Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Đức

[MINH HUỆ 19-2-2017] Vừa qua, chuyên mục Học tiếng Đức trên trang báo điện tử Deutsche Welle (DW) đã đăng bài viết về một học viên Pháp Luân Công đến từ Trung Quốc Đại Lục, người đã học tiếng Đức và có những chia sẻ về cuộc sống của mình trước khi chuyển tới định cư ở Đức.

c955252c1c3cd3258b0251838d3dbbdf.jpg

Ảnh chụp học viên Pháp Luân Công Quách Cư Phong từ màn hình của báo mạng DW

Anh Quách Cư Phong cho biết, anh học tiếng Đức để có thể hoà nhập tốt hơn vào môi trường xã hội ở Đức, đồng thời anh cũng chỉ ra sự tương phản sâu sắc trong cuộc sống của anh ở Đức và Trung Quốc. Chỉ vì thực hành Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị cấm ở Trung Quốc từ năm 1999, mà có lần anh đã từng bị tra tấn và cưỡng ép phải lao động như nô lệ trong một trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc suốt 15 giờ mỗi ngày mà không được trả bất cứ khoản thù lao nào. Hiện giờ ở Đức, anh đang là một kỹ sư điện.

Anh Quách nói rằng, ngày đầu tiên đến Đức, anh đã rất ấn tượng và lạ lẫm với cảm giác tự do dân chủ ở đây.

Lần đầu tiên anh đến đất nước này là từ một chuyến công tác trong thời gian diễn ra Thế Vận hội Olympic 2008 tại Trung Quốc. Ấn tượng trước vùng đất Bodensee, dãy núi Alps hùng vĩ và cảm giác về sự tự do, anh đã quyết định ở lại đó.

Ở Trung Quốc, vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, anh đã bốn lần bị bắt giữ và ba lần bị gửi tới các trại lao động cưỡng bức với tổng cộng 450 ngày. Trong ngày đầu tiên ở Đức, anh đã cảm động rơi nước mắt khi được luyện những bài công pháp của Pháp Luân Công tại một công viên. Anh đã thực hiện một quyết định quan trọng nhất của cuộc đời mình, đó là định cư tại Đức.

Anh Quách chia sẻ với phóng viên rằng, anh đánh giá rất cao lề lối văn hóa ứng xử của nước Đức, bởi vì anh cảm nhận được văn hóa ứng xử này được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc của sự chân thành, bao dung, công bằng, lịch sự và trí huệ. Anh Quách cũng cho biết rằng, anh rất buồn vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phá hoại lịch sử nền văn hóa truyền thống tốt đẹp giống như vậy của Trung Quốc.

Anh Quách nói, mong muốn lớn nhất của anh hiện nay là được nhìn thấy nền tự do mà anh đang hưởng thụ ở Đức cũng sẽ được hiện hữu trên đất nước Trung Hoa. Mặc dù trải qua nhiều khổ nạn trong quá khứ, nhưng anh vẫn giữ thái độ sống rất tích cực, bởi vì Pháp Luân Công đã mang đến cho anh tâm trí hoà ái và sức mạnh của lòng khoan dung.

Một câu thơ của Goethe, một nhà văn nổi tiếng người Đức mà anh rất thích đó là:

“ Từ những hòn đá lăn lóc bên đường,

ta có thể xây lên những lâu đài tráng lệ.” (Tạm dịch)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/19/343287.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/22/162273.html

Đăng ngày 26-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share