Bài viết của Quy Chính và Y Ngôn

[MINH HUỆ 04-05-2020] Một cô gái 17 tuổi bị ung thư hiểm nghèo ở hông đã chuyển sang liệu pháp thôi miên khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Khổ nạn kiếp này bắt nguồn từ một kiếp sống của cô trong một gia đình quý tộc thời Đế chế La Mã cổ đại.

Dưới thời Hoàng đế Nero cai trị, các tín đồ Cơ đốc giáo bị bức hại tàn nhẫn, trong đó có thể kể đến việc ném họ vào đấu trường để đấu với sư tử. Cùng với hàng vạn người khác trên đấu trường, cô gái thích thú theo dõi trận đấu. Cô thậm chí còn cười phá lên khi thấy một cô bé theo đạo Cơ đốc bị sư tử xé xác. Sự vui thú của cô trước mạng sống của người khác khiến cô tích tụ nghiệp lực, nghiệp lực ấy đã theo cô khi chuyển sinh, gây ra căn bệnh ung thư và đau đớn mà cô phải chịu đựng trong kiếp này.

Câu chuyện này được ghi lại trong cuốn Chuyện kể của Edgar Cayne về nghiệp lực (Edgar Cayce’s Story Of Karma)Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Medical) xem Cayce là “cha đẻ của y học toàn diện”, ông đã nghiên cứu hơn 1.000 người về mối quan hệ giữa những việc xấu họ đã làm trong tiền kiếp và báo ứng của họ trong kiếp này.

La Mã cổ đại: Bức hại tín ngưỡng và ôn dịch

Câu chuyện của cô gái là một trong nhiều trường hợp liên quan đến Nero trong liệu pháp thôi miên của Cayce. Nero khét tiếng vì bức hại tôn giáo, ông ta đã khơi mào cuộc Đại hỏa hoạn thành Rome vào năm 64 sau CN rồi đổ tội cho các tín đồ Cơ đốc giáo đã phóng hỏa. Ông ta tiếp tục bức hại các tín đồ Cơ đốc giáo, kể cả việc cho mãnh thú ăn thịt họ trong đấu trường như đã nói ở trên.

Trong Biên niên sử, nhà sử học Tacitus có viết: “Những cái chết của họ chỉ vì mục đích làm thú tiêu khiển: để cho những con thú hoang dằn xéo lên họ, những con chó làm họ sợ hãi đến chết, bị đóng đinh lên thập tự giá, hoặc bị thiêu cháy, và khi ngày tàn, họ bị thiêu đốt để thắp sáng các bữa tiệc đêm.”

Nero chính là kẻ đã ra lệnh giết hại các tín đồ Cơ đốc giáo. Nhiều người dân thường, như cô gái 17 tuổi trong tiền kiếp, dù có thể không trực tiếp tham gia bức hại các Tín đồ Cơ đốc giáo, nhưng sự thờ ơ vô cảm của họ biến họ thành kẻ tiếp tay cho tội ác, vì họ không bước ra để ngăn chặn tội ác, sự đồng lõa và tham gia của họ cho phép cuộc bức hại tiếp tục diễn ra.

Ngoài Nero, một số hoàng đế khác thời La Mã cổ đại cũng đã bức hại các Tín đồ Cơ đốc giáo. Công chúng một lần nữa đã không đứng lên để ngăn chặn cuộc bức hại, và sự thờ ơ của họ đã dẫn đến một số đại ôn dịch cướp đi nhiều sinh mạng. Về sau, mọi người đã thức tỉnh và bắt đầu suy ngẫm về sự tàn ác nhắm vào các Tín đồ Cơ đốc giáo, cũng như sự suy đồi đạo đức chung của xã hội.

Năm 680, người dân La Mã đã rước hài cốt của Thánh Sebastian (256 – 288 sau CN, bị giết trong cuộc bức hại của Diocletian) qua các con phố. Khi người dân sám hối những việc làm sai trái của họ, ôn dịch ở La Mã đã biến mất một cách kỳ diệu .

Trung Quốc hiện đại: Cuộc bức hại Pháp Luân Công và ôn dịch

Ở Trung Quốc hiện đại, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn trong 21 năm qua.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Sau khi được truyền ra công chúng vào năm 1992, nhờ nguyên lý bác đại tinh thâm và lợi ích cải thiện sức khỏe, pháp môn này đã nhanh chóng thu hút nhiều người theo học.

Khi môn tu luyện này nhanh chóng trở nên phổ biến, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn lớn mạnh dựa trên hệ tư tưởng giả, ác, đấu, đã xem Pháp Luân Công là mối đe dọa. Tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ, đã phát động một chiến dịch trên quy mô toàn quốc chống lại môn tu luyện. Kể từ đó, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ, bị cầm tù và bị tra tấn chỉ vì đức tin của họ. Nhiều người còn bị ngược đãi tinh thần và bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Giống như cuộc bức hại trong thời đại Nero, cuộc đàn áp Pháp Luân Công cũng được tiến hành bằng sự tà ác, khủng bố và tuyên truyền rầm rộ, như được đăng tải trên trang web Minh Huệ. Chiến dịch tuyên truyền kéo dài 21 năm chống lại Pháp Luân Công đã làm cho nhiều người dân Trung Quốc bị tẩy não, khiến họ tin vào những lời dối trá của ĐCSTQ mà quay lưng lại với các học viên Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

La Mã cổ đại đã bị bệnh dịch giáng xuống hết lần này đến lần khác trong cuộc bức hại các tín đồ Cơ đốc, còn Trung Quốc hiện đại đã bị đại dịch virus corona tấn công trong khi bức hại Pháp Luân Công.

Dịch bệnh bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, nơi khét tiếng vì vai trò của nó trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Khi Giang lần đầu tiên quyết định đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ông ta đã vấp phải sự phản đối của các lãnh đạo cộng sản chóp bu, trong đó có cả các thành viên khác của Bộ Chính trị. Triệu Chí Chân, giám đốc Đài Truyền hình Vũ Hán, đã thi hành mệnh lệnh của Giang. Triệu đã phái một đoàn làm phim đến Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, quê hương của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, và quay một bộ phim có thời lượng đến 6 tiếng để phỉ báng Pháp Luân Công và nhà sáng lập.

Bộ phim này được phát cho những lãnh đạo cộng sản chóp bu xem và sau đó ra khắp Trung Quốc qua các kênh truyền thông, bao gồm cả Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Trong 21 năm tiếp theo, vô số video khác được sản xuất để phỉ báng Pháp Luân Công và các học viên.

Khi nhiều người nhắm mắt làm ngơ hoặc thậm chí dung túng cho cuộc bức hại Pháp Luân Công vì tư lợi, họ đã vô tình trở thành kẻ tiếp tay cho tội ác của ĐCSTQ chống lại loài người và quyền tự do tín ngưỡng.

Khi người dân ở La Mã cổ đại sám hối những việc làm sai trái của họ và chấm dứt cuộc bức hại tín đồ Cơ đốc giáo, ôn dịch đã biến mất một cách kỳ diệu. Trong hoàn cảnh đại dịch virus corona vẫn đang đe dọa Trung Quốc, có lẽ chúng ta cần hành xử như thời từ La Mã cổ đại và suy ngẫm về thái độ của mình đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Đã đến lúc chúng ta phải tránh xa ĐCSTQ và nói không với cuộc bức hại Pháp Luân Công để có thể tránh xa đại dịch này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/4/404778.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/9/184396.html

Đăng ngày 12-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share