Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-12-2013] Lời của Ban biên tập: Trong cả văn hóa phương Tây và văn hóa Trung Quốc, nguyên lý nhân quả – mỗi người phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho những việc làm của mình – được công nhận rộng rãi. Nguyên lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ. Vũ trụ sẽ thưởng cho những việc làm chiểu theo nguyên lý này, ngược lại nếu làm những việc xấu như đánh đập, hành hạ người khác và giết người sẽ phải gánh chịu báo ứng. Nói theo một cách khác là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” Bài viết này cùng các bài viết tương tự chính là lời nhắc nhở về nguyên lý nhân quả với những ai có ý định làm điều xấu. Mặc dù nhiều người tham gia bức hại Pháp Luân Công là do “nghe theo mệnh lệnh”, lý của vũ trụ cũng sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm cho những việc họ làm, và chỉ bằng cách bù đắp lại những việc làm sai trái trước đây, họ mới có cơ hội thoát khỏi bị báo ứng.

Ngày 20 tháng 07 năm 1999, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là Giang Trạch Dân đã khởi xướng một cuộc đàn áp có hệ thống nhắm vào một trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Trong khi bất công vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc trong suốt mười bốn năm qua, nhiều kẻ phạm tội đã phải chịu báo ứng.

1. Một nhân viên cảnh sát chết trên đường đi bắt giữ các học viên Pháp Luân Công

Theo lệnh của Giang Trạch Dân, tiền bạc và thăng tiến chính là hai công cụ chủ yếu để lôi kéo người khác tham gia vào cuộc bức hại.

Sau khi biết tin các nhân viên cảnh sát khác đang chuẩn bị bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, một nhân viên cảnh sát của đồn cảnh sát Hán Giang Lộ ngay lập tức dừng bữa tối và rời khỏi nhà để tới tham gia cùng đồng nghiệp. Khi đang phóng xe máy với tốc độ rất cao, anh ta đã đâm vào một chiếc xe tải và tử vong ngay tại hiện trường vụ tai nạn.

2. Xe buýt chở phóng viên bị đá đè

Sau khi tham dự một buổi họp tuyên truyền tại thành phố Thập Yển để bàn về cách thức bức hại Pháp Luân Công, bảy người của tờ báo và đài truyền hình huyện Trúc Sơn đang đi trên xe buýt về nhà đã bị một tảng đá lớn rơi xuống đè chết.

Trước vụ tai nạn, một người đã đổi chỗ ngồi từ hàng ghế sau lên hàng ghế trước, và đã tử vong khi tảng đá rơi xuống.

3. Một bí thư huyện ủy chết do ung thư thực quản

Người dân Trung Quốc không phải là những người duy nhất chịu ảnh hưởng bởi những tuyên truyền công kích Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mà chính những người làm việc cho ĐCSTQ cũng là nạn nhân.

Hạ Hưng Quốc, bí thư huyện ủy huyện Trúc Sơn, do bị lừa gạt bởi những điều được dàn dựng trong vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn, nên có thái độ rất nặng nề với Pháp Luân Công. Ông ấy đã tổ chức một buổi họp mặt với tất cả các đảng viên vào đầu năm 2001 và tuyên bố rằng ông ta muốn loại bỏ Pháp Luân Công khỏi địa phương nơi ông ta quản lý.

Không lâu sau, cha của ông ta bị chẩn đoán ung thư thực quản và sáu tháng sau thì qua đời. Thế nhưng, ông ấy không xem nó là một lời cảnh báo, mà vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc bức hại.

Vào tháng 03 năm 2002, đến lượt ông ấy bị chẩn đoán ung thư thực quản, và qua đời ở tuổi ngoài 40.

4. Phó giám đốc Cục lao động và việc làm chết do ung thư thận

Một học viên làm việc tại Cục lao động và việc làm thành phố Thập Yển đã phải bỏ nhà để tránh bị bắt giữ khi cuộc bức hại bắt đầu. Cục phó Huống Thành Lục của Cục lao động và việc làm đã dẫn đầu một nhóm người đi qua một nửa đất nước để tìm kiếm học viên này.

Sau khi tìm thấy cô và đưa cô về đơn vị, Huống Thành Lục thường xuyên lăng mạ và đổ trách nhiệm cho cô và gây sự với cô trong công việc.

Ba tháng sau, ông ấy đã chết do bị ung thư thận.

