Bài viết của Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 24-04-2020] Sau mỗi lần thảm họa qua đi, người ta sẽ suy nghĩ lại những gì đã xảy ra, có thể rút ra bài học giáo huấn gì. Trong thời gian chuyển giao giữa năm 2019 và 2020 đã bùng phát ôn dịch, người dân Trung Quốc đã học được điều gì? Năm nay là kỷ niệm 21 năm thỉnh nguyện tại Bắc Kinh của các học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, chúng tôi muốn nói một chút với mọi người về những điều có thể học được trong cuộc thỉnh nguyện năm ấy.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn” đã đến bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh, đây là Khu Phức hợp của Chính quyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gần Trung Nam Hải, để đề xuất ba điều: Một là thả các học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Thiên Tân hai ngày trước; Hai là trả lại cho học viên Pháp Luân Công một môi trường tu luyện công chính và hợp pháp mà họ từng có trong nhiều năm; Ba là cho phép sách Pháp Luân Công được công khai xuất bản qua các kênh thông thường. Sau đó Thủ Tướng đương thời đã đại diện đứng ra và chỉ thị cho người phụ trách Văn phòng Kháng cáo Trung ương tiếp nhận các học viên Pháp Luân Công, đã có một phản ứng tích cực đối với kháng cáo của buổi thỉnh nguyện ôn hòa. Sau đó các học viên giải tán và sự kiện kết thúc một cách hòa bình.

Cuộc “Đại thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công vào ngày 25 tháng 4 năm 1999” đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Các học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, vốn xuất tự tấm lòng tin tưởng vào chính phủ, hy vọng chính phủ có thể chỉnh đốn lại hành vi của các bộ phận chức năng, khi họ cố tình áp chế quần chúng tu tâm hướng thiện và luyện tập [Pháp Luân Công] để có một thân thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi ấy kẻ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Giang Trạch Dân đã coi việc người dân cố gắng duy trì quyền công dân hợp pháp như một cái cớ để đàn áp và tra tấn. Trong ba tháng sau đó, họ Giang đã dốc hết sức mạnh quốc gia, phát động toàn diện cuộc bức hại người tu luyện Pháp Luân Công một cách phô thiên cái địa. Cuộc bức hại tà ác vẫn đang tiếp diễn đến tận hôm nay.

2020-4-23-beijing1999425-01--ss.jpg
Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã kháng nghị ôn hòa trước Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh

Cũng có người cảm thấy rằng vì học viên Pháp Luân Công đi thỉnh nguyện nên mới dẫn đến việc đàn áp của Giang Trạch Dân. Thực ra không phải, thỉnh nguyện là nhằm ngăn bức hại sắp xảy ra vào thời điểm đó, ngay cả khi không có thỉnh nguyện, thì tập đoàn Giang Trạch Dân cũng sẽ ngụy tạo ra đủ mọi lý do để tiến hành bức hại. Nhưng, cuộc thỉnh nguyện của hơn 10.000 người đã mang đến cho chính phủ một cơ hội hiểu tình hình thực tế, thể hiện tất cả mọi cố gắng của các học viên Pháp Luân Công cũng chỉ vì quyền tự do tín ngưỡng mà thôi. Trong hơn 20 năm kiên trì kháng nghị ôn hòa và không khuất phục, tinh thần này chính là hy vọng được tự do của dân tộc Trung Hoa.

Đừng nghĩ rằng tự do tín ngưỡng Pháp Luân Công là không liên quan gì đến mọi người. Tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận giống như anh em sinh đôi vậy, xã hội mà mất đi tự do tín ngưỡng cũng đồng dạng như mất đi tự do ngôn luận. Học viên Pháp Luân Công không có được tự do tu luyện, điều này cũng giống như người dân không có tự do ngôn luận khi đối mặt với dịch bệnh. Người đầu tiên biết về dịch bệnh không phải là một quan chức, mà là một nhân viên y tế tuyến đầu, chính vì nhân viên y tế không có tự do ngôn luận mới tạo thành thảm kịch về sau. Trong trường dịch bệnh này, cũng nhất thời xuất hiện việc cư dân mạng kêu gọi về quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng bị chôn vùi bởi chủ đề chính của đảng là “Toàn quốc chống dịch”. Người dân Trung Quốc đã thực sự nếm trái đắng của việc không có tự do ngôn luận.

