện lân cận. Buổi sáng mọi người chia thành 20 nhóm nhỏ để học Pháp và thảo luận nhóm, và buổi chiều tất cả hợp lại thành một nhóm lớn.
Sự kiên định mang lại kết quả tốt
Cô Điền Văn Liên, giám đốc kinh doanh của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD), đã chia sẻ câu chuyện của cô khi làm việc với một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ hạt đậu, như nước tương, đậu phụ và sữa đậu nành. Cô nói: “Một trong những nhân viên bán hàng của chúng tôi không thể ký hợp đồng với công ty này, vì thế tôi đã cố gắng thử xem sao.”
Sau khi tìm hiểu, cô Điền biết rằng vị Chủ tịch của công ty này là một thành viên Hội đồng quản trị của một khách hàng khác của cô. Quyết tâm ký được hợp đồng, cô đã vui mừng khi biết rằng vị Chủ tịch này sẽ có mặt khi cô đến thăm công ty, mặc dù ông ấy hiếm khi ở đó. Mặc dù trong cuộc gặp, họ rất thân thiện, nhưng sau đó khi cô Điền gọi điện thoại lại thì ông ấy rất lạnh lùng và cúp máy sau khi nói một hai câu.
Khi cô Điền lại đến công ty thì vị Giám đốc cũng tình cờ ở đó. Họ chào nhau, sau đó cô Điền lại gọi điện thoại thì ông ấy lại chẳng mặn mà gì. Cô Điền không bỏ cuộc và với sự kiên trì, cô ấy đã hẹn gặp được ông ấy lần thứ ba. Sau khi lái xe hai tiếng đồng hồ để đến nơi họp thì cô được biết rằng ông ấy không ở đó.
Cô Điền lại hẹn một cuộc gặp khác. Cuối cùng, sau khi họ gặp được nhau, vị Chủ tịch nói rằng ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường đã hết bởi vì công ty đã ký hợp đồng với các đối tác khác. Tuy vậy, ông ấy rất tò mò là tại sao cô Điền lại kiên trì đến vậy. Ông nói: “Tôi có cảm giác rằng cô là một cổ đông chính ở đây hoặc là một thành viên của Ban Giám đốc.” Cô Điền mỉm cười và nói rằng cô chỉ là một nhân viên của công ty.
Qua việc vận hành và sứ mệnh của NTD, cô Điền nói về việc các học viên Pháp Luân Công vô tội đã bị đàn áp như thế nào ở Trung Quốc và những điều mà kênh truyền hình này muốn truyền tải đến thế giới. Xúc động bởi lòng chân thành của cô, vị Giám đốc không chỉ ký hợp đồng mà còn ký tiếp thêm vài lần nữa. Dựa trên các sản phẩm của công ty đó, NTD đã thiết kế quảng cáo riêng cho công ty, và lần đầu tiên công ty đó đã sinh lãi sau 19 năm hoạt động.
“Điều này đạt được là nhờ cô cả đấy,” vị chủ tịch nói với cô Điền. “Cảm ơn cô vì đã không từ bỏ tôi.”
Những điều tương tự cũng xảy ra với những khách hàng khác, chính sự kiên định của cô Điền đã đem lại hợp đồng và thu nhập cho khách hàng của cô. “Là một học viên, tôi không có sự lựa chọn nào khác là làm tốt và hoàn thành sứ mệnh của mình giúp mọi người hiểu chân tướng,” cô nhấn mạnh.
Chứng kiến huyền năng của Đại Pháp
Ông Tạ đến từ tỉnh Vân Lâm là một quản lý tại một nhà máy hóa chất. Ông ấy nói với tôi rằng: “Một hôm, một đồng nghiệp phát hiện có khí độc rò rỉ. Đó là lúc tan ca và ông ấy nhanh chóng với tay đóng van. Vì độc tính cao nên ông ấy đã bất tỉnh nhân sự trước khi có thể hoàn toàn khóa chặt van. May thay một đồng nghiệp khác cũng ở đó đã giúp khóa chặt van lại. Nhưng ông ấy đã rất lo sợ sau khi nhìn thấy một người ngất trên sàn nhà.”
Khi nghe thấy vậy, ông Tạ đã chạy đến đó với lọ thuốc giải độc, một bình oxy, và những dụng cụ sơ cứu khác. Biết ông Tạ là một học viên Pháp Luân Công, nên các đồng nghiệp khác ở đó đã thở phào khi nhìn thấy ông.
Sau khi được sơ cứu, người đồng nghiệp đã không hề có dấu hiệu nào của sự sống đã bất ngờ lấy lại được nhịp tim. Khi đưa anh ấy đến bệnh viện, ông Tạ liên tục nói to “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo” đến tận phòng cấp cứu. Bác sỹ đã có thể cứu sống anh ấy nhưng họ rất ngạc nhiên. Một vị bác sỹ nói: “Ông biết không, thường thì sau khi hít phải lượng khí độc cao như vậy thì không còn hy vọng gì nữa.”
