[MINH HUỆ 1-12-2008] Ngày 12 tháng mười hai 1986, Trung quốc ký tên vào bản Hiệp Ước Chống Tra tấn và sự Đối xử hoặc Trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm hạ phẩm giá khác, mà đã thông qua Liên Hiệp Quốc (LHQ) năm 1984, và xác nhận bởi Hiệp Ước ngày 4 tháng mười 1988.

Ngày 7 tháng mười một 2008, Hội đồng LHQ Chống Tra Tấn đã đặt câu hỏi với Trung quốc về sự tôn trọng của họ trên bản Hiệp Ước Chống Tra tấn và sự Đối xử hoặc Trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm hạ phẩm giá khác. Đại sứ Trung quốc tại LHQ tại Geneva, Li Baodong, đã trả lời rõ ràng nói rằng, “Trung quốc tuyệt đối không dung thứ sự tra tấn.” Ngày 22 tháng mười một, Qin Gang, thuyết ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung quốc, tuyên bố trong khi bị tra hỏi tại một cuộc họp báo, “Trung quốc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, luôn chống lại sự tra tấn và đã thi hành một cách cẩn trọng các trách nhiệm của nó dưới Hiệp Ước Chống Tra Tấn. Trung quốc đã làm những sự cố gắng lớn lao chống tra tấn và đã đạt được một sự tiến bộ khả quan về nhân quyền.”

Sau khi đọc các câu tuyên bố lịch sự của hai vị đại diện, trong trí tôi tôi có thể một lần nữa nghe các tiếng kêu xé tim. Tôi có thể rõ rệt nhớ lại hai vụ mà tôi đã chứng kiến cách nay một vài năm, mà rõ ràng cho thấy rằng chế độ Cộng sản không có làm các ‘cố gắng lớn lao’ đó chống tra tấn và đã không đạt được cái sự ‘tiến bộ khả quan’ đó trên mặt nhân quyền. Trái lại, các cố gắng lớn lao và khả quan của chế độ đã là tập trung vào dùng tra tấn, và nó đã cố hết sức để đạt được thành tựu khả quan trong lĩnh vực này.

Vào khoảng năm 2000, tôi đã bị bắt bất hợp pháp bởi cảnh sát địa phương vì làm sáng tỏ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công và đã bị nhốt trong một căn phòng. Vào khoảng giữa đêm, mọi điều trở nên yên lặng, và chỉ có tôi và người lính canh ở lại trong phòng. Khi tôi gần sắp ngủ, thình lình tôi nghe một cuộc đối thoại nóng bỏng xảy ra trong một văn phòng xa. Tôi nghe một giọng người nam trung niên la lớn, “Tôi không phải đến để cờ bạc! Tôi không phải đến để cờ bạc! Chư vị đã bắt lầm tôi…” Sau đó tôi nghe một giọng nói lạnh lùng la lại ông ta, “Hãy ngừng la lớn! Ông la lớn lên điều gì?!” Cuộc cãi lộn tiếp tục trong một vài phút. Giọng người nam đầu tiên trở nên càng lớn hơn và càng xúc động hơn, và giọng nói trách lại vẫn lạnh lùng một cách đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, một lúc sau không lâu, giọng nói này trở nên cứng cỏi và tôi nghe y hăm dọa, “Vậy ông vẫn còn la lớn? Vậy chúng ta hãy nghe ông la lớn.” Sau đó tôi nghe tiếng đánh qua lại, và sau đó có những tiếng đánh đập và roi quất, cùng với tiếng kêu la xé tim mà trở nên càng lúc càng lớn và đáng ghê rợn. Tôi nghe các kẻ bức hại la lên một cách tàn ác, “Hãy đến đây, bây giờ la lên đi, hãy xem ông còn có thể la lớn nữa không!” Tiếng đánh đập và tiếng kêu thét khiến tôi rùng mình, trong đêm tối im lặng nếu không như vậy này. Dần dần, tiếng kêu thét trở nên càng lúc càng yếu, và cuối cùng không còn nữa và cuối cùng tất cả trở lại im lặng.

Qua ngày hôm sau, người lính canh nói với tôi điều gì xảy ra. Té ra là đêm trước, cảnh sát đã xông vào một phòng ngủ để bắt các người cờ bạc. Một trong họ là giám đốc của một hãng địa ốc địa phương. Khi cuộc bắt bớ xảy ra, người đàn ông mà la lớn là vô tội và chỉ là gõ cửa phòng, nhưng ông ta cũng bị bắt. Kỳ thật, ông ta không có đến để cờ bạc chút nào, nhưng đến để trả tiền tài sản mà ông đã mua từ hãng địa ốc. Nhưng vì ông ta ở nơi đó, ông ta bị xét lầm là một người cờ bạc và bị bắt. Dĩ nhiên ông ta phải la lớn rằng ông ta vô tôi. Nhưng cảnh sát không để ý điều ông ta nói, và cuối cùng họ treo ông ta lên và quất ông ta tàn bạo bằng thắt lưng da.

