Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 16-8-2016] Tháng 7 năm 2016 có tổng cộng 1.054 trường hợp công dân Trung Quốc trở thành mục tiêu bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công được báo cáo trên trang Minh Huệ Net.

Trong đó, 883 học viên bị bắt giữ và 171 người bị chính quyền sách nhiễu vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, môn tu luyện bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại.

Phần lớn trong số 1.054 trường hợp mới được báo cáo này xảy ra vào tháng 7 năm 2016, nhưng một số đã xảy ra từ tháng 6 năm 2014. Do sự phong tỏa thông tin từ chính quyền nên cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc không thể luôn được báo cáo kịp thời.

Những trường hợp bị bắt giữ, sách nhiễu

Hầu hết những trường hợp liên quan tới học viên Pháp Luân Công là do họ bị báo cảnh sát vì sản xuất hoặc phân phát tài liệu, hay nói với mọi người về Pháp Luân Công. Một cụ ông 90 tuổi, người nhiều tuổi nhất trong số 1.054 học viên, bị sách nhiễu tại nhà sau khi cảnh sát phát hiện ông tham gia sản xuất tài liệu Pháp Luân Công.

Vẫn còn những học viên khác bị bắt giữ hoặc sách nhiễu vì họ nằm trong danh sách đen của chính quyền vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Một số ít học viên trở thành mục tiêu bị bức hại vì đệ đơn khởi kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vì tội phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tổng cộng có 45 (trong 883) học viên bị bắt giữ và 38 (trong 171) học viên bị sách nhiễu sau khi cảnh sát biết họ đệ đơn kiện. Một nữ học viên thậm chí còn bị hủy hộ chiếu vì đệ đơn tố cáo hình sự Giang.

Một người chết, 58 người phải ra tòa, nhiều người khác bị tịch thu tài sản có giá trị

Trong số 883 trường hợp bị bắt giữ, một học viên đã qua đời trong vòng chín ngày sau khi bị bắt. Ngoài ra, 58 trường hợp bị bắt giữ đã chính thức được phê duyệt và đang chờ hầu tòa.

Khoảng 1/5 trong tổng số 1.054 học viên bị lục soát nhà và bị tịch thu tài sản có giá trị. Đặc biệt, cảnh sát tịch thu của30 học viên tổng cộng 318.740 nhân dân tệ tiền mặt.

Một trong những trường hợp mới được báo cáo liên quan đến một cư dân tỉnh Liêu Ninh bị chết không lâu sau khi bị bắt giữ. Ngày 28 tháng 6 năm 2016, ông Khương Đức Đình bị bắt giữ tại nhà. Đến ngày 7 tháng 7, gia đình ông Khương bị sốc khi được yêu cầu đến đón ông về trong tình trạng nguy kịch.

2016-8-10-minghui-liaoyang-jiangdeting-1--ss.jpg

Ông Khương Đức Đình sau khi bị giam giữ

2016-8-10-minghui-liaoyang-jiangdeting-2--ss.jpg

Ông Khương Đức Đình có một vết thương trên lưng không giải thích được trong thời gian bị giam giữ

Ông Khương qua đời vài giờ cùng ngày sau khi được tại ngoại. Gia đình ông nghi ngờ ông bị nội thương nghiêm trọng do bị tra tấn.

Học viên trên khắp Trung Quốc trở thành mục tiêu bức hại

883 học viên ở 26 tỉnh thành trực thuộc trung ương đã bị bắt giữ. Đứng đầu danh sách là tỉnh Liêu Ninh với 145 vụ bắt giữ, tiếp đến là tỉnh Sơn Đông (118 vụ). 18 tỉnh thành khác có số vụ bắt giữ ở 2 con số, dao động từ 10 vụ (tỉnh Thiểm Tây và Thiên Tân) đến 80 vụ (tỉnh Cát Lâm). Các tỉnh còn lại có số vụ bắt giữ ở một con số.