5. Cái chết kỳ lạ của giám đốc một công ty dịch vụ an ninh

Phòng 610 thành phố Thập Yển và cục công an đã hợp tác với một công ty cung cấp dịch vụ an ninh để mở ra nhiều trung tâm tẩy não trên khuôn viên trường học võ thuật của công ty này vào các năm 2000, 2001, và 2007. Giám đốc của công ty, Lam Kế Vân, thường yêu cầu nhân viên của ông ấy đánh đập những học viên không chịu từ bỏ Pháp Luân Công.

Khi các học viên yêu cầu ông ấy không tham gia vào cuộc bức hại, ông không hề lắng nghe mà ngược lại còn lăng mạ và phỉ báng Pháp Luân Công và người sáng lập, và còn tự tay đánh đập các học viên.

Vào ngày 09 tháng 11 năm 2007, khi đang lái xe tới Vũ Hán, ông ấy cảm thấy mệt nên đã đổi tay lái với một người khác và lui ra sau xe nghỉ ngơi. Ông ấy im lặng trong một thời gian dài, cho tới khi mọi người trong xe cố gắng đánh thức ông ta, họ phát hiện ra rằng ông ấy đã chết. Ông ấy mới 49 tuổi và trước đó tình trạng sức khỏe vẫn tốt.

6. Giám đốc một trung tâm cung cấp điện chịu quả báo

Lưu Húc Đông là giám đốc của một trung tâm cung cấp điện tại thành phố Thập Yển trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2001. Ông ấy đã đưa ba học viên từ nơi làm việc tới trung tâm tẩy não. Một học viên bị giữ lại trung tâm này trong hơn sáu tháng, một học viên khác bị sa thải, và học viên còn lại bị bắt giam. Lưu đã bỏ túi toàn bộ tiền lương của ba học viên này.

Sau khi  trở thành giám đốc trung tâm cung cấp điện Tương Phiền vào tháng 05 năm 2001, ông ấy tiếp tục xâm phạm khoản trợ cấp cho công nhân, vì thế họ rất tức giận và đã tấn công ông ấy vài lần và làm chân ông bị gãy.

Ông ấy đã chết vào tháng 08 năm 2002 ở tuổi 42 do bị ung thư trực tràng.

7. Trong kỳ nghỉ, Trần Huy đã phải nhận báo ứng

Trần Huy là một nhân viên của tập đoàn Thông Đạt tại thành phố Thập Yển. Vợ của Trần Huy là bạn cùng lớp với một học viên, người cũng đang làm cùng công ty với ông ấy. Học viên này đã viết một lá thư cho người vợ và gửi kèm theo một số tài liệu giảng chân tướng về cuộc bức hại.

Trần Huy đã giao nộp lá thư đó cho người đứng đầu công ty. Kết quả là cả hai người này đều được thưởng, còn người học viên thì bị bắt, bị mất việc, và cuối cùng mất khả năng tự trang trải cuộc sống.

Trong kỳ nghỉ vào tháng 10 năm 2004, Trần Huy đã bị tai nạn xe hơi và chết.

8. Giám đốc hợp tác xã cung ứng Thập Yển đã chết sau vài ngày bị chẩn đoán ung thư phổi

Bạch Sĩ Cử, người đứng đầu hợp tác xã cung ứng tại Thập Yển, đã giúp đỡ nhân viên Phòng 610 và công an theo dõi, sách nhiễu và bắt bớ một số học viên tại nơi ông ấy làm việc sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Học viên Thương Quân Tú đã bị bức hại tới chết.

Vào tháng 04 năm 2004, sau khi cảm thấy có vấn đề về sức khỏe, Bạch đã tới bệnh viện để kiểm tra. Ông ấy bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông ấy qua đời vào ngày 18 tháng 04 năm 2004.

9. Trưởng bộ phận an ninh chết do ung thư thận

Cam Toàn Phúc, trưởng bộ phận an ninh của nhà máy sản xuất bộ chế hòa khí tại Thập Yển, đã nhiều lần giúp đỡ cảnh sát bắt giữ các học viên làm việc tại nhà máy. Những học viên này sau đó bị tống giam hoặc bị chuyển đến một trung tâm tẩy não. Một vài học viên buộc phải trở thành vô gia cư để tránh bị bức hại.

Vào năm 2002, một học viên, người vừa tốt nghiệp đại học, đã bị Cam đẩy ra khỏi nơi làm việc. Học viên này đã mất tích và cho đến giờ tung tích của anh vẫn là một câu hỏi.

Năm 2009, Cam mắc nhiều bệnh hiếm gặp và bệnh ung thư thận. Ông ta đã qua đời vào tháng 03 năm 2010 ở tuổi 53.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/10/湖北十堰市九恶人迫害法轮功-青壮年死于天惩-283799.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/18/145934.html

Đăng ngày 08-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share