[MINH HUỆ 05-06-2012]

Sư phụ đề từ “Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân”

Phần I. Sư Phụ truyền Pháp tại Trung Quốc

1. Sư phụ tổ chức bảy khóa giảng Pháp ở Trường Xuân

Ngày 13 tháng 05 năm 1992 đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Sư phụ hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. Vào ngày đó, khóa giảng Pháp đầu tiên của Sư phụ được tổ chức tại trường Trung học số 5 Trường Xuân.

Sư phụ giảng, “Chư vị ngồi tại đây, trong khóa giảng đầu tiên này. Điều này thật sự trân quý. Những thứ mà tôi đã cấp cho chư vị, chư vị sẽ không thể nào đắc được bất kể là bao nhiêu năm đi nữa.” (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/18035-hoi-tuong-lai-cac-khoa-giang-phap-luan-cong-dau-tien-tai-truong-xuan-nam-1992.html).

Sư phụ tổ chức khóa giảng Pháp thứ hai cũng tại trường học trên từ ngày 25 tháng 05 đến ngày 03 tháng 06 năm 1992. Số học viên tham dự tăng từ 180 ở khóa đầu tiên lên 250 ở khóa thứ hai.

Giấy chứng nhận tốt nghiệp và thẻ học viên

Sư phụ hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng dưới hình thức Khí công, do đó hai khóa giảng đầu tiên thu hút rất nhiều những người đam mê Khí công. Cũng có một số là cư sĩ Phật giáo. Để giúp các học viên hiểu thấu các Pháp lý, Sư phụ đã tự mình tổng hợp tài liệu giảng dạy cho khóa học thành cuốn “Pháp Luân Công” và đưa mỗi học viên một bản copy vào buổi giảng đầu tiên của mỗi khóa học.

Ngay từ ban đầu Sư Phụ đã giảng rõ rằng Pháp Luân Công không phải là Khí công thông thường. Sư phụ giảng về những đặc điểm cơ bản của Khí công:

“Vì vậy, ở cấp thấp, khí công có thể làm thay đổi các trạng thái vật lý của thân thể con người, đạt đến mục đích chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe (khu bệnh kiện thân); Ở cấp cao, khí công chính là tu luyện bản thể.” (Chương I, Pháp Luân Công)

“Khí công thật ra đã có mặt ở Trung Hoa với mục đích rất thuần túy là tu luyện bản thân con người.” (Chương I, Pháp Luân Công)

“Ðể giúp cho nhiều người luyện công lên cao được, đồng thời vẫn thỏa mãn yêu cầu của phần đông những người quyết chí tu luyện, tôi đã chỉnh đốn lại và cập nhật toàn bộ các phương pháp tu luyện này để thích hợp cho việc quảng bá trong quần chúng, mặc dù được sửa đổi, nó vẫn vượt xa những kết quả và trình độ khi tập luyện các công pháp khác.” (Chương II, Pháp Luân Công)

Như vậy học viên phải có một lượng Đức lớn và tập trung vào tu luyện tâm tính đồng thời tập luyện các bài công pháp. Họ phải đồng hóa với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ và từ bỏ truy cầu danh lợi và những chấp trước khác nhau. Sư phụ cũng giảng cho những người yêu thích Khí công rằng nguyên nhân của việc luyện công mà không tăng công là do họ không đắc được chính Pháp và không chú trọng tu luyện tâm tính.

Sau khóa giảng thứ hai Sư Phụ đạp xe đạp, một chiếc xe cũ kỹ cọc cạch, và đi vòng khắp thành phố Trường Xuân, thanh lý cả thành phố và gắn các khí cơ. Sư Phụ nói với một học viên lớn tuổi, “Cả thành phố Trường Xuân đã được đặt các khí cơ, như vậy chư vị có thể luyện công bất cứ nơi nào.” (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/17460-hoi-tuong-cua-mot-hoc-vien-ve-nhung-ngay-da-qua-voi-su-phu-tai-khoa-giang-phap-lan-thu-hai.html)

Câu lạc bộ Hàng không Trường Xuân

Khóa giảng Pháp thứ ba được tổ chức tại câu lạc bộ Hàng không Trường Xuân ở công viên Thắng Lợi từ ngày 26 tháng 08 đến ngày 04 tháng 09 năm 1992. Có khoảng 550 người tham dự. Trong khóa học này, giữa các bài giảng, Sư Phụ cũng đã tổ chức một cuộc gặp mặt đặc biệt mà tại đó Ngài đã điều chỉnh thân thể của học viên và các thành viên trong gia đình họ miễn phí. Sư phụ giảng, “Miễn là tôi còn có thể cứu độ chư vị, tôi sẵn sàng phó xuất vô điều kiện.” Ít nhất 300 người đã nhận được lợi ích từ cuộc gặp mặt đó. Chúng tôi thấy Sư phụ xoay cả hai tay về bên trái trước, sau đó sang bên phải, như thể là Ngài đang chuyển một Pháp Luân khổng lồ vậy. Chỉ có vậy mà Sư phụ đã loại bỏ bệnh tật của tất cả mọi người và chúng tôi đều kinh ngạc và trở nên thực sự xúc động.

