Bài viết của Đường Phong chỉnh lý

[MINH HUỆ 05-04-2012] “Một lời nói chấn hưng đất nước”, “Một lời nói mà mất nước” có nguồn gốc từ thiên Tử Lộ trong “Luận ngữ”. Định Công hỏi: “Một lời mà có thể chấn hưng đất nước, có lời nói đó không?”

Khổng Tử trả lời: “Lời nói không thể như thế, nhưng cũng gần như thế. Người ta nói: ‘Làm vua khó, làm bề tôi không dễ’. Nếu biết cái khó của việc làm vua thì chẳng phải giống như một lời nói có thể chấn hứng đất nước đó sao?”

Định Công hỏi: “Một lời mà mất nước, có lời nói đó không?”

Khổng Tử trả lời: “Lời nói không thể như thế, nhưng cũng gần như thế. Người ta nói: ‘Ta không vui khi làm vua, vì lời vua nói không ai dám trái lại’. Nếu lời vua nói là tốt đẹp mà không ai dám trái lại thì chẳng phải là tốt đẹp lắm sao? Nếu lời vua nói là bất thiện mà không ai dám trái lại thì chẳng phải giống như một lời mà mất nước đó sao?”

Khổng Tử cho rằng, nếu bậc quân chủ biết “làm vua khó” thì khi nói ắt sẽ cẩn thận, đau đáu lo sợ, như đi trên lớp băng mỏng. Nếu bậc quân chủ biết “làm bề tôi không dễ” thì sẽ biết dùng lễ nghĩa đối đãi với hạ thần, mở rộng đường ngôn luận, khiêm tốn tiếp nhận can gián, và sẽ không bạo ngược tùy ý. Như thế này thì vua tôi một lòng, quốc gia thịnh trị, thì tương đương với “một lời nói có thể chấn hưng đất nước”. Trái lại, nếu quân chủ ngang ngạnh tự quyết định, độc tài chuyên chế, thế thì nếu vị quân chủ này nói đúng thì không sao, nếu nói không đúng thì cũng không có ai dám phản đối, bề tôi đều đón ý nói theo ý vua, xu nịnh tâng bốc, bề tôi cương trực can gián thì trái tai khó nghe, cuối cùng phải tự mình chịu quả báo ác. Như thế này chính là tương đương với “một lời mất nước”. Đó cũng chính là lời nói và hành động của những người ra quyết sách có liên quan đến sự hưng vong của quốc gia, nên không thể không cẩn thận.

Tùy Dương Đế Dương Quảng luôn được người đời sau dẫn chứng là một trong những bạo quân vong quốc để làm gương trong lịch sử. Ông có nhiều điểm tương đồng với Trụ Vương nhà Thương, thiên chất thông minh hơn người, tuyệt nhiên không phải đồ ngu dốt bất tài. Nhưng ông cậy tài kiêu căng, ngạo mạn tự đại, chưa từng nghe lời khuyên can của ai. Chỉ 14 năm ngắn ngủi ông đã để mất cơ nghiệp giang sơn nhất thống kinh tế phồn vinh, chính trị ổn định mà Văn Đế đã cần kiệm dày công khai sáng và gây dựng.

Ông đã công khai nói với Ngu Thế Nam rằng: “Ta bản tính không thích người khuyên can. Nếu như là người có tầm nhìn thoáng đạt mà còn muốn can gián để cầu chức quan thì ta càng không thể tha cho họ được. Còn nếu là kẻ sỹ ti tiện thì ta còn có thể tha cho họ, nhưng tuyệt đối không để hắn ở vị trí hơn người. Ngươi hãy nhớ kỹ.” Thậm chí ông còn nói: “Có kẻ can gián ta, lúc đó không giết thì sau này ắt phải giết.”

Tùy Dương Đế lên ngôi không lâu, dựa vào cơ nghiệp mà phụ thân ông đã cần kiệm chuyên cần sáng lập nên, ông đã cho xây dựng quy mô lớn, ban thưởng vô độ, truy cầu hưởng lạc, đi du ngoạn khắp nơi. Một số đại thần trung trực đều lo lắng cứ tiếp tục như thế này sẽ không có lợi cho sự ổn định lâu dài của triều Tùy, tới tấp khuyên can hoặc bàn bạc thảo luận, hy vọng ông có thể sửa chữa sai lầm, nhưng đều bị Tùy Dương Đế giết hại.

