Bài viết củaphóng viên báo Minh Huệ ởTrung Quốc

[MINH HUỆ 02-07-2017] Trong tháng 5 năm 2017, trang Minh Huệ xác nhận có thêm 78 trường hợp học viên Pháp Luân Công bị cáctòa án ở Trung Quốc kết án tù.

Trong số 78 trường hợp này, có 6 học viên bị kết án trong năm 2016, 72 trường hợp bị kết án năm 2017 (trong đó có 18 trường hợp bị kết án trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2017 và 54 trường hợp bị kết án trong tháng 5 năm 2017). Do chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin, số lượng các học viên bị kết án và thời gian chính xác họ bị kết án không được báo cáo kịp thời và mọi thông tin liên quan cũng không sẵn có. Cho đến nay, trong năm 2017, có 514 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã bị kết án tù vì niềm tin của họ. Con số này bao gồm 122 trường hợp bị kết án từ năm 2016 và 392 trường hợp kết án trong năm 2017.0b19972ec6b7b4c6336b4172398646c5.jpg

Theo báo cáo tháng 5 năm 2017, các học viên bị kết án tù từ 5 tháng đến 12 năm với kỳ hạn trung bình là 3,44 năm. Đặc biệt, có 9 học viên ở tỉnh Phúc Kiến bị kết án vì sản xuất tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ba người trong số họ phải nhận mức án 10 năm tù trở lên.

Có 27 học viên bị kết án đã bị tòa phạt tiền với tổng số tiền là 265.000 Nhân dân tệ và cảnh sát đã tống tiền họ với tổng số tiền là 160.000 Nhân dân tệ. Riêng bà Tằng Kim Liên ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam đã bị cảnh sát tịch thu 100.000 Nhân dân tệ khi họ lục soát nhà bà. Những học viên bị kết án này đến từ 19 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tỉnh Liêu Ninh đứng đầu danh sách với 13 trường hợp bị kết án, tỉnh Hà Nam và Phúc Kiến có 11 học viên bị kết án và tỉnh Sơn Đông có 7 học viên bị kết án.585bc6c9b9cde1d29335245b162a684f.jpg

Hầu hết các học viên bị kết án vì sản xuất hoặc phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Năm học viên bị kết án vì đệ đơn kiện cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, người đã chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999.

Các bản án nặng và việc tống tiền vì sản xuất các tài liệu thông tin

Năm cư dân ở Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến đã bị Tòa án quận Tiêu Thành kết án vào ngày 18 tháng 5 năm 2017 vì sản xuất các tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Đặc biệt, ông Tiếu Truyện Hùng, 62 tuổi, đã bị kết án 12 năm tù và bị phạt 50.000 Nhân dân tệ. Hai học viên khác là ông Dương Hùng và ông Trang Hữu Bố đều ở độ tuổi 40, đã bị kết án 10 năm tù và bị phạt 30.000 Nhân dân tệ.

Bà Kim Lệ Yến, 74 tuổi, bị kết án 8 năm và ông Trần Khai Kỳ, 41 tuổi, bị kết án 7 năm.

Bốn học viên khác là ông Vương Điền – 39 tuổi, bà Lâm Lệ Phương – 52 tuổi, bà Trần Tinh Quang – 69 tuổi và bà Dương Quý Mị – 54 tuổi, bị kết án tù từ 3 năm đến 4 năm rưỡi.

Có chín học viên bị phạt tổng cộng là 170.000 Nhân dân tệ.

Bà Tằng Kim Liên bị kết án 5 năm tù, bị tịch thu 100.000 Nhân dân tệ

Bà Tằng Kim Liên ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam bị tuyên án 5 năm tù vào ngày 10 tháng 5 năm 2017. Bà đã làm đơn kháng án.

Bà Tằng bị bắt vào ngày 23 tháng 11 năm 2016. Hơn 20 cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà và tịch thu các sách Pháp Luân Công, máy tính, điện thoại di động và 100.000 Nhân dân tệ tiền mặt. Chồng bà không tu luyện Pháp Luân Công cũng bị bắt tới đồn cảnh sát để thẩm vấn.

Mặc dù chồng bà Tằng đã được thả vào tối hôm đó, nhưng bà vẫn bị giam giữ tại trại tạm giam Vân Khê kể từ khi bị bắt. Bà đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Đức Dương vào ngày 28 tháng 4 và bị kết án vào ngày 10 tháng 5.

Hai người đàn ông bị kết án tù vì phun sơn các thông điệp về Pháp Luân Công

Ông Tống Hưng Vĩ và ông Bạc Trường Thành đến từ tỉnh Hà Bắc đều bị kết án 4 năm tù vào ngày 21 tháng 5 năm 2017. Hai ông bị bắt vì phun dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ở Thượng Hải, và sau đó bị buộc tội “lợi dụng tà giáo để chống lại việc thực thi pháp luật” – một tội danh định sẵn bởi chế độ cộng sản Trung Quốc để tuyên án các học viên Pháp Luân Công.