Từ ngày 08 đến 17 tháng 09 năm 1992, Sư Phụ đã giảng Pháp khóa thứ tư tại Hội trường Tỉnh ủy. Sau đó, Sư phụ truyền công giảng Pháp ở các địa phương khác nhau trên toàn quốc. Sư phụ trở về Trường Xuân để giảng cho khóa học thứ năm vào trung tuần tháng 06 năm 1993, có khoảng 1.000 người đã tham dự.

Trong năm khóa giảng đầu tiên, Sư phụ thường giảng Pháp trước sau đó nhờ các học viên lâu năm làm mẫu động tác các bài công pháp. Còn Sư phụ đi xung quanh để sửa các động tác sai của từng học viên. Đồng thời, Ngài cũng tịnh hóa cơ thể cho học viên. Bắt đầu từ khóa giảng thứ sáu, Sư Phụ bắt đầu điều chỉnh và tịnh hóa cơ thể của học viên trên diện rộng.

Một học viên nhớ lại: Sau buổi học đầu của khóa học, Sư phụ dự trù thanh lý cơ thể của chúng tôi. Sư phụ yêu cầu các học viên đứng lên và thư giãn. Ngài bảo chúng tôi nghĩ đến chỉ một thứ bệnh mà mỗi người có. Sư phụ đứng trên bục giảng và nói, “Thư giãn! Thư giãn!” và sau đó thình lình Ngài vẫy bàn tay phải của Ngài và nói, “Đi đi!” Sau đó Sư phụ vỗ hai tay hai lần. Hình như Sư phụ đã vứt đi cái gì đó. Khi Sư phụ vẫy tay, tôi nhìn thấy một tia chớp sáng màu xanh nhạt nơi bàn tay mặt của Sư phụ. Khi tôi tham gia lớp học buổi tối của Sư phụ, tôi nhìn thấy tia chớp sáng như ở lớp buổi sáng. Tôi tin nó là sự thật. Sau này, tôi nghe nói có người khác cũng nhìn thấy tia sáng chớp nơi bàn tay phải của Sư phụ. (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/2108-tham-gia-khoa-day-cua-su-phu-tai-truong-xuan.html)

Giảng đường Minh Phóng Cung tại Đại học Cát Lâm

Hai khóa giảng cuối cùng đã được tổ chức tại giảng đường Minh Phóng Cung của Đại học Cát Lâm.

Một học viên nhớ lại, “Trong khóa truyền công giảng Pháp lần thứ 6 (từ ngày 27 tháng 06 đến 04 tháng 07 năm 1993), Sư phụ đã truyền Pháp ở tầng cao hơn một chút. Khi thuyết giảng về thiên mục, Sư phụ đề cập đến vấn đề của các không gian khác. Ở các không gian khác có cùng khái niệm thời – không như không gian này của chúng ta, mọi sự mọi vật đều có hình thái tồn tại riêng của chúng. Sư phụ thấy rằng chúng tôi không thể hiểu thấu được những gì Ngài giảng nên đã cầm lấy chiếc chén ở trên bàn và đặt lên tay phải của Ngài. Ngài yêu cầu tất cả mọi người phải quan sát kỹ lưỡng dù thiên mục đã được khai mở hay chưa. Sư phụ dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái từ từ kéo từ chiếc chén ban đầu ra một chiếc chén nhỏ hơn. Chiếc chén nhỏ hơn nhìn giống y hệt nhưng kích thước thì chỉ bằng ¼ chiếc chén ban đầu. Sư phụ hỏi, “Tất cả chư vị đều nhìn thấy rõ ràng cả chứ?” Mọi người đều trả lời đầy phấn khích, “Đều nhìn rõ ạ!” Sau đó, Sư phụ từ từ đặt chén nhỏ vào trong chiếc chén ban đầu. Chúng tôi có thể nhìn thấy rõ ràng chiếc chén nhỏ dần dần hợp nhất vào trong chén ban đầu. Sư phụ cho chúng tôi nhìn thấy một cái gì đó thực sự tồn tại trong một không gian khác, mà không thể được giải thích bằng khoa học đương thời. Do đó Sư Phụ giảng,