Năm Đại Nghiệp thứ 3, Tùy Dương Đế xuống chiếu thu thập nhạc công cũ của Bắc Tề, Bắc Chu và nhạc tản mạn trong thiên hạ. Thái thường khanh Cao Dĩnh khuyên can rằng: “Những nhạc này đã phế bỏ lâu rồi, bây giờ nếu trưng thu tập hợp e rằng những người không có kiến thức sẽ vứt bỏ chính tông vốn có mà chạy theo cái ngọn, rồi dạy lẫn nhau truyền bá ra.” Dương Đế nghe vậy rất không vui. Để khoe khoang giàu có với vua Đột Quyết là Khải Dân Khả Hãn, Dương Đế lệnh cho người chế tạo nhà giạp lớn có thể chứa được mấy nghìn người, bên trong bày yến tiệc khoản đãi Khải Dân Khả Hãn và dân chúng bộ lạc, lại ban thưởng cho Khải Dân 20 vạn súc lụa. Dương Đế còn xuống chiếu trưng dụng hơn 100 vạn trai tráng xây sửa Trường Thành. Thượng thư Tả bộc xạ Hô Uy trực ngôn can gián, Dương Đế không nghe. Cao Dĩnh, Hạ Nhược Bật, Vũ Văn Bật đều ra sức khuyên can. Tùy Dương Đế không những không phản tỉnh xem xét bản thân, trái lại ông ta còn quy tội phỉ báng triều chính đem tất cả những người này ra xử tử.

Năm Đại Nghiệp thứ 12 nền bạo chính của Tùy Dương Đế đã khiến Trời nổi giận dân oán hận, ngọn lửa khởi nghĩa nông dân thổi bùng lên khắp nơi, nhưng không ai dám nói lời chân thật với Dương Đế. Tể tướng Tô Uy không muốn nói lời giả dối, khi Dương Đế hỏi về tình hình “giặc cướp”, ông đã ẩn nấp giấu mình sau cột ở hành lang, không dám để Dương Đế nhìn thấy. Một lần Dương Đế cho gọi riêng ông đến trước mặt để hỏi, ông đành trả lời: “Thần không chủ quản những việc này, không rõ là có bao nhiêu, chỉ lo lắng quân giặc cách chúng ta càng ngày càng gần.”

Dương Đế hỏi ông là có ý tứ gì. Tô Uy nói: “Ngày sau quân giặc chiếm cứ núi Trường Bạch, hiện nay đã đến sông Dĩ Thủy rồi.”

Dương Đế nghe xong rất không vui, sau đó kiếm cớ cách chức Tô Uy làm dân thường.

Dưới tình hình như thế này Dương Đế còn dự định đi du ngoạn từ Lạc Dương đến Giang Đô. Hữu hầu vệ Đại tướng quân Triệu Tài khuyên can rằng: “Hiện nay bách tính mệt mỏi, kho tàng trống rỗng, giặc dã nổi lên như ong khắp nơi, lệnh cấm không được thi hành. Hy vọng bệ hạ trở về kinh thành an định bách tính lê dân.”

Dương Đế nổi giận lôi đình bắt Triệu Tài tống giam, ngay trong ngày hôm đó dùng gậy đánh chết Triệu Tài ngay trong triều đình. Phụng tín lang Thúy Dân Tượng cũng là một viên quan nhỏ, dâng biểu can gián ở cửa Kiến Quốc Môn, Dương Đế nổi giận liền tát ông ta một cái, sai đó giết chết.

Dương Đế đi đến sông Dĩ Thủy, Phụng tín lang Vương Ái Nhân lại dâng biểu xin vua trở về kinh thành Trường An. Dương Đế giết Vương Ái Nhân rồi lại tiếp tục đi tiếp. Đến Lương Quận, có người trong quận chặn trước xa giá dâng thư rằng: “Nếu bệ hạ đi Giang Đô thì thiên hạ không còn là của bệ hạ nữa”.

Dương Đế lại giết chết người đó. Các đại quan đương thời không ai dám khuyên can, quan nhỏ khuyên can đều bị giết, rồi đến người dân thường đến can gián. Nhưng Tùy Dương Đế thì cứ người nào đến can gián thì giết người đó, không hề chùn tay.

