Bài viết của một học viên phương Tây ở Đức

[MINH HUỆ 22-05-2019] Mối duyên tiền định của tôi với Minh Huệ bắt đầu vào năm 2002, khi tôi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hàng ngày, ngoài việc đọc Chuyển Pháp Luân ra, tôi cũng đọc các bài viết trên Minh Huệ tiếng Anh vì thời điểm đó có rất ít bài viết trên trang Minh Huệ tiếng Đức. Không lâu sau, một học viên đã ngỏ ý xem liệu tôi có thể tham gia dịch bài cho Minh Huệ Net hay không. Tôi nhớ rất rõ bài viết đó, vì nó là bài nói về điều Luật chống lật đổ (Anti-subversive).

Giờ đây tôi biết rằng đó chính là lúc tôi bắt đầu hoàn thành lời thệ nguyện của mình. Kể từ đó, hầu như ngày ngày tôi đều làm công tác dịch thuật, về sau đôi khi tôi cũng biên tập bài, và sau đó tôi được coi như đồng đảm nhận trách nhiệm điều phối viên. Đến nay, 17 năm tu luyện, thực sự hướng nội, đề cao tâm tính, và phối hợp vô điều kiện trân quý đã trôi qua.

Năm 2004, có rất ít bài viết có thể được chọn. Thay vì chấp nhận những nhiệm vụ được phân công, tôi phải học cách chịu trách nhiệm cho hạng mục và công tác nhân viên. Tôi phải buông bỏ rất nhiều chấp trước như tâm lý nhút nhát e ngại, tâm né tránh, và tâm sợ mất thể diện. Tôi đã phải học cách đối mặt và chấp nhận chỉ trích. Nhờ Sư phụ và Đại pháp dẫn đường, tôi đã ngày một tự tin hơn, thậm chí khi mọi việc diễn ra không suôn sẻ và tôi cảm thấy mình thật không xứng đáng đi tiếp tục cùng hạng mục này.

Lúc đó, điều phối hạng mục đã bảo tôi rằng: “Chúng ta tu luyện ở đây trước khi trở về với thế giới tương lai của mình, và chúng ta cần giúp các học viên tu luyện để họ có thể trở về với thế giới của họ.” Câu nói này vẫn khắc ghi trong tâm trí tôi rất nhiều năm qua, vì nó bao hàm một mục tiêu vô cùng quan trọng trong tu luyện của chúng ta – sự vô tư.

Tôi biết rằng Sư phụ luôn ở bên cạnh chúng ta và, nếu chúng ta có thể toàn tâm toàn ý cho hạng mục, buông bỏ được nghi tâm, sợ hãi và tự phụ, Sư phụ sẽ giúp đỡ chúng ta hoàn thành nhiệm vụ. Lúc đó, tôi cảm nhận rất rõ ràng. Mỗi khi chúng tôi hiểu rõ cần làm gì ở phương diện nào đó – ví dụ khi chúng tôi cần một điều phối cho nhóm dịch thuật – chúng tôi liền tìm được ngay ai đó trong nhóm có thể đáp ứng được nhiệm vụ yêu cầu. Quyết định không cần phải cân nhắc quá nhiều, vì cần phải làm thì người đó cũng đều đã hiểu được.

Chúng tôi trong những năm qua khi đảm nhậm trách nhiệm trọng đại Minh Huệ cũng đã nhận thức được điều này.