“Người ta hỏi vũ trụ to đến đâu; tôi nói với mọi người rằng, vũ trụ này có biên giới; nhưng tại tầng như tầng Như Lai mà xét, thì thấy nó là vô biên vô tế, to lớn vô hạn. Mà nội bộ thân thể con người, từ phân tử cho đến vi lạp tại vi quan trở xuống lại to lớn như vũ trụ này; nghe vậy mà thấy quá huyền hoặc. [Khi] tạo thành một cá nhân, một sinh mệnh, [thì] tại [mức] cực vi quan đã tạo nên thành phần sinh mệnh đặc định của nó, bản chất của nó. Do đó những điều nghiên cứu của khoa học hiện đại còn xa mới đến chỗ này; [nếu] so sánh với các sinh mệnh ở các tinh cầu có trí huệ cao cấp trong toàn vũ trụ này, [thì] mức độ khoa học kỹ thuật của nhân loại chúng ta còn thấp lắm. Ngay cùng một lúc ở cùng một chỗ có các không gian khác, [mà] chúng ta đều không đột phá đến được; còn đĩa bay của tinh cầu khác lại trực tiếp đi trong không gian khác; khái niệm thời-không của nó khác hẳn, do đó nó nói đến là đến, nói đi là đi, mau lẹ quá đến nỗi nếu dùng quan niệm của con người thì không thể tiếp thu được.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân) (Trích từ bài chia sẻ: https://en.minghui.org/html/articles/2004/5/19/48273.html#.UCY4z6ZS0l0)

Sư phụ đã tổ chức khóa giảng Pháp thứ bảy từ ngày 29 tháng 04 đến ngày 08 tháng 05 năm 1994 cũng tại giảng đường Minh Phóng Cung. Ngoài các học viên tỉnh Cát Lâm ra, hơn 700 học viên từ các tỉnh khác đã đến tham dự, bao gồm cả Thanh Hải, Nội Mông, Sơn Đông, Bắc Kinh, và Hắc Long Giang. Để đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người, hàng ngày Sư phụ tổ chức một lớp ban ngày và một lớp vào ban đêm, do đó tạo điều kiện cho hơn 3.000 học viên tham dự các bài giảng.

Bản hiệu chỉnh của cuốn Pháp Luân Công Trung Quốc đã được xuất bản trong tháng 12 năm 1993. Sau đó Sư phụ thu âm tất cả các bài giảng dựa trên những gì Ngài đã thuyết giảng ở các địa điểm khác nhau và nhờ các học viên ghi lại thành tài liệu. Sau khi Sư phụ hiệu đính lại, các bài giảng này đã trở thành cuốn sách thần thánh Chuyển Pháp Luân.

Không lâu sau khi cuốn Chuyển Pháp Luân được xuất bản vào ngày 04 tháng 01 năm 1995, cuốn Pháp Luân Công Trung Quốc đã ngừng xuất bản và tên của cuốn sách đã được thay đổi thành Pháp Luân Công.

Từ Hàng Tự (Am Ni cô)

Trong khóa giảng Pháp thứ 7, một điều tuyệt vời nữa đã xảy ra. Bên cạnh Đại học Cát Lâm là Từ Hàng Tự, tại đó ni cô Tịnh Không là trụ trì. Sư cô lúc đó đã 80 tuổi và có các triệu chứng của một cơn đột quỵ. Một học viên đến thăm am đã nói rằng bà nên đến Trường Xuân để học Pháp Luân Công và các bài công pháp. Ni cô Tịnh Không trả lời ngay lập tức,“Chân Phật đến đây rồi! Sư phụ của tôi đã đến đây rồi! Xin hãy đưa tôi đi gặp Sư Phụ Lý Hồng Chí vào ngày mai. Tôi phải đi đến đó!” Ngày hôm sau bà đến giảng đường, Sư phụ đưa bà vào văn phòng và mời bà uống nước và ngồi xuống, tuy vậy toàn bộ thời gian Sư phụ chỉ mỉm cười mà không nói một lời nào. Khi lớp học bắt đầu, bà ngồi gần Sư phụ và nghe giảng đến cuối bài giảng của buổi học hôm đó. Sau khi bài giảng kết thúc, bà vui mừng nói, “Bây giờ tôi đã hiểu tất cả mọi điều, tôi sẽ từ bỏ tất cả tâm chấp trước của mình.” Bà cũng nói với mọi người rằng Sư Phụ đã thanh lý bệnh tật của bà và cho biết bà có thể đạt viên mãn trong hai năm tới.

Khi ni cô Tịnh Không trở lại am, tất cả các ni cô đã ngạc nhiên khi thấy rằng bà tràn đầy năng lượng. Trước kia bà không biết cách ngồi thiền nhưng sau khi tham dự khóa giảng bà đã có thể bắt chéo hai chân ngồi thế kiết già. Đúng hai năm sau, vào năm 1996, bà li thế trong khi thiền định. Xá lợi tử với ngũ quang thập sắc đã được tìm thấy sau khi cơ thể của bà được hỏa táng.

