Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 22-11-2010] Thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ nằm trên đồng bằng Tùng (Tùng Hoa Giang) và Nộn (Nộn Giang), trải qua nhiều thế hệ, hầu hết những người dân ở đây đều rất chất phác, thanh cao, nghĩa hiệp và hào phóng. Trong quá khứ thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ được gọi là Lão Bặc Khuê, tại Trát Long Hương xinh đẹp này có vùng đất ngập nước là nơi ở của loài chim di cư sếu đầu đỏ, vì thế thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ còn được gọi là Hạc Thành và Hạc Hương. Sếu đầu đỏ, còn gọi là hạc tiên, nó khiến người ta liên tưởng đến văn hóa tu luyện cổ xưa của dân tộc Hoa Hạ, liên tưởng đến người tu Đạo đắc Đạo thành tiên và cưỡi hạc về trời. Con người nơi đây có nhân duyên to lớn với Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ Lý Hồng Chí từng truyền Pháp tại Tề Tề Cáp Nhĩ vào ngày 16 tháng 7 năm 1993, rất nhiều người đã may mắn được nghe Sư phụ Lý đích thân giảng Pháp.

Khi Sư phụ Lý Hồng Chí tới thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ truyền Pháp, Sư phụ Lý ở tại Phòng 301 khách sạn Ngũ Nhất (tọa lạc ở phía Bắc Quảng trường Trung Hoàn). Sư phụ Lý thường mặc áo sơ mi trắng, trông Ngài thật kiền tịnh và thanh tao. Mỗi khi Sư phụ yêu cầu nhân viên phục vụ mở cửa phòng, Ngài luôn nói một cách lịch sự và đơn giản: “Cảm phiền chư vị mở cửa phòng nhé.” Những người phục vụ khách sạn đều cảm thấy vị khí công đại sư này thật vĩ đại, khí chất phi phàm, chắc hẳn là một bậc cao nhân, tuy nhiên vị cao nhân này đối xử với mọi người đều rất hòa ái và bình dị dễ gần.

2010-11-21-falun-gong-qiqihaer-chuanfa-01--ss.jpg
Cung văn hóa Điện Lực thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, là nơi Sư phụ Lý Hồng Chí đã truyền Pháp truyền công từ ngày 16 đến 23 tháng 7 năm 1993

2010-11-21-falun-gong-qiqihaer-chuanfa-02--ss.jpg
Khách sạn Ngũ Nhất

Khách sạn Ngũ Nhất nằm ngay gần công viên Long Sa và Cung văn hóa Điện Lực, nơi Sư phụ truyền Pháp. Sư phụ Lý thường đi dạo ở công viên Long Sa vào sáng sớm. Một ngày nọ, khi đang tản bộ tại công viên, Sư phụ nhìn thấy một người phụ nữ đang cõng một bé trai trạc 12 hoặc 13 tuổi trên lưng. Sư phụ Lý bước đến và hỏi: “Đứa bé này bị sao vậy?” Người phụ nữ đáp: “Dạ thưa bị bại liệt.” Sư phụ Lý nói cô hãy đặt đứa bé xuống. Nhưng người phụ nữ nói: “Cháu bé bị liệt ạ.” Sư phụ Lý lại nói: “Cứ đặt cháu xuống nhé.” Và cô làm y lời, sau đó Sư phụ chạm vào cậu bé hai lần, vậy là cậu bé liền có thể đứng dậy. Rất nhiều người chứng kiến lập tức vây xung quanh và kinh ngạc nói: “Đứng dậy được rồi! Đứng dậy được rồi!” Người phụ nữ ấy xúc động nói: “Thật đúng là Thần tiên rồi! Tôi xin cảm tạ Ngài!” Vừa quay đầu lại định nói “Cảm ơn”, thì nhìn một cái đã thấy vị ân nhân đi mất rồi.

2010-11-21-falun-gong-qiqihaer-chuanfa-03--ss.jpg
Công viên Long Sa

2010-11-21-falun-gong-qiqihaer-chuanfa-04--ss.jpg
Cổng vào số 2 của công viên Long Sa

Nhiều người tại Tề Tề Cáp Nhĩ đều biết rằng, ở trước cổng số hai của công viên Long Sa, người ta thường nhìn thấy một người đến từ phương Nam bán thuốc nhổ răng, một đống răng cao như một cái núi nhỏ được xếp trên quầy thuốc

Trong Bài giảng thứ bảy của quyển sách “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ Lý giảng:

“Vào thời giảng bài tại Tề Tề Cáp Nhĩ tôi có nhìn thấy một người dựng quầy ngoài phố để nhổ răng cho người ta. Nhìn qua là thấy vị này đến từ phương nam, không ăn mặc theo kiểu người vùng Đông Bắc. Ai đến cũng không từ, ai đến vị ấy cũng nhổ, răng nhổ được xếp thành một đống thế này.”