Không lâu sau đó, Phòng 610 gửi tôi đến Trại Lao động cưỡng bách Fangqiang tại tỉnh Giang Tô. Trại lao động này được khen tặng là một ‘trại lao động văn minh’, khi mà kỳ thật đó là một nơi tà ác để bức haị các học viên Pháp Luân Công. Đội 2 của trại lao động đặc biệt là một căn cứ để bức hại. Một học viên tên là Zhang Qihu bị giam nơi đó lúc bấy giờ. Tôi nghe nói ông ta có bằng Thạc sĩ và là một giảng viên tại Đại học Sư phạm Xuzhou. Vì ông ta là một nhà trí thức, ông ta bị đặt vào danh sách như là người then chốt mà phải ‘chuyển hóa’ bởi các chính quyền trại lao động.

Để buộc Thạc sĩ Zhang từ bỏ tập luyện Pháp Luân Công, các lính canh tà ác dùng đủ các phương cách trên ông ta, kể cả cấm ngủ, lao động nô lệ quá độ, và kéo lôi cả người trong gia đình ông. Nhưng tất cả các điều ấy đều thất bại không hạ được ý chí của thạc sĩ Zhang.

Một sáng, phần đông các học viên Pháp Luân Công trong Đội 2 bị mang ra để làm lao động cưỡng bách, và có chỉ một mình tôi và một vài học viên khác bị bỏ lại trong phòng giam. Rất yên tịnh. Sáng sớm hôm đó, tôi đã nhìn thấy một lính canh gọi thạc sĩ Zhang đến văn phòng. Tôi nghĩ lúc bấy giờ, “Không biết họ sẽ làm gì với ông ta hôm nay?” Vào khoảng 10:00 giờ sáng, chúng tôi nghe những tiếng kêu thét xé tim ra từ văn phòng. Chúng tôi giật mình và đứng dậy đồng thời, “Chuyện gì vậy?” “Ai vậy?” Lúc bấy giờ, cả bầu không khí trong phòng giam xem như đông lại. Tất cả chúng tôi đều có cùng cảm giác, có lẽ đó là tiếng của các lính canh đang tra tấn thạc sĩ Zhang.

Sau đó, thình lình mọi điều trở lại im lặng.

Khoảng mười phút sau, chúng tôi nghe một trận tiếng kêu thét ra từ văn phòng. Tôi cảm thấy như tim tôi bị đâm thủng, và nó đập rất nhanh. Cảm giác như là tôi đang ngộp thở. Sau đó, từ xa, tôi có thể nghe các học viên khác la lớn lên, “Hãy ngưng đánh người! Hãy ngưng đánh người!” Sau đó chúng tôi nghe thêm một vài trận tiếng kêu thét nữa.

Hai ngày sau, tôi nghe từ một người tù xì ke mà được chỉ định để theo dõi thạc sĩ Zhang nói rằng đó là thạc sĩ Zhang đã kêu thét ngày đó.

Té ra, các lính canh đã nổi giận và tức giận vì thạc sĩ Zhang từ chối buông bỏ tu luyện Pháp Luân Công, và họ quyết định tra tấn ông sáng hôm đó. Họ gọi thạc sĩ Zhang đến văn phòng, và năm sáu người lính canh đã đẩy ông ta vào một chiếc ghế và còng hai tay và hai chân của ông vào hai chiếc ghế khác như vậy ông không thể cử động, bị cứng đơ.

Trưởng đội Xu ngồi ở sau bàn đối diện với thạc sĩ Zhang và để một chân lên bàn. Sau khi họ kèm kẹp thạc sĩ Zhang xong, y chuyển qua cây cùi điện và chơi nó trong tay y. Cây cùi điện cho thấy những tia lửa xẹt màu xanh và phát ra một tiếng động xịt xịt ghê rợn. Sau đó y nói với thạc sĩ Zhang, “Vậy, ông đã suy nghĩ kỹ chưa?” Thạc sĩ Zhang bình tĩnh nói, “Tôi đã nói với ông điều gì tôi muốn nói. Không có gì thay đổi.” Sau đó Xu nói, “Vậy thì đừng trách chúng tôi điều mà chúng tôi sẽ làm. Tôi không tin là tôi không thể trị ông.” Sau đó y hướng về các lính canh khác, và tức thời họ bắt đầu châm điện giựt các nơi yếu điểm trên thân thạc sĩ Zhang.