Tổng kết lại, từ ngày 13 tháng 05 năm 1992 đến ngày 08 tháng 05 năm 1994 Sư phụ đã thuyết giảng tổng cộng bảy khóa giảng ở Trường Xuân. Chỉ riêng tại Trường Xuân, hơn 7.000 người may mắn, đã được nghe Sư phụ giảng Pháp trực tiếp. Đúng như Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân,

“Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng… sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường.”

Chứng kiến ​​những gì Sư Phụ đã giảng và làm cho chúng tôi, chúng tôi bắt đầu hiểu những gì Sư phụ nói trong Chuyển Pháp Luân:

“Bởi vì độ nhân không nói điều kiện, không tính công, không kể thưởng, cũng không kể danh tiếng; so với những nhân vật mẫu mực nơi người thường thì cao hơn hẳn; nó hoàn toàn phát xuất từ tâm từ bi.”

2. Thần tích hiển hiện trong các khóa giảng Pháp của Sư Phụ

Trong bảy khóa giảng, Sư phụ đã cho mọi người thấy rất nhiều thần tích phi thường. Những người tham dự hai khóa học đầu tiên phần lớn là những người yêu thích Khí công, Sư phụ đã điều chỉnh cơ thể cho họ ngay tại khóa giảng. Có hai học viên bị gù lưng nhưng Sư phụ đã uốn thẳng lại. Ngay lập tức họ trông cao hơn nhiều. Mọi người đều thấy rất ngạc nhiên.

Trong khóa giảng thứ ba, có một học viên là bệnh nhân bị liệt sau khi bị một bao gạo đập vào, đã tham dự các bài giảng. Cô đã đi chữa ở nhiều nơi nhưng đều không thành công. Gia đình cô đã đưa cô đến trên cáng. Một vài bệnh nhân khác cũng từ bệnh viện đến tham dự bài giảng. Trước khi bắt đầu bài giảng, Sư phụ đã tự mình tịnh hóa cơ thể của cô. Ngài vỗ nhẹ phía trước và sau của cô trước khi yêu cầu cô ngồi dậy, và sau đó cô ngồi dậy. Sư phụ yêu cầu cô đứng lên, và cô đã làm theo. Sư Phụ nói cô ấy đi bộ xung quanh lớp học, và cô đã thực sự đi bộ xung quanh! Gia đình cô và các bệnh nhân khác, tất cả đều tỏ lòng biết ơn Sư phụ. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình của cô đã bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.

Trong khóa giảng Pháp thứ tư, Sư Phụ yêu cầu nhiều học viên đứng lên bục giảng. Một nữ học viên trong số đó có một khối u lớn trong bụng. Khi Sư phụ tịnh hóa cơ thể cô, máu và mủ chảy xuống quần của cô, khối u đã bị phá hủy và cục lồi trên bụng cô biến mất. Rất nhiều học viên đều đã tận mắt chứng kiến các thần tích. (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/1952-hoi-tuong-nhung-ngay-su-phu-truyen-phap-tai-thanh-pho-truong-xuan-phan-i.html)

Trong khóa giảng Pháp thứ 7, ngày 06 tháng 05 năm 1994, một kỹ sư lâu năm 67 tuổi tên là Lý Phương Minh, người đã bị đột quỵ trong bốn năm, muốn chụp hình với Sư Phụ sau bài giảng. Ông ngồi trên một cái ghế và cầm ba-toong của mình. Sư Phụ nói với ông rời ghế và bỏ ba-toong xuống. Ông từ từ đứng lên và ném ba-toong đi, ông đặt chân trái của mình xuống đất trước, sau đó đặt chân phải, và cuối cùng đi vòng quanh quảng trường bên ngoài cổng trước. Mọi người đều ngạc nhiên và thốt lên: “Thật kỳ diệu!” Sau này, vợ ông đã gửi Sư phụ một bức thư, nói rằng bà sẽ tu luyện Pháp Luân Công tinh tấn để hồi báo đại ân của Ngài. (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/1952-hoi-tuong-nhung-ngay-su-phu-truyen-phap-tai-thanh-pho-truong-xuan-phan-i.html)

Ông Lý Phương Minh và bức thư cảm tạ

Một ngày khác, một người đàn ông trong bộ đồng phục đường sắt của mình vội vã chạy vào lớp học. Ông ấy khoảng 50 tuổi. Ông chạy về phía trước với bàn tay để thế hợp thập và sau đó chạy lùi lại. Ông chạy ngay lập tức đến chỗ Sư phụ đứng và liên tục khấu đầu lạy tạ Sư phụ. Nước mắt tuôn rơi và ông kể rằng mình đã từng bị một cơn đột quỵ. Ông đã rất phấn khích, và ông đập cây gậy chống của mình xuống sàn bê tông khi đi xung quanh khu vườn trong giảng đường. Ông nói rằng ông sẽ nói lời tạm biệt với cây gậy mãi mãi. Trước tình cảnh ấy, Sư Phụ đã rất điềm tĩnh. (Trích từ bài chia sẻ: https://en.minghui.org/html/articles/2006/12/7/80626.html#.UCaMBKZS0l0)