Đại thần Ngu Thế Cơ biết vua “ghét nghe” tin khởi nghĩa nông dân nên khi xem báo cáo về phương diện này liền ‘làm hỏng tấu biểu, không để vua nghe biết sự thật’. Việt Vương Dương Đồng ở Đông Đô bị quân Ngõa Cương tấn công không chống đỡ nổi nên sai Nguyên Thiện Đạt đến báo nguy cấp cho Dương Đế, cầu xin cứu viện, trái lại lại bị cho là lừa dối Thánh thượng. Có cung nữ báo cáo với Dương Đế rằng: “Ra bên ngoài nghe tin người người đều muốn làm phản.”

Dương Đế liền giết hại cung nữ. Binh sỹ cấm quân túc vệ cũng đôi khi nói chuyện về tình hình này, Tiêu Hoàng hậu biết rõ là tình hình chân thực cũng không thể không nói: “Việc thiên hạ đã đến nước này, thế đã như vậy rồi, không thể nào cứu nổi rồi. Nói còn tác dụng gì nữa, chỉ khiến hoàng đế thêm ưu phiền.”

Từ đó không có ai đề cập đến sự tình này nữa.

Không lâu sau, Vũ Văn Hóa phát động chính biến, giết chết Tùy Dương Đế trong cung Giang Đô, triều nhà Tùy cũng theo đó mà diệt vong. Nhưng Tùy Dương Đế đến chết vẫn không suy nghĩ về lỗi lầm của mình, khi thân tín là Mã Văn Cử phản bội và chuẩn bị giết Dương Đế, Dương Đế còn hỏi: “Ta có tội gì mà đáng phải chịu như thế này?”

Mã Văn Tốc nói: “Ông bỏ mặc tông miếu, khinh động can qua, du ngoạn không ngừng, xa hoa cùng cực, hoang dâm vô độ, trọng dụng gian tà, cự tuyệt can gián, khiến cho trai tráng chết nơi chiến trường, phụ nữ quăng thây nơi cống rãnh, muôn dân thất nghiệp, loạn lạc nổi lên khắp nơi, ông còn nói là không có tội ư?”

Dương Đế than rằng: “Ta thực sự có lỗi với bách tính. Còn các ngươi theo ta hưởng vinh hoa phú quý, ta không phụ các ngươi.”

Tư Mã Đức Khám nói: “Thiên hạ đều oán hận, đâu chỉ có một người.”

Đường Cao Tổ Lý Uyên cho rằng “Thời cuối nhà Chu, nhà Tùy, trung thần bị khóa miệng, một lời nói mà quốc gia tiêu vong, cần suy nghĩ thấu đáo và cảnh giác sâu sắc”. Đường Thái Tông càng cảnh giác tấm gương Tùy Dương Đế cự tuyệt can gián để che đậy lỗi lầm, ông đã nói với quần thần rằng: “Ta đọc ‘Tùy Dương Đế tập’, văn từ rất sâu sắc và lớn lao, Tùy Dương Đế cũng biết ca ngợi Nghiêu Thuấn và phê phán Kiệt Trụ, tại sao hành sự lại không như thế này.”

Ngụy Trưng trả lời rằng: “Từ xưa đến nay làm vua khó, chỉ vì hễ xuất ngôn thì thành thiện ác. Nếu người làm vua sau khi phát ngôn có thể nghe khuyên can của quần thần đối với sai lầm của mình thì quốc gia sẽ hưng thịnh. Nếu vua sau khi phát ngôn chỉ muốn mọi người phục tùng thì quốc gia sẽ diệt vong. Người xưa nói: ‘Một lời nói có thể hưng thịnh quốc gia, một lời nói có thể diệt vong quốc gia’. Do đó cho dù là bậc Thánh nhân cũng phải khiêm tốn tiếp thu ý kiến của người khác. Như thế người trí tuệ sẽ hiến mưu lược, kẻ dũng cảm sẽ dốc hết sức mình. Tùy Dương Đế cậy mình có tài, vô cùng ngạo mạn tự cho mình là đúng, nói những lời của Nghiêu Thuấn nhưng lại làm những việc của Kiệt Trụ mà vẫn không tự biết, cuối cùng dẫn đến diệt vong.”

Thái Tông nói: “Sự tình này trước đây chẳng có mấy người, chúng ta phải ghi nhớ kỹ bài học giáo huấn này.”