8333b9a44865efcdb77c3a88b2c8f625.jpg

883 trường hợp học viên bị bắt giữ được báo cáo trong tháng 7 năm 2016

Tỉnh thànhSố trường hợp bị bắt giữThứ tự
Liêu Ninh辽宁1451
Sơn Đông山东1182
Cát Lâm吉林803
Hà Bắc河北774
Hồ Bắc湖北725
Tứ Xuyên四川646
Hà Nam河南427
Trùng Khánh重庆348
Giang Tô江苏329
Hồ Nam湖南2610
Bắc Kinh北京2511
Hắc Long Giang黑龙江2212
Giang Tây江西2212
Nghiễm Đông广东1713
An Huy安徽1713
Thượng Hải上海1614
Phúc Kiến福建1315
Vân Nam云南1216
Thiên Tân天津1017
Thiểm Tây陕西1017
Chiết Giang浙江618
Sơn Tây山西618
Quý Châu贵州618
Nội Mông Cổ内蒙古419
Cam Túc甘肃419
Ninh Hạ宁夏320
Tổng cộng883 người

171 trường hợp bị sách nhiễu xảy ra tại 20 tỉnh, đứng đầu là tỉnh Tứ Xuyên với 30 vụ, kế đến là Hà Bắc (23 vụ) và Sơn Đông (19 vụ). Các khu vực còn lại có số trường hợp bị sách nhiễu dao động từ 1 trường hợp (tỉnh Cam Túc và Nội Mông Cổ) đến 16 trường hợp (thành phố Trùng Khánh).

Khu vựcSố người bị sách nhiễuThứ tự
Tứ Xuyên四川301
Hà Bắc河北232
Sơn Đông山东193
Trùng Khánh重庆164
Bắc Kinh北京125
Cát Lâm吉林116
Liêu Ninh辽宁107
Hắc Long Giang黑龙江98
Hồ Nam湖南79
Hồ Bắc湖北610
Giang Tây江西511
Thiên Tân天津412
Vân Nam云南412
Giang Tô江苏412
Chiết Giang浙江313
Hà Nam河南214
Nghiễm Đông广东214
Thiểm Tây陕西214
Nội Mông Cổ内蒙古115
Cam Túc甘肃115
Tổng cộng171 người

Số trường hợp bị cảnh sát sách nhiễu được báo cáo vào tháng 7 năm 2016

Các học viên trở thành mục tiêu bị bức hại là người thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như kiến trúc sư, sinh viên, giáo viên, chuyên gia, quản lý ngân hàng, và quản lý doanh nghiệp. Trong 1.054 trường hợp có cả các học viên trẻ lẫn già.

Học viên 90 tuổi bị sách nhiễu tại nhà.

Ông Phan Quang Hưng ở thành phố Vạn Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, đang đọc sách của Pháp Luân Công tại nhà thì bị hàng chục cảnh sát phá cửa xông vào và bắt giữ. Học viên 90 tuổi này yêu cầu được xem chứng minh thư của họ và lệnh khám nhà, nhưng chỉ có một người đưa ra được chứng minh thư. Vương Cường, một trong những người bắt giữ ông, thừa nhận là đội trưởng Đội An ninh Nội địa địa phương.

Một cảnh sát nói họ nhắm vào ông Phan vì có một học viên khác sau khi bị bắt giữ vì phân phát các tài liệu Pháp Luân Công trên xe lửa đã khai ra tên của ông. Người học viên đó tiết lộ một số tài liệu đó là lấy từ ông Phan.

Ông Phan đã chạy ra khỏi nhà để nói với hàng xóm về việc sách nhiễu của cảnh sát. Một số người đã gọi con trai của ông, anh đã vội vã về nhà để ngăn cảnh sát đưa cha anh đi.

Trước khi rời đi, cảnh sát tịch thu hết các sách Pháp Luân Công của ông Phan, nhưng không bắt giữ ông.

Lục soát nhà

Trong số 1.054 trường hợp, có 218 học viên (21%) bị lục soát nhà và tịch thu tài sản có giá trị. 30 học viên xác nhận bị cảnh sát lấy mất nhiều tiền. Tổng số tiền mặt cảnh sát tịch thu lên tới 318.740 nhân dân tệ.