Sư phụ đã giảng:

“Giả dụ như thiếu đi một kênh thông tin khác nào đó, thì một kênh thông tin khác có thể thay thế; [còn nếu] không còn Minh Huệ Net nữa, thì không kênh thông tin nào thay thế nổi; do đó tôi nói rằng Minh Huệ Net không những cần phải làm, mà còn cần làm cho tốt.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm”, Giảng Pháp tại các nơi X)

Điều phối viên của chúng tôi nói rằng chúng tôi phải đạt được tiêu chuẩn suất xắc cho Minh Huệ. Chẳng hạn, nếu chúng tôi chỉ mới đạt được có 80% thôi, thì các học viên đọc thông tin trên Minh Huệ sẽ chỉ có thể giảng chân tướng về Đại Pháp được có 80% mà thôi. Cần phải đạt được sự hoàn hảo, giống như biểu diễn Thần Vận vậy. 20% còn lại là sự khác biệt giữa một thương hiệu bình thường và một sản phẩm cao cấp. Nếu thiếu đi 20% đó thì chỉ là một sản phẩm trung bình. 80% đó có thể được coi như một việc thường ngày, trong khi 100% mới là sự hoàn hảo.

Sau khi nghe được điều đó, tôi thực sự có động lực để làm hết sức mình. Tuy nhiên tôi lại thấy thực sự rất khó để có thể đáp ứng được yêu cầu này. Những sai lầm và điểm yếu mà tôi nhận ra dường như khiến tôi đau nhói. Tôi nghĩ rằng để đạt được điều đó, nhất định phải có người dành toàn thời gian cho công việc này, phải có người cống hiến toàn bộ thời gian của mình cho hạng mục. Tôi thường tự hỏi mình lấy thời gian ở đâu để đạt được chất lượng cao như vậy, nếu không được rèn luyện và đào tạo nhiều. Sau đó, tôi đã ngộ ra rằng tất cả các câu hỏi và những lo lắng của tôi đều là chướng ngại.

Sư phụ giảng:

“Họ thấy rằng khó, trên thực tế chính là khó ở chỗ này.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

“Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ: “Mình nên đề cao tâm tính, tín Sư, chỉ cần tiến về phía trước và làm tốt những gì mình đảm nhận.” Tôi đã cố suy nghĩ chính diện hơn và nỗ lực hết sức mình có thể. Tôi dần dần có thể ngộ ở một tầng thâm sâu hơn: khi chúng ta nhận ra trở ngại trong tư tưởng của mình ở đâu, nỗ lực công phu giải thể và tống khứ nó đi, thì chúng ta nhất định sẽ được trợ giúp, sẽ đạt đến một cảnh giới nhất định. Sau khi nhận ra được điều này, các học viên mới đã tham gia nhóm của chúng tôi nhiều hơn, chia sẻ những ý kiến hay và những khả năng rất tốt, giúp chúng tôi cải thiện đáng kể chất lượng của nhóm.

Đánh giá cao các đồng tu và chú ý đến những thế mạnh của họ

Công tác trong Minh Huệ rất đặc thù. Chúng tôi không ngừng chỉ trích lẫn nhau và chỉ ra những thiếu sót của nhau. Đối với tôi mà nói, coi lời phê bình của người khác thành chuyện tốt quả thực là một quá trình gian nan. Trong quá trình đó phải nhận thức tu bỏ tự ngã ẩn sau các tâm như tâm sợ bị tổn thương hay tâm oán hận, đồng thời thiện ý đối đãi với sai sót của người khác, cũng xem xét lại bản thân nhiều hơn; mà để có thể không tức giận cũng là một quá trình nhận thức lâu dài. Dần dần, tôi có thể làm được càng ngày càng tốt, chỉ nhìn vào mặt chính diện của người khác. Hiện tại tôi đã lý giải được rằng, khi tôi thấy mặt phụ diện của đồng tu, chính là đang nhìn thấy điểm thiếu sót của chính mình. Giờ đây tôi biết rằng bản thân không nên dùng tiêu chuẩn đúng sai của mình để phát xét người khác, mà dùng Pháp làm tiêu chuẩn đo lường. Nhờ đó, tôi càng ngày càng trân quý đồng tu của mình hơn bao giờ hết.