Để biết được thi hành chính sách đúng hay sai mà kịp thời sửa sai hoàn thiện, Đường Thái Tông đã khuyến khích quần thần can gián, mở rộng quyền chức cho các gián quan, yêu cầu hễ có chiếu lệnh không thỏa đáng thì phải tấu rõ, không được a dua họa theo. Ví như Ngụy Trưng là người thích trực ngôn can gián, tuy ban đầu là mưu sỹ của thái tử Lý Kiến Thành, nhưng Đường Thái Tông không ghi nhớ hiềm khích cũ, trọng dụng ông làm gián quan, cho phép ông trực ngôn hỏi về chính sự đúng sai, đồng thời yêu quý bảo vệ ông rất chu đáo. Ngụy Trưng đã từng dâng mấy chục sớ, trực ngôn vạch ra những sai lầm, Đường Thái Tông đều khiêm tốn tiếp thu can gián, lựa chọn cái hay mà theo. Tôn Phục Ca, Đới Trụ, Ngụy Trưng, Vương Khuê, Chử Toại Lương, Mã Chu, Trương Huyền Tố… đều vì dám can gián mà được khen ngợi ban thưởng hoặc được bổ nhiệm trọng trách lớn hơn. Đường Thái Tông lấy người khác làm tấm gương để quy chính lời nói hành động của mình, tấm lòng rộng mở thoáng đạt, quần thần không né tránh dám trực ngôn can gián. Đây chính là một trong những nguyên nhân then chốt xuất hiện thời thịnh thế Trinh Quán Chi Trị.

Lịch sử lưu chuyển bất định. Khi nền bạo chính của Trung Cộng như mà đêm đen tối trùm xuống mảnh đất Trung Hoa, dùng lời dối trá che đậy chân tướng, tạo ra khủng bố để kiềm chế ngôn luận, so với ‘cuối thời Chu, Tùy’ thì còn vượt xa.

Năm 1958 Mao Trạch Đông thị sát công xã nhân dân nói là công xã nhân dân tốt, Bộ chính trị Trung ương lập tức triệu tập hội nghị ra nghị quyết phát động phong trào công xã hóa toàn quốc. Truyền thông miệng lưỡi Trung Cộng té nước theo mưa, không ngừng phóng “vệ tinh” lên trời. Rất nhiều người cho dù biết rằng Đại nhảy vọt là tự lừa mình dối người, nhưng dưới chế độ bạo chính của Trung Cộng ai cũng sợ trở thành “phần tử tiêu cực của Đại nhảy vọt”. Để đón ý thuận theo tâm lý của lãnh đạo cao cấp Trung Cộng, trên toàn quốc từ trên xuống dưới đã hình thành phong thái khoa trương giả dối bốc đồng, sản lượng lương thực liên tiếp tăng, khiến nhiệm vụ thu mua của quốc gia tăng gấp bội, nhưng thực tế sản lượng và số lượng thu mua tương đương đều thấp.

Duy có nguyên soái Bành Đức Hoài dám nói ra cho người dân, viết bức thư hơn vạn chữ đề ra những điểm nghi vấn của Đại nhảy vọt. Nhưng chính vì vậy mà ông bị đả đảo, Mao Trạch Đông mượn cớ phát động “chống hữu khuynh”, chỉnh đốn trừng trị trên 10 triệu “phần tử chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”, tình thế cực kỳ khủng bố. Các cán bộ các cấp của Trung Công chỉ sợ cái mũ “hữu khuynh” rơi xuống đầu mình, ai cũng không dám nói một câu cho những nông dân “không có cơm ăn”.

Sau Đại nhảy vọt là nạn đói hoành hành khắp Trung Quốc, thây chết đầy cánh đồng, dân không biết dựa vào đâu mà sống, đã tạo thành bi kịch ít nhất 35 triệu người chết đói.

Đến tháng 7 năm 1999 Giang Trạch Dân vô đức bất tài, dựa vào xu nịnh bợ đỡ mà leo lên đỉnh cao quyền lực, do suy nghĩ cá nhân ích kỷ đố kỵ, bất chấp sự phản đối của 6 vị Ủy viên thường trực Bộ chính trị khác, đã kêu gào “Tôi không tin Đảng cộng sản không thắng được Pháp Luân Công”. Khi Giang nhất mực độc đoán thực thi chính sách bức hại tà ác, khi tất cả mọi người dưới sự đe dọa uy hiếp của hắn đã ngậm chặt miệng, thậm chí còn giúp ma làm ác, tích cực tham gia bức hại để đổi lấy công danh lợi lộc, một đại họa thảm khốc hơn cả Cách mạng văn hóa đã giáng xuống.