Họ và tênTỉnhThành phốSố tiền mặt bị tịch thu
(nhân dân tệ)
Khâu Thanh Hoa邱青华Sơn ĐôngThanh Đảo37.000
Vu Tú Liên于秀莲Sơn ĐôngYên Thai7.000
Kỳ Thụy Trân綦瑞珍Sơn ĐôngThanh Đảo1.000
Nhất Danh一名学员Sơn Đông100
Vương Nguyệt Trân王月珍Sơn ĐôngBình Độ1.000
Tôn Tông Hương孙宗香Sơn ĐôngLâm Nghi2.000
La Uy罗威Liêu NinhAn Sơn40.000
Đổng Nữ Sĩ董女士Liêu NinhTrầm Dương3.800
Lý Minh李明Liêu NinhPhủ Thuận10.000
Vương Thải Hà王彩霞Cát LâmTrường Xuân17.000
Đằng Thế Quân腾世军Cát LâmCát Lâm20.000
Bạc Trường Thành薄长城Cát LâmDu Thụ500
Lưu Quế Hương刘桂香Hà BắcThừa Đức20.000
Đường Vinh Hoa唐荣花Hà BắcBảo Định1.000
Cảnh Hồng Diễm耿红艳Hà BắcBảo Định1.000
Lý Quế Ngọc李桂玉Hà Bắc1.500
Phan Thành Anh潘成英Giang TôNam Kinh100.000
Lý Hiểu Bình李晓平Tứ XuyênThành Đô2.000
Chu Tự Ngọc周自玉Tứ XuyênThành Đô2.000
Trương Minh Hồng张明红Tứ XuyênThành Đô2.000
Lưu Thục Linh刘淑玲Tứ XuyênThành Đô2.000
Triệu Đức Phương赵德芳Tứ XuyênThành Đô2.000
Phạm Đại Tả范大姐Tứ XuyênThành Đô2.000
Mao Phượng Lan毛凤兰Bắc Kinh10.000
Tề Tú Hoa齐秀华Bắc Kinh100
Trần Thục Hồng陈淑红Thiên Tân10.000
Vương Hồng Tân王洪新Thiên Tân10.000
Mễ Gia Long米加隆Trùng Khánh5.000
Trương Huệ Cầm张惠琴Thiểm TâyTây An140
Lý Minh李明Hồ BắcTương Dương8.600
Tổng cộng318.740

Một phụ nữ tỉnh Hà Bắc bị hủy bỏ hiệu lực hộ chiếu

Bà Ngô Tuấn Vân là một giáo viên về hưu đã ngoài 70 tuổi, đang cư trú ở huyện Bình Tuyền, tỉnh Hà Bắc.

Ngày 5 tháng 7 năm nay, bà nhận được một cuộc gọi nói rằng hộ chiếu của bà vừa bị hủy bỏ vì bà đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân. Bà Ngô yêu cầu được biết người gọi là ai, nhưng họ đã từ chối cung cấp tên mà chỉ nói họ là người của đội an ninh nội địa địa phương.

Bị cảnh sát ngược đãi

Nhiều học viên bị bắt giữ trong tổng số 1.504 trường hợp báo cáo mới đây bị chính quyền ngược đãi bằng nhiều hình thức, từ tra tấn tàn bạo đến bị ép tiêm thuốc không rõ nguồn gốc. Người mẹ già của hai học viên cũng bị cảnh sát gây thương tích khi bà tìm cách đòi lại tự do cho con bà.

Học viên 78 tuổi tàn tật sau khi bị cưỡng chế tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Ông Trịnh Khai Nguyên, 78 tuổi, là một giáo viên đã về hưu ở khu Hợp Xuyên, Trùng Khánh. Ngày 12 tháng 6 năm 2016, ông bị bắt giữ và bị đưa tới trung tâm tẩy não địa phương và bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc. Không lâu sau đó, ông bị teo cơ, mờ mắt, mất trí nhớ và sụt cân.