Sư phụ đã giảng:

“Có một số học viên trong tu luyện mãi vẫn hướng ngoại tìm, hướng ngoại cầu, hướng ngoại mà nhìn: ai đối đãi với mình không tốt, ai nói lời khó nghe, ai quá như người thường, ai cứ luôn làm khó cho mình, ý kiến của mình cứ luôn không được chọn lấy; vì thế mà không làm bất kể việc gì của đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp nữa, thậm chí với tức giận mà không tu nữa. Chư vị quả thực không biết rằng đang tu cho ai ư? Chư vị quả thực không hiểu rõ rằng những việc không thuận tâm ấy là để giúp chư vị tu luyện, trừ bỏ nhân tâm của chư vị, trừ bỏ chấp trước của chư vị?” (Gửi Pháp hội Châu Âu [2009])

Tôi thể ngộ sâu sắc được rằng, là đệ tử Đại Pháp, bất kể ở trong tình huống nào đi nữa, bản thân nên luôn nhớ đến Pháp của Sư phụ và hướng nội vô điều kiện, như thế toàn bộ chỉnh thể đều có thể đề cao dựa trên Pháp. Đó cũng là con đường phản bổn quy chân duy nhất của chúng ta.

Vấn đề về trích dẫn

Tôi muốn chia sẻ một chuyện liên qua đến việc phối hợp. Một trong số các điều phối viên đã giúp tôi ý thức được việc tôi đã trích dẫn không chính xác. Tôi thường mắc lỗi này và không có cải thiện gì cả. Cô ấy đã phải nhiều lần chỉ ra cho tôi. Nhiều lúc tôi cũng gặp đúng lỗi của mình nhưng lại có suy nghĩ thoáng qua “Ồ, những lỗi này là thường gặp mà” nhưng cũng cảm thấy tâm lý bất an. Cuối cùng thì, tôi đã hướng nội và phát hiện bản thân có chút miễn cưỡng đối phó với những “chuyện nhỏ” như vậy. Thế nhưng, chính những cái được xem là “chuyện nhỏ” như vậy lại cho thấy chúng ta làm việc có chuyên nghiệp hay không.

Về việc này, tôi đã nhớ tới đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Mang nhiều đức mà có Thiện tâm, ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết.” (Thánh giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi nhận ra rằng, khi đã chân tu, thì không có sự khác biệt giữa những việc lớn và việc nhỏ. Chỉ có một sự khác biệt duy nhất trên biểu hiện của con người thế gian, đó chính là nhìn thấy hay không nhìn thấy. Từ đó trở đi, tôi đã thực hiện việc trích dẫn một cách chính xác. Những sai sót như vậy, có thể tạo thành tư tưởng phụ diện, để lại ấn tượng xấu cho đọc giả và dẫn đến việc họ không thể được cứu.

Lòng biết ơn

Nhờ việc hoàn thiện và biên tập bài viết, tôi cảm nhận được sự kết nối với các đồng tu ở Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới. Những tin tức về cuộc bức hại ở Trung Quốc khiến tôi vô cùng thán phục trước sự bền bỉ và kiên định của các học viên ở Trung Quốc nhờ tín Sư tín Pháp. Sự thuần tịnh của vô số các bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện thường giúp tôi có được những điểm hóa để nhận ra sơ hở trong tu luyện của mình, từ đó đề cao và có tràn đầy sức mạnh. Trong tâm của những đệ tử Đại Pháp đó thực sự ngập tràn Chân-Thiện-Nhẫn.

Bài chia sẻ này chính là nhận thức của tôi trên con đường tu luyện trong hạng mục Minh Huệ, thật vinh dự khi được chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Đại Pháp hồng truyền. Từ tận đáy lòng, con xin cảm tạ Sư tôn vì đã luôn từ bi chỉ dẫn, khích lệ, điểm hóa và gia trì cho con. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng tu – những người đã có thể làm việc cùng với tôi trong suốt những năm tháng qua và đã đóng góp hết mình cho sự thành công của Minh Huệ tiếng Đức.

(Bài chia sẻ nhân dịp Pháp hội kỷ niệm 20 năm Minh Huệ)​


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/22/387637.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/23/177731.html

Đăng ngày 20-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share