Một tháng sau, khi vị đồng nghiệp đi làm trở lại, những người khác đã đến hỏi anh ấy có thấy gì trong lúc bị hôn mê không. “Trên đường đến bệnh viện tôi không hề cảm thấy gì,” anh ấy trả lời, “nhưng tôi nghe thấy ai đó nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo.”
Sức mạnh của từ bi
Học viên Lý đến từ Đài Trung đã làm việc với một người quan trọng có tầm ảnh hưởng cao trong nhiều năm. Tuy nhiên, do tuyên truyền thù địch của Đảng Cộng sản Trung Quốc nên người này đã hiểu sai về Pháp Luân Đại Pháp và không tin học viên Lý.
Một hôm, họ đến hồ Nhật Nguyệt. Ở điểm du lịch, họ nhìn thấy một du khách từ Trung Quốc Đại lục xé một tờ báo do một học viên đưa cho ông ấy, vo thành một quả bóng rồi ném xuống đất. Người học viên lặng lẽ nhặt lên, và cười nói với vị du khách rằng đừng nên làm thế vì cuối cùng thì điều này sẽ không tốt cho ông ấy.
Sau khi chứng kiến chuyện này, vị VIP đó đã thay đổi quan niệm về Pháp Luân Đại Pháp. “Giờ đây tôi biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lừa dối và các học viên thực sự là những người tốt, những người đối diện với sự nhục mạ bằng lòng từ bi,” ông nói. Ông không còn hiểu sai về Pháp Luân Đại Pháp nữa.
Tâm tranh đấu
Cô Nghi Chân đến từ Nam Đầu chia sẻ về việc đến Hồng Kông để giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. “Các thành viên của Hội Thanh Niên Quan Ái Hồng Kong (Hội Quan Ái) đã rất khó chịu. Ngày đầu tiên khi tôi đến đó, một học viên nói với tôi rằng các thành viên của Hội Quan Ái rất mới và họ rất hung hăng,” cô nhớ lại.
Một thành viên của Hội Quan Ái đã lăng mạ Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Trong khi chỉ vào mặt Nghi Chân, ông ta nói rằng cô Nghi Chân đến từ Đài Loan và đã được trả tiền để nói về Pháp Luân Đại Pháp. Tức giận về lời dối trá đó, cô Nghi Chân đã đáp to lại rằng: “Tôi thề là tôi không nhận tiền để đến đây. Nếu ông dám, thì hãy thề đi, ai mà nhận tiền để làm việc này thì sẽ phải nhận quả báo.” Người đó đã không nói gì và rời đi.
Khi cô Nghi Chân xong việc và chuẩn bị rời đi thì một thành viên của Hội Quan Ái đột nhiên lấy dùi cui đập vào chân cô rồi chạy biến mất. Khi cô đuổi theo người đó và kêu cứu, các học viên khác đã nói với cô rằng các thành viên của Hội Quan Ái thường làm như vậy và đuổi theo họ thì không ích gì.
Khi ngồi đả tọa tối hôm đó, cô Nghi Chân nhớ lại lời Sư phụ giảng:
Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy? (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)
Nhớ lại những mâu thuẫn với thành viên của Hội Quan Ái vào năm 2014 trong đợt đến Hồng Kong lần trước, cô Nghi Chân biết rằng một phần của sự việc này là liên quan đến tâm tranh đấu của cô. Cô ấy nói rằng: “Các học viên cũng nhắc nhở tôi bình tĩnh. Chúng ta biết rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Miễn là chúng ta có tấm lòng thuần tịnh cứu độ chúng sinh thì chúng ta sẽ không sợ những mánh khóe của họ.”
Khi cô Nghi Chân đến điểm giảng chân tướng với sự tự tin và bảo trì chính niệm, can nhiễu của Hội Quan Ái dường như yếu hẳn. Cô nói: “Điểm giảng chân tướng đó thanh bình và tâm tôi thuần tịnh. Tôi có thể giải thích tất cả những điều về Pháp Luân Đại Pháp. Con tạ ơn sự giúp đỡ của Sư phụ Lý,” cô nói.
Đề cao như một chỉnh thể
Một số học viên nói rằng họ học hỏi được rất nhiều từ buổi chia sẻ. Một học viên họ Lý đã nói rằng các câu chuyện làm cô xúc động. “Sự kiên định của cô Điền đã giúp tôi luôn nhớ rằng chúng ta là ai và chúng ta làm gì. Tôi cần có thêm chính niệm để thức tỉnh chúng sinh và hoàn thành thệ ước của mình.”
Học viên Cao đến từ Vân Lâm đã đồng ý nói rằng: “Tôi nhận ra rằng có rất nhiều điều mà đáng lẽ tôi có thể làm tốt hơn và đáng lẽ là nên tinh tấn hơn.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/13/388668.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/14/178068.html
Đăng ngày 13-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.