Hai ngày sau, các nhà chức trách đã trả tự do cho ông Trịnh, vì sợ ông có thể chết tại trung tâm tẩy não. Sau khi về nhà, tình trạng của ông vẫn rất tồi tệ. Ông bị đau đớn khắp người, nhất là đầu. Ông nằm liệt giường, tiều tụy và phải ăn đồ lỏng hoàn toàn.

Ngày 2 tháng 7 năm 2016, ông Quyền Ngũ Châu ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc bị bắt giữ và bị giam tại Bệnh viện Tâm thần Tần Hoàng Đảo hai tháng. Cảnh sát yêu cầu gia đình ông chi trả 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng tiền “điều trị” cho ông.

Ông Quyền bị sốc điện bằng dùi cui và bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc khiến hệ thống thần kinh trung ương bị phá hủy.

Hai tuần sau đó khi gia đình đến thăm ông, họ thấy ông là một người hoàn toàn khác. Ông rất chậm và có biểu hiện mất trí nhớ. Gia đình ông đau lòng vì ông không thể nhớ được thậm chí cả những việc gần nhất.

Ngày 1 tháng 6 năm 2016, bà Viên Lợi Cầm ở thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây bị cảnh sát đánh bị thương khi bà tìm cách đòi lại tự do cho con trai và con gái bà bị bắt giữ trước đó ba tuần chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

2016-6-6-minghui-shanxi-xianyang-yuanliqin--ss.jpg

Bà Viên Lợi Cầm

Cảnh sát Lôi Thiểu Vỹ quát bà cụ 81 tuổi: “Ra khỏi đây!” Ông ta túm lấy bà cụ và quẳng bà ra khỏi văn phòng. Khi bà Viên gắng gượng đứng dậy, ông Lỗi còn đá bà, khiến bụng bà bị thương nghiêm trọng.

Khi trở về nhà, bà Viên bị ngất nhiều lần. Hai ngày sau, bà bị hôn mê và phải nhập viện.

Những dấu hiệu đáng khích lệ trong khi cuộc bức hại vẫn tiếp diễn

Một số trường hợp trong báo cáo mới đây cũng cho thấy những dấu hiệu đáng khích lệ. Thay vì chịu đựng sự đe dọa và bức ép từ chính quyền, một số người thân của các học viên đã phơi bày các vụ bắt giữ phi pháp ra công chúng và kêu gọi mọi người giúp giải cứu các học viên. Hiện tại, họ đang tích cực tìm tư vấn pháp lý để bảo vệ quyền hiến pháp của các học viên về tự do tín ngưỡng.

Bà Quách Quỳnh ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy là một trong số họ. Tối ngày 1 tháng 7, bà bị bắt giữ tại nhà và bị đưa thẳng tới thành phố lân cận ở Hoàng Sơn để thẩm vấn.

Một nhóm cảnh sát thay nhau đến thẩm vấn bà liên tục cho đến sáng ngày 3 tháng 7, trước đó, bà Quách không được ăn bất cứ gì và không được cho ngủ.

Chồng bà Quách, ông Từ Bổn Hoành lập tức đứng lên hành động để giải cứu cho vợ. Ông thông báo cho các học viên Pháp Luân Công địa phương biết về vụ bắt giữ bà Quách và thuê luật sư từ Bắc Kinh đến biện hộ cho bà.

Sau khi gặp bà vào ngày 15 tháng 7, luật sư đã soạn thảo đơn yêu cầu hủy bỏ án của bà Quách. Sau đó, ông Từ đã sao lá đơn ra hơn 20 bản và gửi cho các cơ quan chính phủ khác nhau.

Hiện tại, các học viên cũng như những người ủng hộ bà Quách vẫn liên tục gọi cho cảnh sát hỏi về tình hình của bà Quách.

Ngày 1 tháng 8, ông từ đã đón được vợ ra. Một cảnh sát thừa nhận rằng họ trả tự do cho bà Quách vì nhận được quá nhiều cuộc gọi yêu cầu trả tự do cho bà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/16/333043.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/29/158464.html

Đăng ngày 5-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share