“Khoa học của Trung Quốc cổ đại khác với khoa học hiện nay mà chúng ta học từ phương tây, nó đi theo một con đường khác, có thể đưa đến trạng thái khác. Do đó không thể dùng phương pháp nhận thức của chúng ta hiện nay để nhận thức khoa học kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại, bởi vì khoa học Trung Quốc cổ đại là nhắm thẳng vào [thân] thể người, sinh mệnh, vũ trụ; nhắm trực tiếp vào những điều ấy mà nghiên cứu, do đó [nó] đi theo một con đường khác.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Năm ấy, khi giảng Pháp tại Tề Tề Cáp Nhĩ, Sư phụ Lý đả xuất ra rất nhiều Pháp Luân để tìm người hữu duyên, ngay khi lớp học còn chưa bắt đầu, một học viên nọ đã cảm nhận được Pháp Luân xoay chuyển trong cơ thể, đến khi nghe Sư phụ giảng Pháp thì mới hiểu ra. Bên cạnh đó, Sư phụ Lý còn đích thân lập trạm phụ đạo và điểm luyện công tại Tề Tề Cáp Nhĩ. Khi kết thúc khóa giảng, Sư phụ Lý không muốn các học viên tiễn đến tận ga xe lửa, nên các học viên đành phải đợi Sư phụ đi ngang qua con đường duy nhất bên ngoài Cung Văn hóa Điện lực, mới từ biệt Sư phụ, mọi người đều rơi lệ bịn rịn chia tay với Sư phụ, đưa mắt dõi theo bóng dáng Sư phụ khuất dần trong màn đêm…

2010-11-21-falun-gong-qiqihaer-chuanfa-05--ss.jpg

2010-11-21-falun-gong-qiqihaer-chuanfa-06--ss.jpgVào trước năm 1999, các học viên Pháp Luân Công tại Tề Tề Cáp Nhĩ đang luyện công một cách tường hòa và yên tĩnh

Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra lần đầu tiên tại Trường Xuân vào tháng 5 năm 1992. Tính đến nay, Đại Pháp đã hồng truyền trên 100 quốc gia với hơn 100 triệu người tu luyện (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao). Người tu luyện chiểu theo sự chỉ đạo của “Chân-Thiện-Nhẫn” để ước thúc bản thân, khiến cho thân tâm được tịnh hóa và thăng hoa.

Thế nhưng tại Trung Quốc, cao đức Đại Pháp đã bị bức hại tàn khốc nhất từ trước tới nay. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân xuất phát từ tật đố và tư lợi đã công khai phát động đàn áp Pháp Luân Công. Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Giang Trạch Dân đã ra lệnh thành lập “Phòng 610”, một tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công, có quyền lực trên cả hiến pháp quốc gia, tương tự như tổ chức “Cách mạng Văn hóa” những năm trước. “Phòng 610” triển khai thực hiện chính sách diệt chủng tất cả học viên Pháp Luân Công khắp nơi trên toàn quốc, chủ trương “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, khiến cho nhiều học viên Pháp Luân Công tại Tề Tề Cáp Nhĩ bị bức hại đến chết; nhiều người tu luyện khác bị bắt giam phi pháp, đưa vào trại lao động cải tạo, lưu lạc không nhà; vô số gia đình bị ly tán. Thậm chí các nhà tù và trại lao động còn cấu kết với Bệnh viện số một của thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ để thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đem bán trục lợi, rồi hỏa táng thi thể xóa dấu vết…

Tuy nhiên, chân lý sẽ không bị dập tắt chỉ vì cường quyền và bạo lực, người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sẽ không bị đầu độc bởi những lời dối trá, cũng không bị áp đảo và suy sụp bởi những trò tra tấn cực hình hay hành hạ đến chết. Hơn 10 năm qua, các học viên Pháp Luân Công không sợ cường quyền bạo chính, đã luôn luôn kiên định vào chính tín, vượt xa ý chí của người thường, mang tâm thái hòa bình và lý trí phản bức hại, kiên trì bền bỉ giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Công cho dân chúng. Ý chí kiên cường bất khuất tỏa sáng khắp đất trời, dùng máu và nước mắt để duy hộ chân lý và viết nên một chương lịch sử chân thật hào hùng!

Tính đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng, nghị quyết và thư hỗ trợ được trao tặng từ khắp nơi trên thế giới. Các quyển sách của Pháp Luân Công đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và xuất bản khắp thế giới. Tinh thần Chân-Thiện-Nhẫn siêu việt chủng tộc và biên giới quốc gia, được ca ngợi và tán dương rộng khắp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/22/232790.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/html/articles/2010/12/2/121740.html

Đăng ngày 04-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share