Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Ba Lan

[MINH HUỆ 04-08-2020] Pháp Luân Công là môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Với sự phổ biến ngày càng rộng và các giá trị truyền thống của Pháp Luân Công mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại các học viên Pháp Luân Công từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, đến nay đã kéo dài 21 năm.

Theo Minh Huệ Net (Minghui.org), cuộc bức hại này đã lấy đi sinh mạng của hơn 4.500 học viên Pháp Luân Công, mặc dù con số thực có thể lớn hơn rất nhiều. Hàng trăm ngàn học viên đã bị bỏ tù hoặc bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức, bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí còn trở thành đối tượng của nạn thu hoạch nội tạng sống do nhà nước hậu thuẫn.

Các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã tiến hành các hoạt động để đánh dấu thời điểm bắt đầu cuộc bức hại và nâng cao nhận thức về thực trạng ở Trung Quốc. Từ ngày 19 – 26 tháng 7, các học viên ở Ba Lan đã tổ chức nhiều sự kiện nhằm phản đối và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 21 năm.

Phản đối cuộc bức hại trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc

9b00dcfd18ebb1ad4e43d196b9c70f91.jpg

9a5e7151a3f6cfde31dca2072fcd7736.jpg

Các học viên kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc và tưởng niệm các đồng tu qua đời vì bị bức hại.

Ngày 19 tháng 7 năm 2020, các học viên đã tổ chức một cuộc kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, để nhiều người biết đến cuộc bức hại và nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, đồng thời tưởng niệm các học viên đã mất đi sinh mạng trong cuộc bức hại.

8baa3243a37bdbd292f577d5daae1a6d.jpg

d16d885a1cae29af06067bfb2cb3b0f9.jpg

Thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Gdansk, thành phố biển của Ba Lan.

Ngày 25 tháng 7, trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Gdansk, các học viên đã tổ chức buổi thắp nến tưởng niệm các học viên đã qua đời vì bị bức hại.

Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở khu phố cổ của Warsaw

6c5d2a6b223ad2ead2ffaa4decdd94fa.jpg

26435971d0f21d0a5a9144c627ab0394.jpg

da26c983df1ffcf682cf215336997c3d.jpg

11073bc7971998a0c74d63ac9337f8d0.jpg

Các học viên tổ chức các hoạt động ở Warsaw để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Nhiều người đã ký tên vào bản kiến nghị lên án cuộc bức hại.

Ngày 19 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng ở khu phố cổ Warsaw. Họ phát tờ rơi, trình diễn các bài công pháp và thu thập chữ ký. Nhiều người đã ký vào bản kiến nghị sau khi biết về cuộc bức hại.

Ở Ba Lan, lệnh phong tỏa nhằm kiểm soát đại dịch virus corona gần như đã được dỡ bỏ hoàn toàn. Người dân đổ ra đường để tận hưởng khí trời khiến cho khu phố cổ Warsaw trở nên nhộn nhịp. Nhiều người đã dừng lại, đọc các áp phích và ký tên vào bản kiến nghị.

“Tôi đã nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công lâu rồi”, một người đàn ông cho biết, “Nhưng tôi nghĩ nó không liên quan gì đến Ba Lan vì Trung Quốc cách chúng tôi rất xa. Vì vậy, trước đây, tôi không ký vào bản kiến nghị của các bạn. Giờ thì tôi nghĩ tôi đã sai.“

“Đại dịch virus corona lần này giúp tôi hiểu rằng ĐCSTQ là nguồn gốc của virus. Nhân nhượng một thế lực xấu xa sẽ làm hại người vô tội. Ai cũng nên giúp loại bỏ ĐCSTQ. Tôi đã ký vào bản kiến nghị ủng hộ Pháp Luân Công. Chúc may mắn!”

2595e5b1a6275cb127edc85399386030.jpg

Bà Regina Siejkowska trò chuyện với một học viên để tìm hiểu về Pháp Luân Công.

Bà Regina Siejkowska nhận định, “Dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ, người tốt cũng chẳng được giữ phẩm giá nữa. Họ chỉ có thể cố mà tồn tại trong cuộc bức hại này. Thế giới này thật xấu xa. Chỉ có Chúa mới có thể cứu chúng ta. Con người chúng ta phải làm hết sức mình, dù là điều nhỏ nhất, để thay đổi thế giới này. Tôi ký vào bản kiến nghị để ủng hộ Pháp Luân Công.”

Một bà lão nói: “Tôi biết dịch bệnh lần này sẽ trừ bỏ nhiều người xấu. Trời luôn tối nhất trước lúc bình minh. Tôi lo chúng ta đang phải đối mặt với một thảm họa lớn. Nhưng, liệu những người tốt có phải chết không?”

Một học viên trả lời bà: “Chúng tôi đang tìm những người tốt. Chúng tôi giúp họ biết về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Đừng lo lắng về tương lai.”

Bà lão bắt tay học viên, nói, “Tôi ký vào bản kiến nghị để ủng hộ Pháp Luân Công!”