Sau mỗi lần ôn dịch, mọi người đều suy nghĩ lại những gì đã xảy ra, chính phủ cũng sẽ thực hiện đủ mọi hoạt động, nhưng kết quả ấy ra sao?

Sau dịch SARS năm 2003, chính phủ lần đầu tiên ban hành và sửa đổi một loạt các quy tắc và quy định ứng phó khẩn cấp đối với các bệnh truyền nhiễm, nhưng cũng phải mất hơn 10 năm để hoàn thành. Năm 2017, chính phủ đã thành lập “Hệ thống báo cáo trực tiếp lớn nhất thế giới về các trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng” và thời gian báo cáo trung bình được rút ngắn từ 4 ngày xuống còn 4 giờ. Tiếp đó, tháng 7 năm 2019 đã tiến hành cuộc tập trận dịch bệnh khẩn cấp với quy mô lớn nhất, định ra giả thuyết về thời gian dịch bệnh là năm 2020, bùng phát một loại virus gọi là “X”, trong khi diễn luyện đã kết nối video đồng bộ tại 31 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, tổng cộng có hơn 8.200 người tham gia. Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn chưa từng có.

Không thể nói rằng chính phủ đã không chú trọng vấn đề dịch bệnh sau SARS, nhưng tại sao ngay khi cuộc diễn luyện khẩn cấp vừa kết thúc, khi một trận ôn dịch dữ dội thật sự xuất hiện, “virus Trung Cộng” (viêm phổi Vũ Hán), thì cái danh hiệu gọi là “Hệ thống báo cáo trực tiếp lớn nhất thế giới về các trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cộng đồng” hoàn toàn không phát huy được tác dụng? Bởi vì tất cả những biện pháp này của ĐCSTQ đều không giải quyết được vấn đề lớn nhất là “Chính phủ che giấu dịch bệnh”.

Bi kịch của dịch SARS ở chỗ che giấu dịch bệnh, thảm kịch “viêm phổi Vũ Hán” lần này cũng vẫn là do che giấu dịch bệnh. Những gì mọi người nhìn thấy là, các bác sỹ nào dám “huýt sáo”, “thổi còi” đều trở thành đối tượng bị giáo huấn nghiêm khắc. Người dân ở Vũ Hán vẫn trong mê mờ không biết rằng Thần ôn dịch đã đến nơi, vẫn còn tổ chức đại tiệc “vạn gia yến” cho hơn 40.000 gia đình. Các nhà báo công dân dám thâm nhập sâu vào vùng dịch bệnh để báo cáo tình hình thực tế đều bị “mất tích” từng người một. Năm triệu người đã rời đi trước khi Vũ Hán bị phong tỏa, bao gồm hàng trăm nghìn người lên máy bay rời khỏi Trung Quốc đến khắp các nơi trên thế giới. “Virus Trung Cộng” (viêm phổi Vũ Hán) bùng phát toàn cầu, diễn biến thành đại ôn dịch khủng khiếp chưa từng có.

Người ta vẫn nói “quá sự bất quá tam” (ý nói phàm ở đời, việc gì cũng không nên quá nhiều lần), hai lần che giấu dịch bệnh tạo thành tổn thất đau thương, mọi người đều đã nhìn thấy, mỗi khi lãnh đạo địa phương bị cách chức, sẽ không còn cơ may nào ở lại “Lưỡng hội” (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân), lần tiếp theo ai còn dám che giấu kia chứ?