 

Khối huyết não của người đàn ông này đã được thanh lý

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Còn một sự kiện nữa ở Trường Xuân. Có học viên mà bên cạnh nhà là một cao ốc đang xây; hiện nay các tòa nhà này được xây rất cao; giàn giáo của nó toàn là những ống sắt dày hai tấc, dài bốn mét. Học viên này vừa ra khỏi nhà không xa thì một chiếc ống sắt từ trên tầng cao kia rơi thẳng đứng xuống, lao thẳng xuyên vào đỉnh đầu của anh này; mọi người trên phố trông thấy thảy đều kinh sợ. Anh ta nói: ‘Ai vỗ tôi thế?’ Anh ấy vẫn tưởng rằng ai đó đang vỗ lên đầu của mình. Đúng lúc tích tắc quay đầu nhìn lại, [anh ta] thấy trên đỉnh đầu [mình] là một Pháp Luân lớn đang quay; chiếc ống sắt thuận theo đầu mà trượt xuống. Trượt xong nó cắm dựng đứng xuống đất. Nếu [ống sắt] ấy mà thật sự cắm vào thân người, thì mọi người thử nghĩ xem, nó nặng nhường ấy, thì như là xuyên qua kẹo hồ lô, xuyên một cái là từ trên xuống dưới; rất nguy hiểm vậy.”

Người học viên mà Sư phụ đề cập đến trong đoạn giảng Pháp trên nhớ lại: Nhà tôi gần một công trường xây dựng. Một ngày nọ, khi tôi đi ngang qua đó, một ống kim loại đột ngột rơi từ trên cao xuống đầu tôi. Nó đâm vào đầu tôi, sau đó bị kẹt đứng trên mặt đất bên cạnh tôi. Đầu của tôi đã có một vết lõm nhỏ, nhưng không thấy chảy máu hoặc cảm thấy đau gì cả. Tôi hỏi, “Ai vỗ vào đầu tôi thế?” Khi quay lại, tôi thấy một Pháp Luân màu trắng đang quay và bay lên! Pháp môn tu luyện này quả thật là tốt, tôi thực sự tin như vậy. (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/17333-chung-kien-su-phu-giang-phap-trong-nhung-nam-dau-o-truong-xuan-ong-sat-roi-vao-dau-toi.html)

Sư Phụ cũng đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Trước đó chúng tôi dạy tại trường Đại học Cát Lâm, có một học viên từ cổng chính Đại học Cát Lâm đi ra; đang dắt xe vừa đến giữa thì hai chiếc xe [ô-tô] đột ngột chạy tới kẹp ngay anh ta vào giữa, trông thấy thì như là đâm rồi; nhưng [vị này] không hề sợ. Thông thường chúng ta gặp những tình huống như thế này đều không sợ hãi; tại đúng tích tắc ấy, [hai chiếc] xe dừng lại, và không xảy ra vấn đề gì.”

Sư Phụ đã đứng phía bên phải của lối vào trường Đại học Cát Lâm

Người học viên nói đến ở trên kể lại: Đó là nói về tôi trong câu chuyện đó. Đó là khóa giảng Pháp thứ bảy tại Trường Xuân vào tháng 05 năm 1994. Sau khi lớp học kết thúc, tôi là người cuối cùng rời Minh Phóng Cung. Tôi đang ở cửa chính của Đại học Cát Lâm và nhìn thấy Sư Phụ đang đứng nơi cánh cửa. Tôi đẩy chiếc xe đạp đến khoảng giữa đường ngang đại lộ Giải Phóng nơi đường dành cho xe chạy nhanh thì có hai xe hơi chạy đến từ phía Tây và Đông kẹp tôi vào giữa. Hai xe gần đụng tôi, nhưng cả hai đều thình lình ngừng lại. Tôi không sợ và bước vào lộ giành cho xe chạy chậm và nhìn lại phía sau tôi. Sư Phụ đang đứng nơi phía Đông của phần đường dành cho người đi bộ, và Sư phụ vẫn đang nhìn tôi. Lúc bấy giờ, tôi không hiểu tình thế cho đến khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân xuất bản năm 1995. Điều này có ý để lấy mạng tôi, nhưng Sư Phụ đã bảo hộ cho tôi và tôi cũng đã trả một món nợ sinh mạng. (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/17460-hoi-tuong-cua-mot-hoc-vien-ve-nhung-ngay-da-qua-voi-su-phu-tai-khoa-giang-phap-lan-thu-hai.html