Tội ác bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng đã đến mức chặt hết trúc cũng không ghi hết tội. Cuộc bức hại này đã hoàn toàn chà đạp lên hệ thống tư pháp Trung Quốc, khiến Trung Quốc thực tế rơi vào chủ nghĩa khủng bố quốc gia và chủ nghĩa xã hội đen do các tập đoàn lợi ích Trung Cộng kiểm soát.

Quyền lực công vì bức hại Pháp Luân Công mà mở rộng ra vô hạn, nên đã trắng trợn đàn áp người dân vô tội, điên cuồng cướp đoạt tài sản của dân chúng. Quan chức tham nhũng đã thành phong trào, dân gian oan oán khắp nơi, thù ghét người giàu, thù ghét quan chức, làn sóng chống bạo ngược nổi lên như gió nổi mây đùn. Quan chức cao cấp chạy trốn lưu vong trước khi chìm thuyền, tới tấp chuyển tài sản ra nước ngoài. Để tránh bị thanh toán, duy trì bức hại, Trung Cộng đã tiêu phí tài lực vật lực với con số khổng lồ, đã trở thành gánh nặng mà tài chính quốc gia khó mà đảm đương được. Chi phí duy trì ổn định do Ủy ban chính trị và pháp luật kiểm soát liên tiếp lập kỷ lục cao, hiện nay đã vượt xa chi phí quân sự.

Có thể nói không khoa trương rằng, cuộc bức hại tàn khốc của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công đã khiến rất nhiều người mất hết lương tri, mất sạch đạo đức, toàn bộ quốc gia rơi vào trạng thái vô trật tự không có pháp chế, không có chính nghĩa, cũng không có giới hạn đạo đức, khiến quốc gia bị kéo đến bờ vực nội loạn và sụp đổ.

Đường Thái Tông hiểu rõ nội hàm sâu sắc lời dạy của Thánh nhân, đồng thời bằng tấm lòng rộng mở to lớn đã vui vẻ nghe theo can gián, các đại thần phần lớn đều trực ngôn can gián, tranh luận trong triều đình nên đã xuất hiện khí tượng Thịnh Đường hoành tráng huy hoàng, đã đưa văn minh Hoa Hạ lên cực đỉnh. Hiền thần lương tướng và thiên cổ nhất đế đều được lưu danh sử sách, quả đúng là mẫu mực của một lời có thể hưng thịnh quốc gia. Còn Tùy Dương Đế cậy tài tự phụ, không tu đức, trưng thu vơ vét khiến dân oán thán sục sôi thì lại bịt mắt bịt tai, không những cự tuyệt nghe lời thiện mà còn tàn sát trung lương can gián, cuối cùng người chết nước mất, thật đáng buồn thay.

Thời cổ đại quân quyền Thần thụ (quyền lực vua do Thần trao cho), còn Trung Cộng là tà đảng cướp đoạt chính quyền, bản tính tàn bạo của nó cùng đặc trưng ‘nói một chiều’ của nó thì dưới ánh sáng Phật quang phổ chiếu, nó lại không biết trân quý một cơ hội cuối cùng mà Phật Pháp đã cấp cho nó để cải tà quy chính, tự thay đổi, nó lại vọng tưởng ngu xuẩn muốn dùng lời dối trá, tà ác và tàn bạo để chiến thắng giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn. Thực sự diệt vong đảng diệt vong quốc gia không phải là ai khác, chính là tên hề Giang Trạch Dân và bè lũ hung phạm khiến “một lời nói khiến quốc gia diệt vong”. Ngày nay tên giặc họ Giang thân chưa chết mà danh đã tan, ngôi nhà Trung Cộng đắc tội với Trời đã sắp sụp đổ, kẻ bức hại ắt sẽ bị thanh toán, hy vọng những người sáng suốt có thể lấy lịch sử làm gương, mau tìm chân tướng, biết nghe đa chiều thì sẽ sáng suốt, thì sẽ bình an bước qua kiếp nạn sắp đến.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2012/4/5/255208.html

Đăng ngày 01-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share