Đây chẳng qua chỉ là cách nghĩ mơ tưởng mà thôi. Sau dịch SARS mọi người cũng nghĩ như vậy, chẳng phải vẫn che giấu đó ư? Virus sẽ xuất hiện trong những diện mạo khác nhau, ôn dịch cũng xuất hiện ở các địa phương khác nhau, tại những thời gian khác nhau, mỗi lần là mỗi “bài học giáo huấn” khác nhau, các quan chức không thể sao chép hay rập khuôn được. Hãy tưởng tượng một kịch bản thế này, khi đợt dịch bệnh bùng phát tiếp theo, các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đi viếng thăm nước ngoài, liệu dịch bệnh có được báo cáo hay không? Ai dám ngăn cản hành trình của các nhà lãnh đạo? Lại tiếp tục tưởng tượng, Bắc Kinh lập tức phải tổ chức Hội nghị quốc tế gì gì đó, có bao nhiêu bao nhiêu chính trị gia sẽ đến cổ động, lúc này dịch bệnh xảy ra, liệu báo cáo hay không báo cáo?

Trên thực tế, ngay cả vào những ngày bình thường, các quan chức cũng sẽ che giấu dịch bệnh. Các quan chức Trung Cộng chỉ phải chịu trách nhiệm với cấp trên, mà ấp trên lại chỉ muốn tạo ra cái gọi là “Thời đại hưng thịnh thái bình”, cho nên các quan chức Trung Cộng từ trên xuống dưới kỳ thực đều ôm tâm che giấu dịch bệnh. Ôn dịch là một “kẻ thù vô hình” và hầu hết các quan chức Trung Cộng sẽ lựa chọn một cách tự nhiên là “Thà che giấu còn hơn báo cáo sai”.

Chỉ cần người dân không có quyền nói, không có quyền tự do ngôn luận, thì vấn đề che giấu dịch bệnh của đảng cũng không thể giải quyết từ căn bản. Hướng giải quyết là gì? Chính là phải để người dân có quyền nói, tức là có quyền tự do ngôn luận.

Tự do, không phải là muốn chính quyền làm điều gì đó, mà là muốn chính quyền đừng làm gì cả. Nói tự do là quyền tự nhiên của con người, nó vốn dĩ là như vậy, chúng ta không có tự do là vì tự do của chúng ta đã bị Đảng Cộng sản tước đoạt rồi.

Vào ngày 25 tháng 4 của 21 năm trước, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã kháng nghị, hành động ấy khải thị cho chúng ta điều gì? Đó là không bao giờ từ bỏ hành trình giành lấy tự do. Trong hai mươi mốt năm qua, các học viên Pháp Luân Công vẫn bước đi vững chắc trên con đường này.

Để ủng hộ cho hành trình giành lấy tự do của các học viên Pháp Luân Công, hãy giơ tay đón nhận những tờ chân tướng được trao tặng bởi các học viên Pháp Luân Công, điều đó cũng có nghĩa là bạn đang giành lấy tự do cho chính mình, bao gồm tự do ngôn luận, bao gồm tự do của bản thân và các thế hệ tương lai được cứu khỏi khổ nạn gây ra bởi sự che giấu dịch bệnh của Trung Cộng. Đừng sợ cường quyền, một biểu ngữ tại Quảng trường Thiên An Môn, một bài đăng trên Internet, đều có thể “lật đổ chính quyền tà ác”, cái chính quyền này đã quá yếu nhược rồi! Không phải là dân chúng sợ cường quyền, mà chính là chính quyền cường quyền yếu nhược phải sợ dân chúng, phải sợ chân tướng.

Đúng vậy, hiện nay các bạn không có tự do, điều này là do Đảng Cộng sản định đoạt. Tuy nhiên, việc có muốn đi giành lấy tự do hay không, lại là do bản thân các bạn định đoạt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/24/404268.html

Đăng ngày 26-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share