Một học viên khác cũng được trải nghiệm về huyền năng phi thường của Đại Pháp: hai vợ chồng tôi dự định lắp cửa thép chống trộm ngày hôm đó. Chúng tôi đi đến nhà em gái tôi để lấy cửa sắt. Chồng tôi đã đạp xe ba bánh còn tôi ngồi trên đó. Trên đường trở về nhà, chúng tôi phải đi xuống một ngọn đồi dài. Có một chiếc xe kéo lớn chở đầy sỏi chạy trước mặt chúng tôi. “Rầm!” Bỗng nhiên tôi cảm thấy cái gì đó rất nặng đè xuống người tôi. Tôi tức thì bị quật ngã ngay dưới chiếc cửa sắt, cánh cửa đè lên người tôi nhưng tôi vẫn có thể nhấc đầu mình lên được. Tôi nhìn quanh và thấy một bóng đèn to như cái nồi canh ngay trước mắt. Khi nhìn kĩ lại, tôi nhận ra rằng đó là chiếc cột đèn, chiếc xe kéo đã đâm phải một cột đèn làm nó đổ xuống người tôi.

Chiếc cửa thép chống trộm đã bị uốn cong khi nó đè lên thân thể của người học viên kể trên. Để có thể sử dụng lại, chồng của cô đã uốn lại cánh cửa sắt đó nhưng phần mà đè trên hông của cô không thể sửa lại được và phần lồi lên vẫn còn trông thấy rõ ràng cho đến hôm nay. Hình ảnh này được chụp 18 năm sau khi tai nạn xảy ra.

Chồng tôi sợ tái mặt, ông nghĩ rằng tôi đã chết. Thấy ông sợ đến nỗi đờ người ra, tôi hét lên:“Nhanh lên! Hãy tìm những người khác để kéo em ra!” Khi nghe tôi gọi, ông biết rằng tôi vẫn còn sống và vội vã tìm thêm người để giúp đỡ.

Tám hay chín thanh niên từ chiếc xe kéo mà đã đâm phải chiếc cột đèn đã đến giúp chồng tôi. Tuy nhiên, họ không thể nâng nổi cột đèn lên. Một vài người đi bộ qua cũng cùng giúp đỡ. Rất khó khăn nhưng cuối cùng họ cũng khiêng cột đèn đi chỗ khác được. Sau đó tôi đứng dậy. Quần áo bẩn thỉu. Mặc dù tôi bị quật mạnh như thế nhưng lại không hề cảm thấy chỗ nào đau cả, và cũng không trầy xước hoặc chảy máu bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Lúc đó có một đôi vợ chồng cao tuổi đi bộ qua và họ đã bị sốc. Bà vợ nói, “Cô bạn trẻ, cô nên mở tiệc để mừng là vẫn còn sống sót đấy. Cô có bị chấn động không?” Chồng bà đã nói ngay lúc đó, “Bà không nên nói như thế.” Sau đó, bà vợ nói, “Ồ, xin lỗi, tôi xin lỗi. Bác định hỏi là cháu thực sự ổn chứ?” Tôi tĩnh lại một chút nhưng không thấy gì trên người cả, thậm chí đến cả một mảnh thủy tinh. Sau đó tôi nói, “Cháu thực sự ổn. Cháu tập Pháp Luân Công.”

Người lái xe kéo rất sợ hãi và vội vàng nói: “Chúng ta hãy đi đến bệnh viện.” Tôi trả lời, “Tôi ổn cả.” Nhưng ông ta vẫn lo lắng và cố gắng thuyết phục tôi “Ít nhất cô cần phải được kiểm tra qua đã.” Tôi trả lời: “Mọi thứ ổn cả. Ông có thể đi được rồi. Tôi tu luyện Pháp Luân Công.” Bỗng nhiên một người đàn ông đang lái xe trên đường dừng xe lại và nhảy ra khỏi xe, ông ta chìa thẻ nhà báo và nói với tôi rằng ông là một nhà báo và muốn phỏng vấn tôi. Tôi nói, “Tôi tu luyện Pháp Luân Công. Tôi ổn cả.”

Khi trở về nhà, chúng tôi thấy rằng hình dạng của thân thể tôi đã được in trên cánh cửa thép chống trộm. Đó là bởi vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư Phụ đã trông nom và cứu mạng tôi.

Đáng kinh ngạc hơn, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 2 giờ chiều ngày hôm đó ở thành phố Trường Xuân. Những học viên tại địa phương đã tham dự các bài giảng Pháp của Sư phụ tại Quảng Châu đã trở lại và kể lại rằng trong lớp ngày hôm đó, Sư Phụ đã đưa ra một ví dụ về một học viên bị một cột đèn quật ngã đè lên cánh cửa thép chống trộm. Khi nghe kỹ hơn, tôi biết được lúc Sư phụ đưa ra ví dụ này là khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, và chi tiết trong ví dụ chính xác hệt như những gì tôi đã trải qua. Tôi đã không nói về điều này cho bất cứ ai, nhưng Sư phụ lại biết ngay lập tức.