89a59a25d09ce1bbf3a424b6f7f7c4ff.jpg

Tiến sỹ Abrha đến từ Ethiopia, một người cảm mến văn hóa Trung Quốc, ký tên vào bản kiến nghị lên án cuộc bức hại.

Tiến sỹ Abrha đến từ Ethiopia và hiện sống ở Đức. Ông thích văn hóa Trung Hoa cổ đại và đã đọc các tác phẩm của Khổng Tử. Ông đang đi du lịch ở Ba Lan và đây là lần đầu tiên ông nghe nói đến Pháp Luân Công. Ông tỏ ra rất quan tâm.

“Tôi phải đọc Chuyển Pháp Luân,” Tiến sỹ Abrha cho biết. “Một nhóm ôn hòa mà ĐCSTQ bức hại bằng mọi giá chắc hẳn phải có sức mạnh tinh thần to lớn. Tôi phải tìm hiểu về nó.”

Ông bị sốc khi biết về cuộc bức hại và thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. Sau khi ký tên vào bản kiến nghị, ông đi tham quan khu phố cổ, rồi lại quay lại sự kiện của các học viên để ngồi xem và nghe họ.

Kháng nghị trước Nghị viện

9d8b32fbd471aac95335d993b78878ae.jpg

9d8b32fbd471aac95335d993b78878ae.jpg

Kháng nghị ôn hòa trước tòa nhà Nghị viện Ba Lan tại thủ đô Warsaw

e78d7db17d748e046d0ecdfbf3c5bd65.jpg

a42d116857cdd06df4fe00fa5e4c784d.jpg

Các học viên trò chuyện với người qua đường và các chính trị gia về Pháp Luân Công và cuộc bức hại trước Nghị viện.

Các học viên đã tổ chức mít-tinh trước Nghị viện để kêu gọi chính phủ Ba Lan có các biện pháp nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Cuộc kháng nghị bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 6 giờ chiều. Các phóng viên, nghị sỹ, nhân viên và người qua đường đã dừng lại lắng nghe và bày tỏ sự ủng hộ của họ. Mọi người nhận tờ rơi và lắng nghe các học viên giảng chân tướng. Nhiều người đã chụp ảnh các áp phích và các học viên tập các bài công pháp.

“Tôi có biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công”, ông Antoni Macierewicz, Nghị sỹ và cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết. “Tôi ủng hộ cuộc kháng nghị của các bạn.”

Ông nói rằng, ông đã biết bản tuyên bố chung với chữ ký của hơn 600 cựu nghị sỹ và nghị sỹ đương nhiệm của nghị viện và các cơ quan lập pháp cấp bang ở hơn 30 quốc gia. Ông gửi bản tuyên bố có chữ ký vào ngày hôm sau và đề nghị các học viên nộp bản tuyên bố phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ cho ông.

Loạt sự kiện phản đối cuộc bức hại tại thành phố Gdansk

7de60f3ff39b7670fe5a522026cd272d.jpg

0b0073369d8b31ca2e20005c0244f4c8.jpg

Các học viên biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công trên Quảng trường Dài ở thành phố Gdansk

Ngày 25 và 26 tháng 7, các học viên đã tổ chức các hoạt động trên Quảng trường Dài nổi tiếng ở thành phố Gdansk ở Bắc Ba Lan. Các học viên đã giới thiệu Pháp Luân Công và phơi bày cuộc bức hại.

Trước đó một ngày, các học viên đã đến thăm chính quyền tỉnh Pomeranian và chính quyền thành phố Gdansk để tặng tờ rơi và tạp chí về Pháp Luân Công cho nhân viên ở đó.

059b734d0c0fee4d32b69ad9f28147ac.jpg

bc79baf24edefaf21e2c71700164c465.jpg

Nói về Pháp Luân Công và cuộc bức hại cho người dân

6e13f1b12dfc91bc9ca34adf534965a8.jpg

Mọi người ký tên vào bản kiến nghị lên án cuộc bức hại sau khi biết về nó.

“Sự kiện của các bạn khiến nơi này trở nên thiêng liêng”, một người có tên Barbara Kowaczka nói. “Tôi hy vọng tất cả những người tốt sẽ đến và lắng nghe các bạn.”

Một người có tên Łukasz Anton cho biết: “Tôi đã thấy các hoạt động tương tự ở London. Lần nào tôi cũng xúc động. Tôi biết về Pháp Luân Công và đã đọc nhiều bài báo về cuộc bức hại. Tôi ủng hộ Pháp Luân Công. Các bạn đang làm tốt. Đây là một sự kiện quan trọng.”

4e5e04e09ff951f1b4ea2c9fe9296df3.jpg

Bà Paulina Binek (thứ hai từ trái sang) lấy thêm các tờ rơi Pháp Luân Công cho các thành viên trong gia đình.

0eda7387b2be5a95d124376ce6ae3412.jpg

Ông Marek Borowski, cựu chủ tịch Nghị viện Ba Lan và vợ ký bản kiến nghị lên án cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/4/186184.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/4/186184.html

Đăng ngày 09-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share