Một vài phút sau, Xu hỏi thạc sĩ Zhang, với một nụ cười hài lòng trên gương mặt, “Vậy bây giờ thì sao? Bây giờ chắc ông đã đạt được một sự hiểu biết mới nào đó.” Nhưng thạc sĩ Zhang không chịu thua và lạnh lùng nói với họ họ đã vi phạm luật pháp một cách cố ý.

Cảnh sát sau đó lại tấn công ông với các cùi điện. Đến một lúc, họ dùng bốn cây cùi điện giật ông cùng một lúc, cho đến khi ông bất tỉnh.

Đoạn sau đây là từ LHQ Hiệp ước Chống Tra tấn và các sự Đối xử hoặc Hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ phẩm giá khác người’

“Từ ngữ ‘tra tấn’ có nghĩa là bất cứ hành động nào mà sự đau đớn hoặc khổ sở nặng nề, cho dù là thể chất hoặc tinh thần, được áp đặt một cách cố ý lến một người với mục đích như là đạt được của họ hoặc một người thứ ba các tin tức hoặc một sự tự thú, trừng phạt họ cho một hành động mà họ hoặc một người thứ ba đã phạm phải hoặc bị nghi ngờ là đã phạm phải, hoặc làm khiếp sợ hoặc ép buộc họ hoặc một người thứ ba, hoặc vì một lý do gì dựa trên sự kỳ thị bất kỳ lọai nào, khi mà sự đau đớn hoặc khổ sở như vậy áp đặt bởi hoặc từ nơi sự thúc dục hoặc với sự đồng ý hoặc thuận ý của một viên chức chánh phủ hoặc một người khác mà hành động trong một vị thế chính thức.” (trích từ https://www.unhchr.ch/html/menu3/b/h_cat39.htm)

Rõ ràng, thể theo định nghĩa này, cho dù là đối với người đàn ông mà bị bắt lầm và bị đánh bởi cảnh sát hoặc thạc sĩ Zhang, mà bị tra tấn bằng cùi điện, họ đều là nạn nhân của sự tra tấn.

Theo tôi biết, tại Trại lao động cưỡng bách Fangqiang, thạc sĩ Zhang không phải là học viên Pháp Luân Công duy nhất mà bị tra tấn bằng châm điện giật, và tối thiểu nhiều chục người khác cũng đã bị chịu đựng cùng một hình thức tra tấn đó. Với thời gian qua, tôi cũng được biết rằng các lính canh không những thường nhật tra tấn các học viên Pháp Luân Công, họ cũng thường châm điện giật các tù nhân khác. Trong các sở cảnh sát tại Trung quốc, nhiều người thường bị chịu đựng các sự đánh đập tương tợ như người đàn ông trung niên mà đã la lớn, phản đối để nói lên sự vô tội của ông ta.

Nói tóm lại, các chứng cớ rất nhiều cho thấy rằng trong một thời gian lâu dài, dưới sự độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự tra tấn là thường nhật tại các sở cảnh sát, nhà tù và trại lao động của Trung quốc. Nó vẫn luôn hiện hữu trong quá khứ, và vẫn còn hiện hữu ngày nay. Nó xảy ra cho các tù nhân lương tâm trên diện rộng, và cũng xảy ra cho các người khác, kể cả người dân thường. Đó là vì sự chận đứng tin tức của chế độ, mà một hành vi đáng trách như vậy không bao giờ được phơi bày đầy đủ.

Trước công chúng, cái nét đặc thù của chế độ là che đậy các sự thật bằng cách dùng những chữ nghe cao thượng. Tuy nhiên sự thật là hành động của nó là hoàn toàn trái ngược với “tuyệt đối không dung thứ sự tra tấn,” và các hành động và chính sách của nó thúc đẩy và khuyến khích sự sử dụng tra tấn. Trung quốc không có “tiến bộ khả quan về nhân quyền” chút nào cả. Không phải các báo cáo về Trung quốc bởi LHQ về Tra tấn là “lăng nhục, bất kể sự thật, và tạo chứng cớ” như chế độ Trung quốc đã buộc tội chúng. Thay vì vậy đó là các đại diện chính thức của chế độ Cộng sản, bất kể các sự thật, đã công khai nói láo và làm mọi việc mà họ có thể để che đậy các sự thật.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/1/190696.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/12/23/103219.html
Đăng ngày 28-12-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share