Điều này làm tôi nhận ra rõ ràng rằng Sư phụ ở bên cạnh chúng ta mọi lúc, chăm sóc và bảo hộ chúng ta. (Trích từ bài chia sẻ: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/23/117324.html)

3. Sư phụ diễn giải Pháp cho các phụ đạo viên tại Trường Xuân

Ngày 18 tháng 09, năm 1994, Sư Phụ đã diễn giải Pháp cho hơn 100 phụ đạo viên tại Trường Xuân tại một giảng đường trên tầng bảy của Hội trường Khoa học của Đại học Cát Lâm. Thời gian cho buổi thuyết giảng và trả lời câu hỏi đã kéo dài năm tiếng rưỡi.

Sư phụ nhấn mạnh rằng,

“Chư vị phải lý giải thấu đáo Pháp, chư vị nên chân chính nắm bắt Pháp. Chư vị nên đọc sách và nghe băng thu âm thật nhiều.” (tạm dịch)

“Tôi khuyên chư vị cứ chiểu theo bộ Pháp này mà học, miễn là chư vị học thấu Pháp thì không có câu hỏi hay vấn đề gì không thể không giải quyết được.” (tạm dịch)

“…chư vị có thể tại quê hương tôi mà đi đầu tổ chức nhóm học Pháp ngay tức thời không? – chúng ta không thể chỉ có nhóm luyện công chung. Chư vị có thể học và thảo luận với nhau từng chương, từng bài giảng. Chư vị có thể đặt định thời gian học nhóm theo cách đã làm với nhóm luyện công. Tôi nghĩ việc này sẽ có lợi ích hơn, có định hướng, và trong tương lai nó cũng giúp chúng ta chiểu theo Pháp mỗi khi gặp vấn đề thực tế. Chư vị [đi] khởi đầu, và nó sẽ khởi tác dụng cho các trạm phụ đạo trên toàn quốc. Sau đó các vùng khác trên toàn quốc có thể học theo. Điều này sẽ phi thường tốt đối với việc đề cao nhận thức của chư vị. Đây là kiến nghị của tôi.”

(“Giảng Pháp cho các phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân“, Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải, tạm dịch)

Sư phụ cũng giảng rõ rằng tu luyện trong Đại Pháp và đề cao tâm tính sẽ tạo ra (và đến bây giờ vẫn đang) ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Sau buổi giảng Pháp này, các phụ đạo viên tại các địa phương đã tổ chức cho học viên học Pháp thường xuyên hơn với mục đích ghi nhớ được Pháp nhiều hơn. Kết quả là trong một thời gian ngắn họ đã trải nghiệm được những tiến bộ vượt bậc trong nhận thức của họ cũng như sự thấu hiểu Pháp. Dần dần, họ bắt đầu đặt mục tiêu đề cao tâm tính thành ưu tiên hàng đầu trong tu luyện cá nhân.

Trong tháng 08 năm 1995, Cuốn “Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải” đã được xuất bản bởi Công ty xuất bản Trường Xuân. Cuốn sách này tập hợp các bài giảng Pháp và phần Vấn – Đáp mà Sư Phụ đã giảng tại Trường Xuân, Bắc Kinh và Quảng Châu cho các phụ đạo viên.

Băng rôn kỷ niệm việc xuất bản Chuyển Pháp Luân

Ngày 04 tháng 01 năm 1995, một buổi lễ đã được tổ chức tại Hội trường Đại học Cảnh sát Bắc Kinh để kỷ niệm việc xuất bản sách Chuyển Pháp Luân và tổng hợp các hoạt động giảng dạy. Sư phụ đã tổng kết về quá trình giảng Pháp của Ngài tại Trung Quốc. Sau buổi lễ, Sư phụ sẽ đi các nước khác để giảng Pháp và sẽ không quay lại Trường Xuân trong một thời gian dài. Nhưng Sư Phụ sẽ nhớ đến các đệ tử trong tâm trí, đặc biệt là quan tâm đến sự phát triển của các phụ đạo viên cũng như các trạm phụ đạo. Trong khi ở nước ngoài, Sư phụ đã viết rất nhiều kinh văn để chính lại những sai lệch mà Ngài thấy trong quá trình tu luyện của chúng tôi. Những bài Kinh văn này bao gồm: “Phụ đạo như thế nào”, “Không phải làm công, mà là tu luyện”, “Xả bỏ chấp trước hơn nữa”, “Tu luyện và công tác”, “Kim cương”, “Tu luyện và phụ trách”, “Pháp định”, “Người phụ trách phải là người tu”, “Lại nhận định về tiêu chuẩn”.

Mỗi lần Sư phụ trở lại Trường Xuân, bất kể Ngài ở lại bao lâu, Ngài đều gặp các học viên địa phương. Một học viên có vấn đề với vợ của mình trong cuộc sống. Sư phụ đã đề cập đến trường hợp cụ thể này và yêu cầu các phụ đạo viên địa phương giúp anh ấy đề cao.