Tại phiên tòa đầu tiên vào ngày 21 tháng 3 năm 2017, thẩm phán đã liên tục ngắt lời luật sư bào chữa của họ. Khi luật sư tiếp tục lập luận rằng thân chủ của mình không vi phạm bất kỳ điều luật nào và cũng không gây hại cho xã hội, thẩm phán đã ra lệnh cho các nhân viên tòa án đưa luật sư rời khỏi tòa.

Ông Tống bắt đầu tuyệt thực sau phiên tòa. Kết quả là sau đó ông đã bị bức thực và bị các tù nhân đánh đập tại trại tạm giam. Khi sức khỏe của ông giảm sút nhanh chóng, ông được đưa tới Bệnh viện nhà tù Thượng Hải và bị trói căng trên giường, bị bức thực qua ống thông đặt ở mũi. Trọng lượng của ông giảm hơn 20 kg chỉ trong vài tuần.

Ông Tống phải ngồi xe đẩy trong phiên tòa xét xử vào ngày 21 tháng 5 năm 2017.

Nhân viên phòng 610 đã lừa thân nhân của các học viên bãi miễn luật sư của họ

Hai học viên khác ở tỉnh Sơn Đông là bà Vương Tùng Diễm và bà Trần Tố Hiệp đều bị kết án 3 năm rưỡi tù giam và bị phạt 20.000 Nhân dân tệ vì dựng biểu ngữ khích lệ mọi người đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân – cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đã chỉ đạo việc bức hại Pháp Luân Công.

Khi gia đình bà Trần nỗ lực tìm cách giải cứu bà, một nhân viên Phòng 610 đã nói với họ rằng bà có lẽ sẽ bị kết án tù vì bố mẹ bà đã thuê luật sư cho bà. Điều này đã tạo ra mâu thuẫn giữa bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ của bà, dẫn tới việc bãi miễn luật sư.

Nhân viên này sau đó đã nói rằng hai học viên sẽ không được thả vì các học viên Pháp Luân Công khác đang gọi điện thoại và dựng biểu ngữ nhằm giải cứu họ. Gia đình của hai học viên đã khó chịu với các học viên tham gia giải cứu.

Gia đình của cả hai học viên này tin rằng họ phải theo các chỉ dẫn của Phòng 610 để giải cứu người thân của mình. Họ đã hợp tác với Lý và thuê luật sư do Phòng 610 chỉ định.

Trong khi đó, Lý cũng lừa hai học viên này và đã lấy được thông tin của họ. Tuy nhiên, thay vì thả các học viên như đã hứa, Lý đã chuyển hồ sơ vụ án của họ sang viện Kiểm sát và tòa án. Cả hai học viên này bị xét xử vào tháng 2 năm 2017 và bị kết án tù 3 năm rưỡi vào cuối tháng 3.

Vi phạm các thủ tục tố tụng

Ông Lý Bảo Hoa, một chủ cửa hàng máy tính ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị Tòa án quận Đào Sơn kết án tù 3 năm rưỡi và bị phạt 3.000 Nhân dân tệ vào ngày 20 tháng 4.

Trước khi ông Lý bị xét xử vào ngày 27 tháng 3 năm 2017, thẩm phán Lưu Hiểu Yến đã nhiều lần đe dọa gia đình ông nhằm bãi miễn luật sư của ông, hứa hẹn một bản án nhẹ hơn nếu gia đình ông làm như vậy. Gia đình ông Lý đã từ chối.

Thẩm phán Lưu sắp xếp lịch xét xử vào ngày luật sư đến Nội Mông Cổ cho một vụ việc khác, và thẩm phán cũng không thông báo cho ông Lý hay luật sư của ông về ngày xét xử trước ít nhất 3 ngày theo quy định của luật pháp.

Kết quả là ông Lý đã bị xét xử mà không có đại diện pháp lý nào. Vụ xét xử chỉ diễn ra trong 20 phút.

Khi nhận được bản án vào tháng 4, ông Lý bắt đầu tuyệt thực để phản đối bản án và đồng thời kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.

Gia đình ông đã thuê một luật sư khác để đại diện cho ông kháng cáo. Khi vị luật sư mới và gia đình ông gặp thẩm phán Lý Hoan ở tòa án cấp cao hơn để thảo luận về vụ việc của ông, thẩm phán Lý cho biết ông có ý định đóng lại vụ việc mà không cần tổ chức phiên xét xử.

Việc kháng cáo của ông Lý vẫn đang bị tạm hoãn tại thời điểm viết báo cáo này.

Các báo cáo trước đây:

Tháng 4 năm 2017: 117 học viên Pháp Luân Công bị kết án bởi đức tin của mình

Báo cáo tháng 3 năm 2017: 110 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của họ

72 học viên bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công trong tháng 2 năm 2017

137 trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị kết án vì đức tin của mình được báo cáo trong tháng 1 năm 2017


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/2/350520.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/13/164631.html

Đăng ngày 23-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share