Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-07-2020] Một bác sĩ 66 tuổi ở thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang đã bị chính quyền đánh đập đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

2020-7-7-wang-shu-kun--ss.jpg

Bà Vương Thục Khôn

Bà Vương Thục Khôn là bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Thị trấn Hải Lâm ở thành phố Hải Lâm. Bà đã không đi làm nhiều tháng do dịch bệnh virus corona bùng phát. Cuối tháng 6 năm 2020, bà nhận được cuộc điện thoại của Hàn Diễm, bí thư Đảng ủy của bệnh viện và được thông báo rằng giám đốc bệnh viện Trần Quảng Quần đang tìm bà.

Bà Vương đã nghĩ rằng bệnh viện đang thu xếp cho bà đi làm trở lại. Nhưng khi bà tới bệnh viện, hóa ra là các cảnh sát của Đồn Công an Số 1 Thành phố Hải Lâm đang tìm bà. Cảnh sát đã nỗ lực ép bà phải viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và thừa nhận rằng chồng bà, ông Vu Tiểu Bằng cũng là học viên Pháp Luân Công.

Ông Vu là bác sỹ phẫu thuật tại cùng bệnh viện với bà Vương. Ông đã bị sa thải 29 năm trước vì từ chối làm hồ sơ y tế giả theo chỉ đạo của giám đốc bệnh viện khi đó. Ông đã đi khiếu nại suốt 29 năm qua và trở thành mục tiêu chính của chính quyền. Họ đã cố gắng tiếp tục bức hại ông bằng việc cáo buộc ông cũng là học viên Pháp Luân Công mặc dù ông chưa từng tu luyện.

Khi bà Vương từ chối ký các biên bản, cảnh sát đã đánh đập bà trong nhiều giờ tại bệnh viện. Họ đe dọa rằng nếu bà Vương không viết tuyên bố, họ sẽ tìm người khác viết thay cho bà.

Bà Vương bị đau nhói ở chân và xin cảnh sát hãy để bà đi. Họ đồng ý, nhưng lại đe dọa rằng vài ngày sau họ sẽ tìm bà lần nữa.

Bà Vương đã phải bò lên cầu thang để quay về căn hộ của mình. Chồng của bà thấy bà có nhiều vết bầm tím khắp toàn thân. Xương bánh chè của bà bị gãy và bà ướt đẫm mồ hôi.

Chiều ngày 1 tháng 7, bà Vương đột nhiên bị xuất huyết não. Bà rất chóng mặt và cảm thấy buồn nôn. Bà qua đời vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng ngày 2 tháng 7. Thi thể của bà được hỏa táng vào ngày 4 tháng 7.

Sau khi bà Vương qua đời, cảnh sát tiếp tục sách nhiễu ông Vu và yêu cầu ông không được báo cáo vụ việc của bà Vương lên website Minh Huệ.

Trước đó, vào năm 2010, bà Vương bị Văn phòng An ninh Nội địa Thành phố Hải Lâm bắt giữ khi đang trên đường đi làm. Cảnh sát đã lục soát nhà bà và kết án bà lao động cưỡng bức. Do tình trạng sức khỏe của bà nên bà bị từ chối tiếp nhận và cảnh sát trả đã tự do cho bà sau khi tống tiền bà vài nghìn nhân dân tệ.

Chồng bị cảnh sát truy đuổi 30 năm do kiên trì kháng nghị

Chồng bà Vương, ông Vu, từng làm việc tại Bệnh viện Thành phố Hải Lâm. 29 năm trước, một bệnh nhân bị thương ở đùi đã qua đời sau sự một cố trong quá trình gây mê. Vì ông Vu là bác sỹ đang làm nhiệm vụ khi sự cố xảy ra, nên giám đốc bệnh viện Loan Ngọc Lâm đã gây áp lực bắt ông phải đưa ra xác nhận sai rằng bệnh nhân bị thương ở động mạch chủ và chết do chảy máu quá nhiều.

Ông Vu từ chối làm giả hồ sơ, nên bệnh viện đã sa thải ông. Sau đó, ông mở một phòng khám tư nhân.

Trong suốt 29 năm tiếp theo, ông vẫn liên tục quay lại Bắc Kinh để kháng nghị cho vụ việc của mình và cảnh sát đã nỗ lực bắt giữ ông trong suốt những năm qua. Có thời điểm, quan chức ở Hải Lâm đã đi theo ông tới Bắc Kinh để ngăn cản ông kháng nghị. Họ đánh đập ông đến hôn mê. Nghĩ rằng ông đã chết, họ đã cố gắng chôn cất ông ở một vùng ngoại ô. Trong quá trình đó, ông Vu đột nhiên tỉnh dậy. Cảnh sát giật mình và bỏ chạy.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, có một chính sách bất thành văn rằng các học viên bị đánh chết sẽ được tính là tự sát, nên ông Vu nghi ngờ rằng cảnh sát đã nỗ lực buộc tội ông tu luyện Pháp Luân Công để lại biện minh cho những việc làm sau này của họ đối với ông.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/8/408716.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/9/185813.html

Đăng ngày 28-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share