Tôi nhớ một lần sau khi trở về từ nước ngoài, Sư phụ đã gặp một số phụ đạo viên tại Quảng trường Văn hóa. Đó là một ngày mưa, nhưng ngay khi Sư phụ đến, trời hết mưa ngay lập tức. Các học viên đứng xung quanh, Sư phụ đã giảng Pháp trong thời gian ngắn và trả lời các câu hỏi. Mặc dù Sư phụ giảng không nhiều, nhưng dường như tất cả các lời phàn nàn, xung đột, mất cân bằng giữa các học viên đều được giải quyết. Mọi người đều cảm nhận rõ ràng lòng từ bi, phong thái hòa nhã và năng lượng của Sư Phụ.

Sư Phụ đã giảng,

“Tôi thường nói, nếu tất cả những gì một người muốn chỉ là điều tốt cho người khác, thì những điều anh ta nói ra có thể làm người nghe cảm động khóc lên được. Tôi không chỉ giảng Pháp, tôi còn để lại cho quý vị cách hành xử của tôi. Trong công tác, giọng nói, lòng tốt, và tính hợp tình hợp lý của quý vị sẽ cảm hóa lòng người; còn dùng mệnh lệnh thì không thể được! Nếu lòng người chưa thật sự được thuyết phục, thì họ cũng chỉ chấp hành theo cái vỏ bề ngoài thôi, còn họ sẽ tự hành động theo cách riêng của họ khi không có người khác bên cạnh.” (“Tâm thanh tỉnh“, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cuộc gặp gỡ nói trên đã được tổ chức vào mùa hè năm 1997, và vào ngày 03 tháng 08 năm ấy, kinh văn “Theo đường giữa” được Sư phụ công bố.

Ngày 26 tháng 07 năm 1998, Sư Phụ đã trở lại Trường Xuân một lần nữa và giảng Pháp cho các phụ đạo viên tại khách sạn Lý Lạp. Để cho những người ngồi ở phía sau có thể nhìn thấy Ngài, Sư phụ ngồi lên một chồng ghế gồm nhiều ghế xếp lên nhau và giảng Pháp trong năm giờ liền. Đây là lần cuối cùng mà Sư Phụ giảng Pháp ở Trung Quốc. Một năm sau cuộc bức hại khủng khiếp đã quét qua Thần Châu (Chú thích của người dịch: Trung Quốc, vùng đất của Thần), và một trận chiến giữa thiện và ác bắt đầu mở ra.

Sư Phụ giảng,

“Trong quá trình tu luyện, nếu chư vị có thể bảo vệ Ðại Pháp trong mọi tình huống khác nhau khi xã hội và đủ loại người gây trở ngại cho chúng ta, có phải đây là hộ Pháp không?”

“Còn về những người xấu và làm điều xấu ác, và nếu họ còn có thể được cứu độ, thì chúng ta có thể tìm cách để lay chuyển họ để họ được cứu độ. Nếu họ nhất định làm theo những gì họ muốn và vẫn hành động điên cuồng, thì chúng tôi sẽ ứng phó với họ khi đến lúc. Cũng có thể là họ đã được dùng để thử thách các học viên chúng ta. Khi quá trình tu luyện của chúng ta kết thúc, chắc chắn họ phải đền bù tất cả những gì họ gây ra.” (“Pháp giảng – Buổi họp phụ đạo tại Trường Xuân – Phần Vấn Đáp 26-07-1998“)

Đọc kỹ lại bài giảng thì Sư phụ đã nói với các học viên về những việc cần làm trước khi cuộc bức hại diễn ra. Chỉ là lúc đó chúng ta đã không thể hiểu được lời của Ngài.

Sư phụ giảng Pháp lý của vũ trụ cho chúng ta theo một hệ thống và thứ tự nhất định. Sư phụ đã để lại cho chúng ta hình thức bất phá của tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, điều này sẽ là nền tảng cho các thế hệ mai sau và sẽ tồn tại mãi mãi.

Vào tháng 01 năm 1999, cuốn Hồng Ngâm của Sư Phụ được xuất bản bởi Nhà xuất bản nhân dân Thanh Hải. Cuốn sách là một bộ sưu tập 72 bài thơ Sư phụ đã viết trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1976 đến tháng 11 năm 1998. Chúng tôi đã nhận được cuốn sách sau lần thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04. Những bài thơ của Sư phụ đã trở thành những hướng dẫn chỉ đạo cho tu luyện cá nhân của chúng tôi và trong thời điểm mà hoàn cảnh đang thay đổi.

(Còn tiếp…)

Từ Thông tri kêu gọi viết bài kỷ niệm 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/6/5/258465.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/7/134325.html

Đăng ngày 15-08-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share